sử dụng mô hình kim cương phân tích lợi thế cạnh tranh ngành chế biến thủy sản xuất khẩu ở thành phố cần thơ

5 1.9K 37
sử dụng mô hình kim cương phân tích lợi thế cạnh tranh ngành chế biến thủy sản xuất khẩu ở thành phố cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mô hình kim cương

SỬ DỤNG HÌNH KIM CƯƠNG PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU THÀNH PHỐ CẦN THƠ 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thuỷ sản là một ngành thế mạnh của nước ta và hiện nay đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước bởi những thành tựu mà ngành đạt được trong thời gian vừa qua và những triển vọng trong tương lai. Hiện nay, TP. Cần Thơ đã có hơn 30 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Hàng năm, ngành chế biến thủy sản xuất khẩu thu về nguồn ngoại tệ đáng kể cho thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn như: sự không ổn định của nguồn nguyên liệu, chất lượng sản phẩm chưa đồng nhất, sự thiếu hụt lao động có chuyên môn, sản phẩm ít đa dạng,… Những điều đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sự phát triển của ngành chế biến thủy sản. Vì vậy, việc phân tích lợi thế cạnh tranh ngành chế biến thủy sản xuất khẩu TP. Cần Thơ là hết sức cần thiết nhằm cung cấp thông tin thực tiễn, dự báo về tính khả thi và bền vững của các hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu hình kim cương của Michael Porter nhằm dự báo những lợi thế và bất lợi thế trong quá trình xây dựng năng lực cạnh tranh của ngành hàng nào đó. Sự đánh giá theo hình kim cương gồm 4 yếu tố cơ bản: Chiến lược kinh doanh và cạnh tranh, các ngành liên quan và hỗ trợ, các yếu tố đầu vào, và các điều kiện về nhu cầu. Hình 2: hình kim cương của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu TP. Cần Thơ Các ngành có liên quan và hỗ trợ: Những ngành nghề có liên quan đến chế biến thủy sản xuất khẩu bao gồm chế biến thức ăn thủy sản, vận tải - hàng hải, đào tạo nhân lực chế biến thủy sản,… Mỗi ngành nghề phụ trợ đều góp phần quan trọng đối với sự phát triển của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu TP. Cần Thơ. Muốn có sự phát triển đồng bộ thì cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa ngành chế biến thủy sản xuất khẩu với các ngành phụ trợ. Bối cảnh cho cạnh tranh: Đề án quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản TP. Cần Thơ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được xây dựng dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Trong quy hoạch này sẽ lập phương án phát triển đồng bộ từ quy hoạch vùng nuôi trồng và khai thác thủy sản, tổ chức sản xuất, vấn đề con giống, chế biến, xuất khẩu. Hơn nữa, chương trình khuyến khích đầu tư của chính quyền địa phương vào ngành chế biến thủy sản cũng góp phần thu hút nhiều tổ chức và cá nhân gia nhập ngành. Sự hỗ trợ giới thiệu sản phẩm của chính quyền địa phương và VASEP đa số là tham gia các kỳ hội chợ, các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm nhưng mức độ chưa mạnh nên chưa mang lại những hiệu quả mạnh. Điều kiện về cầu: Hiện nay, sức tăng trưởng của ngành chế biến thủy sản còn rất cao. Nhu cầu thị trường nội địa và quốc tế đối với các sản phẩm thủy sản chế biến ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, điều này ảnh hưởng đến sự mở rộng và phát triển của ngành. Vì vậy, cầnsự can thiệp, hỗ trợ của các tổ chức, ban ngành hữu quan trong các hoạt động nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu, thị hiếu khách hàng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng khó tính của khách hàng. 3.2 Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu TP. Cần Thơ Đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Thứ nhất, để giải quyết vấn đề nguồn nguyên liệu: Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu nên kết hợp giữa nuôi trồng và khai thác chế biến theo hướng công nghiệp vừa chủ động trong nguồn nguyên liệu, vừa đồng nhất về chất lượng sản phẩm. Đây là giải pháp có tính khả thi cao để xây dựng nguồn nguyên liệu chất lượng và ổn định cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp đã thực hiện giải pháp này nhưng lại rơi vào vòng luẩn quẩn trong vấn đề khó khăn về vốn, bởi phải đầu tư rất lớn tự nuôi trồng thủy sản. Trong khi đó, đối với đầu ra sản phẩm, các doanh nghiệp xuất khẩu lại cạnh tranh với nhau, tìm cách giảm giá để tranh giành thị trường nước ngoài, dẫn đến thiệt hại cho sản xuất trong nước. Đồng thời, trong quá trình thu mua, tình trạng doanh nghiệp ép giá bán của nông dân và tìm cách chiếm dụng vốn (trả tiền mua nguyên liệu chậm nhiều tháng) làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của nông dân. Chẳng hạn, TP. Cần Thơ cuối năm 2012, cá tra nguyên liệu do nông dân nuôi đang phải xuất bán dưới giá thành sản xuất, mỗi kg cá nông dân bị lỗ ít nhất là 1.500 đồng – 2.500 đồng, lượng cá sản xuất được nhiều nhưng gặp phải nhiều rủi ro như bị “làm giá” bởi doanh nghiệp hoặc “làm tiền” của “cò cá”, chi phí thức ăn tăng cao, dịch bệnh diễn biến phức tạp, . Từ đó, khi doanh nghiệp cần liên kết với nông dân để xây dựng nguồn hàng có chất lượng và đảm bảo lại gặp khó khăn vì lợi ích của người nuôi không được đảm bảo, thậm chí có thể bị thua lỗ nặng nề hoặc phá sản nên không còn “mặn mà” với hoạt động nuôi trồng của mình dẫn đến không tái sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất những mặt hàng nông sản khác, . Như vậy, cả doanh nghiệp lẫn nông dân đều gặp khó khăn cả đầu vào và đầu ra sản phẩm, cung cầu nguyên liệu của ngành hàng bị mất cân đối. Do đó, đề xuất các doanh nghiệp nên chủ động ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với các hộ nuôi trồng thủy sản. Mặt khác, để phát triển lâu dài đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần phải chủ động xây dựng kế hoạch tạo nguồn nguyên liệu bằng việc mở rộng hướng hợp tác với các hợp tác xã thủy sản, các trung tâm khuyến nông của thành phố để đầu tư nuôi trồng. Đối với hoạt động thu mua nguyên liệu cần chú trọng ký kết hợp đồng đúng quy định pháp luật và tôn trọng lợi ích của người bán, đặc biệt là doanh nghiệp cần thực hiện đúng giao ước ký kết về việc trả tiền mua nguyên liệu đầy đủ và đúng thời hạn. Ngược lại về phía nông dân cần đảm bảo cung cấp nguyên liệu đúng yêu cầu, đảm bảo các quy định kỹ thuật do doanh nghiệp đưa ra. Như vậy, việc chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu bền vững cho doanh nghiệp là biện pháp có tính khả thi nếu các bên tham gia xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân thủ quy định pháp luật. Bên cạnh đó, tăng cường liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm hợp lý hóa, chuyên môn hóa trong chế biến sản phẩm, tạo cơ hội cho mọi doanh nghiệp đều phát huy được thế mạnh, khắc phục được các mặt hạn chế, tạo tiếng nói chung khi bước vào thương trường, không tranh mua nguyên liệu, không tranh bán thành phẩm trên cùng thị trường, với một khách hàng. Thứ hai, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân. Theo UBND TP. Cần Thơ, đội ngũ doanh nhân (chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý) của thành phố nói chung và của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu nói riêng có chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt, chưa nhiều. Do đó, đối với cán bộ quản lý của các doanh nghiệp, nên tham gia các khóa tập huấn hoặc liên kết với các viện, trường, hiệp hội doanh nghiệp để bồi dưỡng nâng cao hơn nữa kỹ năng quản trị, kiến thức chuyên sâu trong ngành chế biến xuất khẩu thủy sản. Trong nội bộ doanh nghiệp nên có chính sách thu hút và giữ chân nguồn nhân lực một cách linh hoạt và hợp lý thông qua chế độ tiền lương, tiền thưởng thích hợp nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho người lao động trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Các doanh nghiệp nên tích cực tham gia vào các diễn đàn như Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Cần Thơ, Hội Doanh nhân trẻ thành phố Cần Thơ, . là những diễn đàn doanh nghiệp sâu sát tình hình của địa phương và cung cấp những hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, giúp xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành và các doanh nghiệp có liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh để cùng phát triển đúng như phương châm “Liên kết để chia sẻ, hợp tác để thành công” của Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Cần Thơ. Thứ ba, đầu tư công nghệ hợp lý và đồng bộ nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, phế phẩm, kết hợp với việc giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp, tạo ấn tượng tốt cho khách hàng khi tham quan doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là giải pháp đòi hỏi có sự đầu nhiều về vốn, kỹ thuật và thời gian. Trong thời gian qua khó khăn về vốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nhiều doanh nghiệp TP. Cần Thơ phải co cụm lại để duy trì hoạt động của mình. Việc tiếp cận nguồn vốn còn nhiều khó khăn (lãi suất ngân hàng, thủ tục vay vốn, tính khả thi của dự án, thời gian xét duyệt hồ sơ, tâm lý ngại phiền phức, .). Tuy nhiên, về lâu dài, giải pháp về đầu tư và nghiên cứu để ứng dụng công nghệ mới này là vô cùng cần thiết để phát triển bền vững ngành chế biến xuất khẩu thủy sản, nâng cao chất lượng và tính đa dạng sản phẩm, cũng như giảm chi phí sản xuất doanh nghiệp và đảm bảo các vấn đề môi trường. Do đó, doanh nghiệp cần lập kế hoạch kinh doanh và có tầm nhìn dài hạn đối với hoạt động chế biếnxuất khẩu thủy sản, là ngành sản xuất có tính chiến lược của TP. Cần Thơ và cả nước. Thứ tư, đa dạng hóa mặt hàng thủy sản chế biến, nâng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị tăng cao. Các doanh nghiệp cần xác định mặt hàng nào là mặt hàng chủ lực, mặt hàng có triển vọng phát triển thành mặt hàng thế mạnh, mặt hàng phụ trợ do tận dụng công suất dư thừa của thiết bị, nhà xưởng, phụ phẩm, lao động thời vụ, nhân công nhàn rỗi. Thứ năm, chú trọng khai thác tiện ích của công nghệ thông tin, nhất là thương mại điện tử nhằm tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cần phải thực hiện việc tiếp cận thông tin và nghiên cứu thị trường một cách cụ thể nhằm khảo sát, đánh giá, xác định nhu cầu thị trường hiện tại và trong tương lai. Khi nắm bắt đầy đủ thông tin, các doanh nghiệp sẽ có thể đẩy mạnh việc khai thác thị trường mới chuyển hướng sang các thị trường phi truyền thống như Nga, Ucraina, Ai Cập,… đồng thời đa dạng sản phẩm hướng đến thị trường nội địa. Điều này giúp hạn chế được sự phụ thuộc của các doanh nghiệp xuất khẩu vào tình hình kinh tế của một số thị trường nhất định. Ngoài ra, thông qua tiếp cận thông tin và nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp cũng đánh giá được các đối thủ cạnh tranh, các rào cản thương mại và phi thương mại mà Chính phủ nước nhập khẩu đặt ra. Thứ sáu, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao giá trị thương hiệu trên thương trường quốc tế. Theo Tổng thư ký Hiệp hội Chế biếnXuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Vasep đang gây dựng thương hiệu về thủy sản chung cho toàn vùng ĐBSCL, đặc biệt là cá tra; vì thời gian qua có khoảng 90% mặt hàng cá tra xuất khẩu dưới dạng fillet, là nguyên liệu cho các nước nhập khẩu chế biến tiếp. Thương hiệu một doanh nghiệp không phải một sớm một chiều là có thể tạo ra tiếng tăm, mà đây phải là công việc lâu dài, bền bỉ và tốn nhiều chi phí và cần sự chung tay của tập thể doanh nghiệp, nhưng khi đạt được thì giá trị lợi nhuận mang lại gấp trăm lần, tạo được lợi thế cạnh tranh bền vững cho ngành thủy sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Việc nâng cao thương hiệu phải được chọn làm mục tiêu chiến lược lâu dài của các doanh nghiệp. Chiến lược quảng bá phải được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục, không ngừng đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm bằng nhiều hình thức phong phú và đa dang, phù hợp với thói quen tiếp nhận thông tin của từng thị trường. Chuẩn bị tốt các công tác tham gia hội chợ triển lãm thủy sản trong nước và quốc tế. Cần kết hợp việc tham gia hội chợ triễn lãm với chiến lược chào hàng cá nhân một cách hợp lý. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương Thứ nhất, tiếp tục công tác quy hoạch phát triển ngành hàng thủy sản, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản làm nguồn cung cấp chính nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu. Tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong ngành nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành. Thứ hai, hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong ngành. Có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia ngành trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế của địa phương. Thứ ba, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân làm việc trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản. Đồng thời, tăng cường các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ tài chính cho các hoạt động đào tạo của các doanh nghiệp. Thứ tư, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến khối cộng đồng sản xuất và cung ứng nguyên liệu. Xã hội hóa các hoạt động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, huy động sự tham gia của tất cả cộng đồng hình thành các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp với cơ chế quản lý phối hợp có hiệu quả để đảm bảo sự phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho cả cộng đồng. Thứ năm, tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái nói chung và cho vùng nguyên liệu thuỷ sản TP. Cần Thơ nói riêng. Tăng cường vai trò quản lý đồng bộ của chính quyền địa phương từ cấp thành phố đến quận, huyện và đến xã, phường đối với công tác thu gom, bảo quản, chế biến thủy sản. Thứ sáu, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia “sân chơi thế giới” như: tiếp cận thông tin thị trường, xúc tiến thương mại. Đồng thời giảm bớt gánh nặng chi phí kiểm tra, kiểm nghiệm,… cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hiệu quả các hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP, SSOP, . không nhằm đối phó mà thực sự phụ vụ cho yêu cầu cạnh tranh và hội nhập. 4 KẾT LUẬN Với vị trí trung tâm khu vực ĐBSCL, TP. Cần Thơ có nhiều ưu thế để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu. Sự chung tay, góp sức của chính quyền địa phương các cấp, sự vào cuộc của các hiệp hội và sự hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu là vấn đề then chốt để phát triển bền vững ngành thủy sản xuất khẩu TP. Cần Thơ. . SỬ DỤNG MÔ HÌNH KIM CƯƠNG PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thuỷ sản là một ngành thế. Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu ở TP. Cần Thơ Đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Thứ nhất, để

Ngày đăng: 07/12/2013, 18:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan