Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội

16 2.2K 11
Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội

Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội Mục lục I Phân tích khái quát về tình hình tài chính 2 1 Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản .2 2 Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn 3 3 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh .4 4 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 5 II Phân tích tỷ số tài chính 6 1 Các tỷ số về khả năng thanh toán .6 2 Các tỷ số về khả năng hoạt động 7 3 Tỷ số đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài sản 9 4 Tỷ số sinh lời 11 III Kết luận 16 1 I Phân tích khái quát về tình hình tài chính 1 Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản Theo số liệu tổng hợp tại “BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN”, nhìn chung từ 2008-2010, quy mô tài sản của doanh nghiệp tăng, nhất là năm 2009 Tổng tài sản năm 2009 đạt 84,360,149,841 đồng tăng 28,576,695,689 đồng (tương đương 51.2%) so với 2008; tổng tài sản năm 2010 là 84,514,957,897 đồng, tăng 154,808,056 đồng so với 2009 Quy mô của công ty ngày càng mở rộng, đây là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của công ty Cùng với đà tăng đó, tài sản ngắn hạn (TSNH) cũng tăng đều qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng tài sản giảm xuống rõ rệt đạt 52.6% vào 2008 nhưng chỉ còn 40.2% vào 2009 và 37.9% trong 2010 Tiền và các khoản tương đương tiền có tăng và khá ổn định về tỷ trọng trong tổng tài sản qua các năm Các khoản phải thu giảm từ 10,7 tỷ năm 2008 xuống còn gần 1.7 tỷ năm 2009 cho thấy công tác thu nợ của công ty tốt, tuy nhiên con số này giảm khá nhanh nên cũng cần xem xét chính sách tín dụng, cũng như sự ảnh hưởng của nó đến doanh thu; năm 2010 con số này tăng lên gần 4 tỷ Hàng tồn kho lại có sự biến động, năm 2009 quy mô tài sản tăng lên nhưng hàng tồn kho lại giảm còn 540 triệu đồng và tăng lên 1,6 tỷ đồng vào năm 2010 Tài sản ngắn hạn khác trong đó có thuế GTGT được khấu trừ tăng một khoản lớn trong năm 2009 đạt gần 7 tỷ đồng tương ứng với tài sản tăng thêm trong năm Khoản mục Tỷ trọng 1 TSNH 2008 2009 2010 2 TSDH 37.9% Tổng TS 52.6% 40.2% 62.1% 100% 47.4% 59.8% 100% 100% Bảng 1.1 Kết cấu tài sản 2008-2010 Về tài sản dài hạn (TSDH), năm 2009 tài sản tăng mạnh cả giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng tài sản đạt 50,445,993,278 đồng (chiếm 59.8%) gần gấp đôi năm 2008 (26,415,530,730 đồng – 47.4%) và năm 2010 là 52,452,917,545 đồng (chiếm 62.1%) Sự tăng trưởng đó chủ yếu là do công ty đầu tư cho tài sản cố định mà chủ yếu là “nhà cửa vật kiến trúc” (theo thuyết minh BCTC) Tuy nhiên năm 2009 tài sản này vẫn đang được xây dựng, biểu hiện ở chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 28,836,623,145 đồng Đến năm 2010, tài sản hoàn thành đưa vảo sử dụng làm nâng tài sản cố định hữu hình lên gần 31.5 tỷ đồng (chiếm 37.2% tổng tài sản) Bên cạnh đó, các chi phí trả trước dài hạn có sự biến động, giảm từ 7,044,359,704 đồng (2008) xuống còn 3,221,136,004 đồng (2009) tức giảm tới 54.2%, và tăng trở lại vào nam 2010 đạt 13,498,439,644 đồng 2 Tóm lại, tình hình tài sản của công ty qua 3 năm 2008-2010 có những biểu hiện tốt Quy mô tài sản tăng, công ty chú trọng đầu tư phát triển Xu hướng tăng dần tỷ trọng TSDH, giảm dần tỷ trọng TSNH cũng là một cơ cấu hợp lý Trong năm 2009, công ty đầu tư mạnh cho tài sản cố định, các nguồn lực đều tập trung tài trợ cho hoạt động này nên có thể đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc “các khoản phải thu”, “hàng tồn kho”, “chi phí trả trước”, … đều giảm rõ rệt Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, văn phòng, nhà xưởng cũng là một hoạt động tốt, tạo môi trường làm việc thuận lợi nâng cao hiệu quả làm việc Bên cạnh đó, trong thời gian tới công ty cũng nên xem xét đầu tư cho máy mọc thiết bị, đầu tư, nghiên cứu để nâng cao cũng như mở rộng sản xuất 2 Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn Tương ứng với tổng tài sản, nguồn vốn tăng qua các năm 2008-2010, tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn có sự biến động nhất định Khoản mục 2008 Tỷ trọng 2010 13.40% 2009 20.26% 1 Nợ ngắn hạn 0.08% 0.10% 2 Nợ dài hạn 86.52% 24.96% 79.64% 2 VCSH 0.05% 74.99% 100% Tổng nguồn vốn 100% 100% Bảng 1.2 Kết cấu nguồn vốn 2008-2010 Năm 2009, nợ phải trả của công ty tăng lên khá nhanh, 7,5 tỷ đồng vào 2008 nhưng đã tăng lên đến hơn 21 tỷ đồng vào 2009 (gần gấp 3 lần) Trong đó tăng chủ yếu là do nợ ngắn hạn, mà cụ thể là các khoản như “phải trả người bán”, “thuế phải nộp”, và các khoản phải trả, phải nộp khác trong đó có các khoản bảo hiểm xã hội Điều này làm tỷ trọng nợ NH trong tổng nguồn vốn tăng lên đến 24,96% vào năm 2009; và được điều chỉnh lại ở năm 2010, nợ ngắn hạn giảm còn 17,1 tỷ đồng (chiếm 20.26%) Nợ dài hạn nhìn chung ổn định về tỷ trọng qua các năm, mặt dù năm 2010 nợ dài hạn tăng gấp đôi đạt 88 triệu đồng, nhưng xét trong tổng nguồn vốn thì con số này là không đáng kể Công ty không sử dụng vốn vay, các khoản nợ chủ yếu là các khoản chiếm dụng vốn, nên nợ phải trả có tăng lên nhưng chi phí lãi vay là không có, công ty cũng không chịu áp lực thanh toán; đây là lợi thế hay hạn chế thì còn phải xem xét nhiều khía cạnh Vốn chủ sở hữu nhìn chung tăng đều qua các năm Năm 2008 đạt 48,3 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên thành 63,2 tỷ đồng và năm 2010 là 67,3 tỷ đồng Trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu không có sự thay đổi, mà sự tăng lên chủ yếu là do việc trích lập các quỹ ngày càng lớn cũng như phần lợi nhuận chưa phân phối Tuy tăng nhưng tốc độ tăng của VCSH chậm hơn so với nợ phải trả nên tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn giảm Tỷ trọng VCSH năm 2010 là 79,64%, của 2009 là 74,99%, đều thấp hơn năm 2008 là 86,52% 3 Nhìn chung từ 2008-2010, nguồn vốn của công ty có sự biến động nhưng vẫn có cơ cấu hợp lý Tổng giá trị nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu luôn lớn hơn giá trị tài sản dài hạn, đảm bảo an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp Trong năm 2009, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có tăng lên, chủ yếu là các khoản chiếm dụng từ người bán, các khoản thuế, bảo hiểm phải nộp, … đây có thế là do doanh nghiệp tạm thời sử dụng để hoàn thiện tài sản đang xây dựng dở dang Các khoản này đã được dần cân đối lại vào năm 2010 3 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh Qua 3 năm 2008-2010, doanh thu của công ty đều tăng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế năm 2010 lại giảm khá nhiều, từ 17,5 tỷ đồng năm 2008, 18,3 tỷ đồng năm 2009, xuống còn 14,3 tỷ đồng năm 2010 Việc giảm lợi nhuận này là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm, năm 2009 giảm đến 11,3% so với 2008 và 2010 lại tiếp tục giảm tới 21,4% so với năm 2009 Doanh thu tăng nhưng các khoản chi phí đồng thời cũng tăng lên tương ứng thậm chí có phần nhanh hơn Năm 2008, để tạo ra 100 đồng doanh thu doanh nghiệp mất 83,7 đồng giá vốn, đến năm 2009 con số này tăng lên 82,6 đồng (tăng 2,5 đồng so với 2008), và 2010 là 86,5 đồng (tăng 2,8 đồng so với 2008) Bên cạnh đó, chi phí cho hoạt động bán hàng cũng tăng dần qua các năm, các về giá trị lần tỷ trọng trong doanh thu, năm 2008 là 14 tỷ đồng (chiếm 5,9%), năm 2009 là 18,9 tỷ đồng (chiếm 6,3%) và năm 2010 tăng lên đến 26,9 tỷ đồng (chiếm 8,3%) Chi phí quản lý doanh nghiệp có dầu hiệu giảm vào năm 2009 nhưng lại nhanh chóng tăng trở lại vào năm 2010 Trong giai đoạn này, nền kinh tế nói chung lâm vào khủng hoảng, giá cả tăng vọt, do đó chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào tăng; đồng thời đời sống người dân khó khăn, tiêu dùng giảm nên đây chính là nguyên nhân làm cho chi phí sản xuất hay giá vốn cũng như chi phí bán hàng của công ty tăng vọt, làm lợi nhuận giảm Về hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động tài chính khá ổn định Trong năm 2009, việc tăng lượng tiền mặt đã ít nhiều làm ảnh hưởng đến doanh thu tài chính của công ty, giảm còn 1 tỷ đồng vào năm 2009, trong khi đó năm 2008 là 2,8 tỷ đồng và tăng lên vào năm 2010 là 3,1 tỷ đồng Sự biến động này chủ yếu là do việc thay đổi các khoản tương đương tiền (đầu tư ngắn hạn dưới 3 tháng – theo thuyết minh BCTC) Trong năm 2009, lợi nhuận của công ty có tăng nhưng đó là nhờ có phần lợi nhuận khác tăng mạnh Nhìn chung các hoạt động chính, thường xuyên của công ty trong giai đoạn 2008-2010 lợi nhuận có xu hướng giảm Đây là một kết quả không tốt Tuy nhiên xét trong điệu kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp vẫn thu lợi nhuận cũng là một dấu hiệu tốt và doanh nghiệp cần phát huy nhiều hơn nữa 4 4 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Nhìn chung cả ba năm 2008-2010, công ty làm ăn có hiệu quả Năm 2008, đoạt động kinh doanh mang về cho công ty 6,45 tỷ đồng các khoản tiền và tương đương tiền Trong năm, công ty có tiến hành đầu tư cho tài sản dài hạn nhưng được bù đắp bởi việc mua bán các công cụ nợ và có khoản thu từ cổ tức, nên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư vẫn dương 3,25 tỷ đồng Trong năm 2008, công ty tiến hành chi trả cổ tức 11,38 tỷ đồng Dòng ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh và đầu tư không đủ để tài trợ cho hoạt động này, công ty lại không huy động thêm từ bất kỳ nguồn nào Điều này làm cho lưu chuyển tiền thuần trong kỳ giảm 1,68 tỷ đồng Năm 2009, dòng tiền từ các hoạt động của công ty có sự biến động mạnh Tuy lợi nhuận trước thuế không có sự thay đổi nhiều so với năm 2008 nhưng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng vọt đạt 40,35 tỷ đồng; tăng tới 33,9 tỷ đồng so với năm 2008 Có được sự thay đổi nhanh chóng này là nhờ việc công ty tăng cường việc chiếm dụng vốn từ các khoản phải trả, đồng thời tăng thu, mà nguyên nhân sâu xa là do áp lực chi trong năm Trong năm 2009, công ty tiến hành đầu tư lớn cho tài sản dài hạn mà chủ yếu là “nhà cửa, vật kiến trúc”, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư -30,558 tỷ đồng Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính có tăng lên đạt -2,21 tỷ đồng do cổ tức cho trả trong năm giảm Tuy không có huy động từ nguồn nào khắc, nhưng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh vẫn đủ tài trợ cho các hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính, lưu chuyển tiền thuần năm 2009 là 7,59 tỷ đồng Năm 2010, nhìn chung các dòng tiền đã ổn định lại, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính lần lượt là 6,91 tỷ đồng, 0,64 tỷ đồng và -7,63 tỷ đồng Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ -80 triệu đồng 5 II Phân tích tỷ số tài chính 1 Các tỷ số về khả năng thanh toán * Khả năng thanh toán tổng quát H TTTQ = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả * Khả năng thanh toán hiện hành (thanh toán ngắn hạn H TTNH= Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn * Khả năng thanh toán nhanh H TTN= Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn * Khả năng thanh toán bằng tiền H TTBT= Tiền Nợ ngắn hạn * Khả năng thanh toán lãi vay H TTLV= EBIT Chi phí lãi vay Chỉ tiêu 2008 Năm 2010 Trung 7,121 2009 4,911 bình ngành 1 HTTTQ 3,770 3,998 1,873 2 HTTNH 3,680 1,611 1,780 3 HTTN 2,210 1,585 1,444 4 HTTBT 1,178 5 HTTLV Bảng 2.1.1 Qua bảng số liệu ta thấy nhìn chung các hệ số thanh toán của công ty đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có đủ tài sản để đảm bảo cho các khoản nợ Tuy nhiên nhìn chung các hệ số này đều giảm qua các năm Giảm mạnh vào năm 2009 và dần ổn định vào năm 2010 Về tỷ số thanh toán tổng quát, năm 2008, 1 đồng nợ được đảm bảo bằng 7,121 đồng tài sản, năm 2009 giảm xuống còn 3,998 và 2010 là 4,911 Nguyên nhân là do nợ phải trả tăng nhanh trong khi đó tốc độ tăng của tài sản chậm hơn, dẫn đến tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn ngày càng tăng lên 6 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 % tăng % tăng 2009/2008 2010/2009 Tổng TS 55783 84360 84515 Nợ phải 7834 21099 17208 51,2% 0,2% trả 169,3% -18,4% Bảng 2.1.2 Tương tự, các hệ số thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh, thanh toán bằng tiền cũng giảm mạnh vào năm 2009 nhưng dần tăng lên vào năm 2010 Theo bảng 2.1.1, ta thấy các hệ số thanh toàn ngắn hạn, thanh toán nhanh không quá chênh lệch; tỷ lệ hàng tồn kho trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn khá thấp, năm 2009 chỉ là 0,6%, và năm 2010 là 1,9%; do đó khả năng thanh toán ngắn hạn sẽ có thể đánh giá chính xác năng lực tài chính của công ty Tuy là có giảm nhưng các tỷ số này, đặc biệt là tỷ số thanh toán bằng tiền vẫn luôn lớn hơn 1 Tức là các khoản nợ ngắn hạn luôn được đảm bảo thanh toán ngay bằng tiền mặt (bao gồm các khoản tương đương tiền) Nhìn chung, qua các năm từ 2008-2010, hệ số thanh toán của công ty có giảm Tuy nhiên, các hệ số này vẫn nằm trong mức an toàn, các khoản nợ của công ty đều được đảm bảo thanh toán Ngoài ra, các hệ số này cũng không quá cao, đây cũng là một dầu hiệu tích cực về việc tận dụng hiệu quả các nguồn vốn của doanh nghiệp Trong năm 2009, công ty tiến hành đầu tư lớn cho tài sản (TSDH), việc tăng huy động vốn, nhất là thông qua các hình thức chiếm dụng vốn đã dẫn đến sự biến động về hệ số thanh toàn, tuy nhiên năm 2010, các hệ này đã dần ổn định mang tính tích cực, đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty 2 Các tỷ số về khả năng hoạt động * Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán HTK bình quân * Số ngày một vòng quay HTK Số ngày 1 vòng quay HTK = Số ngày trong kỳ Số vòng quay HTK * Kỳ thu tiền bình quân KTTBQ = Khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân ngày 7 Trong đó Doanh thu bình quân ngày = Doanh thu thuần Số ngày trong kỳ * Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần KPT bình quân * Hiệu suất sử dụng tài sản cố định H TSCĐ = Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân * Hiệu suất sử dụng tài sản (Vòng quay toàn bộ vốn) H TS = Doanh thu thuần Tổng TS bình quân * Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần H VCP = Doanh thu thuần VCSH bình quân Chỉ tiêu 2008 Năm 2010 Trung 2009 264 vòng bình ngành 1 Vòng quay HTK 415 vòng 2 Số ngày 1 vòng quay 1,36 ngày HTK 0,87 ngày 3 Kỳ thu tiền bình quân 3,05 ngày 4 Vòng quay khoản phải 7,41 ngày 117,87 thu 48,53 vòng 5 HTSCĐ vòng 9,28 6 HTS 11,65 3,91 7 HTSNH 4,28 10,01 8 HTSDH 9,50 6,42 9 HVCP 7,82 5,06 5,38 Bảng 2.2.1 Năm 2009, trung bình hàng tồn kho của công ty luận chuyển 415 vòng, tương ứng mỗi vòng là 0,87 ngày Năm 2010, số ngày 1 vòng quay HTK là 1,36 ngày, có nghĩa là thời gian trung bình từ lúc mua vật liệu cho đến khi tiêu thụ của công ty mất 1,36 ngày tăng thêm gần 1 ngày so với năm 2009, Kết quả cho thấy năm 2010 công ty bị ứ đọng vốn ở hàng tốn kho nhiều hơn năm 2009 Tuy nhiên không đáng kể lắm Nguyên nhân có thể không xuất từ bên trong công ty, mà là do nền kinh tế khó khăn, công tác tiêu thụ sản phẩm ít nhiều bị ảnh hưởng Về vòng quay khoản phải thu, số ngày thu tiền bình quân năm 2009 là 7,41 ngày, tức là thời gian trung bình từ lúc công ty bán hàng cho đến khi thu 8 được tiền năm 2009 là 7,41 ngày Số ngày thu tiền năm 2010 giảm hơn 4 ngày so với năm 2009 và làm cho số vòng quay tăng lên 69,34 vòng và đạt 117,87 vòng Như vậy năm 2010 công ty đã thu hẹp chính sách bán chịu và công ty cũng cần xem xét tác động của nó đối với công tác tiêu thụ Qua bảng 2.2.1 ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản, tài sản cố định và vốn chủ sở hữu đều giảm qua các năm HTSCĐ giảm từ 11,65 năm 2009 xuống còn 9,28 Năm 2009, bỏ ra 1 đồng vốn thì thu về tới 4,28 đồng doanh thu thuần, 2010 con số này giảm còn 3,91 Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu thuần thấp hơn so với tốc độ tăng giá trị tài sản Năm 2009, giá trị tài sản tăng nhanh do công ty đầu tư nhiều cho TSDH (nhà cửa, vật kiến trúc), năm 2010 TSDH (nhà cửa, vật kiến trúc) này được đưa vào sử dụng nhưng lợi ích mang lại là chưa cao, bên cạnh đó hiệu suất sử dụng TSNH có tăng nhưng chưa cải thiện được nhiều, dẫn đến các hệ số này vẫn giảm Do đó công ty cần có nhiều biện pháp để khai thác tối đa tài sản hiện có Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu phân 2008 2009 2010 1 Doanh thu thuần 239925 300493 330329 2 Tổng TS 55783 84360 84515 3 TSDH 26415 50446 52453 4 VCSH 48266 63262 67307 6 Quỹ đầu tư phát triển 9911 10766 18993 7 Quỹ dự phòng tài chính 2693 2994 3122 8 Lợi nhuận sau thuế chưa phối 4115 18271 13961 Bảng 2.2.2 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần cũng giảm từ 5,38 (2009) xuống còn 5,06 (2010) Nguyên nhân chủ yếu là do việc gia tăng các quỹ và và nhất là lợi nhuận chưa phân phối Công ty cần có kế hoạch phân bổ và sử dụng hiệu quả khoản lợi nhuận này 3 Tỷ số đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài sản * Hệ số nợ HN = Nợ phải trả Tổng tài sản X 100% * Hệ số VCSH H VCSH = VCSH Tổng tài sản X 100% * Tỷ suất đầu tư TSDH 9 Tỷ suất đầu tư TSDH = TSDH X 100% Tổng tài sản * Tỷ suất đầu tư TSNH Tỷ suất đầu tư TSNH = TSNH X 100% Tổng tài sản * Cơ cấu đầu tư tài sản Cơ cấu đầu tư tài sản = TSNH TSDH * Tỷ suất tự tài trợ TSDH Tỷ suất tự tài trợ TSDH = VCSH TSDH Chỉ tiêu 2008 Năm 2010 Trung 14,04% 2009 20,36% bình ngành 1 HN 85,96% 25,01% 79,64% 2 HVCSH 47,35% 74,99% 62,06% 3 Tỷ suất đầu tư TSDH 53,65% 59,80% 37,94% 4 Tỷ suất đầu tư TSNH 40,20% 5 Cơ cấu TS 0.61 (TSNH/TSDH) 1,11 0,67 6 Tỷ suất tự tài trợ TSDH 128% 183% 125% Bảng 2.3.1 Theo bảng trên ta thấy, trong 100% nguồn tài trợ của doanh nghiệp thì có 14,4% được tài trợ bằng các khoản vay (năm 2008), con số này tăng lên là 25,01% năm 2009 và 20,36% năm 2010 Ngược lại, hệ số VCSH năm 2009 là 74,99%, giảm 10,97% so với năm 2008 Mức độ sử dụng nợ của công ty tương đối thấp, năm 2009 do đầu tư lớn vào tài sản dài hạn, nhu cầu vốn lớn nên công ty đã tăng cường sử dụng nợ Nhưng nợ ở đây chủ yếu là các khoản chiếm dụng, công ty không sử dụng nợ vay nên tình hình tài chính công ty rất an toàn; tuy nhiên công ty cũng nên xem xét trong việc sử dụng các đòn bẩy tài chính Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1 Nợ phải trả 7834 21098 17208 2 VCSH 63262 67307 3 Tổng TS 47949 84360 84515 3 TSDH 55783 50446 52453 26415 Bảng 2.3.2 10 Dựa vảo bảng 2.3.1 ta thấy, cơ cấu tài sản của công ty qua các năm biến động theo xu hướng tăng dần tỷ trọng tài sản dài hạn và giảm dần tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản Tỷ suất đầu tư TSDH từ 47,35% năm 2008, tăng mạnh lên 59,80% năm 2009 và là 62,06% năm 2010 Năm 2008, cứ 1 đồng đầu tư vào TSDH thì công ty đầu tư tới 1,11 đồng vào TSNH, năm 2009 là 0,67 đồng giảm khá nhiều so với năm 2008, năm 2010 ổn định hơn ở mức 0,61 đồng Xu hướng thay đổi cơ cấu tăng dần tỷ trọng TSDH và giảm dần tỷ trọng TSNH nhìn chung là hợp lý cho các ngành sản xuất nói chung Tỷ suất tự tài trợ TSDH của công ty cũng luôn ở mức cao, tuy có giảm qua các năm nhưng tỷ suất này luôn lớn hơn 1 (100%) Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh 4 Tỷ số sinh lời * Doanh lợi doanh thu (Tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu) DLDT = LN sau thuế X 100% Doanh thu thuần * Sức sinh lợi căn bản BEPR = EBIT X 100% Tổng tài sản bình quân * Doanh lợi tài sản (Tỷ suất lợi nhuận ròng tài sản) ROA = LN sau thuế X 100% Tổng tài sản bình quân * Doanh lợi VCSH (Tỷ suất lợi nhuận thuần trên VCSH) ROE = LN sau thuế X 100% VCSH bình quân Chỉ tiêu 2008 Năm 2010 Trung 7,3% bình 1 DLDT 2009 4,3% ngành 2 BEPR 22,36% 3 ROA 6,1% 16,93% 4 ROE 31,57% 21,89% 26,07% 32,76% Bảng 2.4.1 Qua bảng số liệu ta thấy, doanh lợi doanh thu của công ty giảm đều qua các năm, tức là lợi nhuận sau thuế thu được trên doanh thu giảm dần Mặt khác, theo bảng ta thấy doanh thu thuần qua các năm tăng lên nhưng lợi nhuận sau 11 thuế lại giảm xuống Như vậy ta có thể thấy rằng chi phí của công ty ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng càng lớn trong doanh thu Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1 Doanh thu thuần 239925 300493 330329 2 LNST 17524 18271 14293 Bảng 2.4.2 Sức sinh lợi căn bản của công ty có xu hướng giảm sút từ 31,57% năm 2009 xuống còn 22,36% năm 2010 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1 EBIT 24292 22123 18878 2 Tổng TS 55783 84360 84515 Bảng 2.4.3 Theo bảng trên ta thấy tổng tài sản thì tăng lên nhưng EBIT lại giảm xuống Đây là nguyên nhân làm cho BEPR giảm qua các năm Đây là biểu hiện không tốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cho thấy hiệu quả kinh doanh không cao Tuy nhiên nếu xét trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn thì chưa thể kết luận được gì Ngoài ra, theo bảng cân đối kế toán thì công ty không sử dụng nguồn vốn vay, đây có thể là hạn chế trong việc không tận dụng được đòn bẩy tài chính Tuy nhiên có thể thấy trong năm 2010, khi nền kinh tế khó khăn, BEPR của công ty cũng giảm sút thì việc không sử dụng nợ vay lại là một ưu thế Mặt khác, việc mở rộng sản xuất (vay nợ để mở rộng) cũng đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng, đôi khi mở rộng lại làm giảm hiệu quả hoạt động, do đó cũng không mang lại lợi ích gì Phân tích tỷ số doanh lợi tài sản Dựa vào bảng 2.4.1 ta thấy, tỷ suất lợi nhuận ròng tài sản (ROA) của công ty năm 2009 đạt 26,07%, năm 2010 là 16,93% giảm 9,14% Điều này cho thấy lợi nhuận giảm 16,93 đồng trên mỗi 100 đồng tài sản công ty đầu tư vào năm 2010 so với năm 2009 Đây là biểu hiện cho thấy hiệu quả đầu tư vốn của công ty năm 2010 đã giảm nhiều so với năm 2009 Sự biến động của ROA do chịu ảnh hưởng của các nhân tố: • Chi phí Theo bảng 2.4.2 ta thấy, doanh thu thuần của công ty đều tăng qua các năm từ 240 tỷ năm 2008, tăng lên 300,5 tỷ năm 2009 và 2010 là 330,3 tỷ Tuy nhiên lợi nhuận lại có xu hướng giảm Cụ thể lợi nhuận trước thuế lần lược là 24,3 tỷ (2008), 22,1 tỷ (2009), 18,9 tỷ (2010) Riêng lợi nhuận sau thuế năm 12 2009 có tăng, tuy nhiên đây là nhờ thuế Thu nhập doanh nghiệp được giảm theo chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế khó khăn của Nhà nước Doanh lợi doanh thu do đó cũng giảm qua các năm 7,3% (2008), 6,1% (2009), 4,3% (2010) Nhu vậy ta có thể thấy rằng chi phí cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty đã tăng lên Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1 Giá vồn hàng bán 83,7% 86,2% 86,5% 2 Chi phí bán hàng 5,9% 6,3% 8,3% 3 Chi phí quản lý doanh 1,4% 0,6% 1,0% nghiệp Bảng 2.4.4 Tỷ trọng các khoản chi phí trong doanh thu thuần Dựa vào bảng 2.4.4 ta thấy tỷ trọng các khoản chi phí tăng qua các năm Chứng tỏ để tạo ra 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp ngày càng phải tốn chi phí hơn Điều này làm lợi nhuận công ty giảm, đây là nguyên nhân làm ROA giảm Giả sử vòng quay tổng vốn (HTS) không đổi: cứ 100 đồng vốn bỏ ra thu về 428 đồng doanh thu (năm 2009), đồng thời LNST giảm 1,8 đồng ( tính trên 100 đồng doanh thu) thì ROA giảm: Ta có: ∆ROA = (DLDTN – DLDTN-1) x HTS(N-1) + (HTS(N) – HTS(N-1)) x DLDTN Xét tác động của DLDT đối với ROA: ∆ROA = ∆DLDT x HTS(2009) = = 1,8% x 4,28 = 7,70% • Hiệu suất sử dụng tài sản Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1 Doanh thu thuần 239925 300493 330329 2 Tổng TS 55783 84360 84515 3 HTS 4,28 3,91 4 HTSNH Bảng 2.4.5 9,50 10,01 5 HTSDH 7,82 6,42 Theo bảng trên ta thấy, cả doanh thu thuần và tổng tài sản của công ty đều tăng qua các năm Nhưng vòng quay tổng vốn lại giảm Điều đó chứng tỏ giá trị tài sản tăng nhanh hơn doanh thu Năm 2009 cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì công ty thu về 4,28 đồng doanh thu, năm 2010 con số này giảm còn 3,91 đồng Bên cạnh đó ta thấy HTSNH thì tăng, HTSDH lại giảm Như vậy ta có thể thấy rằng 13 nguyên nhân chủ yếu làm cho vòng quay tổng vốn giảm là do TSDH tăng mạnh, trong khi doanh thu lại có tốc độ tăng thấp hơn Giả sử DLDT = 4,3% (năm 2010) không đổi, HTS năm 2010 giảm 0,37 so với năm 2009 thì ROA giảm: ∆ROA = DLDT2010 x ∆HTS = 4,3% x 0,37 ≈ 1,50% • Kết luận Như vậy doanh lợi tài sản của công ty năm 2010 giảm 9,14% so với năm 2009 là chủ yếu là do chi phí sản xuất, kinh doanh tăng mạnh, phần còn lại là do hiệu suất sử dụng tài sản có xu hướng giảm nên làm ROA giảm, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa tốt Đây là một tín hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang ngày càng gặp khó khăn Doanh nghiệp cần có biện pháp để lấy lại đà tăng trưởng Phân tích tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE năm 2010 so với năm 2009 giảm mạnh, năm 2009 ROE đạt 32,76% nhưng đến năm 2010 chỉ còn 21,89%, giảm 10,87% Điều này cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào công ty năm 2010 đem lại cho chủ sở hữu ít hơn năm 2009 10,87 đồng lợi nhuận Đây là biểu hiện không tốt ROE năm biến động là do tác động của các yếu tố: • Tác động của ROA ROA năm 2010 giảm 9,14% so với năm 2009 chứng tỏ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp năm 2010 hiệu quả đã giảm sút so với 2009, làm ROE giảm • Tác động của nợ Trong năm 2009, ROA công ty đạt 26,07%, nếu công ty không sử dụng nợ thì ROE của công ty đạt 26,07% Thực tế trong năm 2009, ROE của công ty đạt 32,76% Chứng tỏ việc sử dụng nợ của công ty có hiệu quả làm ROE tăng 6,69% so với ROA Trong năm 2010, ROA công ty đạt 16,93%, nếu công ty không sử dụng nợ thì ROE của công ty đạt 16,93% nhưng thực tế trong năm 2010 ROE của công ty đạt 21,89% Chứng tỏ việc sử dụng nợ của công ty năm 2010 đã có tác động tích cực làm ROE 4,96% Chỉ tiêu 2008 Năm 2010 13,48% 1 HN 2009 20,36% 2 NPT 7834 triệu đồng 25,01% 17208 triệu đồng 21098 triệu đồng 14 Bảng 2.3 Nhìn chung cả hai năm việc sử dụng nợ của công ty đều có hiệu quả (ROA đều lớn hơn ROE) Năm 2009, nợ phải trả tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng (HN) nên làm cho ROE tăng nhiều hơn Ngoài ra nợ của công ty chỉ là các khoản chiếm dụng vốn, không có nợ vay, do cho không tốn chi phí lãi vay Nhờ đó mà ROE cũng tăng mạnh khi công ty tăng khoản nợ phải trả 15 III Kết luận Giai đoạn 2008-2010, nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại bia Hà Nội không được khả quan Các tỷ số tài chính đều có xu hướng biến động mang tính tiêu cực Đặc biệt các tỷ số sinh lời đều giảm Điều đó cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không còn được như trước Tuy nhiên nếu xét trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát luôn ở mức cao, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, bên cạnh đó thì nhu cầu tiêu dùng lại giảm xuống; thì việc doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt và đạt doanh lợi VCSH (ROE) trên 20% là một kết quả đáng khích lệ Cơ cấu tài sản của công ty có sự biến động theo xu hướng tăng dần tỷ trọng TSDH và giảm dần TSNH, xu hướng này là hợp lý đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung Trong năm 2009, doanh nghiệp có tiến hành đầu tư lớn cho TSDH, đây là một biểu hiện tốt cho thấy doanh nghiệp quan tâm đến việc mở rộng quy mô công ty Tuy nhiên tài sản dài hạn mà doanh nghiệp đầu tư là nhà cửa, vật kiến trúc; các TSDH khác như máy móc thiết bị, tài sản vô hình qua các năm không có sự biến động Có thể do nhu cầu chưa cần thiết hoặc do điều kiện khó khăn trước mắt mà doanh nghiệp chưa tiến hành đầu tư được Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần xem xét đầu tư cho các tài sản này, để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như mở rộng quy mô sản xuất Tỷ lệ nợ và VCSH nhìn chung khá ổn định qua các năm, không có sự thay đổi quá lớn Cơ cấu nguồn vốn cũng hợp lý và an toàn, tổng giá trị nợ dài hạn và VCSH luôn lớn hơn giá trị tài sản dài hạn Công ty không sử dụng nợ vay, đây có thể là điểm hạn chế do không tận dụng được đòn bẩy tài chính Tuy nhiên trong năm 2010, khi tỷ số BEPR giảm sút thì đây lại là một ưu thế, công ty không phải chịu áp lực gánh nặng nợ vay cũng như chi phí lãi vay tăng cao trong bối cảnh kinh tế khó khăn Mặt khác, đôi khi việc mở rộng sản xuất (thông qua vay nợ) nhiều khi cũng không mang lại hiệu quả khi quy mô quá lớn Tóm lại, tuy tình hình hoạt động của công ty không mấy tốt đẹp, nhưng cũng hứa hẹn sự hồi phục và tăng trưởng bền vững trong tương lai 16 ... tăng mạnh công ty tăng khoản nợ phải trả 15 III Kết luận Giai đoạn 2008-2010, nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cổ phần thương mại bia Hà Nội không...I Phân tích khái qt tình hình tài Phân tích cấu biến động tài sản Theo số liệu tổng hợp “BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN”, nhìn chung từ 2008-2010, quy mơ tài. .. năm 2010, ROA công ty đạt 16,93%, công ty khơng sử dụng nợ ROE cơng ty đạt 16,93% thực tế năm 2010 ROE công ty đạt 21,89% Chứng tỏ việc sử dụng nợ cơng ty năm 2010 có tác động tích cực làm ROE

Ngày đăng: 09/12/2013, 21:17

Hình ảnh liên quan

I. Phân tích khái quát về tình hình tài chính 1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội

h.

ân tích khái quát về tình hình tài chính 1. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản Xem tại trang 2 của tài liệu.
Tóm lại, tình hình tàisản của công ty qua 3 năm 2008-2010 có những biểu hiện tốt. Quy mô tài sản tăng, công ty chú trọng đầu tư phát triển - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội

m.

lại, tình hình tàisản của công ty qua 3 năm 2008-2010 có những biểu hiện tốt. Quy mô tài sản tăng, công ty chú trọng đầu tư phát triển Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 2.1.1 - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội

Bảng 2.1.1.

Xem tại trang 6 của tài liệu.
Qua bảng 2.2.1 ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản, tàisản cố định và vốn chủ sở hữu - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội

ua.

bảng 2.2.1 ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản, tàisản cố định và vốn chủ sở hữu Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 2.2.1 - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội

Bảng 2.2.1.

Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 2.4.1 - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội

Bảng 2.4.1.

Xem tại trang 12 của tài liệu.
Dựa vào bảng 2.4.4 ta thấy tỷ trọng các khoản chi phí tăng qua các năm. Chứng tỏ để tạo ra 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp ngày càng phải tốn chi phí hơn - Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội

a.

vào bảng 2.4.4 ta thấy tỷ trọng các khoản chi phí tăng qua các năm. Chứng tỏ để tạo ra 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp ngày càng phải tốn chi phí hơn Xem tại trang 14 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan