Nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc Thái hiện đại

132 280 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc Thái hiện đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc Thái hiện đại

Trang 1

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu

11 6 Cấu trúc luận văn 12

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT VÀI NÉT VỀ DIỆN MẠO THƠ CA DÂN TỘC THÁI 1.1 Thơ ca dân tộc Thái trước năm 1945

14 1.2 Thơ ca dân tộc Thái từ năm 1945 đến nay 24

1.2.1 Từ năm 1945 đến năm 1975 25

1.2.2 Từ năm 1975 đến nay 35

1.3 Một số thành tựu của thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại 47

CHƯƠNG II NHỮNG MẠCH NGUỒN CẢM HỨNG NUÔI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN THƠ CA DÂN TỘC THÁI THỜI KỲ HIỆN ĐẠI 2.1 Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc- quê hương của người dân tộc Thái 55

2.2 Hình ảnh con người được khắc hoạ chân thực và cảm động 65

2.3 Những nét phong tục, tập quán đậm đà bản sắc Thái 72

CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA THƠ CA DÂN TỘC THÁI THỜI KỲ HIỆN ĐẠI 3.1 Sự ảnh hưởng của truyện thơ dân gian trong thơ ca Thái hiện đại 92

3.2 Sự vận dụng sáng tạo và hiệu quả vốn tục ngữ, ca dao Thái 100

3.3 Một số đặc điểm ngôn ngữ, hình ảnh trong thơ ca Thái hiện đại 104 PHẦN KẾT LUẬN

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Là một bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam, thơ ca các dân tộc thiểu số đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển chung của nền thơ ca Việt Nam hiện đại Điều này đã được Nghị quyết Trung ương V (khoá

VIII) đánh giá “văn học các dân tộc thiểu số có bước tiến đáng kể Đội ngũ những nhà văn hoá người dân tộc thiểu số phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đã có những đóng góp quan trọng vào hầu hết các lĩnh vực văn học nghệ thuật” Thực tế cho thấy, thơ ca các dân tộc thiểu số đã trở thành một

phần không thể thiếu được trong nền thơ ca dân tộc, và diện mạo của nền thơ ca Việt Nam hiện đại chỉ có thể được nhìn nhận một cách trọn vẹn trong một chỉnh thể thống nhất mà đa dạng, phong phú bao gồm trong đó có thơ ca các dân tộc thiểu số

Với nền tảng là kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng, các dân tộc thiểu số đã xây dựng một nền văn học hiện đại đa sắc, đa màu, có nhiều thành tựu cả về đội ngũ và tác phẩm Nhiều dân tộc đã có những tác giả tiêu

biểu đại diện cho tiếng nói và bản sắc văn hoá của dân tộc mình như: dân tộc Dao có Bàn Tài Đoàn, Triệu Kim Văn ; dân tộc Tày có Nông Quốc Chấn, Y Phương, Dương Thuấn ; dân tộc Thái có Cầm Biêu, La Quán Miên, Lò Cao Nhum ; dân tộc Giáy có Lò Ngân Sủn ; dân tộc Mông có Ma A Lềnh, Mùa A Sấu; dân tộc PaDí có Pờ Sảo Mìn… ; dân tộc Mường có Vương Anh, Đinh Lăng Lượng ; dân tộc Chăm có Inrasara

Là một thành viên của đại gia đình các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Thái

có địa bàn cư trú chính ở vùng thượng lưu sông Thao (nậm Tào), sông Đà (nậm Tè), sông Mã miền Bắc Việt Nam Người Thái tự hào có nền lịch sử,

văn hoá lâu đời, có chữ viết cổ, nền văn học phong phú, trong đó nổi tiếng với

Trang 3

các truyện thơ Xống chụ xôn xao, Khum lú- Nàng Ủa, Tản chụ xiết sương, hay sử thi Chương Han, Khun Chưởng, Táy pú xấc…Dân tộc Thái đã góp phần

vào sự hình thành những giá trị về nhiều mặt cho đời sống văn hoá dân tộc, trong đó có những sáng tác văn học độc đáo mang nét đặc trưng riêng của người Thái

Cùng với đội ngũ nhà văn của các dân tộc anh em khác, các nhà thơ, nhà văn dân tộc Thái đã góp phần đưa tiếng nói tâm hồn của dân tộc vượt qua núi cao, sông sâu để hoà nhịp vào sự phát triển của nền thơ ca hiện đại như Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Hoàng Nó, Lò Văn Cậy, Vương Trung, Cầm Hùng, La Quán Miên, Sa Phong Ba, Cầm Bá Lai, Lò Cao Nhum, Cà Thị Hoàn…Họ là các thế hệ nhà văn song hành cùng các thời kỳ phát triển của văn học dân tộc Thái Trong đó, có người vừa sáng tác thơ, vừa viết tiểu thuyết, vừa nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu văn học dân gian, vừa viết truyện, ký Và ở lĩnh vực nào họ cũng có những thành tựu đáng kể Tuy nhiên, thơ là một địa hạt thành công và có giá trị hơn cả của văn học dân tộc Thái thời kỳ hiện đại trên cả phương diện đội ngũ và tác phẩm Có thể kể đến các nhà thơ dân tộc

Thái tiêu biểu như: Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Lò Văn Cậy, Vương Trung, Lò Vũ Vân (Sơn La), La Quán Miên (Nghệ An), Lò Cao Nhum (Hoà Bình)

Họ là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, có nhiều tác phẩm đạt giải thưởng của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam hay của Hội Nhà văn Việt Nam…

Mặc dù so với các nhà thơ dân tộc Kinh, đội ngũ các nhà thơ dân tộc Thái còn khiêm tốn nhưng họ đã góp một tiếng nói riêng đối với nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung, thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng Theo khảo sát của chúng tôi, số lượng các nhà văn, nhà thơ dân tộc Thái đông thứ hai

trong số các nhà thơ, nhà văn người dân tộc thiểu số (sau dân tộc Tày) Có

Trang 4

nhiều cây bút đã gắn liền với sự hình thành và phát triển của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, có nhiều tác giả, tác phẩm của dân tộc Thái đã được giới nghiên cứu, phê bình và bạn đọc yêu mến, khẳng định

Được nuôi dưỡng từ nôi văn hoá giàu bản sắc, thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong sự phát triển của nền thơ ca Việt Nam hiện đại Tuy nhiên, cho đến nay việc nghiên cứu, đánh giá về thơ văn dân tộc thiểu số nói chung và thơ ca dân tộc Thái nói riêng vẫn chưa xứng đáng với tầm vóc và thành tựu của nó Nhà thơ Lò Ngân Sủn nói

đến tình trạng “bất cập, hẫng hụt” trong đời sống phê bình văn học các dân tộc thiểu số qua bài viết “Viết về văn học các dân tộc thiểu số - một công việc ít được quan tâm” Riêng đối với việc nghiên cứu, phê bình thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại thì cũng nằm trong tình trạng “bất bình đẳng” như vậy: “việc tổ chức, sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu chưa được tiến hành liên tục, rộng khắp” [52, tr.12] Vì thế, việc nghiên cứu đặc điểm thơ ca dân tộc Thái

thời kỳ hiện đại dưới góc độ khoa học sẽ góp phần khẳng định những đóng góp về mặt nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của thơ ca dân tộc Thái,

mặt khác cũng làm xoá đi tâm lý “chiếu cố” (Lâm Tiến) khi nghiên cứu văn

học dân tộc thiểu số nói chung và thơ ca dân tộc Thái nói riêng

Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu thơ ca dân tộc Thái hiện đại, luận văn chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của thơ ca dân tộc Thái về nội dung và hình thức nghệ thuật Đó là hình ảnh thiên nhiên, quê hương, con người, bản mường cùng với những phong tục, tập quán giàu bản sắc của dân tộc Thái Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, thơ mộng của thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc; Sự dung dị, chân thành, nhân ái, khéo léo và tài hoa của con người miền núi theo cách cảm nhận riêng của những nhà thơ Thái Bên cạnh việc chỉ ra một số đặc điểm nội dung cơ bản, luận văn cũng khẳng định nét riêng độc đáo về nghệ thuật trong thơ Thái hiện đại, đó là những tác phẩm có sự kết hợp, kế thừa những lời thơ giàu hình ảnh, nhạc lý của văn học và văn hóa dân gian Thái

Trang 5

với cá tính sáng tạo mới mẻ, hiện đại của các nhà thơ Thái Từ đó góp phần khẳng định vị trí và những đóng góp độc đáo của thơ Thái hiện đại đối với nền thơ ca các dân tộc thiểu số nói chung một cách khách quan, thuyết phục

Ngoài ý nghĩa khoa học, đề tài có tính thực tiễn quan trọng, đó là góp thêm một tiếng nói vào việc gìn giữ, bảo tồn những nét đẹp của bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đang bị mai một dần qua việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về thơ ca dân tộc Thái hiện đại (cũng như một số các dân tộc khác), bởi đây là một công việc cụ thể, có ý nghĩa cho những người có ý thức về sự hiện diện và vai trò của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại như ý kiến của nhà thơ, nhà nghiên cứu dân tộc thiểu số Dương

Thuấn “Hiện nay đã có một vài tác giả người dân tộc thiểu số làm công việc phê bình nghiên cứu nhưng còn yếu và lẻ tẻ Nên nghiên cứu theo hướng đi sâu vào từng tác giả, từng dân tộc hơn là nghiên cứu chung chung như hiện nay Trên cơ sở nghiên cứu từng tác giả, từng dân tộc sẽ đánh giá một cách hệ thống từng tác giả hoặc từng vùng văn học” [35]

Ngoài ra, luận văn còn phục vụ trực tiếp cho việc học tập, nghiên cứu khoa học và góp phần vào việc giảng dạy văn học dân tộc thiểu số ở trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học

việc phê bình, nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số hiện nay ở nước ta còn

nhiều hạn chế, còn đang lâm vào tình trạng “rời rạc, lẻ tẻ, chắp vá ” [69,

tr.27] Vì vậy, nhiều tác giả, tác phẩm chưa được chú ý, nhiều thực tế phong

Trang 6

phú chưa được tổng kết, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn chưa được xem xét, nghiên cứu cặn kẽ, thấu đáo

Tuy nhiên, đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu, đánh giá về văn học các dân tộc thiểu số, trong đó có văn thơ Thái hiện đại như trong các

cuốn: Đường chúng ta đi (NXB Việt Bắc, 1972), Một vườn hoa nhiều hương sắc (NXB Văn hoá, 1977), Chặng đường mới (NXB Văn hoá, 1985) của Nông Quốc Chấn; Hợp tuyển thơ văn các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945-1985 (NXB Văn hoá, 1981); 40 năm văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam của Phong Lê (NXB VHDT, 1985), Văn học các dân tộc- từ một diễn đàn (1999) của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (NXB VHDT,1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (NXB VHDT, 1997), Về một mảng văn học dân tộc (NXB VHDT, 1999), Văn học và miền núi (NXB VHDT, 2002) của Lâm Tiến, Hoa văn thổ cẩm (NXB VHDT, 1999), Thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số (NXB VHDT, 2001), Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc thiểu số (NXB VHDT, 2002) của Lò Ngân Sủn, Nhà văn các dân tộc thiểu số- Đời và văn (NXB VHDT 2003) của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Văn hoá các dân tộc thiểu số- Từ một góc nhìn (NXB VHDT

2004) của Vi Hồng Nhân…và một số bài viết về văn học các dân tộc thiểu số

đăng rải rác trên các báo, tạp chí như: Văn học thiểu số trước thềm thế kỷ XXI của Mai Liễu, Bản sắc dân tộc- Nỗi lo của người cầm bút của Triệu Kim Văn; Để văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam có chất lượng ngang tầm với văn học nghệ thuật cả nước và Tôi muốn văn học các dân tộc thiểu số nổi lên của Lò Ngân Sủn; Nét mới của văn học các dân tộc thiểu số của Dương Thuấn (đăng trên Tạp chí Văn hoá dân tộc); Văn học các dân tộc thiểu số trong quá trình đổi mới của Đỗ Kim Cuông (Báo Đảng Cộng sản Việt Nam); Nhìn lại văn nghệ các dân tộc thiểu số của Nông Quốc Bình (Báo Nhân dân); Kế thừa và phát huy vốn văn hoá dân tộc trong sáng thơ của các

Trang 7

tác giả dân tộc thiểu số hiện nay của Vương Anh (Tạp chí xứ Thanh) hay Văn học các dân tộc thiểu số còn một khoảng trống của Trần Thảo (Báo Khoa học

và Đời sống)…

Có thể nói rằng, văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại cũng đã thu hút được sự quan tâm nhất định của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, tuy nhiên, so với số lượng các công trình nghiên cứu đồ sộ về thơ ca, về văn học Việt Nam hiện đại nói chung thì số lượng tác phẩm, công trình tổng kết, đánh giá về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam còn rất khiêm tốn, trong đó, số lượng các bài viết, các công trình nghiên cứu, phê bình về thơ ca dân tộc Thái lại càng ít ỏi Những công trình, chuyên đề, bài viết trên đây đã nêu lên được những thành tựu, những đóng góp của văn học các dân tộc thiểu số trong đó ít nhiều có đề cập đến thơ dân tộc Thái hiện đại nhưng mới chỉ

dừng lại ở mức độ sưu tầm, giới thiệu một cách khái quát về thơ dân tộc Thái

như “Dân tộc Thái với các gương mặt thơ: Cầm Biêu, Lò Văn Cậy, Lương Quy Nhân, Vương Trung, Lò Cao Nhum, Cầm Bá Lai…Với những bài thơ, truyện thơ dạt dào cảm xúc, giàu bản sắc, đầy ắp chất trữ tình và đôi khi có những triết luận, sắc sảo, độc đáo…” [65]; hoặc là sự ghi nhận những gương

mặt tiêu biểu của văn học các dân tộc thiểu số nói chung trong đó có nhà văn

dân tộc Thái “Thơ dân tộc thiểu hiện đại đang có những đại diện xứng đáng như Y Phương, Dương Thuấn (Tày), Lò Ngân Sủn (Giáy), Vương Anh (Mường), Triệu Kim Văn (Dao), Lò Cao Nhum (Thái) Họ đã góp phần làm nên diện mạo thơ Việt Nam hiện đại” (Nguyễn Thị Thu Hiền- Chúng ta đã có

một nền văn nghệ dân tộc thiểu số); hay việc giới thiệu những tác phẩm tiêu

biểu: “Thơ dân tộc thiểu số đã từng có tác phẩm đỉnh cao: Muối Cụ Hồ (Bàn Tài Đoàn), Em là con gái Châu Yên (Cầm Giang), Ing éng (Vương Trung), Đất, Dốc, Núi (Lương Quy Nhân), Hoa trong Mường (Vương Anh), Đi tìm bóng núi, Cực tình (Dương Thuấn), Rượu núi (Lò Cao Nhum)…” [71]

Trang 8

Ngoài ra, việc lấy văn hoá Thái làm đối tượng nghiên cứu bước đầu cũng

được quan tâm, thể hiện ở một số công trình, bài viết như: “Người Thái gửi gắm tâm hồn mình vào lời ca, điệu khắp Chính những bài khắp, điệu pí đó đã nâng họ vượt lên bề mặt cuộc sống vốn gian lao, vất vả, tiếp thêm sức mạnh cho họ bay bổng vươn lên” [29, tr.250]; “Thẩm mỹ Thái qua trang phục biểu hiện một tâm hồn tinh tế, một sự rung cảm sâu xa của cộng đồng trong giới tự nhiên và chính bản thân con người” [29, tr.294]; “Nhà sàn Thái là biểu tượng cho sự tài hoa của con người, vừa đậm tính thẩm mỹ cao vừa kết hợp hài hoà vẻ đẹp tự nhiên với đất trời” [45, tr.24) Ngoài ra còn có một số công trình, bài nghiên cứu có liên quan như: Lễ “Khửn cẩu”- nét đẹp văn hoá truyền thống của người Thái của Tô Hợp [22]; Ẩm thực Thái- Sự giao hoà với thiên nhiên- dân tộc và thời đại của Tố Minh [50]; “Người Thái cúng vật nuôi ngày tết” của La Quán Miên [47]; “Cách làm đẹp của các cô gái Thái” của Hà Lâm Kỳ, “Tục cúng vía của người Thái đen” của Hoàng Hạnh [33] …Những

bài viết, công trình này chủ yếu đề cập tới những phong tục tập quán của dân tộc Thái và nhấn mạnh đến nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Thái chứ không đi sâu vào bình diện nội dung hay nghệ thuật thơ dân tộc Thái

Một số các tác giả người dân tộc Thái đã được giới phê bình chú ý và có

những đánh giá như: “Cầm Biêu vẫn giữ được phong cách của một người làm thơ dân tộc trước đây ông luôn luôn có ý thức dùng hình thức thơ ca truyền thống để thể hiện con người và cuộc sống hôm nay ” [84, tr.132]; “Thơ Cầm Biêu xứng đáng là chiếc cầu nối cho các dân tộc anh em trong đất nước ta đến với nhau ” [11, tr 361]; “Những bài thơ hay của các tác giả dân tộc thiểu số thường là ngắn, có khi rất ngắn, các bài thơ của Cầm Bá Lai cũng vậy: Bài Con tép- 5 câu, Buồn- 7 câu, Chim bìm bịp- 7 câu, Rượu- 15 câu ” [65, tr.96]; “Lò Cao Nhum vừa xuất hiện đã có thể đứng ngang hàng với mọi bậc đàn anh ” [ 28, tr.413]…hay là việc phân tích, bình giảng một tập thơ hoặc một số bài thơ của các nhà thơ dân tộc Thái như: “Hạt muối hạt tình (Lò

Trang 9

Văn Cậy) nảy nở cùng cách mạng, cùng với sự đổi đời của dân tộc, được khơi gợi từ cuộc sống, chiến đấu, lao động và từ những áng văn học dân gian dân tộc” [65, tr.18]; “Đời đời nhớ ơn Bác (Lương Quy Nhân) diễn đạt tình cảm mộc mạc, chân thành như đời sống vốn có của người dân miền núi, khái quát một giai đoạn đồng bào dân tộc Tây Bắc đi theo Đảng, Bác Hồ làm cách mạng ” [3]; “Không thể nói thơ Lò Vũ Vân là một giọng thơ vui, hào sảng nhưng nó vẫn lóng lánh niềm tự hào về quê hương, đất nước, về dân tộc và con người Tây Bắc ”[40, tr.16]…Có thể nhận thấy, những công trình, bài

viết trên đây mới chỉ dừng lại ở phạm vi bình giảng, phân tích một (hoặc một số) bài thơ tiêu biểu của một số tác giả mà chưa đi sâu vào phân tích, bình giá những đặc điểm nội dung, nghệ thuật của thơ ca dân tộc Thái hiện đại nói chung

Theo sự khảo sát của chúng tôi, cho đến nay chưa có công trình nào

nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc Thái hiện đại một cách thấu đáo và

hệ thống Đó vừa là thuận lợi nhưng cũng là khó khăn, thách thức đối với chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này

3 Mục đích, phạm vi nghiên cứu

3 1 Mục đích

Văn học các dân tộc thiểu số là một bộ phận khăng khít, độc đáo và đặc sắc của nền văn học Việt Nam Sự phát triển phong phú, đa dạng của nó đã có những đóng góp đáng kể vào diện mạo chung của văn học Việt Nam hiện đại Do đó muốn tìm hiểu những đặc điểm của thơ ca Việt Nam hiện đại, không thể không nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm của bộ phận thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó có thơ ca dân tộc Thái

Ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, thơ ca dân tộc Thái đã dần khẳng định vị trí và chỗ đứng của mình trên thơ đàn Việc tìm hiểu, nghiên cứu một số những đặc

Trang 10

điểm của thơ ca dân tộc Thái hiện đại từ năm 1945 đến nay góp phần tìm hiểu, soi sáng một bộ phận văn học trong bức tranh văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, từ đó có cái nhìn tương đối đầy đủ, toàn diện về những đặc điểm nổi bật, độc đáo của thơ ca dân tộc Thái trên các bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật

Từ việc nghiên cứu “Một số đặc điểm thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại từ năm 1945 đến nay” luận văn khẳng định những đóng góp về nội dung

cũng như về nghệ thuật thơ dân tộc Thái trong quá trình phát triển của thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng và sự phong phú, đa dạng của nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung

- Một số tác phẩm thơ của các dân tộc thiểu số khác để so sánh, đối chiếu làm nổi bật những đặc điểm riêng biệt của thơ dân tộc Thái thời kỳ hiện đại

- Các công trình, bài nghiên cứu về thơ ca dân tộc Thái nói riêng và các công trình nghiên cứu về thơ dân tộc thiểu số nói chung

- Một số tài liệu về lý luận, lý thuyết có liên quan đến đề tài

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn cố gắng làm sáng tỏ và đi đến khẳng định những đặc điểm nổi bật của thơ dân tộc Thái hiện đại ở hai phương diện cơ bản:

Tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên, quê hương, con người và những phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc Thái được phản ánh và xây dựng trên cảm hứng trữ tình, ngợi ca của các nhà thơ Thái hiện

Trang 11

đại Từ đó đi đến khẳng định những nét đặc điểm riêng của thơ ca dân tộc Thái hiện đại (so với các sáng tác của các nhà thơ dân tộc anh em khác)

Nghiên cứu một số hình thức nghệ thuật được sử dụng một cách đặc sắc và hiệu quả như ngôn ngữ, hình ảnh…qua đó thấy được sự kế thừa và kết hợp những tinh hoa của văn hoá dân gian Thái với sự sáng tạo, cách tân của các nhà thơ dân tộc Thái thời kỳ hiện đại

Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của thơ dân tộc Thái từ sau năm 1945 đến nay, luận văn đi đến khẳng định những thành công, những đóng góp của thơ dân tộc Thái đối với thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng và nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:

5 1 Phương pháp phân tích, khái quát hoá:

Để tìm hiểu đặc điểm nội dung hay nghệ thuật của thơ ca dân tộc Thái hiện đại cần phải dụng phương pháp phân tích, khái quát hoá Từ việc phân tích những tác phẩm thơ ca của một số nhà thơ tiêu biểu sẽ giúp người nghiên cứu tổng hợp và khái quát được những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của thơ ca Thái hiện đại

5 2 Phương pháp đối chiếu, so sánh:

Việc sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng, tiếp thu có chọn lọc của các nhà thơ dân tộc Thái hiện đại với các tác phẩm của nền văn học dân gian Thái, giữa các sáng tác của dân tộc Thái với các nhà thơ dân tộc anh em , từ đó đi đến khẳng định những đặc điểm nổi bật của thơ văn dân tộc Thái hiện đại

5 3 Phương pháp thống kê, phân loại

Trang 12

Để việc phân tích, lý giải, đối chiếu, so sánh có kết quả, cần phải thực hiện công việc thống kê, phân loại

Ba phương pháp trên đây được sử dụng và phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình nghiên cứu Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu tổng hợp khác

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung được triển khai theo 3

chương:

Chương I Một vài nét về diện mạo thơ ca dân tộc Thái

Chương II Những mạch nguồn cảm hứng nuôi dưỡng và phát triển thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại

Chương III Một số đặc điểm nghệ thuật của thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại

Trang 13

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I

MỘT VÀI NÉT VỀ DIỆN MẠO THƠ CA DÂN TỘC THÁI

So với một chặng đường dài hình thành, phát triển văn học viết của

người Kinh thì “văn học viết các dân tộc thiểu số Việt Nam mới chỉ hình thành và phát triển vào thế kỷ XX” [84, tr.138]

Trước đó, ở thế kỷ XVII, dân tộc Tày ở Cao Bằng đã có Bế Văn Phủng

và Nông Quỳnh Văn viết bản trường ca “Tam nguyên luận” và “Lượn tứ quý”, còn vào cuối thế kỷ XIX, dân tộc Thái cũng có Ngần Văn Hoan viết “Lời hát nền Văn Hoan” tuy nhiên, sự xuất hiện đó còn ở dạng “lẻ tẻ, không có sự chắp nối, chất lượng tác phẩm còn mang đậm dấu vết của văn học dân gian” [81, tr.139] nên chưa đủ điều kiện hình thành một nền văn học các dân

tộc thiểu số bên cạnh nền văn học của người Kinh

Tác giả Nông Quốc Bình trong bài viết “Nhìn lại văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số” [2] và tác giả Đỗ Kim Cuông trong bài “Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam trong qúa trình đổi mới” [12] đều khẳng định:

Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại ra đời cùng cuộc

cách mạng tháng 8/ 1945 PGS-TS Phan Đăng Nhật trong cuốn “Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam” [59] cũng lấy năm 1945 để làm mốc phân chia

giữa văn học dân gian và văn học hiện đại các dân tộc thiểu số Việt Nam Đồng nhất với các ý kiến trên, nhà nghiên cứu, phê bình văn học các dân tộc

Trang 14

thiểu số Lâm Tiến nhận định “Thơ các dân tộc thiểu số hiện đại hình thành và phát triển từ sau năm 1945” [81, tr.94], ông thừa nhận, dù mầm mống của

văn học hiện đại các dân tộc thiểu số đã có trước cách mạng tháng 8/ 1945 nhưng nó thực sự chỉ ra đời từ sau cách mạng tháng 8/1945 và ông cũng

khẳng định “thơ là thể loại xuất hiện đầu tiên” của nền văn học các dân tộc

thiểu số Việt Nam hiện đại

Như vậy, việc lấy năm 1945 là mốc ra đời của nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại là quan niệm chung nhất, phổ biến nhất của các nhà nghiên cứu hiện nay

1.1 Thơ ca dân tộc Thái trước năm 1945

Trước cách mạng tháng 8/ 1945, văn học các dân tộc thiểu số chủ yếu là văn học dân gian Cũng giống như nền văn học dân gian của người Kinh, văn học dân gian các dân tộc thiểu số gắn liền với đời sống sinh hoạt của nhân dân lao động Nó ra đời từ trong những câu nói, lời ca, tiếng hát, trong khi lên rẫy, làm nương, quay xa, dệt vải, đánh bắt cá hoặc trong những lời tỏ tình của nam

thanh, nữ tú, trong những trò chơi hoặc giao lưu ở sân chơi “Hạn khuống”

Dọc suốt chiều dài của đất nước, ở các bản, làng, buôn, sóc đều đã từng diễn

ra mọi hình thái văn học dân gian “khi thì kín đáo ẩn nấp dưới các mái nhà, tỉ tê bên bếp lửa gia đình, khi thì ào ạt lôi cuốn hàng mấy trăm người vào những ngày hội, ngày lễ nhộn nhịp sôi nổi” [11, tr.63]

Có thể nói, văn học dân gian các dân tộc thiểu số cũng rất đa dạng và phong phú không kém gì nền văn học dân gian của người Kinh, những đỉnh cao của nền văn học dân gian Việt Nam cũng có sự góp mặt của văn học dân

gian các dân tộc thiểu số, có thể kể đến: Dân tộc Mường có sử thi Đẻ đất, Đẻ nước, có dân ca Thường- Rang, Bọ- Mạng, có truyện thơ Út Lót - Hồ Liêu, Huỳ Nga - Hai Mới; Hai dân tộc Tày-Nùng có trường ca Khảm Hải- Vượt Biển, truyện thơ Nam Kim - Thi Đan, Đính Quân; Dân tộc Dao có trường ca

Trang 15

Bàn Hộ; Dân tộc Mông có Tiếng hát mồ côi, Tiếng hát làm dâu, Nàng Dơ - Chà Tăng, người Chăm có Ariya Bini - Cam, Bini - Chăm; Các dân tộc ở Tây Nguyên có trường ca Đam San, Sinh Nhã, Kinh Dú, dân tộc Khơme có Sĩ Thạch, Tum Tiêu, đồng bằng Sông Cửu Long có truyện cổ, dân ca…

Trong đó, dân tộc Thái cũng có những tác phẩm văn học dân gian phong phú, đa dạng, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng và nền văn học dân gian Việt Nam nói chung Ngôn ngữ dân tộc Thái thuộc ngữ hệ Tày - Thái, sớm có chữ viết và có sự ghi chép những sáng tác văn học dân gian trên lá, thân cây, viết bằng bút hoặc bằng mũi gai, điều đó cho thấy người Thái sớm có ý thức lưu truyền vốn văn hoá dân gian và có nền văn học dân gian khá phát triển Tuy nhiên, cũng giống như các dân tộc thiểu số khác, văn học dân gian của dân tộc Thái trước cách mạng tháng 8/1945 được lưu truyền chủ yếu bằng phương thức diễn xướng, truyền miệng

Trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số, ngoài ca dao, dân ca, tục ngữ, dân tộc Thái nổi tiếng với truyện thơ, sử thi Đây là hai loại hình tiêu biểu của văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Thái

nói riêng Nếu như sử thi có âm hưởng anh hùng ca, thể hiện khát khao xây

dựng cuộc sống thái bình, thịnh trị của cộng đồng dân tộc Thái trong công

cuộc xây dựng và bảo vệ bản, mường thì truyện thơ mang giọng điệu trữ tình

đằm thắm, thể hiện khát vọng hạnh phúc trong cuộc sống và tình yêu lứa đôi của người dân tộc Thái

Cùng với một số sử thi tiêu biểu như Đam San, Xinh Nhã, Đăm Đơ roăn của dân tộc Êđê, Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường, Đăm roi của dân tộc Bana , dân tộc Thái có hai sử thi nổi tiếng là Táy pú xấc” và Chương Han

Trang 16

Táy pú xấc là tác phẩm sử thi lớn của dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc Tác phẩm có độ dài hàng ngàn câu thơ, kể chuyện “ông cha chinh chiến”, khai phá, mở mang, xây dựng bản, mường Táy pú xấc diễn tả dòng chảy lịch sử,

khắc sâu những sự kiện hào hùng nên vừa mang chất sử liệu vừa mang chất

anh hùng ca Táy pú xấc thể hiện “tư tưởng, tình cảm, tâm tư, tâm hồn của cộng đồng dân tộc Thái đối với lịch sử” [97, tr 24]

Sử thi Chương Han còn được gọi là Khun Chưởng gồm 2940 câu, chia

thành 11 chương được lưu truyền ở vùng Tây Bắc Việt Nam Giá trị và ý

nghĩa của tác phẩm tập trung ở nhân vật Chương Han- nhân vật anh hùng

chiến đấu

Với sức mạnh vô song, Chương Han đã dẹp tan các bộ lạc, thống nhất toàn bộ địa bàn cư trú và đem lại cuộc sống đời thái bình, thịnh trị cho người Thái:

Từ đó Chương Han được ung dung ngự trị cõi đời Mãi mãi là chúa tể đỉnh trời bao la bát ngát Chẳng còn bầy giặc lớn nào dám về đánh phá Cả trần gian yên ổn, đẹp dạ thoả lòng

(Sử thi Chương Han)

Sử thi Chương Han không đề cập đến bi kịch của từng số phận cá nhân

mà nó đã đề cập một vấn đề của cả dân tộc, của cộng đồng Mặc dù lịch sử đương thời chưa hoàn toàn đúng với hiện thực được miêu tả trong sử thi

nhưng với tính chất lãng mạn lịch sử, sử thi Chương Han đã khái quát một vấn đề có tính chất lớn lao, đó là “Người Thái phải đoàn kết và tập hợp lại dưới ngọn cờ của một anh hùng trong gia đình các dân tộc Việt Nam” [11,

tr.145] Chương Han là sử thi tiêu biểu, thể hiện khát khao về một cuộc sống thái bình, thịnh trị của dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc- Việt Nam

Trang 17

Một bản anh hùng ca nổi tiếng khác của dân tộc Thái là Khun Chưởng

Đây là một trong bộ ba anh hùng ca của người Thái ở Thái Lan, Lào và Việt

Nam Bộ ba đó là Thạo Hùng- Thạo Chương được lưu truyền ở Thái Lan, Lào; Chương Han lưu truyền ở vùng Tây Bắc Việt Nam và Khun Chưởng lưu

truyền ở vùng Nghệ An

Nếu như Thạo Hùng-Thạo Chương được đánh giá là “có tầm cỡ có thể xếp vào trong hàng những kiệt tác văn chương thế giới, tương đương với anh hùng ca của Hy Lạp ” [59, tr.2] thì Khun Chưởng cũng được đánh giá như “một di sản quý báu” của dân tộc Thái ở Việt Nam mà tác giả cuốn sách “Khun Chưởng-Anh hùng ca Thái” - PGS.TS Phan Đăng Nhật đã dùng thuật ngữ anh hùng ca để chỉ tác phẩm Khun Chưởng cũng với dụng ý đánh giá

Khun Chưởng là một kiệt tác, có thể sánh ngang với anh hùng ca nổi tiếng của Hy Lạp

Bên cạnh sử thi- anh hùng ca, văn học dân gian Thái có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học dân gian Việt Nam nhờ những truyện thơ đạt đến

độ mẫu mực như Tản chụ xống xương (Tâm tình tiễn thương) và Khun nàng Ủa (Chàng Lú-Nàng Ủa) và đặc biệt là Xống chụ xôn xao (Tiễn dặn

cũng đến được với nhau, được đoàn tụ và hạnh phúc:

Trang 18

Đôi ta lấy nhau không hề chi phận lỡ, Không quản chi tình ế, duyên ôi

Em của anh đây vẫn mãi đẹp tươi! (Tiễn dặn người yêu)

Có thể nói Xống chụ xôn xao là truyện thơ tiêu biểu của dân tộc Thái, đã chắt lọc được những tinh hoa của dân ca dân tộc Thái:“Bao nhiêu lời thương nhớ, lời tự tình trai gái, đến cả lời vè, lời văn trôi cửa miệng của nhân dân dân tộc Thái đều hợp nhất vào đây” [11, tr.3] Xống chụ xôn xao là bản tình

ca ca ngợi tình yêu thuỷ chung, bất diệt của con người, là tiếng nói tâm hồn, mang cách cảm, cách nghĩ và khát vọng của người dân tộc Thái về tình yêu

đôi lứa, về hạnh phúc cá nhân của con người

Với kết cấu độc đáo, tràn đầy kịch tính, ngôn ngữ kể chuyện được gọt

giũa thành lời thơ, những câu thơ gợi cảm, nhiều hình ảnh Xống chụ xôn xao xứng đáng là “một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong kho tàng thơ ca trữ tình cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam” [11, tr.169] Sức sống và sự truyền cảm của Xống chụ xôn xao còn ảnh hưởng lớn đến các nhà thơ dân tộc

thiểu số hiện đại mà ở chương tiếp theo chúng tôi sẽ có điều kiện để nói đến Như vậy, dân tộc Thái vốn có một kho tàng văn học dân gian phong phú, phát triển trong đó truyện thơ, sử thi là hai loại hình tiêu biểu và có nhiều

tác phẩm đạt đến đỉnh cao Cũng có kết cấu (gặp gỡ – ly tan - đoàn tụ) của

truyện thơ hay âm hưởng ngợi ca, thủ pháp phóng đại của sử thi trong văn học dân gian Việt Nam, nhưng sử thi, truyện thơ dân tộc Thái còn có những đặc điểm mang những nét đặc trưng tiêu biểu cho tư duy, cách diễn đạt của người Thái

Ngoài việc thể hiện khát khao xây dựng một cuộc sống thanh bình, giàu

mạnh (sử thi Chương Han, Táy pú xấc ) và khát vọng tự do trong tình yêu, hôn nhân gia đình (truyện thơ Tản chụ xống xương, Xống chụ xôn xao ) thì

sử thi và truyện thơ dân tộc Thái còn phản ánh rất rõ những phong tục, tập

Trang 19

quán, lễ nghi của người Thái, đó là nét sinh hoạt văn hoá đời thường (ma chay, cưới xin, lễ hội ) hay những phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng (cúng phúc thọ, cúng Mường, cúng xên cha ) của tộc người Thái

Các loại hình văn học dân gian như sử thi, truyện thơ, ca dao, tục ngữ của người dân tộc Thái không tách rời với những sinh hoạt văn hoá của cộng đồng người Thái Nếu như trong lao động thường nhật: trồng lúa, dệt vải, đan chài, bắt cá bà con nông dân Thái giao lưu với nhau bằng lời hát vè, ca dao,

tục ngữ , thì những bản anh hùng ca như Khun Chưởng, Chương Han hay Táy pú xấc được sử dụng rộng rãi trong lễ nghi lớn như cúng cầu thọ, cúng “xên bản”, “xên mường”, còn những truyện thơ như Tản chụ xống xương, Tản chụ xiết xương, Xống chụ xôn xao được nam thanh, nữ tú thi tài, hát giao duyên trong sân chơi “Hạn khuống” Như vậy, có thể thấy rằng văn học dân

gian dân tộc Thái đã phản ánh đời sống sinh hoạt và đời sống tâm hồn phong phú, đa dạng của cộng đồng dân tộc Thái với những phong tục, tập quán, tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Thái

Sử thi Thái đã thu hút cả tri thức và các sáng tạo nghệ thuật ngôn từ của dân tộc Thái: Từ những lời tục ngữ, vần, vè ngắn gọn đến các bài ca nghi lễ cúng thần; từ những bài ca tục lệ trong cộng đồng đến những bài dân ca đối đáp nam, nữ Ngôn ngữ sử thi sinh động về hình tượng, hài hoà về nhạc điệu, đối lập và kịch tính tạo nên sử thi anh hùng Đó là phong cách kỳ vĩ hoá của phương pháp lãng mạn, thông qua các biện pháp cường điệu, phóng đại, ngoa dụ rất phổ biến trong cách xây dựng tính cách nhân vật, miêu tả thiên nhiên

Truyện thơ được phô diễn bằng những lời thơ mang sắc thái ngôn ngữ

độc đáo của dân ca, những lời thơ giàu nhạc điệu của điệu “khắp” Cách giải

quyết thiên về phong cách lãng mạn trong kết thúc của truyện thơ không lấn át được không khí hiện thực mang nặng tâm tư buồn tủi của lứa đôi bị trắc trở trong tình duyên dưới chế độ cũ nhưng chính không khí hiện thực mang nặng tâm tư đó đã tạo nên phong cách trữ tình đậm đà, sâu lắng cho truyện thơ

Trang 20

Truyện thơ, sử thi dân tộc Thái đã góp phần đánh dấu một bước phát triển cao và khẳng định vị trí của văn học dân gian các dân tộc thiểu số Hai thể loại này đã đạt được những thành tựu xuất sắc về số lượng cũng như về chất lượng Truyện thơ, sử thi đã tập hợp được những tinh hoa các thể loại văn học dân gian, đồng thời cũng có những ảnh hưởng sâu sắc đến các thể loại phát triển sau nó Sức lôi cuốn mạnh mẽ của truyện thơ được người Thái

diễn đạt trong câu ví “Hát tiễn dặn lên, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, chàng trai quên cày ruộng” [11, tr.168] Và đối với sử thi, với cách nói phóng đại, cách diễn tả “vượt xa hơn cái mẫu” cùng với sự tổng hợp các hình thức

nghệ thuật dân gian (giống như ở truyện thơ) đã tạo nên bề bộn, rộng lớn góp phần kích thích trí tưởng tượng phong phú của người nghe mà theo

như Gorki đã đúc kết: “Cái đẹp được nhận thức là sự kết hợp nhiều chất liệu khác nhau, kể cả những âm thanh, màu sắc, từ ngữ, nhờ đó mà con người, nhà thiện nghệ chế tạo nên một hình thái tác động vào cảm xúc và lý trí như một sức mạnh, khiến cho mọi người ngạc nhiên, tự hào và vui sướng với khả năng sáng tạo của mình” [ 32, tr.79]

Nối tiếp kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng, đến thế kỷ XIX, nghệ nhân người dân tộc Thái là Ngần Văn Hoan đã có những đóng góp rất lớn vào việc ra đời và hình thành thơ dân tộc Thái hiện đại

Ngần Văn Hoan tên thật là Ngần Văn Hậu, quê ở Chiềng Hạ, xã Mai Hạ huyện Mai Châu-Hoà Bình, ông là một hiện tượng độc đáo của văn học Thái

Ông được nhân dân thêu dệt như một nhân vật “truyền thuyết” gắn với sự tích

đá Cang Lạn: Sự tích nói về cuộc thi tài hát đối giữa nàng Cang Lạn và Văn Hoan, 3 ngày 3 đêm không phân thắng bại, cuộc thi tài chỉ kết thúc và nàng Cang Lạn chịu thua Văn Hoan khi chàng đưa ra vế đố:

Trên trời có bao ngôi sao sáng nhất Dưới trần gian có bao ngọn núi cao hơn

Trang 21

Nàng Cang Lạn thua và chết hoá thành vách đá Câu chuyện trên có thể là hư cấu, tưởng tượng của người dân nhưng dù có thật hay không có thật thì đó cũng là sự ca ngợi, khẳng định sự thông minh, tài giỏi của Ngần Văn Hoan- một đỉnh cao trí tuệ của tri thức dân gian

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông chính là Lời hát nền Văn Hoan (Khoam

khắp pưn Văn Hoan) dài 2.300 câu thơ, kể về mối tình nên thơ của chàng trai Sy Ly Nâm Ơi và cô gái Liêng Khăm Mối tình đó được lồng trong khung

cảnh thiên nhiên êm đềm ít nhiều được được “thần tiên hoá” dưới cảm hứng trữ tình lãng mạn của nghệ nhân Văn Hoan Lời hát nền Văn Hoan gần gũi và

thân thuộc với đời sống tình cảm, tâm hồn của người Thái nên được lưu truyền rộng rãi trong đời sống cộng đồng dân tộc Thái

Vì thuộc thể loại “khắp xư” (tức là hát thơ) nên có những đoạn dài trong

tác phẩm, nhân vật Sy Ly và Liêng Khăm chuyện trò với nhau để bày tỏ tâm

sự bằng hình thức của dân ca trữ tình đối đáp như “khắp báo xao” (hát trai

gái)- một loại hình văn nghệ tiêu biểu của đồng bào Thái Trong toàn bộ tác

phẩm, ta thấy dáng dấp trữ tình đằm thắm của các bản tình ca Thái như Xống chụ xôn xao, Tản chụ xiết xương…

Như vậy, tác phẩm Lời hát nền Văn Hoan đã kết tinh được những tinh

hoa của kho tàng văn học dân gian đồ sộ của dân tộc Thái như truyện cổ tích, truyện thơ, truyện sử thi và sử dụng khéo léo các thể loại ca dao, tục ngữ, dân ca nhưng trên tinh thần mở rộng và phát triển hơn Cảm xúc, tâm trạng và ý nghĩ của nhân vật đã được thể hiện sinh động, phong phú, tinh tế và sâu sắc

Có thể thấy “Tác phẩm biểu hiện tri thức dân gian khá sâu sắc nhưng có đoạn thơ đã mang tính bác học khá cao, đó là cách sử dụng khái quát các vấn đề văn học Thái” [29, tr.186]

Với Lời hát nền Văn Hoan của nghệ nhân Văn Hoan, dân tộc Thái ghi

tên mình vào chặng đường hình thành, phát triển đầu tiên của văn học viết các dân tộc thiểu số Việt Nam và đóng vai trò là bước chuyển tiếp giữa văn học

Trang 22

dân gian và văn học thành văn dân tộc Thái, chuẩn bị những tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển văn học dân tộc Thái hiện đại nói riêng và văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nói chung

Nói về sự phát triển của thơ ca dân tộc Thái, ngoài nền tảng vững chắc là kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng và những tác phẩm thơ hát của nghệ nhân Ngần Văn Hoan thì không thể không nói đến những bài thơ được sáng tác từ thời kỳ tiền khởi nghĩa, những bài thơ đã phản ánh thực trạng xã hội và sự vận động tinh thần tích cực cách mạng của quần chúng nhân dân từ

những năm 1940-1945 như: Hua Chaư khanh cánh ngan nha bản (Trái tim anh dũng chớ run sợ) của Chu Văn Thịnh, Khẩu ma tứn (Lúa chó dậy) của Cầm Biêu, Nộc cốc kăm (Chim phượng hoàng) và Xiêng chang năn (Đầy tiếng than) của Cầm Ninh Đây có thể coi là bước “tiền trạm” sơ khai nhưng

vô cùng quan trọng để góp phần hình thành một đội ngũ những nhà thơ chiến sĩ- nghệ sĩ dân tộc Thái

Đầu thế kỷ XX đến những năm 1944, nhiều dân tộc thiểu số ở phía Bắc Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung chịu nhiều tầng áp bức của thực dân và phong kiến (miền núi) Thực dân Pháp với chính sách ngu dân đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế, xã hội miền núi bằng cách duy trì chế độ tù trưởng, thổ ty, phìa tạo đã hết sức lỗi thời và vô cùng dã man, tàn bạo Các dân tộc thiểu số đã không can tâm làm kiếp trâu ngựa, đã vùng lên chống lại Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (tháng 9/ 1940) đã mở đầu cho phong trào cách mạng ở vùng miền núi phía Bắc, nhân dân các dân tộc thiểu số nô nức đi theo cách mạng, tuyên truyền và vận động bà con theo Đảng, cách mạng Đi cùng với phong trào đấu tranh đó là cả một phong trào thơ ca cách mạng xuất hiện và

mau chóng phát triển Đó là những sáng tác “Có vần, có điệu, dễ đọc, dễ hiểu, đọc êm tai, dễ nghe Bất kỳ già trẻ ai cũng đọc được Nó lại dễ ngẫm nghĩ, làm cho người ta cảm động ” [80, tr.87] Trong không khí cách mạng “như

Trang 23

một dòng thác mạnh” tràn lên vùng các dân tộc thiểu số và từ chính sách“kháng chiến văn hoá, văn hoá kháng chiến” những người có năng khiếu

văn chương đã viết những bài vè, bài thơ, bài ca, soạn bài hát…không chỉ có tính cổ động thời sự mà có một số đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật đích thực Và một đội ngũ cán bộ văn hoá thông tin văn nghệ sĩ các dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển năng khiếu trở thành một đội ngũ chiến sĩ-

nghệ sĩ như: Bàn Tài Đoàn (dân tộc Dao), Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Lò Văn Mười (dân tộc Thái), Đinh Sơn (dân tộc Mường)…Chính những nhà văn,

nhà thơ ấy đã đặt những viên gạch đầu tiên hình thành nền thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại

Với tác phẩm Khẩu ma tứn (Lúa chó dậy) của Cầm Biêu, Cán bộ với dân của Lương Quy Nhân, Tội ác giặc Pháp ở đồn Pom Nghê của Hoàng Nó

Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Hoàng Nó là những nhà thơ đầu tiên ghi tên mình vào sự hình thành của văn học dân tộc Thái hiện đại

Là một tác phẩm tiêu biểu của văn học cách mạng các dân tộc thiểu số,

Khẩu ma tứn (Lúa chó dậy-1940) được Cầm Biêu viết trong không khí hồ hởi

theo cách mạng Bài thơ là một cảm xúc rất thật của chàng thanh niên 20 tuổi Cầm Biêu vì căm tức thói hống hách, dâm ô của một tên chánh tổng con quan luôn giở trò cướp bóc của dân bản, trêu chòng con gái nhà lành, ông đã

“chửi” bọn chúng là lũ “vện” chuyên tranh nhau để “rình đớp xôi thơm” của

mọi người Vì vậy, tác phẩm đã được các đồng chí hoạt động cách mạng lúc đó ở địa phương dùng làm thơ tuyên truyền, phát động lòng căm thù giặc trong quần chúng

Khiến lũ vện phương xa nhỏ rãi, hắt hơi Đứng phắt dậy, cong đuôi trở nghề ăn cướp Kéo nhau về rình đớp xôi thơm

(Lúa chó dậy-Cầm Biêu)

Trang 24

Có thể nói, dưới ánh sáng của Đảng, cách mạng, những người dân tộc thiểu số yêu nước đã tin tưởng và một lòng đi theo cách mạng Họ dùng văn chương để làm công cụ tuyên truyền đấu tranh và nói lên tiếng nói, tình cảm của những người dân tộc miền núi với Đảng, Bác Mặc dù những sáng tác ấy

còn gần với dân ca, truyện cổ, với lời thoại sinh hoạt, “thơ chưa mấy chất thơ” (Cầm Biêu) nhưng đó là sự khởi đầu rất đáng quý để các nhà nghệ sĩ-

chiến sĩ khai phá con đường bứt lên thành tác giả- góp phần hình thành, phát triển đội ngũ của nền thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại

Dù số lượng tác phẩm chưa nhiều nhưng “Thơ cách mạng đã khơi sâu nỗi đau mất nước, hiểu rõ cảnh ngộ dân tộc bị chìm đắm trong vòng nô lệ, nung nấu lòng căm thù, rèn đúc chí khí cách mạng kiên cường Thơ ca đã gợi nhiều tình cảm, nhiều suy nghĩ và lên đường tìm cách mạng” [86, tr.83] và

góp phần khẳng định vị trí của thơ cách mạng các dân tộc thiểu số với với thơ văn cách mạng cả nước

Như vậy, cũng như các dân tộc thiểu số khác, trước năm 1945, thơ ca dân tộc Thái chủ yếu là thơ ca dân gian với thành tựu nổi bật là sử thi và truyện thơ trữ tình Tiếp đó, nghệ nhân Ngần Văn Hoan đã đánh dấu bước chuyển tiếp từ thơ dân gian đến thơ thành văn của dân tộc Thái với những lời thơ

trong các tác phẩm “hát thơ” Đặc biệt sự xuất hiện của một số bài thơ cách

mạng của các nhà thơ Thái như Cầm Biêu, Cầm Ninh hay Chu Văn Thịnh (thời kỳ từ năm 1940-1944) đã đánh dấu một bước phát triển mới cho thơ ca Thái Dù những bài thơ cách mạng ấy còn mang đậm dấu vết của kiểu thơ dân gian nhưng ít nhiều đã có những yếu tố hiện đại, đây chính là nền tảng quan trọng dẫn tới sự hình thành và phát triển của thơ ca dân tộc Thái hiện đại từ sau cách mạng tháng 8/ 1945

1 2 Thơ ca dân tộc Thái từ năm 1945 đến nay

Trang 25

Như đã biết, thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại ra đời, phát triển từ sau năm 1945 Sau hơn nửa thế kỷ, thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại chập chững bước đi, mạnh dạn khám phá và tự tin khẳng định vị trí cũng như vai trò của mình trong sự phát triển chung của nền thơ ca Việt Nam hiện đại

Sau hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đất nước được độc lập và thống nhất Sự nghiệp đổi mới (từ năm 1986) đã làm thay đổi diện mạo của đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm và tư duy sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ dân tộc thiểu số nói riêng cũng như các văn nghệ sĩ nói chung Đây là giai đoạn các tác giả người dân tộc thiểu số có điều kiện để thoả sức tìm tòi, đổi mới tư tưởng nghệ thuật Thơ dân tộc Thái hiện đại cũng nằm trong dòng chảy chung ấy Việc tìm hiểu thơ dân tộc Thái hiện đại từ khi ra đời đến trước và sau thời kỳ đất nước thống nhất, độc lập và đổi mới sẽ làm nổi bật sự vận động và phát triển của thơ ca dân tộc Thái từ sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay

1 2.1 Thơ ca dân tộc Thái từ năm 1945 đến năm 1975

Sau thắng lợi của cách mạng tháng 8/ 1945, thơ ca Việt Nam phát triển với một tốc độ mau lẹ Trong không khí chung ấy, phong trào sáng tác thơ ca ở miền núi phía Bắc cũng phát triển mạnh với nhiều tác giả tiêu biểu như Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Bàn Tài Đoàn, Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Hoàng Nó Họ dùng thơ để tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, đấu tranh chống lại những đè nén, áp bức của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn tay sai

Đội ngũ và tác phẩm các nhà thơ Thái giai đoạn này bắt đầu có những

khởi sắc Sau sáng tác đầu tay Lúa chó dậy (1940) Cầm Biêu hăng hái và tự

tin mạnh dạn ở thể loại này với hàng loạt các tác phẩm mang tính cổ vũ cách

mạng, vận động quần chúng theo cách mạng như: Vợ lính nguỵ mong chồng

Trang 26

(1949), Gái thời giặc (1950), Mường muổi yên vui (1954); Cầu vào bản (1981), Ánh hồng Điện Biên (1984); Lương Quy Nhân sau tập thơ Cán bộ với dân Mường (1963) thì tự tin với Biên giới lòng người (1983); Hoàng Nó viết Vận động binh lính địch (1948), Diễn ca thành lập khu tự trị; Lò Văn Cậy có 15 bài thơ in trong tập thơ Hạt muối hạt tình; Vương Trung sáng tác truyện thơ Ing éng (1967) và 16 bài thơ in trong tập thơ (Sóng Nậm rốm) (1979); La Quán Miên, Sầm Nga Di, Vi Văn Thứa mạnh dạn thử sức với tập thơ Hương đất quế (1983)

Được hình thành cùng với sự ra đời của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, thơ ca dân tộc Thái từ năm 1945-1975 đã phát triển không ngừng với sự trưởng thành của các thế hệ nhà thơ: Ngoài lớp nhà thơ có công đặt những viên gạch đầu tiên cho thơ ca Thái hiện đại là Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Hoàng Nó thì Lò Văn Cậy, Vương Trung, La Quán Miên là đại diện tiêu biểu cho lớp nhà thơ trưởng thành từ những năm 1954 đến năm 1975

Từ năm 1945 đến năm 1975 là giai đoạn đất nước trải qua muôn vàn thử

thách, gian truân Khẩu hiệu “Tất cả cho sự nghiệp thống nhất đất nước” là

cần thiết, cấp bách và thiêng liêng trong thời kỳ này Vì vậy, văn học Việt Nam nói chung và thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng phục vụ nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, thống nhất giang sơn, đất nước Thơ Thái hiện đại cũng nằm trong xu hướng chung ấy

Các nhà thơ Thái như Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Lò Văn Cậy, Vương Trung là một trong số rất nhiều người dân tộc thiểu số đã từng phải gánh chịu ách thống trị dã man, tàn bạo của thực dân và phong kiến miền núi nên họ cảm nhận được hết nỗi thống khổ và nhục nhã của kiếp sống trâu ngựa Vì vậy, các nhà thơ Thái đã thể hiện lòng căm thù và lên án sự tàn ác của bọn

Trang 27

cướp nước trong sự liên tưởng giữa hiện tại tự do, hạnh phúc với quá khứ đau thương

Lò Văn Cậy đau xót khi nhớ về những năm tháng đói nghèo, khốn khổ

vì thiếu ăn, thiếu mặc, đặc biệt là thiếu “muối”: Đói muối thì chỉ phù Không có gì thay được Ôi con phù, rồi mẹ phù! Cả bàn như ong đốt

Lương Quy Nhân thì xót xa khi nhớ lại “ngày xưa gánh nặng nước mắt” vì mất tự do, mất quyền tự chủ:

Ta làm ra lúa, lúa không phải của ta

Ta nuôi trâu, trâu đầy rừng không phải trâu của ta

(Dưới cờ Đảng)

Nhà thơ đã nói lên nỗi đau chung của cả dân tộc, đó là nỗi đau mất chủ quyền Trong hoàn cảnh bị mất tự do do chế độ thực dân cai trị, không có nỗi khốn khổ nào hơn nỗi khổ không được hưởng thụ những tài sản do mồ hôi công sức của mình làm ra Người nông dân trở thành kẻ nô lệ, làm không công cho thực dân Pháp

Cầm Biêu cũng thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc của mình đối với

“bọn quỷ giặc Tây” qua rất nhiều các sáng tác như Giặc Mỹ điên cuồng, Cầu vào bản, Gái thời giặc Ông lên án hành động dã man của chúng là “bắt lính”, “bắt phu”, đặc biệt là bắt phụ nữ Thái đi hầu rượu làm cả “bản mường chìm nghỉm trong bóng tối”:

Pha Mò tiếng súng doạ bắt lính, Pha Xạ tiếng kêu giục bắt phu,

Và giữa chợ, tiếng còi dồn gái đi hầu rượu nha, phìa

(Mường Muổi yên vui)

Trang 28

Sau những năm 1954, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tất cả đều

thay đổi “bỗng như sao đổi ngôi, suối đổi dòng, xôn xao cả bản mường” [57,

tr 2] người dân tộc thiểu số được thoát khỏi kiếp nô lệ lầm than, vì vậy, cùng với các nhà thơ dân tộc anh em, các nhà thơ Thái hướng ngòi bút của mình

vào sự đổi thay và tâm trạng phấn khởi của con người nhờ “luồng gió mới”

ấy Thơ Thái giai đoạn này tập trung phản ánh cuộc sống mới và công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nói chung và ở quê hương của người Thái nói riêng

“Mười lăm năm giải phóng, Điện Biên phủ lẫy lừng” đã làm cho cuộc

sống của bà con miền núi được đầy đủ, no ấm:

Đống muối của nhà quan Đống muối của nhà phìn

Đã trở lại với những người mẹ, người con

(Hạt tình- Lò Văn Cậy)

Không chỉ riêng Lò Văn Cậy, Lương Quy Nhân cũng thể hiện rất rõ sự

đổi thay ấy trong phần lớn những sáng tác trong tập thơ “Biên giới lòng người”:

Đầu mường hết giặc phản, Cuối bản hết giặc Tây,

Dưới chân thang đã sạch bóng giặc Mỹ

(Biên giới lòng người)

Và Cầm Biêu cũng nhận thấy những đổi thay của cuộc sống không chỉ ở cơm ăn, áo mặc, mà còn sâu sa hơn là sự thay đổi trong phương thức sản xuất của đồng bào dân tộc Thái:

Chúng ta san đồn địch làm mường, Gỡ thép gai dựng bản,

Quét vỏ đạn cháy dở đúc cày tăng gia

(Ước phá súc đúc cày)

Trang 29

Các nhà thơ Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Hoàng Nó hăm hở làm thơ vận động bà con dân tộc đoàn kết xây dựng cuộc sống mới, hàng loạt các bài

thơ liên tiếp ra đời trong thời kỳ này là: Có tổ đổi công, Nam Bắc một nhà, Nhớ bản cũ, Chọn người như chọn cây (được sáng tác năm 1956), Cầu vào bản (1967), Muốn nhìn thấy Đảng (1958) của Cầm Biêu; Diễn ca thành lập khu tự trị (1954), Mừng mười tám châu của khu tự trị (1955) của Hoàng Nó; Cán bộ với dân mường, Thuông bók đang khay (Bông hoa đang nở- 1962), Quảm khắp diệt doạn (Tiếng hát tăng gia sản xuất -1973) của Lương Quy

Nhân trong đó có một số bài thơ được đánh giá cao trong nền thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam

Cùng với việc phản ánh, ngợi ca cuộc sống mới, chiến thắng Điện Biên

Phủ và công lao của những con người đã “làm nên lịch sử”, thơ ca dân tộc

Thái giai đoạn này còn nói đến niềm tự hào về những con người không chỉ gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu mà còn đoàn kết, chung sức lao động, sản xuất, xây dựng quê hương:

Tim ta tim Bế Văn Đàn Gan ta gan Phan Đình Giót Gót chân khoẻ hơn cả Linh Y

Thà hy sinh không quay lại đời nô lệ

(Ánh hồng Điện Biên- Cầm Biêu)

Các nhà thơ Thái kịp thời phản ánh không khí phấn khởi, nô nức tăng

gia sản xuất, “chăm lo việc hợp tác”, xây dựng đời sống mới: Lúa ngô xanh khắp mọi miền

Ăn cháo mài vẫn vui tiếng hát

(Công Đảng, công Bác- Cầm Biêu)

Trang 30

La Quán Miên với hàng loạt các sáng tác như Trường ca không dứt, Điện sáng bản Tạt hay Bài ca làm ruộng bậc thang ca ngợi sự hăng say lao động,

xây dựng bản làng giàu có, ấm no:

Mồ hôi đổ tháng ngày Lúa mọc như lau sậy Chân bước lên bậc ruộng Vai vác cuộc đời lên

(Bài ca làm ruộng bậc thang- La Quán Miên) Cũng vẫn với nội dung ấy, người đọc có thể bắt gặp trong nhiều sáng

tác khác của các nhà thơ Thái giai đoạn này như Lũng Bìa với thầy giáo miền xuôi, Với Tô Thị Rỉnh của La Quán Miên, Phiêng Bông, Nụ cười của Vương Trung, Thêu Piêu, Bừa ruộng chiêm của Cầm Biêu; Sầm Nga Di với Lời hát của em nối lời hát của mẹ, Đêm quên ngủ hay Cổ tay tròn đuôi cá

Trong số rất nhiều những bài thơ được sáng tác trong giai đoạn này, phần lớn các tác phẩm mang âm hưởng ngợi ca, các nhà thơ ca ngợi cuộc sống mới, ca ngợi những con người bảo vệ và xây dựng quê hương và ca ngợi công lao của Đảng, Bác Hồ, nhân dân các dân tộc miền núi phía Bắc vì đã

làm nên “một Điện Biên lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và công cuộc

đánh đuổi đế quốc Mỹ thắng lợi, mang lại cuộc sống ấm no, tự do cho đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng và cả dân tộc nói chung, vì vậy, những công lao của Đảng, Bác vẫn còn tươi rói trong ký ức của các nhà thơ

Với nhà thơ Cầm Biêu, công lao ấy thật khó có thể diễn đạt thành lời, ông diễn đạt một cách chân thành những tình cảm và lòng biết ơn của mình đối với Đảng, Bác bằng chính niềm tin của mình đối với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc do Đảng và Bác lãnh đạo, đó là:

Ơn Bác ta nghe theo lời Bác

Tin Đảng, ta theo Đảng đến đích cuối cùng

(Công Đảng, Công Bác)

Trang 31

Lương Quy Nhân lại thấy nguồn “ánh sáng mặt trời” do Đảng, cách mạng đem lại cho người Thái:

Thoắt đổi đời từ đêm đen sang ngày sáng Nắng xuống núi rừng ta làm chủ núi rừng

Lò Văn Cậy gửi gắm tâm tư, tình cảm và lòng biết ơn đến Đảng, Bác Hồ

vào “Hạt muối hạt tình” Đây là sự chắt lọc những gì tinh tế, súc động về một

tình yêu đất nước đằm thắm, thiết tha của người dân được đổi đời nhờ Đảng, Bác và cách mạng

Chiến tranh cách mạng đã “sử dụng văn học như một vũ khí” [42, tr.72]

góp phần vào sự nghiệp chung của dân tộc Là một bộ phận của thơ ca Việt Nam hiện đại, thơ dân tộc Thái giai đoạn 1945-1975 cũng không nằm ngoài nhiệm vụ chung ấy Về cơ bản, sáng tác của các nhà thơ Thái thời kỳ này tập trung phản ánh hiện thực của hai cuộc cách mạng, ca ngợi đất nước, con người trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong những năm tháng đất

nước có “chung khuôn mặt, chung tâm hồn” thì cảm hứng yêu nước, tự hào

dân tộc là nét nổi bật và bao trùm lên phần lớn các sáng tác thời kỳ này Mỗi nhà thơ, theo cách riêng của mình đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước dưới nhiều dạng thức khác nhau: Với Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Hoàng Nó thì yêu nước là căm thù giặc, tố cáo, lên án tội ác của giặc; Với Vương Trung, La Quán Miên thì yêu nước là ca ngợi những con người đang cầm vũ khí, đang lao động, sản xuất góp phần cho kháng chiến, còn với Sầm Nga Di hay Lò Văn Cậy thì yêu nước gắn liền với niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, quê hương dân tộc Thái đang đổi thay từng ngày trong vận động, đi lên của cách mạng

Do mục đích tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu nên thơ giai đoạn này mang tính chính luận rõ nét Nội dung xoay quanh các chủ đề, mô típ quen thuộc

Trang 32

như: cách mạng là một ngày hội, môtíp thức tỉnh, giác ngộ Vì vậy, đối tượng các nhà thơ ngợi ca phản ánh cũng là những người đang trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ sự nghiệp chung của cả dân tộc Đó là những người lính canh giữ biên thuỳ trong sáng tác của Vương Trung, người công nhân làm đường, điện trong thơ Cầm Biêu, La Quán Miên hay người nông dân một nắng hai sương với ruộng đồng để tăng gia sản xuất trong thơ Lò Văn Cậy Vì vậy, bóng dáng của con người cá nhân, những tâm tư, tình cảm cá nhân, những vấn đề đời tư hầu như không được đề cập tới

Như vậy, có thể thấy, theo xu hướng phát triển chung của thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945-1975, thơ ca các dân tộc thiểu số (trong đó có thơ ca dân tộc Thái) đã có những bước phát triển đầy khởi sắc Cũng vẫn phản ánh cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc nhưng đề tài và phạm vi hiện thực phản ánh của thơ ca dân tộc Thái thời kỳ này đã mở rộng hơn rất nhiều so với bài thơ cách mạng của Cầm Biêu, Chu Văn Thịnh trước năm 1945 (từ năm 1940-1944)

Để chuyển tải những nội dung ấy, các nhà thơ Thái giai đoạn này đã sử dụng những hình thức nghệ thuật rất gần gũi, quen thuộc với thơ ca dân gian Thái

Trước hết, có thể thấy rằng phần lớn các nhà thơ Thái giai đoạn này dùng tiếng Thái để sáng tác thơ ca Bởi các nhà thơ sáng tác trước hết để vận động, tuyên truyền, cổ vũ tinh thần cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho đồng bào Thái, sau đó dịch sang tiếng Việt để đưa tiếng nói

của dân tộc mình đến với các dân tộc anh em Cầm Biêu sáng tác Peo hưa Mướng Thanh (Ánh hồng Điện Biên- 1984); Lương Quy Nhân có Thuông bók đang khay (Bông hoa đang nở- 1962), Quảm khắp diệt doạn (Tiếng hát tăng gia sản xuất -1973); Khóp nặm đen đin ẻ ẹn lọ hua chaư dên mướng (Biên giới lòng người -1983); Hoàng Nó viết Mía phá sư ha phua chọ sớc Mỹ Diệm pắt pay miền Nam (Vợ gửi thư cho chồng bị Mỹ-diệm bắt vào miền Nam); Lò

Trang 33

Văn Cậy sáng tác Mịt cưa mịt nghịa (Hạt muối hạt tình); Vương Trung viết truyện thơ Ing éng (1967) và 16 bài thơ in trong tập thơ Phóng Nậm rốm

(Sóng Nậm rốm- 1979) Việc các nhà thơ Thái sử dụng tiếng mẹ đẻ để sáng tác sau đó chuyển thể sang tiếng phổ thông một mặt cho thấy sự trân trọng tiếng nói của dân tộc mình của các nhà thơ Thái mặt khác cũng cho thấy thơ Thái giai đoạn đầu mang đậm cách cảm, cách nghĩ , cách tư duy, diễn đạt của người dân tộc Thái

Việc “biết nhiều tục ngữ, dân ca Thái, thuộc lòng những bài như Xống chụ xôn xao, Tản chụ xống xương” và “những lời thơ của các câu chuyện kể ấy in đậm trong tâm trí và theo suốt cuộc đời cầm bút” [11 tr.458, 549] đã

ảnh hưởng không nhỏ đến sáng tác của các nhà thơ Là những nhà thơ thuộc thế hệ đầu tiên của thơ ca Thái hiện đại, Cầm Biêu, Lương Quy Nhân hay Hoàng Nó, Lò Văn Cậy được tắm mình trong nguồn mạch văn hoá dân tộc nên trong phần lớn các sáng tác giai đoạn này ta thấy các nhà thơ Thái đều sử dụng thể thơ truyền thống 7 chữ- 8 dòng, 7 chữ- 4 dòng, vần đường luật, lối phô diễn, những làn điệu dân ca, vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ của văn

học dân gian Thái…Trong 23 bài thơ trong tập thơ Biên giới lòng người của

Lương Quy Nhân có tới 2/3 bài thơ sử dụng thể thơ truyền thống 7 chữ- 8

dòng, 7 chữ- 4 dòng như Ơn Đảng, Mùa xuân con người, Ai chặt được dòng sông, Thơ Thể thơ truyền thống này cũng xuất hiện khá nhiều trong các

sáng tác của Cầm Biêu, La Quán Miên

Vì sử dụng thể thơ truyền thống này nên thơ Thái giai đoạn 1945-1975 rất gần những làn điệu dân ca Thái:

Yêu nhau anh phá lau thành ruộng Ruộng ta rộng xa tận khâu Pha

Hoặc lối phô diễn quen thuộc của truyện thơ:

Thân sinh em dân người Xá Cảu

Trang 34

Bố mẹ nuôi bằng cám ngô nhà Tạo,

Cô chú nuôi bằng vỏ cám trấu nhà Phìa

(Bản Cang Cói thân thương- Lò Văn Cậy)

Những câu thơ có vần điệu như lời hát, điệu “khắp”, “pí”, thiu”, lối hát,

nói đối đáp cũng xuất hiện khá nhiều trong thơ Sầm Nga Di và Cầm Biêu:

Hỏi rằng: “Nhìn coi dưới nước- còn không-vết giầy đinh giặc Pháp? Hai cô đáp: “Thưa anh, nước lũ trôi rêu phủ lấp đi rồi”

Đọc thơ Thái giai đoạn này ngoài việc có thể cảm nhận được lối tư duy, quan niệm sống và những khát vọng của người dân tộc Thái, người đọc còn có thể khám phá ra một thế giới ngôn ngữ, hình tượng giàu chất biểu cảm của ca dao, truyện thơ hay sử thi trong văn học dân gian

Trong sáng tác của La Quán Miên ta thấy bóng dáng của truyện thơ trữ

tình Xống chụ xôn xao ở những câu thơ như những lời tâm tình, tiễn dặn: “Thấy sông đừng quên suối

Nghe nước mát chớ phụ nước trong”

(Tiễn dặn người trai bản)

Đặc biệt Vương Trung sáng tác truyện thơ “In éng” đã phần nào cho thấy

sự ảnh hưởng và sức sống mạnh liệt của thể loại văn học dân gian này trong đời sống hiện đại của dân tộc Thái

Ngoài việc vận dụng và tiếp thu, lối hát đối đáp hay những đặc trưng của thể loại truyện thơ, sử thi trong văn học dân gian, các nhà thơ Thái cũng vận dụng rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao để diễn tả, phản ánh nội dung

hiện đại Gọi cả nhà ăn cơm, Gió, Hai bàn chân, Đất (Lương Quy Nhân); Nam Bắc một nhà (Cầm Biêu); Cổ tay tròn đuôi cá, Bụng ta đỏ lửa (Sầm Nga

Di)

Do ảnh hưởng của nội dung phản ánh, thơ Thái giai đoạn 1945-1975 xuất hiện khá nhiều những bài thơ có kết cấu mà sinh thời Xuân Quỳnh gọi là thứ

Trang 35

thơ “2 giai đoạn”: đoạn đầu các nhà thơ thường hồi tưởng lại quá khứ khổ

đau khi chưa có Đảng, cách mạng, đoạn sau là phản ánh cuộc sống hiện tại tự do, ấm no, hạnh phúc Những bài thơ có kết cấu như trên thường có nội dung ca ngợi công lao của Đảng, Bác Hồ và cuộc kháng chiến thần thánh của dân

tộc, đó là Mường muổi yên vui, Có tổ đổi công (Cầm Biêu), Dưới cờ Đảng, Ơn Đảng (Lương Quy Nhân) Trên đồi nương (Hoàng Nó); Hạt tình (Lò Văn Cậy), Piêng bông (Vương Trung)

Ngôn ngữ thơ Thái giai đoạn này rất gần gũi, dễ hiểu, đó là ngôn ngữ cuộc sống, từ cuộc sống đi vào thơ Các nhà thơ Thái vận dụng lời ăn, tiếng nói hàng ngày của đồng bào Thái để diễn tả những tâm tư, tình cảm của mình Cầm Biêu bộc lộ tình yêu quê hương, bản mường của mình bằng cách so sánh, ví von quen thuộc, giản dị:

Mười bản không bằng bản cắt rốn Mười chốn không bằng chốn chôn rau

Lò Văn Cậy cũng sử dụng ngôn ngữ rất gần gũi và lối diễn đạt dung dị

này trong Bản Cang Cói thân thương:

Cái thân yêu nào bằng cái thân yêu của bản em

Cái thân thương nào bằng cái thân thương của bản em Cang Cói

Với Lương Quy Nhân thì dường như khoảng cách giữa ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày và thơ ca không xa là mấy, vì vậy đọc thơ ông, ta có cảm giác như đang trực tiếp nghe ông tâm sự, rãi bày:

Con út thương của cha à! Mẹ con băm cám lợn rửa tay, Cơm ngon với canh cá chép, Canh ngọt nhà ta no

Trang 36

Do quan niệm thơ phải “dễ đọc, dễ hiểu” nên thơ ca Thái giai đoạn này

không có chủ trương sử dụng cách nói bóng gió, cường điệu, phóng đại Thơ xa lạ với cách làm duyên, trau chuốt ngôn từ, vì vậy sự giản dị đến quen thuộc là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của thơ Thái giai đoạn 1945-1975

Tuy nhiên, từ yêu cầu về nhận thức, thơ phải dễ hiểu nên ngôn ngữ thơ nhiều khi rơi vào đơn giản, dễ dãi, ít chọn lọc, tính hàm súc, tính hình tượng, đa nghĩa bị hạn chế Có không ít những bài thơ tuyên truyền, cổ động nên

“thơ chưa mấy chất thơ” đúng như lời “thú nhận” của Cầm Biêu, đó là những “diễn ca chính sách, văn vần hoá khẩu hiệu chính trị, tả người thực việc thực mà thôi” vì vậy lời thơ đôi khi còn thiếu sức rung cảm Tuy nhiên, thơ Thái

giai đoạn đầu có những điểm mạnh, thơ mang cảm xúc rất chân thành Đó là những tình cảm được khởi phát từ trái tim hồn nhiên, thành thực Chính điệu này đã tạo men say lý tưởng và sức bay bổng cho thơ

1.2.2 Thơ ca dân tộc Thái từ năm 1975 đến nay

Sau năm 1975, đất nước hoà bình, độc lập, đặc biệt Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) và Nghị quyết Trung ương 5 của Bộ Chính trị đã mở ra một giai đoạn mới cho văn học Nền văn học Việt Nam nói chung và thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng phát triển mạnh mẽ, tạo nên một sự đa dạng, phong phú cho đời sống văn nghệ nước nhà

Đây là thời kỳ mà những bản anh hùng ca, những khúc ca ngợi ca chiến thắng chỉ còn là dư âm, là ký ức Đề tài chiến tranh cách mạng, nhân dân anh hùng dần chuyển sang cuộc sống đời thường với những vấn đề đời tư, thế sự Thơ bắt nhịp với sự đa chiều và bộn bề lo toan của cuộc sống Thơ bớt miêu tả mà đi sâu vào tâm trạng cá nhân, cái tôi trở thành trung tâm của cảm hứng sáng tác Những thay đổi ấy đã đặt ra những đòi hỏi, thách thức đối với các nhà thơ dân tộc thiểu số nói chung và các nhà thơ dân tộc Thái nói riêng Thơ

phải vượt khỏi những “khuôn phép thơ sáo mòn” (Anh Ngọc) và phải có

Trang 37

“Tác phẩm hay! Tác phẩm đặc sắc! Tác phẩm có giá trị! Đó là mơ ước, là mục tiêu phấn đấu, là khẩu hiệu hành động của người sáng tác” [85, tr.91]

Có thể nói, sau năm 1975 là thời kỳ thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam có nhiều thành tựu cả về đội ngũ và tác phẩm Các cây bút trẻ xuất hiện ngày càng nhiều trên thơ đàn, nhiều tác phẩm hay được công chúng đón nhận điều đó khiến người ta có thể nhận diện nền thơ ca các dân tộc thiểu số một cách rõ ràng và khẳng định nó như một thực thể riêng, độc đáo trong nền văn học Việt Nam hiện đại

Cùng với sự khởi sắc của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam Đội ngũ

các nhà thơ Thái ngày càng phát triển và được “trẻ hoá” Ngoài lớp các nhà

thơ Thái giai đoạn đầu như Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Lò Văn Cậy thì sự xuất hiện của các nhà thơ trẻ, với cảm nhận mới mẻ về cuộc sống đã góp phần làm cho văn học dân tộc Thái hiện đại sau năm 1975 đa dạng và phong phú

Ngoài thành tựu về đội ngũ, tác phẩm thơ giai đoạn này cũng có những khởi sắc Thế hệ đầu tiên của thơ ca Thái hiện đại là Cầm Biêu, Lương Quy Nhân, Hoàng Nó vẫn tiếp tục sáng tác Những tác phẩm thơ của họ vẫn tràn

đầy sức sống và tình yêu quê hương, con người Hoàng Nó có Tiếng hát mường ban (1987); Lương Quy Nhân có Lửa hồng một góc và Hoa trời in chung năm 1987, tiêu biểu là Độ dày của tình yêu (1994); Cầm Biêu vẫn tỏ ra sung sức với hàng loạt các tập thơ như Bản mường nhớ ơn (1993), Mường chanh há (1995), Pông hặc (1995), đặc biệt là Peo fẫy mí mọt (Ngọn lửa

không tắt-1994)

Tiếp nối thế hệ các nhà thơ lớp trước, La Quán Miên sau Hương đất quế tiếp tục với Bản quê ta yêu dấu (1996), Con đường bản Đôn in chung (1999), Trong thung lũng (2002) Cầm Bá Lai ra đi khi chưa có tập thơ đầu tay, chỉ kịp để lại 400 bài thơ bản thảo, nhưng rồi tập thơ Hoa và nắng của ông cũng

được bạn bè ông cho ra mắt bạn đọc Lò Vũ Vân sau một số bài thơ in chung

trong tập thơ Vòng xoè (1980) thì tăng tốc bằng một số tập thơ khác như

Trang 38

Tiếng sấm vào mùa (1998), Nhặt hoa trăng (2000) và mới đây nhất là tập thơ gồm 70 bài thơ ra mắt bạn đọc, đó là Đi từ miền gió hoang (2006) Cây bút trẻ Lò Cao Nhum vụt sáng và bứt phá ở Giọt sao trở về (1995), Rượu núi (1996), Mùa hoa chuông in chung (1997) Sàn trăng (2000), Theo lời hát về nguồn

(2001

Không chỉ sáng tác thơ, các tác giả dân tộc Thái còn nghiên cứu, giới

thiệu, sưu tầm văn học dân gian như Hạn khuống (1991) của Lương Quy Nhân; Hạn khuống (1990), Nàng Công Cắm (1993), Lễ xên kẻ (1994) của Cầm Biêu; Hoàng Nó dịch truyện thơ dài ngàn câu Păn cứn pai nưng (2001); La Quán Miên sưu tầm và dịch, biên soạn: Truyện thơ và đồng dao Thái miền Tây Nghệ An (1996), Chim Yểng (1997), Đám cưới trên núi (1997), viết truyện, ký Hai người trở về (1996), Vùng đất hoa Cờ Mạ (1997), Bản nhỏ tuổi thơ (2000), Năm học đã qua (2003); Lò Cao Nhum dịch dân ca Thái Lời hát trong lễ hội chá chiêng (2001)

Sau năm 1975, các nhà thơ dân tộc thiểu số nói chung và các nhà thơ Thái nói riêng viết đề tài miền núi nhiều hơn, tập trung hơn, đi sâu vào những nét đời thường với cảm hứng lãng mạn, lạc quan, tươi vui Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít những bài thơ là sự triết lý, chiêm nghiệm về cuộc đời, con người, sự cô đơn khi đối diện với cái cũ- mới, truyền thống - hiện đại

Đề tài miền núi không phải đến sau năm 1975 mới xuất hiện trong thơ Thái mà thực tế ở giai đoạn 1945-1975, Cầm Biêu, Lương Quy Nhân hay Vương Trung và rất nhiều những nhà thơ khác đã nói đến tình yêu, lòng tự hào về quê hương và con người dân tộc Thái

Quê hương miền núi trong sáng tác của Cầm Biêu giai đoạn 1945-1975

là “Thiên đường” (Thiên đường từ chốn này), là nơi chôn rau, cắt rốn không gì sánh nổi (Nhớ bản cũ), là những con người tuy không cùng thôn, cùng bản, tuy ở mọi miền tổ quốc nhưng vẫn cùng chung “giọt máu hồng”, cùng chung

Trang 39

“một bầu sữa mẹ” (Quê hương của tình yêu), còn đối với Lương Quy Nhân, khái niệm quê hương được mở rộng hơn, ở tầm cao hơn, đó là Tổ quốc (Mùi quê)

Con người miền núi là những con người dũng cảm, kiên cường trong sản xuất và chiến đấu, họ mang vẻ đẹp vừa chân chất, giản dị, vừa kỳ vĩ, anh hùng

Đèn chung bấc, Núi đan rào (Lò Văn Cậy), Hội cấy thi, Nụ cười (Vương Trung), Ngược dòng quyết đi tới ngọn nguồn, Thêm một mũi gươm (Lương Quy Nhân), Điện sáng bản Tạt, Bài ca làm ruộng bậc thang (La Quán Miên), Lời hát của em nối lời hát của mẹ, Đêm quên ngủ hay Cổ tay tròn đuôi cá

của Sầm Nga Di

Khác với giai đoạn 1945-1975, các nhà thơ Thái sau năm 1975 tập trung nói nhiều đến quê hương với cảm xúc đời thường Quê hương trong sáng tác của Lò Cao Nhum là hình ảnh ngôi nhà sàn- một đặc trưng tiêu biểu

của người dân tộc Thái Ngôi nhà sàn của tôi, là thứ lúa đặc sản thơm, dẻo như “dòng sữa” (Cây lúa) ; là bát “rượu” được chắt lọc từ những gì tinh tuý nhất

của núi rừng:

Rượu nhà tôi

Có ngọt mật ong vách đá Có chua măng ướp chum vò

(Rượu núi)

Nhà thơ thể hiện tình yêu của mình với quê hương bằng cách ca ngợi những đặc sản của quê hương như lúa, rượu cần Nói đến những đặc sản ấy người ta liên tưởng ngay đến quê hương, xứ sở của người Thái và bàn tay tài hoa, sáng tạo, khéo léo của người Thái Bằng cách thể hiện giản dị, mộc mạc và chân thành, quê hương hiện lên trong thơ Lò Cao Nhum rất đỗi gần gũi và thân quen

Với La Quán Miên, quê hương cũng là nỗi nhớ về ngôi nhà sàn “mang dáng chim Phượng Hoàng” (Xa quê), là Nắm đất bản quê, là sự tri ân mảnh

Trang 40

đất bao dung, hiền hoà của con người trong Mỗi lần đi xa, Con đường bản Đôn, là dòng sông tuổi thơ hiền hoà, yên ả:

Hiền hoà Nặm Huống sông quê, Một dòng trong xanh tận đáy Tuổi thơ tha hồ vùng vẫy, Sóng đùa, sóng giỡn trên vai

(Sông quê ngày trở lại)

Trong thơ của La Quán Miên, quê hương gắn liền với nỗi nhớ Đó là một miền ký ức trong trẻo, mát lành, luôn luôn hiện hữu trong ông, có tác dụng bồi đắp hồn thơ La Quán Miên Mỗi lần xa quê, miền ký ức ấy lại dậy sóng Cũng giống như Lò Cao Nhum, quê hương trong thơ La Quán Miên rất thân thuộc, giản dị

Sau năm 1975, thơ ca Thái không còn bóng dáng của những con người mang vẻ đẹp của sử thi như người lính, những người công nhân, nông dân đang gồng mình để tăng gia sản xuất, thay vào đó là những con người chân thật, giản dị và rất đời thường Đó là người lính còn may mắn sống sót sau

chiến tranh nhưng không còn lành lặn, phải “nằm nghiêng nhìn bầu trời núi, nằm sấp nhìn vào cuộc đời”:

Bước thấp, bước cao trên những luống cầy Chân đi khập khiễng trên nương, trên rẫy

Là người lao công thầm lặng, ngày ngày kết bạn với “lá khô”, thì thầm với “cành rụng”:

Đường chổi đi bụi lá Thầm thì góc trời mai Vun già nua cho đất Ru nỗi buồn cho cây

(Người dọn lá- Lò Cao Nhum)

Là những người nông dân “chăn vịt” chăm chỉ, hiền lành, chất phác:

(Con chim của núi- La Quán Miên)

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan