Đề cương môn pháp luật

17 1.2K 7
Đề cương môn pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đây là đề cương đầy đủ môn pháp luật một trong số những môn chung trong chương trình đại học

Đề cương môn pháp luật A. phần chung LÍ LUẬT NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT. I. nhà nước. Câu 1: Nguồn gốc ra đời của Nhà nước theo quan điểm của học thuyết Mác- Lênin Theo quan điểm của học thuyết Mac lenin “ Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được” - Mác-lenin nghiên cứu nguồn gốc ra đời của nhà nước bắt nguồn từ chế độ cộng sản nguyên thủy. Hình thức kinh tế xã hội đầu tiên của loài người mà ở đó chưa có nhà nước. - Cở sở kinh tế: Sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và phân phối bình đẳng của cải là cơ sở của quan hệ kinh tế trong xã hội cộng sản nguyên thủy. - Tổ chức xã hội: Thị tộc được tổ chức theo quan hệ huyết thống. Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, quyết định những vấn đề quan trọng của thị tộc. + Nhiệm vụ của hội đồng thị tộc: Phục vụ lợi ích cho cả cộng đồng. Quyền lực của hội đồng thị tộc hòa nhập xã hội không tách rời xã hội. + Ở giai đoạn cuối của chế độ cộng sản nguyên thủycó sự phát triển của thể lực và trí lực loài người. Việc tìm ra công cụ kim loại đã làm nâng cao năng suất lao động. Dẫn tới kinh tế phát triển và diễn ra 3 lần phân công lao động. . Lần 1: Ngành chăn nuôi tách khỏi ngành trồng trọt . Lần 2: Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp . Lần 3: Thương nghiệp phát triển. Ở lần phân công lao động lần thứ 3xuất hiện 1 bộ phận không trực tiếp tham giavào quá trình sản xuất nhưng nắm quyền lãnh đạo và nắm giữ số lượng của cải lớn. Từ đó phân hoá giữa chủ nô và nô lệ ngày càng gay gắt dẫn đến có sự mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội. trước tình hình đó, “hội đồng thị tộc” tỏ ra bất lực không đủ khả năng điề hàng quản lí xã hội. Nhu cầu khách quan của sự quản lí xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp là cần có 1 tổ chức lớn mạnh để dập tắt các cuộc đấu tranh và duy trì nó trong vòng trật tự. tổ chức đó chíng là tổ chức nhà nước. => Nhà nước không phải xuất hiện ngẫu nhiênmà nó phát sinh khi xuất hiện mâu thuẫn xã hội khônhg thể giải quyết được. Câu 2: Bản chất của nhà nước. Vì sao nhà nước lại có bản chất như vậy?  khái niệm: nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lí đặc biệt nhằm duy trì trật tự xh vs mục đích bvệ quyền lợi của giai cấp thống trị trong xh.  Bản chất của nhà nước -Tính giai cấp: +Nhà nước là tổ chức quyền lực nằm trong tay giai cấp thống trị xã hội. +Nó đảm bảo và củng cố quyền lực và địa vị cho giai cấp thống trị. ++ Vì nhà nước sinh ra trong xã hội có giai cấp nên nó mang bản chất của giai cấp hết sức sâu sắc. -Tính xã hội: Nhà nước không chỉ đảm bảo quyền lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội mà nó còn quan tâm đến quyền và lợi ích của các giai cấp khác. ++ Vì xuất phát từ chức năng quản lí xã hội, đảm bảo xã hội trong vòng trật tự tránh xung đột mâu thuẫn. Câu 3: Phân biệt nhà nước với tổ chức thị tộc Khái niệm: - Nhà nước: là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lí đặc biệt nhằm duy trì trật tự xh vs mục đích bvệ quyền lợi của giai cấp thống trị trong xh. - Thị tộc : là bầy người nhuyên thuỷ sống với nhau theo quan hệ huyết thống. Nhà nước Thị tộc - Thiết lập quyền lực cộng đồng đặc biệt. quyền lực đó không còn hoà nhập với dân cư nữa. - Phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính. -Có chủ quyền quốc gia. - Ban hành pháp luật. Mang tính bắt buộc - Quy dịnh và thực hiện việc thu các loại thuế. - Quyền lực của hội đồng thị tộc hoà nhập với xã hội không tách dời xã hội. - Dựa trên quan hệ huyết thống. -Không có chủ quyền quốc gia. - Sử dụng các quy phạm xã hội như: phong tục, tập quán. Không mang tính bắt buộc. - Không II. pháp luật: Câu 1: nguồn gốc ra đời của pháp luật theo quan điểm của học thuyết mác-lênin - Pháp luật ra đời cùng với nguồn gốc của nhà nước. - Trong chế độ cộng sản nguyên thủy chưa có. Nhà nước pháp luật người ta sử dụng các giải pháp xã hội để điều chỉnh quan hệ xã hội. - Khi chế độ tư hữu xuất hiện, nhà nước xuất hiện thì đặt ra 1 yêu cầu cần có những quy tắc mới mang tính chất bắt buộc, cưỡng chế dể giữ vững trật tự xã hội. quy phạm pháp luật Câu 2: Bản chất của pháp luật. Vì sao pháp luật lại có bản chất như vậy? *Khái niệm: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. *Bản chất: - Tính giai cấp: + Pháp luật do nhà nước ban hành thể hiện ý chí của giai cấp thống trị cho nên xét đến cùng pháp luật chỉ là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật. +Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước nên giai cấp thộng trị thông qua con đường nhà nước để thể hiện ý chí giai cấp mình 1 cách tập trung thống nhất thành ý chí của nhà nước. => cho nên nó mang bản chất giai cấp sâu sắc. -tính xã hội: +tức là bên cạnh thể hiện ý chí, bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho giai cấp thống trị thì pháp luật khi được ban hành ra nó phải hướng tới bảo vệ quyền lợi cho giai cấp, tầng lớp khác. Khi xây dựng và ban hành nó cần xuất phát từ điều kiện kinh tế, hoàn cảnh lịch sử phong tục tập quán, văn hóa, tâm lí, dư luận xã hội Câu 3: Đặc trưng cơ bản của pháp luật Có 5 đặc trưng: khái niệm: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. - Pháp luật có tính ý chí: + pháp luật chẳng qua là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật. + pháp luật là sản phẩm của ý chí nó có tính giai cấp bởi vì nó bảo vệ quyền lợi địa vị cho giai cấp thông trị và nó cũng có tính xã hội để đảm bảo quyền lợi cho toàn xã hội. + nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước nên giai cấp thống trị thể hiện ý chí của mình 1 cách tập trung thống nhất bằng cách thông qua con đường nhà nước để ban hành ra pháp luật. - Pháp luật có tính quyền lực của nhà nước: + pháp luật do nhà nước ban hành or thừa nhận. + pháp luật được nhà nước đảm bảo bằng nhiều biện pháp cách thức khác nhau.(gd tuyên truyền phổ biến pháp luật…). vd: PL quy định: mọi chủ thể kinh doanh pải nộp thuế - Pháp luật có tính quy phạm phổ biến: + pháp luật là khuôn mẫu chuẩn mực cho mọi người khi rơi vào điều kiện hoàn cảnh dự kiến sẽ làm gì và làm như thế nào? + pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người. - Tính xã hội: + pháp luật ngoài việc bảo vệ quyền và lợi ích cho giai cấp thống trị , pháp luật còn hướng tới việc bảo vệ cho các tầng lớp khác. + pháp luật khi xây dựng ban hành phải xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội, hoàn cảnh lịch sử.  5 đặc trưng cơ bản của pháp luật đều có ý nghĩa quan trọng và nằm trong mối quan hệ bản chất với nhau, giúp cho chúng ta thấy rõ bản chất và sự khác biệt của pháp luật với các hiện tượng khác trong xã hội. ngoài ra còn có 1 số dặc trưng khác như tính dân tộc, tính mở. Câu 4: Phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Quy phạm pháp luật Quy phạm xã hội khác Con đường hình thành do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận Tự pháp or do bất kì 1 tập thể, cá nhân đề ra. tính bắt buộc - Được nhà nước đảm bảo thực hiện, do cơ quan có thẩm quyền xử lí. - mang tính bắt buộc chung, cưỡng chế - Chỉ áp dụng trongg những trường hợp, những quyền hạn nhất định - Tự nguyện hình thức thành văn, thể hiện thành văn bản pháp luật. Thành văn (điều lệ, nội quy .), không thành văn (phong tục, tập quán .) Mục đích - Thể hiện tính ý chí và bảo vệ - Bảo vệ quyền cho cá nhân trong tập cho gc thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự ổn định. - Mang đậm tính giai cấp thể. - Mang đậm tính xã hội. Câu 5: Quy phạm pháp luật 1.khái niệm: - QPPL (XHCN) là hệ thống các quy tắc xử sự man tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và thừa nhận nhằm thể hiện ý chí,đảm bảo và bảo vệ lợi ích, quyền lợi của (giai cấp công nhân và nhân dân lao động) giai cấp thống trị để định hướng điều chỉnh quan hệ xã hội nhất định (vì mục đích xây dựng CNXH). 2.cấu thành của QPPL.vd a.giả định: - Khái niệm: là một bộ phận của QPPL nêu lên điều kiện, hoàn cảnh, tình huống pháp luật dự liệu sẽ sử dụng. Giả định thường trả lời cho câu hỏi ai? Chủ thể nào? Khi nào? Trong hoàn cảnh nào? - 2 loại giả định: +giả định đơn giản +giả định phức tạp - vd: mọi cá nhân tổ chức tiến hành kinh doanh/ thì pải nộp thuế Là bộ phận giả định / bộ phận quy định b.quy định: - Khái niệm: là 1 bộ phận của QPPL nêu lên quy tắc xử sự của chủ thể khi rơi vào điều kiện, hoàn cảnh ở phần giả định thì chủ thể đó phải xử sự như thế nào? - 2 dạng quy định: +quy định dứt khoát:ở trong đk, hoàn cảnh ở giả định chỉ có 1 sự lựa chọn duy nhất. +quy định tùy nghi: có nhiều sự lựa chọn. -ví dụ: điều 12 luật hôn nhân gđ năm 2000 có quy định: “ Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn nơi cư trú của 1 trong 2 bên kết hôn là cơ quan đăng kí kết hôn”. c.chế tài: - Khái niệm: là 1 biện pháp của QPPL nêu lên biện pháp chế tài mà nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Khi thực hiện không đúng ở phần quy định trông đk hoàn cảnh đã nêu ở phần giả định. - Hình thức: +chế tài hình sự +chế tài hành chính +chế tài lỉ luật. -vd: điều 112 bộ luật hình sự năm 1999( sửa đổi bổ sung 2009): “ người nào hiếp dâm trẻ em từ 13 tuổi đến 16 tuổi thì bị /phạt tù từ 7-15 năm.- là bộ pận chế tài Câu 6: Quan hệ pháp luật. 1.khái niệm: - QHPL là hình thức pháp lí của qhệ xh xuất hiện dưới sự tác động của quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lí. Biểu thị thành quyền và nghĩa vụ của các chủ thể và được nhà nước bảo đảm thực hiện. 2.thành phần của QHPl: a. chủ thể: -khái niệm: chủ thể tham gia qhpl là tổ chức or cá nhân có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi cá nhân. + năng lực pháp luật: là hưởng quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định. + năng lực hành vi: gồm 2 yếu tố:khả năng nhận thức và đọ tuổi. b. nội dung của QHPL: khái niệm: là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia QHPL. - Quyền của chủ thể là khả năng của cá nhân tổ chức tham gia qhệ đó được quy phạm pháp luật qđịnh trước và đc nhà nước bảo đảm thực hiện. biểu hiện: + chủ thể đc thực hiện hvi trg khuôn khổ PL qđịnh. + chủ thể có quyền yêu cầu chủ thể fía bên kia thực hiện nghĩa vụ. + chủ thể có quyền yêu cầu nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Nghĩa vụ PL là cách xử sự bắt buộc đc QPPL xđ, nhằm thực hiện đáp ứng quyền của chủ thể bên kia. biểu hiện: + thực hiện hành vi theo đúng qđịnh PL. + phải thực hiện nghĩa vụ nhằm đáp ứng quyền của bên kia. + trong trường hợp nếu như không thực hiện đúng nghĩa vụ cho fía bên kia thì fải thực hiện nghĩa vụ fáp lí mà nhà nước áp dụng. c.khách thể của QHPL -khái niệm: là những lợi ích, vật chất or tinh thần mà các chủ thể tham gia QHPL mong muốn đạt được. Câu 7: Vi phạm pháp luật 1.trái PL là hvi VPPL đúng hay sai? Sai. Vì - Khái niệm: VPPL là hành vi( hđ or k hđ) trái PL, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại đến các QHXH đc PL bảo vệ. - Dấu hiệu của VPPL: + VPPL đc thể hiện dưới dạng hành vi.( dạng hvi hđ và dạng hvi k hđ) + VPPL là hvi trái PL. + VPPL là hvi do chủ thể thực hiện có lỗi. + VPPL do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. vd: giết người nhưng chủ thể 10 tuổi. KL: có những TH trái PL nhưng k pải là hvi VPPL. 2. Cấu thành của vi phạm pháp luật. - Mặt khách quan: là những dấu hiệu pên ngoài của VPPL gồm: + hvi trái PL: tức xâm phạm đến qhệ xh đc PL bvệ + hậu quả: có thể thiệt hại về vật chất or vi vật chất. do hvi trái Pl gây ra cho xh. + mối qhệ giữa hvi và hậu quả: hvi pải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả đó. - Mặt chủ quan: là những biểu hiện tâm lí bên trong của chủ thể VPPL. +Lỗi: là trạng thái tâm lí của chủ thể đvới hvi và hậu quả gây ra. Có 4 loại lỗi: ++ lỗi cố ý trực tiếp: là lỗi của 1 người thấy đc hvi của mình là nguy hiểm cho xh, thấy đc hậu quả xảy ra và mong muốn thấy đc hậu quả xảy ra. (vd: Lê Văn Luyện). ++ lỗi cố ý dán tiếp: là lỗi của chủ thể đvới hvi VPPL nhận thức rõ hvi của mình là VPPL gây nguy hiểm cho XH thấy trước đc hậu quả xảy ra tuy k mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng nó có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra .( vd: Thấy người chết đuối nhưng k cứu). ++lỗi vô ý do quá tự tin: là lỗi của chủ thể tuy thấy trước hvi của mình có thể gây nhuy hiểm cho xh, song tin rằng hậu quả đó không xảy ra và có thể ngăn ngừa đc. (vd: 1 người đua xe đc nhiu giải nhưng 1 lần đua đã đâm vào người khác làm người khác bị thương) ++ lỗi vô ý do cẩu thả: do cẩu thả mà k thấy trước đc hvi của mình có thể gây nguy hiểm cho xh. Mặc dù có thể thấy trc và pải thấy trc nhưng vẫn thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xh. (vd: bác sĩ mổ cho bệnh nhân để quên dao kéo trg người bệnh nhân). + Động cơ: động lực thôi thúc bên trg chủ thể khi thực hiện hvi trái PL + Mục đích: là kết quả cuối cùng của chủ thể, mong muốn đạt đc khi thực hiện hvi trái PL.(vd: cướp tài sảnmong muốn chiếm đc tài sản. - Mặt chủ thể: là cá nhân, năng lực trách nhiệm pháp lí. - Mặt khách thể: là những qhệ xh đc PL bvệ và bị hvi VPPL xâm hại tới. (vd: A trộm xe của B xe máy là khách thể). 3.phân loại VPPL: - Vi phạm hình sự (tội phạm): đây là hvi nguy hiểm nhất trg các loại VPPL và đc quy định trg bộ luật hình sự (vd: giết người). - Vi phạm dân sự: là những hvi nguy hại cho xh xâm phạm tới những qhệ tài sản và những qhệ nhân thân phi tài sản có liên quan với chúng trg lĩnh vực hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. (vd: vi phạm hợp đồng). - Vi phạm hành chính: cũng là những hvi nguy hại cho xh nhưng tính nguy hiểm, hậu quả nhẹ hơn vi phạm hình sự, xâm fạm đến quy tắc qlí nhà nước. (vd: không đội mũ bảo hiểm) - Vi phạm kỉ luật: là những hvi xâm tới chế độ kỉ luật lao động, kỉ luật công cụ, kỉ luật học tập, kỉ luật qsự…, gây thiệt hại cho hoạt độg bình thường của các cơ quan nhà nước, tổ chức ktế, đvị sự nghiệp, trường học và những tổ chức công khác. (vd: quay cóp, đi làm muộn). Câu 8: Trách nhiệm pháp lí 1.Phân loại - Trách nhiệm hình sự: đc tòa án áp dụng đvới những người có hvi phạm tội đc quy định trg Bộ luật hình sự do Quốc hội ban hành. Các chế tài trách nhiệm hình sự nghiêm khắc nhất. (vd: giết người thì bị phạt tù trung thân - Trách nhiệm dân sự: đc tòa án áp dụng đới các chủ thể vi phạm dân sự ( cá nhân or tổ chức pháp nhân). Các chế tài trách nhiệm dân sự chủ yếu mang tính chất bồi hoàn thiệt hại. (vd: vi phạm hợp đông thì bị phạt tiền 30000000đ) - Trách nhiệm hành chính: chủ yếu đc các cơ quan qlí nhà nước áp dụng đvới các cá nhân or tổ chức thực hiện vi phạm hành chính. Chế tài trách nhiệm hành chính so với chế tài hình sự ít nghiêm khắc hơn. (vd: vượt đèn đỏ pạt 200k) - Trách nhiệm kỉ luật: do thủ trưởng cơ quan, giám đốc xí nghiệp…áp dụng đvới cán bộ, nhân viên, người lđ nói chung khi họ vi phạm kỉ luật lđ, kỉ luật nhà nước. Chế tài trách nhiệm kỉ luật thường là: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc or chấm dứt hợp đồng lđ trc thời hạn…(vd: đi làm muộn có thể bị cảnh cáo). 2. khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lí. Khái niệm: là 1 loại qh pháp luật đặc biệt giữa nhà nước(thông qua các chủ thể có thẩm quyền) và chủ vppl, trong đó, bên vp phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần, những biện pháp cưỡng chế nà nhà nướcquy định ở chế tài của các quy phạm pháp luật do hành vi của mình gây ra. Đặc điểm: - chỉ do cơ quan nhà nước những ngưòi có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể vppl, thể hiện thông qua trình tự, thủ tục do pl quy định. - Truy cứu trách nhiệm pháp lý áp dụng các biện pháp cưỡng chế được Nhà nước quy định trong các chế tài của quy phạm pl. bản thân trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ phải gánh chịunhững biện pháp cưỡng chế nhà nước. - Mục đích: + để trừng phạt những chủ thể vppl. + bảo vệ trật tự xã hội. + ngăn ngừa các hành vi vppl. Câu 9: Khái niệm pháp chế, các biện pháp tăng cường pháp chế XHCN 1.khái niệm: 2.các biện pháp tăng cường pháp chế XHCN: - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đvới công tác pháp chế. - Đẩy mạnh công tác tổ chức thực hiện PL. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử lí nghiêm minh các hvi VPPL. 3.khái niệm pháp chế XHCN, các yêu cầu để tăng cường pháp chế XHCN a. khái niệm: - Pháp chế XHCN là 1 chế độ đặc biệt của đời sống ctrị xh, theo đó mọi cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân đều fải tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh triệt để chính xác. b.các yêu cầu: - Tôn trọng tính tối cao của hiến pháp và luật. - Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc. - Các cơ quan xd pháp luật, tổ chức thực hiện và bvệ Pl pải hđ tích cực chủ động và có hiệu qủa. - Không tách rời coong tác pháp chế với văn hóa B/ Phần riêng: I. Luật hiến pháp 1.vì sao LHP là ngành luật chủ đạo trg hệ thống PL Việt Nam. - Hiến pháp là do cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc hội ban hành. - Đối tượng điều chỉnh có phạm vi rộng, là những vấn đề cơ bản qtrọng. - Luật Hiến Pháp là cơ sở để cho các ngành luật khác xd và ban hành. - Các điều ước kí kết VN ra nhập với các nước không đc trái với quy định của Hiến Pháp. - Các văn bản quy phạm PL khác k đc trái với quy định của Hiến Pháp. Mọi cơ quan tổ chức cá nhân fải tuân thủ hiến pháp. - K đc làm trái quy định của Hiến Pháp. - Hiến pháp là nơi thể hiện tập trung đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta. II. Luật hành chính 1.hoạt động hành chính nhà nước chỉ do cơ quan hành chính nhà nước tiến hành đúng hay sai? Sai. Vì: . Đề cương môn pháp luật A. phần chung LÍ LUẬT NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT. I. nhà nước. Câu 1: Nguồn gốc ra đời của. trật tự xã hội. quy phạm pháp luật Câu 2: Bản chất của pháp luật. Vì sao pháp luật lại có bản chất như vậy? *Khái niệm: pháp luật là hệ thống các quy tắc

Ngày đăng: 09/12/2013, 10:31

Hình ảnh liên quan

hình thành - Đề cương môn pháp luật

hình th.

ành Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan