xu ly nuoc thai giau hop chat n va p le van cat

605 578 3
xu ly nuoc thai giau hop chat n va p le van cat

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CÔNG NGHỆ HÀ NỘI, 11/ 2007 Văn Cát Xử nước thải giàu hợp chất nitơ photpho Xử nước thải giàu hợp chất N P Văn Cát ~ 1 ~ Chiến lược kiểm soát ô nhiễm hợp chất nitơ, photpho trong môi trường nước. Xử nước thải trước hết nhằm mục đích cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường sống của con người xa hơn nhằm duy trì cân bằng sinh thái, tạo điều kiện phát triển bền vững lâu dài cho loài người. Do tính linh hoạt lan truyền thấp, các chất gây ô nhiễm ở dạng rắn khó phát huy độc tính ô nhiễm trên diện rộng. Ngược lại các chất gây ô nhiễm môi trường khí (từ khí thải) thường gây ô nhiễm trên diện rất rộng, có tính chất toàn cầu. Diện gây ô nhiễm từ các yếu tố nước thải nằm giữa hai cực trên: ảnh hưởng tới chính nơi phát thải vùng lân cận xung quanh. Nước thải - nước sau khi sử dụng đã bị nhiễm bẩn từ sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp được thải ra khỏi khu vực đang sử dụng về một nguồn nhận như ao, hồ, sông, biển. Trong khi dịch chuyển, một lượng nước thải nhất định sẽ thấm vào đất tạo ra nước ngầm cũng đem theo chất gây ô nhiễm. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong nước là các chất có khả năng chuyển hoá thành các chất khác các chất bền tác động đến cân bằng sinh thái trong môi trường nước nhận. Về nguyên tắc, các chất bền trong môi trường được coi là ít độc hại nếu nó không gây hại trực tiếp lên động vât, thực vật sống trong nước hoặc lên con người hoặc một cách gián tiếp tới con người thông qua chuỗi thức ăn. Có nhiều họ chất hữu cơ bền trong môi trường nhưng có tác dụng xấu như gây các loại bệnh nan y, đột biến gen ngay với nồng độ rất thấp. Đó là một số họ chất bảo vệ thực vật, hormon, kháng sinh, dược phẩm, cùng một số hợp chất đặc thù khác khi thâm nhập vào cơ thể người động vật trực tiếp hoặc qua thức ăn. Rất nhiều hợp chất gây ô nhiễm trong nước thải có khả năng chuyển hoá cao trong môi trường nước tự nhiên thông qua các phản ứng hoá học, sinh hoá, quang hoá tác động đến cân bằng sinh thái của môi trường. Các chất gây đục vô cơ có khả năng chuyển hoá không lớn, khi tồn tại trong nguồn nước nhận sẽ gây đục, gây hiện tượng cản ánh sáng vào nước, hạn chế sự phát triển của thuỷ thực vật sống trong đó. Hậu quả kéo theo là làm 1 Xử nước thải giàu hợp chất N P Văn Cát ~ 2 ~ giảm nguồn thức ăn của thuỷ động vật, làm giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước do quá trình quang hợp của thực vật bị hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động của động vật thuỷ sinh. Hợp chất hữu cơ giàu thành phần carbon có khả năng sinh huỷ (BOD) khi tồn tại trong nước với nồng độ lớn là nguồn cơ chất cho các loại vi sinh vật phát triển. Với các loại vi sinh vật hiếu khí, trong quá trình phát triển hoạt động chúng tiêu thụ một lượng oxy tan khá lớn, với mật độ cao sẽ gây đục nước khi chết chúng lắng xuống lớp bùn đáy. Trong điều kiện thiếu oxy các loại vi sinh vật yếm khí phát triển, tạo ra nhiều dạng hợp chất có mùi hôi (các chất có tính khử cao như H 2 S, metan, axit hữu cơ dễ bay hơi) đầu độc môi trường nước không khí vùng xung quanh. Nitơ photpho là hai nguyên tố cơ bản của sự sống, có mặt ở tất cả các hoạt động liên quan đến sự sống trong rất nhiều ngành nghề sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Hợp chất hoá học chứa nitơ, photpho được gọi là thành phần dinh dưỡng trong phạm trù nước thải là đối tượng gây ô nhiễm khá trầm trọng cho môi trường. Khi thải 1 kg nitơ dưới dạng hợp chất hoá học vào môi trường nước sẽ sinh ra được 20 kg COD, cũng tương tự như vậy 1 kg photpho sẽ sinh ra được 138 kg COD dưới dạng tảo chết [1]. Trong nguồn nước nhận giàu chất dinh dưỡng (N, P) thường xảy ra các hiện tượng: tảo thủy thực vật khác phát triển rất nhanh tạo nên mật độ lớn. Vào ban ngày hoặc khi nhiều nắng, quá trình quang hợp của tảo diễn ra mãnh liệt. Khi quang hợp tảo hấp thụ khí CO 2 hoặc bicarbonat (HCO 3 - ) trong nước nhả ra khí oxy. pH của nước tăng nhanh, nhất là khi nguồn nước nhận có độ kiềm thấp (tính đệm thấp do cân bằng của hệ H 2 CO 3 - HCO 3 - - CO 3 2- ), vào thời điểm cuối buổi chiều, pH của một số ao, hồ giàu dinh dưỡng có thể đạt giá trị trên 10. Nồng độ oxy tan trong nước thường ở mức siêu bão hoà, có thể tới 20 mg/l. Song song với quá trình quang hợp là quá trình hô hấp (phân huỷ chất hữu cơ để tạo ra năng lượng, ngược với quá trình quang hợp) xảy ra. Trong khi hô hấp, tảo thải ra khí CO 2 , tác nhân làm giảm pH của nước. Vào ban đêm hoặc những ngày ít nắng, quá trình hô hấp diễn ra mạnh mẽ gây tình trạng thiếu oxy làm giảm pH trong nước. Trong các nguồn nước giàu dinh dưỡng vào buổi sáng sớm, trước lúc bình minh, lượng oxy trong nước hầu như cạn kiệt pH có thể thấp hơn 5,5. Xử nước thải giàu hợp chất N P Văn Cát ~ 3 ~ Hiện tượng nêu trên được gọi là phú dưỡng - lượng dinh dưỡng cho thực vật (phân bón N, P) quá cao trong môi trường nước. Trong môi trường phú dưỡng, điều kiện sống (pH, oxy tan) biến động liên tục mạnh là những tác nhân gây khó khăn, thậm chí là môi trường không thể sống đối với thuỷ động vật. Thời gian hay chu kỳ sống của tảo có giới hạn, sau khi phát triển mạnh (bùng nổ tảo hay còn gọi là nước nở hoa) tảo chết lắng xuống lớp đáy tiếp tục bị phân huỷ trong điều kiện yếm khí. Giống loài tảo rất phong phú, trong đó có loài tảo độc (tiết ra độc tố), trong điều kiện phú dưỡng tỷ lệ thành phần tảo thường thay đổi theo chiều hướng bất lợi, hình thành nhiều loại tảo độc [2]. Tác dụng xấu của nước thải lên môi trường được con người nhận biết từ lâu luôn tìm cách hạn chế. Kỹ thuật hay công nghệ xử nước thải có thể được đặc trưng bởi trình độ phát triển qua các giai đoạn: xử sơ cấp, thứ cấp bậc ba (phương pháp tiên tiến). Xử sơ cấp là áp dụng các giải pháp kỹ thuật để loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm có thể cảm nhận được như chất gây đục, gây mùi, gây màu hoặc những vật có kích thước lớn có thể tách ra khỏi nước bằng các biện pháp cơ học. Các kỹ thuật áp dụng trong xử sơ cấp thường là đơn giản có giá thành vận hành không cao: vớt rác, chắn rác, lắng cát (hố ga), lắng, lọc, keo tụ, sục khí để giảm bớt mùi. Xử thứ cấp là áp dụng các giải pháp kỹ thuật đơn giản để loại bỏ chất hữu cơ giàu hàm lượng carbon ở dạng tan, chủ yếu là phương pháp xử vi sinh trong điều kiện yếm khí hiếu khí. Phương pháp xử hiếu khí là sử dụng các tập đoàn vi sinh vật hiếu khí - loại hoạt động trong môi trường có oxy phân tử để phân huỷ các chất hữu cơ thành dạng không độc hại như CO 2 H 2 O, một phần lớn (40 - 60%) chất hữu cơ được vi sinh vật sử dụng làm cơ chất để phát triển thành sinh khối (tế bào) dạng rắn, có thể dễ dàng tách khỏi nước bằng các biện pháp thích hợp như lắng (thứ cấp), lọc, ly tâm. Để vi sinh vật phát triển, chúng cần có thêm dinh dưỡng (N, P), nếu nguồn này trong nước thải thiếu so với nhu cầu phát triển của chúng (ví dụ theo tỉ lệ BOD: N: P = 100: 5: 1), thì nguồn dinh dưỡng được bổ sung chủ động từ ngoài vào. Khi nguồn dinh dưỡng dư thừa, chúng tồn tại ở dạng tan hay không tan trong nước sẽ đóng vai trò phân bón cho thủy thực vật. Xử nước thải giàu hợp chất N P Văn Cát ~ 4 ~ Xử yếm khí là hiện tượng đã được biết đến từ rất lâu, tuy vậy chỉ được sử dụng rộng rãi để xử nước thải vào cuối thập kỷ 70 80 của thế kỷ 20 sau cuộc khủng hoảng năng lượng vào năm 1973. Xử yếm khí có giá thành vận hành rẻ, thích hợp cho các loại nước thải có độ ô nhiễm cao, phù hợp với điều kiện ấm nóng. Do lượng vi sinh hình thành (hiệu suất sinh khối) thấp nên chi phí cho xử bùn (vi sinh) không lớn. Ngoài ra, có thể thu được một lượng nhiên liệu khá cao dưới dạng khí metan hình thành trong quá trình lên men chất hữu cơ. Tuy có những ưu việt trên nhưng nước thải sau xử yếm khí còn chứa rất nhiều tạp chất có tính khử (hoá học) cao, không đáp ứng được tiêu chuẩn thải ra môi trường. Vì do đó nên nhiều nhà nghiên cứu xem bước xử yếm khí là giai đoạn xử sơ cấp, nước thải sau đó cần được tiếp tục xử theo phương pháp hiếu khí. Rất nhiều các phương án kỹ thuật được sử dụng để xử nước thải: kỹ thuật huyền phù, cố định vi sinh trên chất mang, kỹ thuật bùn hoạt tính, đĩa quay, lọc nhỏ giọt, tầng cố định, tầng giãn nở, tầng linh động (lưu thể) hoặc tổ hợp (lai ghép) của các kỹ thuật trên. Vào đầu thập kỷ 20, kỹ thuật bùn hoạt tính được phát triển áp dụng khá rộng rãi để xử nước thải công nghiệp nước thải sinh hoạt, đặc biệt đối với các khu vực dân cư có đông dân số. Nhận biết được mức độ gây hại của thành phần dinh dưỡng trong nước thải, vào thập kỷ 90, một loạt các nước công nghiệp đề ra chiến lược qui định kiểm soát các yếu tố trên. Do luật định về các yếu tố trên khá ngặt nghèo ngày càng trở nên khắt khe hơn nên các nghiên cứu cơ bản phát triển công nghệ tập trung vào các đối tượng: xây dựng các hệ thống mới đáp ứng tiêu chuẩn thải, cải tạo các hệ thống cũ đang hoạt động để nâng cấp đạt tiêu chuẩn thải mới. Một hệ thống xử đạt tiêu chuẩn thải về phương diện dinh dưỡng được coi là hệ xử bậc ba hay tiên tiến đương nhiên đã đạt trình độ xử sơ cấp bậc hai. Công nghệ xử bậc ba phức tạp hơn nhiều so với hai bậc trước giá thành (xây dựng, vận hành) cũng cao hơn nhiều (vài lần). Do vậy việc cải tạo các hệ thống cũ cũng không dễ thực hiện. Ví dụ hệ thống xử nước thải sinh hoạt tại thành phố Leipzig (CHLB Đức) được xây dựng hoạt động được khoảng 80 năm, nó được quyết định nâng cấp để đạt tiêu chuẩn thải về phương diện tạp chất dinh dưỡng. Từ năm 1996 - 2001 việc tiến hành nâng cấp mới chỉ Xử nước thải giàu hợp chất N P Văn Cát ~ 5 ~ đạt được 50% công suất xử (công suất xử tổng là 300.000 m 3 /ngày). Dự kiến phải mất thêm 5 năm tiếp mới hoàn chỉnh được dự án nâng cấp toàn bộ hệ thống. Sửa chữa để nâng cấp một hệ đang hoạt động thường khó khăn tốn kém hơn so với xây dựng hoàn chỉnh ngay từ đầu. Bảo vệ các nguồn nước về phương diện ô nhiễm đã trở thành vấn đề cấp bách của từng quốc gia. Các nước lớn hoặc các nhóm nước đều có chiến lược bảo vệ nguồn nước (nước mặt, nước ngầm, nước ven bờ biển) tương ứng với nhu cầu đòi hỏi, lịch sử phát triển, hoàn cảnh kinh tế, tính địa phương tiềm năng khoa học, công nghệ cụ thể [5]. Trước năm 1980 cộng đồng châu Âu đã ban hành một loạt các luật liên quan đến nước, được gọi là ―làn sóng thứ nhất‖: hướng dẫn về tiêu chuẩn nước bề mặt (1973), luật về chất lượng nước sinh hoạt (1980). Các điều luật về nước của EU trước năm 1990 chỉ tập trung vào tiêu chuẩn cho nước sinh hoạt, không chú ý tới tiêu chuẩn của các chất dinh dưỡng (N, P) trừ tiêu chuẩn về nitrat. Cũng trong thời gian đó, do việc khai thác, sử dụng nước quá mức, mức độ ô nhiễm trầm trọng cộng với tầm nhìn ngắn của các dự án quản nước nên đã xuất hiện các nguồn nước phú dưỡng, hệ sinh thái bị phá huỷ, sự biến mất của các vùng ngập nước, nước ngầm ở vùng ven biển bị nhiễm mặn. Các kết quả đánh giá hệ thống cho thấy: tầng nước ngầm bị phá huỷ, hệ sinh thái nước chất lượng nước bị xấu đi rất nhanh trong giai đoạn của thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Ô nhiễm suy thoái nguồn nước đã buộc các nhà làm chính sách phải cân nhắc sửa đổi các nội dung về luật mà nội dung quan trọng nhất là kiểm soát các chỉ tiêu ô nhiễm do các chất dinh dưỡng gây ra (làn sóng thứ hai). Trong năm 1991 các điều luật sau đã được thông qua: - Điều luật nước thải đô thị (1991) tập trung vào nước thải của các khu dân cư (không bao gồm các làng nhỏ) cũng như nước thải công nghiệp chứa tạp chất sinh huỷ. - Qui định về kiểm soát nitrat từ hoạt động nông nghiệp. Ngoài ra uỷ ban châu Âu còn đưa ra dự thảo về ngăn ngừa ô nhiễm mang tính tổng hợp của EU (1996), tiêu chuẩn mới về chất lượng nước sinh hoạt (1998). Điều luật nước thải đô thị đề ra các mục tiêu tham vọng: Xử nước thải giàu hợp chất N P Văn Cát ~ 6 ~ - Tất cả các khu dân cư trên 2000 người đều có hệ thống thu gom xử nước thải. - Các hệ thống xử nước thải phải đạt trình độ bậc hai xử dinh dưỡng nếu nước thải sau xử bậc hai chứa nồng độ nitrat cao hoặc có dấu hiệu gây ra hiện tượng phú dưỡng. Thời hạn cuối để đạt các mục tiêu trên là vào 1998, 2000, 2005 tương hợp với qui mô của hệ xử nguồn nước nhận. Từ nội dung qui định của các điều luật trên cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát chất dinh dưỡng trong nước thải sự cấp bách của nó (chỉ có 7,5 năm thực hiện cho các hệ xử phục vụ cho 10.000 người. Để thực hiện điều luật chung, các thành viên của cộng đồng EU tự lựa chọn các vùng thải ―nhạy cảm‖ trong nước mình, vùng nhạy cảm chung sẽ được hội đồng EU quyết định. Các nước thành viên cũng được quyền tự lựa chọn tiêu chuẩn thải: mức độ giảm thiểu dinh dưỡng (%) hoặc nồng độ chất thải sau xử trong quá trình kiểm soát. Theo đó, hiệu quả xử của các hệ thống cần đạt các tiêu chuẩn được ghi trong bảng 1. 1. Bảng 1. 1. Tiêu chuẩn thải đối với chất dinh dưỡng của EU theo mức độ giảm thiểu (%) hay nồng độ chất thải. Chất ô nhiễm Nồng độ thải Mức giảm thiểu ít nhất P - tổng 2 mg/l cho hệ  10.000 người 1 mg/l cho hệ > 10.000 người 80% N - tổng 15 mg/l cho hệ  10.000 người 10 mg/l cho hệ > 10.000 người 70 - 80% Ngoài vấn đề kiểm soát dinh dưỡng trong nước thải, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, những giải pháp cưỡng bức sau cũng được áp dụng: - Hạn chế sử dụng phân chuồng liều lượng bón vào những thời điểm địa điểm được qui định. - Lưu trữ phân chuồng ở mức tối thiểu. - Thực hiện các giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng vừa đủ lượng đạm cho cây trồng (từ phân bón từ đất). Xử nước thải giàu hợp chất N P Văn Cát ~ 7 ~ Chiến lược kiểm soát ô nhiễm dinh dưỡng trong nước của mỗi quốc gia đều dựa vào các qui định chung của quốc tế (ví dụ theo văn bản khuyến cáo 9/2/1988 tại Helcom), của các vùng lãnh thổ (ví dụ EU) tiểu vùng (ví dụ vùng biển Baltic, vịnh Phần Lan, lưu vực của các sông lớn, các bãi biển) cùng với các đặc thù riêng của từng quốc gia. Luật, biện pháp thực thi luật chương trình hành động của từng quốc gia trong EU được đặt ra thực hiện. Để bảo vệ nguồn nước, ngăn ngừa sự hình thành các nguồn nước phú dưỡng phù hợp với luật của cộng đồng châu Âu, chính phủ Phần Lan qui định: Tất cả các hệ thống xử nước thải sinh hoạt phục vụ khu dân cư trên 10.000 người cần phải giảm thiểu 70% lượng nitơ trong nước thải nếu nguồn nước nhận nó có nguy cơ trở nên phú dưỡng nếu nước có nhiệt độ cao hơn 12 o C đối với các hệ thống xử phục vụ trên 100.000 người. Trong chiến lược bảo vệ nguồn nước của mình trong các giai đoạn 1995 - 2005, dựa trên các kết quả nghiên cứu toàn diện về nhiều khía cạnh khác nhau, chính phủ cũng đưa ra một số khuyến cáo khác: - Tất cả các hệ thống xử nước thải cần phải loại bỏ được hợp chất nitơ khi các nguồn nhận nước trong nội địa có nguy cơ bị thiếu oxy do ô nhiễm amoniac hoặc có tác động xấu đến chất lượng nước cấp hay đời sống của thuỷ động vật. - Tất cả các hệ thống xử nước thải phục vụ trên 10.000 người đổ ra vịnh Phần Lan, biển Archipelago, hoặc các sông vùng ven biển Bothnia đều cần loại bỏ nitơ . Trong giai đoạn 1988 - 2004 cần phải giảm 60 - 65% lượng nitơ trong nước thải. Với các qui định trên sẽ có khoảng 30 hệ thống xử nước sinh hoạt ở Phần Lan cần phải tiến hành xử nitơ . Mục tiêu hoặc nhu cầu là giảm 85 - 90% tổng lượng amoniac trong nước thải hoặc nồng độ amoniac sau khi xử lý, tính trung bình theo năm là 4 mg/l [3]. Tại Đan Mạch chương trình hành động giảm thiểu ô nhiễm chất dinh dưỡng được quốc hội thông qua vào năm 1987 có hiệu lực thi hành đối với các hệ thống xử từ 1. 1993 [4]. Chương trình hành động của Đan Mạch qui định chỉ tiêu thải chung cho nước thải sinh hoạt về BOD, tổng nitơ tổng photpho. Các chỉ tiêu thải liên quan đến qui mô của hệ thống xử tính theo số người được phục vụ, hệ thống xây mới các hệ thống đang tồn tại (bảng 1. 2). Xử nước thải giàu hợp chất N P Văn Cát ~ 8 ~ Trong chương trình hành động có tới 289 hệ thống xử nước thải phải hạ thấp nồng độ photpho xuống dưới 1,5 mg/l, 165 hệ xử phải giảm nồng độ nitơ xuống dưới 8 mg/l. Thời gian dành cho chương trình hành động không dài: 138 hệ xử phải hoàn thành ngay trong năm 1993, 25 hệ được phép hoàn thành chậm hơn một năm, 25 hệ khác được phép hoàn thành chậm hơn hai năm, chỉ duy nhất một hệ xử (lớn nhất tại Lynetten) được phép kéo dài 4 năm. Bảng 1. 2. Tiêu chuẩn thải chung đối với nước thải sinh hoạt của Đan Mạch. Qui mô hệ xử (số người được phục vụ) T - N mg/l T - P mg/l BOD mg O 2 /l < 5000 - - - Hệ mới, > 5000 8 1,5 15 Hệ đã tồn tại 5000 - 15.000 >15.000 - 8 1,5 1,5 - 15 Để thực hiện chiến lược giảm thiểu ô nhiễm do chất dinh dưỡng, chính phủ Na Uy đã chi 9 triệu NOK cho chương trình nghiên cứu trên. Mục đích chính của dự án nghiên cứu là tìm các biện pháp xử dinh dưỡng thích hợp với điều kiện của Na Uy là có khí hậu lạnh nước thải bị pha loãng, sao cho có thể giảm 50 - 80% hàm lượng dinh dưỡng trong nước thải sinh hoạt với chi phí xây dựng vận hành hợp [6]. Nhằm thực hiện điều luật nước thải đô thị của EU, vùng Flemish ở Bỉ được liệt vào vùng nhạy cảm, nên các hệ thống xử nước thải cho hơn 10.000 người phải đáp ứng tiêu chuẩn thải về phương diện dinh dưỡng. Do được đầu tư thoả đáng, điều luật trên sẽ được thực thi trọn vẹn vào năm 2005 trong tất cả 118 hệ thống xử nước thải sinh hoạt [7]. Để đạt tiêu chuẩn chất lượng thải, các hệ thống xử phải giảm thiểu ít nhất 75% nồng độ các chất dinh dưỡng. Từ năm 1990 chính quyền Flemish thực hiện một chương trình khẩn cấp nâng cao hiệu quả xử của các hệ thống cũ với hiệu suất xử chỉ đạt khoảng 33%. Hãng Aquafin Ltd được thành lập được chỉ định nhiệm vụ: tu sửa, xây dựng vận hành những cơ sở hạ tầng cần thiết để phục vụ xử nước thải. Nhằm phục vụ tốt hệ thống xử nước thải ngày càng tăng, Aquafin Ltd thực hiện tiêu chuẩn hoá các công nghệ áp dụng thích hợp cho các qui mô Xử nước thải giàu hợp chất N P Văn Cát ~ 9 ~ khác nhau trên cơ sở nghiên cứu so sánh về các chỉ tiêu kinh tế môi trường. Tiêu chuẩn hoá chẳng những được xác lập cho tổng thể quá trình xử nước thải, bùn thải mà còn cho từng đơn vị công nghệ của hệ thống. Tiêu chuẩn hoá còn áp dụng cho cả các sơ đồ công nghệ chuẩn, phương pháp tính toán kiểm soát hệ thống hoạt động. Tất cả các tiêu chuẩn trên được xuất bản thành tài liệu để thúc đẩy nhanh công việc thiết kế, xây dựng vận hành hệ thống xử nước thải. Tuỳ theo qui mô của hệ thống xử lý, tiêu chuẩn kỹ thuật được ấn định tương ứng (bảng 1. 3, 1. 4). Bảng 1. 3. Tiêu chuẩn hoá hệ thống công nghệ xử qui mô lớn. Qui mô phục vụ (người) BOD/COD/SS/N/P BOD/N Công nghệ 2000 -5000 25/125/60/ . - một mương oxy hóa có lắng trung tâm, có thể thao tác theo mẻ, xử P bằng biện pháp hóa học. 5000 - 10.000 25/125/60/-/ - một mương oxy hóa với vùng thiếu khí, sục khí bề mặt, xử P bằng biện pháp hóa học. 10.000 - 30.000 25/125/35/15/2 < 4 > 4 một mương oxy hóa, sục khí bề mặt gián đoạn, xử P bằng biện pháp hóa học. một mương oxy hóa với vùng thiếu khí, sục khí bề mặt, xử P bằng biện pháp hóa học. 30.000 -100.000 25/125/35/15/2 - hai mương oxy hóa có sục khí thay phiên, sục khí phân tán mịn, xử P bằng biện pháp hóa học. >100.000 25/125/31/10/1 - Phụ thuộc vào điều kiện địa phương. Trong các chương trình hành động giảm thiểu tạp chất dinh dưỡng, luôn xác định các chỉ dẫn cụ thể như trên [3, 4, 5, 8]. Đã có rất nhiều cố gắng được thực hiện nhằm cải tạo các hệ thống đang hoạt động nhằm đáp ứng chỉ tiêu thải chất dinh dưỡng. Từ năm 1995 đến 2007 chính phủ Bỉ chi tiêu cho chương trình trên 5,2 tỉ Euro. Dự án cấu trúc lại phục hồi nguồn nước mặt thuộc lưu vực sông Ruhr (CHLB Đức) bằng các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng . thành ph n cơ b n của xương. Ngoài dạng photphat đ n và photphat hữu cơ, polyphotphat là dạng t n tại khác hay g p trong n ớc thải. Polyphotphat là h p. trong rất nhiều ngành nghề s n xu t công nghi p, n ng nghi p. H p chất hoá học chứa nitơ, photpho được gọi là thành ph n dinh dưỡng trong phạm trù n ớc thải

Ngày đăng: 09/12/2013, 23:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan