KIẾN THỨC CHĂM CON

24 176 0
KIẾN THỨC CHĂM CON

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

kien thuc cham con suu tam

KIẾN THỨC CHĂM CON Bổ xung vitamin D cho con ngày đông Bé Sóc nhà em đúng 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò và giờ 9 tháng con đã chạy vèo vèo quanh nhà. Nhiều người khen em nuôi con khéo. Thực ra, em cũng chỉ mới làm mẹ lần đầu, không có kinh nghiệm gì nhiều. Vậy nhưng vì muốn con được cứng cáp, cao lớn nên em rất chú trọng đến việc cho Sóc tắm nắng. Mùa đông, em thấy nhiều chị em phàn nàn rằng chẳng thể tắm nắng được cho con vì sợ bé lạnh, trời lại cũng chẳng có nắng mấy. Vậy nhưng thực ra nếu biết cách, ta vẫn có thể cho bé hấp thụ đủ vitamin D. Bằng chứng là Sóc nhà em sinh đúng vào tháng 1 đấy ạ. Em xin chia sẻ với chị em chút kinh nghiệm của bản thân trong việc giúp con hấp thụ đủ vitamin D mùa đông để bé luôn cứng cáp và nhanh biết đi 1 Những vật dụng không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình giành cho bé Thuốc, Nghé 2 Một đứa trẻ… Dạy con, châm ngôn 3 Nhật ký 5 ngày chiến đấu với bệnh biếng ăn của con Biếng ăn, cho ăn 4 Ảnh mốc các thời điểm chăm sóc con ảnh, FC, giai đoạn, GDS 5 Chia sẻ thời gian hút sữa của 1 bà mẹ Hút sữa, cho con bú 6 Quán trà hoa nữ Địa điểm, quán trà 7 Tầm quan trọng của việc dạy flash card cho bé FC, dạy con, GDS 8 Thực đơn cho bé 6m-2y Thực đơn, ăn dặm 9 7 sai lầm khổ lắm nói mãi Nuôi con, chăm con 1 0 Vẽ lên trang giấy trắng dễ hơn nhiều so với tẩy các nét vẽ hỏng GDS, dạy ngoại ngữ 1 1 Thực đơn chi tiết cho bé 5 tháng ăn dặm Ăn dặm, ADKN 1 2 Tuyệt chiêu nấu cháo ko mất vit B1 Ăn dặm, nấu cháo 1 3 Bổ sung vit D ngày đông Tắm nắng, vit D, chiều cao ✿ Thời điểm và thời gian tắm nắng Sau khi sinh khoảng 10 ngày, trẻ bă ́ t đâ ̀ u co ́ thê ̉ đươ ̣ c tắm nắng. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải cho trẻ ra ngoài trời, mẹ có thể cho bé tắm nắng buổi sớm bên cửa sổ. Như với Sóc nhà em, đúng khoảng hơn 1 tuần sau sinh, nhận thấy có nắng đẹp là em bắt đầu cho con ra tắm nắng cạnh cửa sổ ngay. Tuy nhiên, chị em nên nhớ khi tắm nắng bên cửa sổ phải mở cửa ra nhé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bị ngăn cách bởi một tấm kính, tỉ lệ tia cực tím giảm xuống 50%, ở vị trí cách cửa sổ 4m, tỉ lệ này giảm xuống còn 2% so với ngoài trời. Vì vậy, đứng trong nhà phơi nắng qua kính cửa sổ thực sự không có hiệu quả. Về thời gian tắm nắng: Từ 6-9h sáng là lúc tia hồng ngoại và tia cực tím phát ra từ mặt trời tương đối yếu nên có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé. Còn sau 15h – 17h chiều là khoảng thời gian thành phần X-quang trong tia cực tím nhiều, có thể giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho, hỗ trợ sự phát triển của xương. Trời mùa đông nắng lên chậm hơn mùa hè, thêm nữa sáng lạnh, trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp nên em đẩy thời gian tắm nắng cho Sóc từ 6h-9h theo lý thuyết thành khoảng 9h-10h sáng và thêm khoảng 10-15 phút buổi chiều theo khung từ 15h-17h. ✿ Cách tắm nắng Khi bắt đầu, em thường cho Sóc mặc quần áo như bình thường. Phơi nắng được một lúc, nếu cảm thấy nhiệt độ cơ thế con tăng lên, em mới dần dần cởi bớt áo quần cho bé. Làm như vậy sẽ khiến con quen dần với nhiệt độ mà không cảm thấy “sốc”. Em có đọc được thông tin rằng, trẻ sơ sinh hấp thụ vitamin D nhiều nhất qua phần lưng, xương sống. Vậy nên những ngày trời mùa đông không có điều kiện cởi hết áo quần bé như mùa hè, em chỉ cố gắng để con hở phần lưng và quay về hướng nắng chiếu. Thời gian phơi của em cũng thường chỉ kéo dài từ 10-15 phút. Hôm nào có nắng to mới tăng lên thành 20. ✿ Bổ sung vitamin D đường uống Mùa đông trẻ không hấp thụ được vitamin D tự nhiên nhiều như mùa hè nên em còn chú ý bổ sung cho Sóc vitamin D theo đường uống. Hiện nay, trên thị trường có hai loại vitamin D bổ sung cho trẻ là dạng nước và dạng viên. Đối với dạng nước, một ngày bé thường uống từ 1-3 giọt còn đối với dạng viên thì là 1 viên/ngày. Mẹ có thể tùy ý chọn loại vitamin D bổ sung phù hợp cho bé. Tuy nhiên, trước khi cho con uống, mẹ cũng nên lưu ý những điều sau: Vitamin D bổ sung sẽ được uống liên tục trong vòng 18 tháng hay uống 1 tháng nghỉ 1 tuần trong 18 tháng là tùy thuộc chỉ định của từng loại thuốc. Một số loại vitamin D đường uống khi uống trong thời gian dài có thể gây chán ăn ở trẻ, do vậy mẹ nên cân nhắc tham khảo ý kiến của bác sĩ và chỉ định của thuốc để tìm được loại thuốc và liều lượng phù hợp cho con. ✿ Bổ sung vitamin D đường ăn Tă ́ m nă ́ ng se ̃ giu ́ p cơ thê ̉ tư ̣ sa ̉ n xuâ ́ t vitamin D. 80% vitamin D được tổng hợp theo cách này, 20% còn lại có từ sữa mẹ và thức ăn. Do vậy, khi Sóc đến tuổi ăn dặm, em cũng lưu ý bổ sung cho con những thực phẩm chứa nhiều vitamin D để bé được cứng cáp hơn. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin D em hay cho Sóc ăn bao gồm: - Pho mát: Pho mát là một trong những sản phẩm làm từ sữa rất giàu vitamin D. Em bắt đầu cho Sóc ăn từ 1/2 đến 1/4 viên pho mát vào mỗi bát cháo bắt đầu từ tháng thứ 7. - Nấm: Ngoài việc chứa nhiều vitamin D, nấm còn có mui thơm và giúp ngọt nước. Do đó em hay mua nấm về nấu cùng các loại củ như su hào, cà rốt để làm nước nấu cháo cho Sóc. - Trứng: Không thể nghi ngờ lượng vitamin D và canxi rất phong phú trong trứng. Tuy nhiên vì trẻ sơ sinh rất dễ dị ứng với lòng trắng trứng. Do đó, em cho Sóc bắt đầu tập từ 1/2- 1.4 lòng đỏ trứng luộc nghiền vào cháo từ tháng thứ 6. - Cá hồi: cá hồi là một trong những nguồn vitamin D tự nhiên và các axít béo thiết yếu rất hiếm có. Ngoài việc lấy cá tươi để nấu cháo cho Sóc, em còn hay làm ruốc cá hồi bỏ vào cháo cho con, vừa ngon lại có thể bảo quản thịt cá được lâu. - Cam: Nước cam cũng là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời cho trẻ. Tuy nhiên vì cam khá nhiều axit nên em cũng chỉ dám cho con uống nước cam những khi chọn được những quả cực tươi và đạt độ chín ngọt. Mùa đông đã sắp đến rồi, hi vọng những kinh nghiệm của em sẽ giúp các mẹ tự tin hơn trong việc tắm nắng và bổ sung vitamin D đúng cách cho bé. Chúc các bé cứng cáp, khỏe mạnh và sớm biết bò biết đi. (Mẹ Sóc) TUYỆT CHIÊU NẤU CHÁO KHÔNG MẤT B1 Vitamin B1 hay còn gọi là thiamin rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Thiếu hụt vitamin B1 có thể xảy ra khi mẹ cho bé chế độ ăn quá nghèo nàn, đơn điệu, ít thức ăn động vật (thịt, cá, trứng .). B1 có vai trò chuyển hóa Gluxit giúp kích thích ăn. Do đó ở trẻ nhỏ, thiếu vitamin B1 sẽ gây ra hiện tượng đặc trưng nhất là mất cảm giác ngon miệng, biếng ăn và táo bón – điều rất nhiều bà mẹ lo sợ. Nếu thiếu nặng có thể dẫn tới phù ở chân, teo cơ, rối loạn tinh thần, hôn mê, suy tim. Trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ có thể bị tử vong đột ngột do suy tim nếu người mẹ bị thiếu vitamin B1. Vì Vitamin B1 rất dễ bị hòa tan trong nước và tiêu biến ở nhiệt (nhất là với B1 có trong đậu xanh), mẹ cần có những chú ý đặc biệt khi nấu cơm, cháo cho trẻ để không làm hao hụt vitamin B1. ✿ Mẹ nên lưu ý: - Để khẩu phần ăn có đủ vitamin B1, cần chú ý không nên xay xát gạo quá kỹ vì các vitamin nhóm B có nhiều ở lớp vỏ ngoài ngay sát hạt gạo. Cứ 100 gr gạo tẻ giã có 0,12 mg vitamin B1; 100 gr gạo tẻ máy vừa phải có 0,1 mg vitamin B. - Không nên vo gạo quá kỹ trước khi nấu cháo làm mất lớp cám gạo chứa nhiều vitamin B1. Thực hiện đúng nghĩa rửa gạo: tức là cho gạo vào xoong, nồi… khuấy nhẹ tay, gạn nước nhằm loại trừ trấu, sạn. Khi nấu cháo cho bé chỉ cho nước vừa đủ, không cho nhiều để phải chắt bỏ nước cơm làm mất vitamin B1 (có thể mất tới 60%). - Nên dùng nước sôi để nấu cháo thay cho dùng nước lạnh, hạt cơm sẽ dẻo hơn, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn. Dù nấu cháo bằng nồi cơm điện thì cũng nên dùng nước sôi. Khi nấu bằng nước sôi, lớp ngoài của hạt gạo co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ. Nấu cháo bằng nước lạnh, hạt gạo sẽ trương nở ra, các chất dinh dưỡng cũng theo đó mà tan ra trong nước. - Khi cháo sôi, nên vặn nhỏ lửa, đậy vung để giữ nhiệt, tránh tiếp xúc với oxy không khí, là yếu tố phá huỷ thêm các vitamin trong gạo. Với cách làm như vậy, lượng vitamin B1 được giữ lại sẽ nhiều hơn đến 30% so với cách nấu bằng nước lạnh. -Sưu Tầm- Thực đơn chi tiết cho bé 5 tháng ăn dặm Những mẹ có con 5 tháng tuổi định cho bé tập ăn dặm kiểu Nhật thì có thể tham khảo thực đơn chi tiết trong bài. Các bà mẹ ít khi biết rằng, bắt đầu từ 5 tháng đã có thể cho bé tập ăn dặm mà không cần phải đợi đến 6 tháng, nếu như bé có các biểu hiện muốn ăn. Các biểu hiện muốn ăn dặm của trẻ bao gồm: - Miệng nhai tóp tép bắt chước người lớn. - Đùn lưỡi ra vào nhiều khi nhìn người lớn ăn. - Đã ngồi khá vững (cứng cổ). Mục đích của giai đoạn này là TẬP cho bé làm quen với cách ăn bằng thìa, với thức ăn đặc hơn sữa là chính. Vì vậy, lượng ăn hàng ngày của bé nên tính theo thìa. Bắt đầu từ 1 thìa (1 thìa = 5ml) và có thể tăng dần nếu bé hào hứng. Lượng tối đa là 10 thìa. Cách thức cho bé ăn dặm ở tháng thứ 5 Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày Lượng sữa bột/sữa mẹ: Tùy theo nhu cầu của bé. Độ mềm của thực phẩm: Nghiền nhuyễn. Thứ tự các loại thực phẩm cho bé ăn: Nhóm I: Ngũ cốc (Bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ) Nhóm II: Rau, quả (Tiếp đến là rau củ nghiền thật nhỏ) Nhóm Ⅲ: Cá Thịt Đậu phụ Trứng Các sản phẩm từ sữa (Tiếp tới là đậu phụ và cá thịt trắng) Tập cho bé 5 tháng ăn dặm kiểu Nhật thế nào? Bắt đầu bằng cháo nấu tỷ lệ 1 gạo: 10 nước, cà nhuyễn. Lượng bắt đầu là 1 thìa (5ml). Sau 1 tuần cho bé ăn cháo trắng nghiền, bắt đầu chế biến các loại rau củ và cho bé ăn kèm với cháo. Với bất kỳ 1 loại thực phẩm nào mới, lượng ăn chỉ nên là 1 thìa lúc ban đầu và theo dõi phản ứng của bé (rối loạn tiêu hóa, hay nôn trớ, v.v… nếu có) để có hướng xử trí phù hợp. Chỉ giới thiệu 1 loại thực phẩm mới mỗi lần và không trộn chung 2 loại thực phẩm. Khi bắt đầu tuần thứ 3, cũng bắt đầu với 1 thìa đạm khi cho bé thử lần đầu tiên. Nếu tăng lượng thì chỉ cho bé ăn từng phần nhỏ mỗi lần. Mục đích của giai đoạn này chỉ là tập ăn và giới thiệu mùi vị của các loại thực phẩm mà thôi, sữa vẫn là chính, do đó nếu như bé không khoái lắm thì cũng đừng quá sốt ruột hay lo lắng. Chú ý trong quá trình tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật Nên chọn cháo nghiền là món ăn đầu tiên để cho bé tập ăn dặm do đặc tính lành và mềm, mùi vị trung tính của gạo. Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé. Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có). Quan trọng nhất là vì đây mới là giai đoạn tập ăn và nếm thử mùi vị, do đó nếu như lượng ăn của bé không được như mong đợi thì mẹ cũng cần phải rất kiên nhẫn và kiên định. Có thể cho bé ăn những gì? Tất cả các thực phẩm cho bé ăn trong giai đoạn này cần được nấu chín nhừ và nghiền nhuyễn. Không nêm mắm muối để bé có thể biết được vị tự nhiên của thực phẩm và từ đó đưa ra lựa chọn (thích hoặc không thích, ăn ít hoặc ăn nhiều). Danh sách gợi ý Nhóm đường bột : Gạo, bánh mỳ, mỳ, khoai tây, khoai lang, chuối. Nhóm đạm:Lòng đỏ trứng luộc, sữa chua trắng (không có vị gì, không đường), phô mai, đậu phụ, cá thịt trắng. Nhóm vitamin: Rau chân vịt, bắp cải, cải thảo, rau diếp, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, củ cải, bí đỏ, cà chua, dâu tây, táo. Cho bé ăn vào lúc nào? Bữa ăn dặm nên được tách ra riêng biệt so với cữ sữa của bé. Một phần là để cho bé nhận thức được đó là ăn dặm, phần khác quan trọng hơn là để phòng ngừa khả năng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra nếu kết hợp thực phẩm nào đó với sữa. Thời gian cho ăn hay được khuyên là 9 – 10h sáng, thời điểm bé tỉnh táo và dễ dàng hợp tác. Tuy nhiên giờ ăn có thể thay đổi để phù hợp với lịch sinh hoạt của từng gia đình. Một gợi ý là cho bé ăn gần hoặc trùng giờ với giờ ăn của cả nhà để bé có thể hưởng niềm vui ăn uống cùng mẹ và mọi người. Cần lưu ý tới các giấc ngủ của bé, tránh cho bé ăn trong lúc ngái ngủ dễ khiến bé không thoải mái. Thực đơn gợi ý ăn dặm cho bé 5 tháng chi tiết từng tuần Đây là thực đơn gợi ý mà 1 bà mẹ ở Nhật đã áp dụng cho bé trai của mình. Các mẹ tham khảo để biết trình tự cho bé ăn như thế nào là đúng nhé. (Đây chỉ là gợp ý, các mẹ hoàn toàn có thể thay đổi các loại thực phẩm theo điều kiện và hoàn cảnh của gia đình chứ ko cần nhất nhất làm giống y như thế này). Tuần 1: Ngày đầu tiên: Cháo trắng (1 thìa) Ngày 2: Cháo trắng (1 thìa) Ngày 3: Cháo trắng (1 thìa) Ngày 4 :Cháo trắng (1 thìa) Ngày 5: Cháo trắng (2 thìa) Ngày 6 :Cháotrắng (2 thìa) Ngày 7: Cháo trắng (2 thìa) Tuần 2: Ngày 8: Cháo trắng (3 thìa) – Bí dỏ nghiền (1/2 thìa) Ngày 9 :Cháo trắng (4 thìa)- Bí đỏ nghiền (1/2 thìa) Ngày 10:: Cháo trắng (4 thìa)- Cà rốt nghiền (1 thìa) Ngày 11: Cháo trắng (4 thìa) – Cà rốt nghiền (1 thìa) Ngày 12 :Cháo trắng (4 thìa) – Bí đỏ nghiền (1 thìa) Ngày 13: Cháo trắng (4 thìa) – Bí đỏ nghiền (½ thìa) – Khoai tây nghiền (1 thìa) Ngày 14 :Cháo trắng (5 thìa) – Bí đỏ nghiền (2 thìa) – Bắp cải nghiền (1 thìa) Tuần 3: Ngày 15 : Cháo trắng (5 thìa) – Khoai tây nghiền (1 thìa) – Cà chua nghiền (1 thìa) Ngày 16 : Súp bí đỏ (8 thìa) – Cà chua và nước táo(2 thìa) Ngày 17 :Cháo trắng (6 thìa) – hỗn hợp khoai tây và bắp cải nghiền (4 thìa) Ngày 18 : Súp khoai tây (7 thìa) – bí đỏ nghiền (3 thìa) Ngày 19 : Súp cà rốt (thìa 7) – Khoai tây nghiền (3 thìa) Ngày 20 : bí đỏ nghiền (8 thìa) – – súp bắp cải (3 thìa) Ngày 21: bông cải xanh (thìa 7) – khoai tây sốt cà chua (4 thìa) Tuần 4: Ngày 22 :Cháo trắng (6 thìa) – cà rốt nghiền (2 thìa) – bông cải xanh nghiền (2 thìa) Ngày 23 : Cháo trắng (6 thìa) – bí đỏ nghiền (4 thìa) Ngày 24: Cháo trắng (6 thìa) – Hỗn hợp táo và khoai tây nghiền (3 thìa) Ngày 25 : Cháo trắng (6 thìa) – bí đỏ nghiền(4 thìa) – Hỗn hợp táo và khoai lang nghiền (2 thìa) Ngày 26 :Cháo trắng (7 thìa) – khoai tây và bắp cải nghiền (4 thìa) – Cá bơn nghiền (1 thìa) Ngày 27 :Bông cải xanh nghiền (8 thìa) – Cá bơn sốt cà chua (2 thìa) Ngày 28 : Bắp cải nghiền (8 thìa) – bí đỏ nghiền(2 thìa) – Đậu phụ luộc (1 thìa) Tuần 5: Ngày 29 : Đậu phụ nghiền (8 thìa) – khoai tâyvà cà rốt nghiền (3 thìa) – Nước đào (1 thìa) Ngày 30 : Bông cải xanh (8 thìa) – nghiền bí đỏ (2 thìa) – Đậu phụ luộc (1 thìa) Ngày 31 : Cháo bánh mỳ (thìa 7) – Khoai tây sốt cà chua (4 thìa) Ngày 32 : Cháo bánh mỳ (7 thìa) – cà rốt nghiền (2 thìa) – Cải ngọt nghiền (1 thìa) Ngày 33 : Cháo cá bơn và cải ngọt (8 thìa) – bí đỏ nghiền (2 thìa) Ngày 34 : Cà rốt (8 thìa) – Hỗn hợp món bánh gồm của khoai môn, hành tây, khoai tây, cá bơn, bông cải xanh (4 thìa) Ngày 35 : Cháo bánh mỳ (8 thìa) – nghiền cà rốt (2 thìa) – bông cải xanh nghiền (2 thìa) VẼ LÊN TRANG GIẤY TRẮNG DỄ HƠN NHIỀU SO VỚI TẨY CÁC NÉT VẼ HỎNG Mình rất ủng hộ cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ từ sớm. Bé nhà mình bắt đầu được xem các đĩa dành cho trẻ của nước ngoài từ 4 tháng tuổi, 5-10'/ngày và tăng dần lên. Hiện giờ 15 tháng mỗi ngày đc xem 20'. Nhưng mình chưa bao giờ nói tiếng Anh với con, mặc dù mình từng 7.5 IELTS, 970 TOEIC và hiện hàng ngày làm việc bằng tiếng Anh. Bởi phát âm của mình dù ko tệ nhưng chắc chắn ko phải là chuẩn mực. Hiệu quả? Chưa thể nói tương lai xa. Nhưng đến thời điểm này mình tự tin là cách làm này đã góp phần bồi dưỡng khả năng nhận biết và ngôn ngữ của con. Bé nhà mình biết nói (biết nói từ có nghĩa thực sự và đúng hoàn cảnh chứ ko phải chỉ u ơ ô a) từ 9 tháng và 10 tháng đã nói đc 2 tiếng, 14 tháng nói đc 3 tiếng). Bé hiểu được cùng hành động theo một số từ, cụm từ cơ bản khi nghe, cả tiếng Anh và tiếng Việt. Vậy nên các mẹ ko cần quá cảnh giác sợ con bị loạn ngôn ngữ gì nhé. Mình chia sẻ kỹ thêm 1 chút về nhà mình cũng để trả lời cho nhiều thắc mắc của các bố các mẹ: ✿ Bố mẹ ko giỏi tiếng Anh thì sao áp dụng đc? Bà mẹ trong bài viết trực tiếp nói tiếng Anh với con cũng có thể là 1 điều tốt nếu khả năng phát âm thực sự rất chuẩn. Còn không thì cũng ko phải là ko có cách khác. Như nhà mình chỉ hoàn toàn cho con xem và tiếp xúc với tiếng Anh qua các bộ đĩa tiếng Anh cho trẻ nhỏ của nước ngoài (Brainy Baby, Disney Magic, Play Along, Hello Kitty). Mình khá tiếng Anh nhưng ko hề nói tiếng Anh với con. Mỗi ngày con đc xem các đĩa 20', quay vòng các đĩa hàng ngày. Cũng có một số đĩa mình thấy hay nhưng con ko thích, bật lên con ko nghe ko nhìn thì mình tạm cất đi đã. Trong nhà mình có thêm e gái mình cũng khá tiếng Anh. Nó là người duy nhất mình đồng ý cho thỉnh thoảng nói với bé nhà mình vài câu tiếng Anh đơn giản. Vì tuy nó chỉ hoàn toàn ăn học ở Việt Nam nhưng đã rất nhiều lần gặp người Mỹ và luôn đc hỏi "Mày sống ở Mỹ bao lâu rồi?". Cũng vì phát âm giọng Mỹ rất tốt mà chỉ 1 lần duy nhất gặp 1 bác làm ở ĐSQ Mỹ trên máy bay mà đã đc bác offer luôn đi dịch cabin cho bác. ✿ Loạn ngôn ngữ? Đọc 1 số comment các mẹ kể các trường hợp bé bị loạn ngôn ngữ thì có vẻ như vấn đề nằm ở chỗ bố mẹ các bé đó đã quá tập trung vào tiếng Anh mà bỏ qua tiếng Việt. Bố mẹ đều nói tiếng Anh với con. Hoặc bố mẹ nói lẫn lộn cả tiếng Anh cả . KIẾN THỨC CHĂM CON Bổ xung vitamin D cho con ngày đông Bé Sóc nhà em đúng 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò và giờ 9 tháng con đã chạy vèo. sáng, con thức dậy, chưa muốn ăn, chưa thấy đói, nên con chỉ bú 20ml. Nếu mẹ để cách, và bỏ bữa đó đi rồi cho con ăn bữa trưa, lúc đó con thật sự đói, con

Ngày đăng: 05/12/2013, 14:34

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan