Phân tích tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Sa Giang

13 698 1
Phân tích tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Sa Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.Đặt Vấn Đề Trong bất kỳ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một địa phương nào, khi nói đến phát triển kinh tế không thể không nói tới vai trò của các doanh nghiệp. Muốn có một nền kinh tế mạnh thì phải có khu vực doanh nghiệp phát triển và có sức cạnh tranh mạnh. Vì vậy trên phạm vi cả nước nói chung, các tỉnh, thành phố nói riêng cần phải nhanh chóng nâng cao vai trò của các doanh nghiệp trong tiến trình phát triển. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển thì vai trò của các doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn.Doanh nghiệp phải tạo ra được doanh thu và có lợi nhuận, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến của quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì thách thức hiện nay không chỉ là tăng đầu tư hay tăng sản lượng mà là tăng hiệu quả kinh doanh. Như vậy, thường xuyên quan tâm phân tích hiệu quả kinh doanh nói chung, doanh thu, lợi nhuận nói riêng trở thành nhu cầu thực tế cần cần thiết với bất kỳ doanh nghiệp nào. Phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến việc tăng giảm doanh thu, lợi nhuận, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao doanh thu, lợi nhuận của mình, phân tích kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đất đai… vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn.Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình lợi nhuận tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Sa Giang ” .2.Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chungPhân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 6 năm 2008- 6 tháng 2013 và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao lợi nhuận của công ty.2.2 Mục tiêu riêng- Phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động doanh thu, lợi nhuận của công ty.- Phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.- Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nâng cao doanh thu, lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA KINH TẾ  NHÓM 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SA GIANG Ngành đào tạo: Tài Chính Ngân Hàng Trình độ đào tạo: Đại học BÁO CÁO Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN HOÀNG TRUNG ĐỒNG THÁP – 2013 Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Sa Giang PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SA GIANG 1. Đặt Vấn Đề Trong bất kỳ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một địa phương nào, khi nói đến phát triển kinh tế không thể không nói tới vai trò của các doanh nghiệp. Muốn một nền kinh tế mạnh thì phải khu vực doanh nghiệp phát triển và sức cạnh tranh mạnh. Vì vậy trên phạm vi cả nước nói chung, các tỉnh, thành phố nói riêng cần phải nhanh chóng nâng cao vai trò của các doanh nghiệp trong tiến trình phát triển. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển thì vai trò của các doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn. Doanh nghiệp phải tạo ra được doanh thu và lợi nhuận, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến của quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì thách thức hiện nay không chỉ là tăng đầu tư hay tăng sản lượng mà là tăng hiệu quả kinh doanh. Như vậy, thường xuyên quan tâm phân tích hiệu quả kinh doanh nói chung, doanh thu, lợi nhuận nói riêng trở thành nhu cầu thực tế cần cần thiết với bất kỳ doanh nghiệp nào. Phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến việc tăng giảm doanh thu, lợi nhuận, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao doanh thu, lợi nhuận của mình, phân tích kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đất đai… vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã chọn đề tàiPhân tích tình hình lợi nhuận tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Sa Giang ” . Nhóm 4 2 GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Trung Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Sa Giang 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 6 năm 2008- 6 tháng 2013 và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao lợi nhuận của công ty. 2.2 Mục tiêu riêng - Phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động doanh thu, lợi nhuận của công ty. - Phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nâng cao doanh thu, lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 3. Lịch sử hình thành Vốn điều lệ của Công ty là 71.475.800.000 VNĐ (Bảy mươi mốt tỉ, bốn trăm bảy mươi lăm triệu, tám trăm ngàn đồng Việt Nam). Tổng số vốn điều lệ của Công ty được chia thành 7.147.580 cổ phần với mệnh giá là 10.000 VNĐ/cổ phần. Nhà máy bánh Phồng Tôm Sa Giang được hình thành và xây dựng vào khoảng năm 1960 và hoạt động liên tục cho đến ngày giải phóng Miền Nam năm 1975. Với công suất khoảng 200 tấn/năm. Bánh phồng tôm Sa Giang đã nổi tiếng trên thương trường từ lâu, năm 1970 nhãn hiệu Bánh phồng tôm Sa Giang đã đạt Huy chương bạc tại hội chợ OSAKA Nhật Bản, lúc đó Pháp là thị trường xuất khẩu chính và trước năm 1975 thương hiệu Bánh phồng tôm Sa Giang rất được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng. Ngày 08/12/1992, UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định thành lập Công ty xuất nhập khẩu Sa Giang là doanh nghiệp Nhà nước. Áp dụng HACCP trong chế biến thực phẩm và cũng là điều hết sức mới mẻ, xa lạ đối với cả nước nói chung và đối với Sa Giang nói riêng; nhưng với nổ lực của mình, Sa Giang đã áp dụng thành công chương trình quản lý chất lượng theo Nhóm 4 3 GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Trung Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Sa Giang HACCP, nhằm đáp ứng những quy định nghiêm ngặt của Châu Âu về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các nước muốn xuất hàng vào thị trường EU. Tháng 7/1997, Sa Giang trở thành 1 trong 18 doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được cấp CODE xuất hàng đi Châu Âu. Năm 1998, Công ty mở rộng thị trường, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó, uy tín thương hiệu Bánh phồng tôm Sa Giang trở nên nổi tiếng hơn ở trong nước và đặc biệt là ở thị trường nước ngoài như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…, tạo điều kiện thuận lợi để mở đầu cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xuất khẩu ngày càng tăng, năm 1999 Công ty đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động một nhà máy sản xuất Bánh phồng tôm công suất 800 tấn/năm với vốn đầu tư là 3 tỉ đồng từ nguồn vốn tự của đơn vị (nay là Xí nghiệp Bánh phồng tôm Sa Giang 2). Tháng 6/2003, Công ty đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và tiếp tục đưa vào hoạt động một nhà máy sản xuất Bánh phồng tôm công suất 2.500 tấn/năm với vốn đầu tư là 17 tỉ đồng (nay là Xí nghiệp Bánh phồng tôm Sa Giang 1). Sa Giang các loại sản phẩm đa dạng từ thủy hải sản, thịt, bột mì, bột gạo như: - Bánh phồng tôm, bánh phồng cua, bánh phồng cá, bánh phồng mực, bánh phồng đặc biệt, bánh phồng đặc sản, bánh phồng thượng hạng, bánh phồng hảo hạng,bánh phồng cao cấp, bánh tứ quý … - Hủ tiếu, bánh Canh, đu đủ sấy, rượu, nước uống đóng chai… - Chả lụa, Giò thủ, Da bao, khô cá tẩm gia vị, khô heo ăn liền… -Hiện nay, đội ngũ cán bộ kỹ thuật Công ty vẫn không ngừng nghiên cứu thêm sản phẩm mới, cải tiến chất lượng, mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. -Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp, tháng 7/2004, UBND Tỉnh Đồng Tháp chính thức ra quyết định chuyển Công ty XNK Sa Giang từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần XNK Sa Giang, chức năng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến thực phẩm và xuất nhập khẩu. Tên giao dịch của Công ty là SAGIMEXCO.DONG THAP. Trụ sở chính đặt tại Lô CII-3, Khu Công nghiệp C, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Nhóm 4 4 GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Trung Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Sa Giang - Hiện nay, ngoài Xí nghiệp Bánh phồng tôm Sa Giang 1 và Xí nghiệp Bánh phồng tôm Sa Giang 2, Công ty còn một Xí nghiệp Thực phẩm và một Chi nhánh tại TP.HCM. Ngoài ra, Công ty tổ chức mạng lưới phân phối tại Hà Nội, TP.HCM và một số địa phương khác. Công ty còn nhiều khách hàng nước ngoài ở thị trường Châu Âu, và một số Quốc gia ở Châu Á và Châu Mỹ. - Trãi qua quá trình hoạt động và phát triển trong thời gian qua, Sa Giang đã trở thành một trong những đơn vị khẳng định được uy tín sản phẩm và thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và thế giới; Sa Giang đã vinh dự nhận được những danh hiệu và giải thưởng cao quý: - Huân chương lao động hạng 3. - Cờ thi đua của Chính Phủ, Bằng khen của Bộ Thương mại, Bằng khen của Bộ Công nghiệp. - Cờ thi đua của UBND tỉnh năm 2001, 2002. - Hàng Việt Nam chất lượng cao, Danh hiệu “Doanh nghiệp làm ăn hiệu quả”, Danh hiệu “Doanh nghiệp tiềm năng hợp tác quốc tế và Hội nhập AFTA” , “Giải thưởng Mai vàng Hội nhập 2005”, Cúp vàng Thương hiệu và Nhãn hiệu… - Huy chương vàng sản phẩm tại các kỳ Hội chợ trong nước và quốc tế. Sau 2 năm hoạt động hiệu quả theo mô hình Công ty cổ phần, với năng lực tài chính lành mạnh, ngày 05/9/2006 Công ty CP XNK Sa Giang chính thức niêm yết, giao dịch cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM theo Quyết định phê duyệt số 528/QĐ.TTg ngày 14/6/2005 và Giấy phép niêm yết cổ phiếu Ủy ban chứng khoán Nhà nước theo Quyết định số 59/UBCK-GPNY ngày 28/7/2006, với mã chứng khoán là SGC, số lượng cổ phiếu đăng ký giao dịch là 4.088.700 cổ phiếu, tương đương giá trị theo mệnh giá là 40.887.000.000 đồng. 4. Phân tích thực trạng lợi nhuận của Công Ty 4.1 Doanh thu Chi Phí Và Lợi Nhuận BẢNG 1: Tình hình lợi nhuận của Công Ty giai đoạn (2008- 6 tháng 2013) Nhóm 4 5 GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Trung Tỷ đồng Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Sa Giang Năm 2008 2009 2010 2011 2012 6tháng 2013 Doanh thu 109.433 110.837 162.854 197.795 179.952 101.135 Chi phí 93.735 91.334 146.330 149.519 159.218 86.722 Lợi nhuận 15.698 19.503 16.524 48.276 20.734 14.413 Hình 1: Thể hiện tình hình lợi nhuận của Công Ty giai đoạn (2008- 6 tháng 2013) Nhận xét: Nhìn chung lợi nhuận của Công Ty sự biến động không đồng đều qua các năm. + Từ 2008-2009: lợi nhuận sự tăng nhẹ, nguyên nhân là do trong những năm vừa qua nền kinh tế sự chuyển biến quan trọng và ngày càng gay gắt doanh thu tăng mà chi phí cao dẫn đến lợi nhuận giảm. + Từ 2009- 2010 và 2011 - 6 tháng 2013: lợi nhuận sự giảm nhẹ, nguyên nhân là do doanh thu hoạt động tài chính giảm từ 2,031 tỷ đồng xuống còn 1,106 tỷ đồng (2009). Nguyên nhân giảm từ 2011- 2013 là giá vốn hàng bán tăng cụ thể tăng từ 144,339 tỷ đồng đến 146,277 tỷ đồng. + Lợi nhuận cao nhất của Công ty tăng mạnh vào giai đoạn 2010-2011: nguyên nhân là do các khoản giảm trừ doanh thu giảm từ 0,477 tỷ đồng xuống còn 0,097 tỷ Nhóm 4 6 GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Trung Tỷ đồng Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Sa Giang đồng. Ngoài ra, Công ty còn xuất khẩu được rất nhiều sản phẩm sang các thị trường nước ngoài nên đã gia tăng doanh thu và dẫn đến sự tăng lợi nhuận của Công ty.  Lợi nhuận của Công Ty tương đối tốt. 4.2 Các tỷ số khả năng sinh lợi Bảng 2: Thể hiện các tỷ số khả năng sinh lời của Công Ty giai đoạn (2008- 6 tháng 2013) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 6 tháng 2013 ROA(%) 18,21 17,31 12,75 33,93 16,23 11,48 ROS(%) 14,36 17,63 10,18 24,42 10,5 14,27 ROE(%) 19,92 21,96 19,05 41 19,06 13,14 Hình 2: Thể hiện các tỷ số khả năng sinh lời của Công Ty giai đoạn (2008- 6 tháng 2013) Nhận xét : Tỷ số lợi nhuận rồng trên doanh thu (ROS) phản ánh khả năng sinh lời trên cở sở doanh thu được tạo ra trong năm, tỷ số này cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận vào năm 2008 cứ 100 đồng lợi nhuận tạo ra 14,36 đồng doanh thu, vào năm 2011 cứ 100 đồng lợi nhuận tạo ra 24,42 đồng doanh thu chiếm Nhóm 4 7 GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Trung Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Sa Giang 62,97% so với năm 2008, vào 6 tháng 2013 cứ 100 đồng lợi nhuận tạo ra 14,27 đồng doanh thu so với năm 2008 chiếm 49,84%. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuân ròng. Vào 2008 cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thu được 18,21 đồng lời, Vào 2011 cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thu được 33,93 đồng lời chiếm 65,07% so với 2008, Vào 6 tháng 2013 cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thu được 11,48 đồng lời chiếm 38,67% so với năm 2008. Tỷ số ROE cho biết : Vào 2008 cứ 1 đồng vốn bỏ ra thu được 19,92 đồng lời, Vào 2011 cứ 1 đồng vốn bỏ ra thu được 41 đồng lời chiếm 67,30% so với 2008, Vào 6 tháng 2013 cứ 1 đồng vốn bỏ ra thu được 13,14 đồng lời chiếm 39,75% so với năm 2008.  Qua biểu đồ ta thấy tốc độ tăng trưởng ROA, ROE, ROS chuyển biến theo xu hướng đi lên từ năm 2008-2011 và dấu hiệu đi xuống từ năm 2011- 6 tháng 2013. 4.3 Kết quả từ phần mềm EVIEWS Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 11/29/13 Time: 23:30 Sample: 1 6 Included observations: 6 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 1738.011 1532.263 1.134277 0.3391 X1 0.989873 0.036190 27.35212 0.0001 X2 -0.999586 0.045121 -22.15324 0.0002 R-squared 0.996967 Mean dependent var 22524.67 Adjusted R-squared 0.994945 S.D. dependent var 12836.50 S.E. of regression 912.6826 Akaike info criterion 16.77751 Sum squared resid 2498969. Schwarz criterion 16.67339 Log likelihood -47.33252 F-statistic 493.0312 Durbin-Watson stat 0.771515 Prob(F-statistic) 0.000167 Hình 3: Mối quan hệ giữa lợi nhuận doanh thu và chi phí. Ta được mô hình hồi quy sau: Nhóm 4 8 GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Trung Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Sa Giang Y = 1738 + 0.989873 X1 – 0.999586X2 + ei Nhận xét: Từ kết quả phần mềm Eviews, Trong đó B1 = 1738 : khi các biến Doanh thu ( X1 ) và chi phí ( X2 ) đồng thời bằng 0 thì trung bình lợi nhuận của Công Ty là 1738 B2 = 0.989873: khi X2 không đổi, doanh thu tăng ( giảm) 1 đơn vị thì lợi nhuận sẽ tăng ( giảm ) 0.989873 đơn vị. B3 = – 0.999586: Khi các yếu tố khác không đổi, chi phí tăng ( giảm ) 1 đơn vị thì lợi nhuận giảm ( tăng ) 0.999586 đơn vị R- squared = 0,459808 tức là 45,9808%. Nghĩa là trong 100 % sự biến động của biến phụ thuộc Y ( lợi nhuận ) thì 45,9808% sự biến động là do các biến độc lập ảnh hưởng, còn lại là do sai số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố khác. t – Stat = 27,352 > 0: Cho thấy mối quan hệ thuận giữa Doanh thu với Lợi nhuận. t – Stat = -22,15324 < 0: Cho thấy mối quan hệ nghịch giữa Chi phí với Lợi nhuận 5. Các biện pháp 5.1 Giảm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là khoản chi phí chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng chi phí. Vì thế, để giảm chi phí Công ty cần những biện pháp thích hợp trong việc giảm chi phí sản xuất như: giám sát chặt chẽ và kế hoạch thích hợp trong việc sử dụng nguyên liệu tránh gây hao phí, giám sát tình hình là việc của các công nhân trực tiếp sản xuất nhằm hạn chế thời gian hao phí trong thao tác công việc của công nhân, tìm nguồn nguyên liệu với giá rẻ, hợp lý hơn để thể giảm nhẹ phần nào chi phí sản xuất nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm để sản phẩm của Công ty đủ năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Ngoài ra, với công nghệ mới hiện đại được đầu tư và đội ngũ công nhân viên đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn, tay nghề cao, năng lực sản xuất của Công ty được cải thiện sẽ làm giảm đi phần nào chi phí tồn trữ nguyên liệu và giúp cho Công ty thể điều chỉnh, hoạch định chiến lược nguyên vật liệu phù hợp hơn. Điều này cũng sẽ góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong tương lai. Đây là một số biện pháp cụ thể đối với các loại chi phí của từng bộ phận: Nhóm 4 9 GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Trung Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Sa Giang 5.2 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty cần phải sự phối hợp từ tất cả các khâu, từ khâu thu mua đến khâu sản xuất: Khâu thu mua nguyên vật liệu: Công ty cần tổ chức mạng lưới thu mua chặt chẽ, đa dạng hoá mạng lưới thu mua qua nhiều vựa khác để tránh bị động khi thiếu nguyên liệu, đồng thời, Công ty nên chủ động tìm những nguồn mua nguyên liệu ổn định và mua với số lượng lớn. Khi mua với một số lượng lớn Công ty vừa được hưởng giá ưu đãi, hoa hồng vừa giảm được chi phí vận chuyển rất nhiều. Khâu bảo quản: Đối với nguyên liệu sản xuất bánh phồng tôm và các nguyên liệu khác nên phải bảo quản sao cho phù hợp để nguyên liệu đạt chất lượng và bảo quản phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, Công ty nên tránh tình trạng bảo quản nguyên liệu quá lâu tại Công ty và tốt nhất thì bộ phận thu mua của Công ty cần linh động trong việc vận chuyển nhanh chóng nguyên liệu mua về đến phân xưởng chế biến ngay như vậy vừa tiết kiệm được chi phí bảo quản và hạn chế tối đa sự hư hỏng của nguyên liệu. Ngoài ra, Công ty cần chủ động tìm nguồn nguyên liệu ổn định và xác định mức tồn kho thật hợp lý. Khâu sản xuất: Công ty cần tạo môi trường làm việc thoải mái cho công nhân như là chỗ làm việc rộng, thoải mái, đảm bảo vệ sinh an toàn cho công nhân tại nơi làm việc, phát động phong trào thi đua tiết kiệm nguyên liệu, thường xuyên kiểm tra thay mới các công cụ, dụng cụ để đảm bảo sự ổn định về kích thước, khối lượng,…của sản phẩm chế biến. Mặt khác, Công ty khuyến khích công nhân tiết kiệm nguyên liệu, tổ chức thi đua giữa các phân xưởng. 5.3 Chi phí nhân công trực tiếp Công ty muốn giảm chi phí này thì trước hết phải giảm thời gian lao động hao phí và nâng cao năng suất lao động, đồng thời, Công ty phải quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, đảm bảo đầy đủ các chế độ về lương, tiền thưởng, bảo hiểm và các chế độ ưu đãi khác cho công nhân của Công ty. Để giảm thời gian lao động hao phí thì Công ty phải bố trí, sắp xếp lao động thật sự phù hợp giữa trình độ tay nghề và yêu cầu của các công nhân. Hơn thế nữa, những người tay nghề cao nên bố trí những khâu đầu vào quan trọng để xử lý nguyên vật liệu nhằm tránh các hiện tượng không đảm bảo chất lượng nguyên liệu dẫn đến thành phẩm tạo ra cũng không đạt chất lượng cao. Nhóm 4 10 GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Trung . Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Sa Giang PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SA GIANG 1. Đặt. Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Sa Giang - Hiện nay, ngoài Xí nghiệp Bánh phồng tôm Sa Giang 1 và Xí nghiệp Bánh phồng tôm Sa Giang

Ngày đăng: 05/12/2013, 20:50

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Thể hiện tình hình lợi nhuận của Công Ty giai đoạn (2008- 6tháng 2013) - Phân tích tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Sa Giang

Hình 1.

Thể hiện tình hình lợi nhuận của Công Ty giai đoạn (2008- 6tháng 2013) Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 2: Thể hiện các tỷ số khả năng sinh lời của Công Ty giai đoạn (2008- 6 tháng 2013) - Phân tích tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Sa Giang

Bảng 2.

Thể hiện các tỷ số khả năng sinh lời của Công Ty giai đoạn (2008- 6 tháng 2013) Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan