Bài soạn Đề thi thử số 09

5 291 0
Bài soạn Đề thi thử số 09

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề số 09 (Thpì gian: 90 phút) Câu 1: Tần số hoán vị gen là 20% thì phép lai nào dưới đây cho tỷ lệ phân li 1 : 1 : 1 : 1? a. AB/ab x ab/ab b. Ab/ab x Ab/aB c. Ab/ab x aB/ab d. Ab/aB x ab/ab Câu 2: 1 gen sau đột biến bị giảm 1 liên kết hidro nhưng chiều dài không đổi. Đột biến này thuộc dạng a. mất 1 cặp nucleotit b. đảo vị trí nucleotit c. thay thế 1 cặp nucleotit d. thêm 1 cặp nucleotit Câu 3: 1 nhiễm sắc thể của 1 loài mang nhóm gen theo thứ tự là: MNOPQRS, nhưng ở 1 cá thể trong loài người ta phát hiện nhiễm sắc thể đó mang nhóm gen là: MNQPORS. Đây là đột biến a. gen. b. lặp đoạn nhiễm sắc thể. c. mất đoạn nhiễm sắc thể. d. đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 4: Trẻ đồng sinh khác trứng chỉ khác anh em ruột bình thường ở chỗ a. có cùng kiểu gen. b. có cùng kiểu hình. c. sinh ra cùng 1 thời điểm. d. có cùng nhóm máu. Câu 5: Loại đột biến nào sau đây thường có lợi cho sinh vật? a. Đột biến gen. b Đột biến đa bội. c. Đột biến dị bội. d. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Câu 6: Về mùa đông, ruồi, muỗi phát triển ít chủ yếu là do a. nhiệt độ thấp. b. di cư sang những vùng có điều kiện thuận lợi hơn. c. ánh sáng yếu. d. thức ăn thiếu. Câu 7: Chất consixin thường được dùng để gây đột biến đa bội ở thực vật do nó có khả năng a. kích thích cơ quan sinh trưởng phát triển. b. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào. c. tăng cường quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ. d. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho nhiễm sắc thể không phân li. Câu 8: Thể dọt biến mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm 1 chiếc được gọi là thể a. đa nhiễm. b. tam nhiễm. c. tam bội. d. 1 nhiễm Câu 9: Phân tử protein được tổng hợp từ gen đột biến chỉ khác phân tử protein được tổng hợp từ gen bình thường ở axit amin thữ 350. Dạng đột biến nào có thể sinh ra protein biến đổi trên là a. mất nucleoti ở bộ 3 mã hóa axit amin thứ 350 b. thêm nucleoti ở bộ 3 mã hóa axit amin thứ 350 c. đảo vị trí hoặc thêm nucleotit ở bộ 3 mã hóa axit amin thứ 350 d. đảo vị trí hoặc thay thế nucleotit ở bộ 3 mã hóa axit amin thứ 350 Câu 10: Dạng song nhị bội hữu thụ được tạo ra bằng cách a. gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân 5-BU b. gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân EMS c. gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân consixin d. lai xa kèm đa bội hóa Câu 11: Nếu tần số trao đổi chéo giữa 2 gen là 7%. Tính theo lý thuyết, khoảng cách giữa 2 gen này trên nhiễm sắc thể sẽ là a. 3,5cM b. 7cM c. 14cM d. 21cM Câu 12: Ở cà chua có 2n = 24 nhiễm sắc thể, số loại thể 1 nhiễm đơn khác nhau có thể tạo ra là a. 48 b. 36 c. 24 d. 12 Câu 13: Nếu P có kiểu gen AAaa tự thụ phấn, trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường thì tỷ lệ kiểu gen ở F 1 là a. 1 aaaa : 8AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 1 Aaaa b. 1aaaa : 8AAAa : 18Aaaaa : 8AAaa : 1AAAA c. 1aaaa : 8Aaaa : 8AAaa : 18AAAa : 1AAAA d. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa Câu 14: Ở người, hoocmon testosteron đi vào tế bào và liên kết với 1 số protein đặc biệt. Sau đó các protein này lại liên kết với những vị trí đặc biệt trên ADN của tế bào. Hoạt động của protein này có thể là a. giúp cho ARN polimeraza phiên mã 1 số gen. b. thúc đẩy quá trình tái tổ hợp của ADN c. tháo xoắn ADN, do đó các gen của nó sẽ được phiên mã. d. gây đột biến gen. Câu 15: 1 tế bào tủy xương người ở kỳ đầu của quá trình phân bào chứa 46 nhiễm sắc thể. Có bao nhiêu crômatit trong tế bào ở thời điểm đó? a. 46 b. 92 c. 23 d. 46 hoặc 92 tùy thuộc vào việc đó là giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối của kỳ đầu. Câu 16: 1 gen quy định tổng hợp phân tử protein có trình tự các axit amin như sau: Met - Gli - Glu - Thr - Lis - Cai - Pro. Gen đó bị đột biến đã quy định tổng hợp phân tử protein có trình tự các axit amin như sau: Met - Arg - Glu - Thr - Lis - Vai - Pro. Dạng đột biến trên là a. mất cặp nucleotit b. thêm cặp nucleotit c. thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác. d. đảo vị trí 2 cặp nucleotit trong 2 bộ 3 khác nhau. Câu 17: Ở 1 loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp; tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa đỏ thu được F 1 có kiểu hình thân thấp, hoa trắng chiếm 12,5%. Nếu F 1 có 1600 cây thì có bao nhiêu cây thân thấp, hoa đỏ? a. 200 b. 400 c. 600 d. 800 Câu 18: Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh ra các con có đủ 4 nhóm máu (A, B, AB, O)? a. I A I O x I B I O b. I A I B x I A I A c. I A I B x I O I O d. I A I B x I B I B Câu 19: Cho P: AB/ab x AB/ab, hoán vị gen xảy ra ở 1 bên thì số loại kiểu gen ở F 1 là a. 3 b. 5 c. 7 d. 9 Câu 20: Phép lai nào dưới đây có khả năng cao nhất để thu được 1 con chuột với kiểu gen AABb trong 1 lứa đẻ a. AaBb x AaBb b. AaBb x AABb c. AABB x aaBb d. AaBb x AaBB Câu 21: Cho ruồi giấm thuần chủng mình xám, cánh cụt lai với ruồi giấm tthuần chủng mình đen, cánh dài được F 1 toàn ruồi mình xám, cánh dài. Cho ruồi cái F 1 lai phân tích, xảy ra hoán vị gen với tần số 17% thì kết quả nào dưới đây là phù hợp? a. 41,5% xám cụt : 41,5% đen dài : 8,5% xám dài : 8,5% đen cụt. b. 41,5% xám dài : 41,5% đen dài : 8,5% xám cụt : 8,5% đen cụt. c. 41,5% xám dài : 41,5% đen cụt : 8,5% xám cụt : 8,5% đen dài. d. 41,5% xám cụt : 41,5% đen cụt : 8,5% xám dài : 8,5% đen dài. Câu 22: Trong các bằng chứng tiến hóa sau đây thì bằng chứng nào có tính thuyết phục nhất về nguồn gốc chung của các loài? a. Bằng chứng sinh học phân tử. b. Bằng chứng địa lí sinh học. c. Bằng chứng phôi sinh học. Bằng chứng giải phẫu so sánh. Câu 23: Loài vượn người nào sau đây có quá trình phát triển phôi giống sự phát triển của phôi người nhiều nhất? a. Đười ươi. b. gorila c. Tinh tinh. d. Vượn. Câu 24: Để xác định mức độ tương đồng về trình tự nucleotit giữa các loài, người ta thường sử dụng phương pháp a. lai phân tích. b. lai tế bào. c. lai phân tử. d. lai xa. Câu 25: Để kiên định và củng cố những tính trạng mong muốn ở cây trồng, người ta thường tiến hành a. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây trồng giao phấn. b. Lai khác dòng đơn. c. Lai khác dòng kép. d. Giao phấn ở cây trồng. Câu 26: Để tạo ưu thế lai người ta tiến hành a. lai cùng dòng. b. lai khác dòng. c. tự thụ phấn ở thực vật. d. giao phối cận huyết ở động vật. Câu 27: enzim restrictaza dùng trong kỹ thuật cấy gen có vai trò a. nối gen cần ghép với plasmit tạo ADN tái tổ hợp. b. đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. c. tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn. d. cắt gen ở những nucleotit xác định. Câu 28: Các tia phóng xạ được dùng để gây đột biến nhân tạo vì chúng có khả năng a. cắt đứt các sợi dây vô sắc của thoi phân bào b. cản trở sự hình thành của thoi phân bào. c. kích thích và ion hóa các nguyên tử. d. kích thích nhưng không gây ion hóa các nguyên tử. Câu 29: Con lai khác loài thường bất thụ do a. bộ nhiễm sắc thể của con lai không có cặp tương đồng. b. cấu tạo giải phẫu, đặc tính sinh lí của con lai xa không bình thường. c. không có sự tương hợp giữa nhân và tế bào chất của con lai xa. d. chu kỳ sinh dục của con lai xa bị rối loạn. Câu 30: Cơ thể lai xa kèm đa bội hóa chứa bộ nhiễm sắc thể a. song nhị bội. b. song đơn bội. c. tứ bội. d. lưỡng bội. Câu 31: Tài nguyên nào dưới đây là tài nguyên không tái sinh? a. Sinh vật biển. b. Năng lượng mặt trời. c. Than đã. d. Rừng. Câu 32: 1 gen của tế bào nhân chuẩn được đưa vào tế bào vi khuẩn. Trong tế bào vi khuẩn, gen này được phiên mã và dịch mã tạo thành protein nhưng protein này không còn chức năng như cũ vì nó chứa nhiều axit amin hơn protein của gen đó khi được tổng hợp trong tế bào nhân chuẩn. Tại sao lại thế? a. Vì tế bào nhân và tế bào nhân chuẩn sử dụng các bộ mã di truyền khác nhau. b. Vì khi phiên mã tring tế bào nhân sơ, mARN không được biên tập như trong tế bào nhân chuẩn. c. Vì trong thời gian tồn tại của mARN trong tế bào nhân rất ngắn. d. vì riboxom của tế bào nhân lắp nhầm các axit amin khi dịch mã gen của tế bào nhân chuẩn. Câu 33: Tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thường dẫn tới hiện tượng thoái hóa giống vì a. tần số kiểu gen đồng hợp tăng, các gen lặn đột biến được biểu hiện. b. tần số kiểu gen đồng hợp giảm, các gen đột biến lặn không biểu hiện. c. tần số kiểu gen fị hợp tăng, các gen lặn đột biến được biểu hiện. d. Tần số kiểu gen dị hợp giảm, các gen lặn đột biến không niểu hiện. Câu 34: Ví dụ nào sau đây minh họa cho cơ chế cách li sau hợp tử? a. Vịt trời mỏ dẹt và vịt trời mỏ nhọn giao phối vào các mùa khác nhau trong năm. b. 1 loài cỏ sống trong đất bình thường, loài cỏ khác sống trong đất nhiễm đồng. c. Cây lai giữa 2 loài cà độc dược khác nhau thường bị chết. d. Tinh trùng của ngan thường chết trong ống dẫn trứng của vịt. Câu 35: 1 quần thể tự thụ phấn ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền là 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa. Sau 5 thế hệ tự thụ phấn, tần số alen A và a trong quần thể lần lượt là a. A = 0,2; a = 0,8 b. A = 0,4; a = 0,6 c. A = 0,6; a = 0,4 d. A = 0,5; a = 0,5 Câu 36: Ở 1 quần thể ngẫu phối đã đặt trạng thái cân bằng Hacdi-Vanbec số cá thể lông hung chiếm 16%. Biết gen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với gen a quy định lông hung. Cấu trúc di truyền của quần thể trên là a. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa b. 0,48AA : 0,36Aa : 0,16aa c. 0,16AA : 0,36Aa : 0,48aa d. 0,48AA : 0,16Aa : 0,36aa Câu 37: Ở 1 loài thực vật giao phấn, gen quy định màu hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen quy định màu hoa trắng. Quần thể nào sau đây của loài trên đạt trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec? a. Quần thể có toàn hoa đỏ. b. Quần thể có toàn hoa trắng. c. Quần thể có 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng. d. Quần thể có 25% cây hoa đỏ : 75% cây hoa trắng. Câu 38: 1 số loài cây (hồi, mỡ, lim, xà cừ, .) có lá ở phần ngọn nhỏ, dày, có tầng cutin dày, nhiều gân, màu lá nhạt. Lá ở phần tán có phiến lớn, mỏng, cutin mỏng, ít gân, màu thẫm. Hiện tượng trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của thực vật? a. Hàm lượng CO 2 b. Ánh sáng. c. Nhiệt độ d. Độ ẩm. Câu 39: Môn khoa học nghiên cứu sự tiến hóa bằng cách so sánh những giai đoạn sớm nhất trong quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật được gọi là a. giải phẫu học so sánh. b. phôi sinh học. c. hóa sinh học. d. di truyền phân tử. Câu 40: Tìm phát biểu sai về khó khắn gặp phải khi nghiên cứu di truyền người? a. Người sinh sản chậm, đẻ ít con. b. Bộ nhiễm sắc thể của người có số lượng nhiều, kích thước của các nhiễm sắc thể nhỏ, ít sự khác nhau. c. Các tính trạng ở người không di truyền theo quy luqqtj như là ở các sinh vật khác. d. Người sống có đạo đức, có xã hội vì thế không thể tiến hành lai hoặc gây đột biến nhân tạo. Câu 41: Có 2 chị em sinh đôi cùng trứng, người chị lấy chồng nhóm máu O sinh con nhóm máu A, người em lấy chồng nhóm máu A sinh con nhóm máu O. Kiểu gen của 2 chị em là a. I A I B b. I A I O c. I B I O d. I O I O Câu 42: Gen A và B cách nhau 12cM. 1 cá thể dị hợp có cha mẹ là Ab/Ab và aB/aB sẽ tạo ra giao tử với tần số nào dưới đây? a. 44% AB : 6%Ab : 6%aB : 44%ab b. 6% AB : 44%Ab : 44%aB : 6%ab c. 12% AB : 38%Ab : 38%aB : 12%ab d. 6% AB : 6%Ab : 44%aB : 44%ab Câu 43: Ở người, bệnh máu khó đông được quy định bởi 1 gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y. Trong 1 gia đình có bố, mẹ đều bình thường, sinh 1 con trai đầu lòng bị máu khó đông. Xác suất sinh đứa con trai thứ 2 của họ bị máu khó đông là a. 25% b. 12,5% c. 6,25% d. 50% Câu 44: Trên cùng 1 dòng sông chảy vào hồ, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên qua thời gian dài, từ 1 loài gốc đã hình thành nên 3 loài cá hồi mới có các đặc điểm thích nghi khác nhau. Loài 1: đẻ trong hồ vào mùa đông. Loài 2: đẻ ở cửa sông vào mùa xuân - hè. Loài 3: đẻ ở đoạn giữa sông vào mùa thu - đông. Sự hình thành các loài cá hồi trên diễn ra theo con đường nào? a. Con đường địa lí. b. Con đường sinh thái. c. Con đường sinh sản. d. Con đường lai xa và đa bội hóa. Câu 45: Bệnh pheninketo ở người xuất hiện do a. chuỗi beta hemoglobin bị biến đổi 1 axit amin b. thiếu enzim chuyển hóa phenilanalin thành tirozin c. thiếu enzim chuyển hóa tirozin thành phenilanalin d. chuỗi anpha hemoglobin bị biến đổi 1 axit amin Câu 46: Người mắc hội chứng tiêng mèo kêu chắc chắn sẽ bị đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể số a. 5 b. 21 c. 22 d. 18 Câu 47: Ngày nay, nhiều quần thể côn trùng có khả năng kháng lại 1 số loại thuốc diệt côn trùng. Khả năng này có được là do a. các cá thể côn trùng tạo được hàng rào miễn dịch với thuốc sau khi tiếp xúc với thuốc. b. côn trùng cần phải tăng khả năng chống chịu với thuốc diệt sâu bọ sau khi loại thuốc đó được sử dụng. c. 1 số ít cá thể côn trùng có lẽ đã có khả năng kháng thuốc trước khi thuốc được sử dụng. Trong môi trường có thuốc, các cá thể này sống sót và sinh sản tốt hơn các cá thể bình thường. d. côn trùng luôn có xu hướng cố gắng thích nghi với môi trường sống của chúng. Câu 48: Động vật biến nhiệt, khi nhiệt độ môi trường tăng thì a. nhiệt độ cơ thể không thay đổi. b. nhiệt độ cơ thể tăng. c. nhiệt độ cơ thể giảm xuống. d. nhiệt độ cơ thể tăng rồi lại giảm. Câu 49:Con ve bét hút máu con chó là kiểu quan hệ nào sau đây? a. Quan hệ ký sinh vật chủ. b. Quan hệ hội sinh. c. Quan hệ hợp tác. d. Quan hệ cộng sinh. Câu 50: Cho 2 cây hoa trắng thuần chủng giao phấn với nhau thu được F 1 toàn hoa đỏ, F 2 nhận được tỷ lệ 9 đỏ : 7 trắng. Kiểu gen nào của P dưới đây phù hợp với phép lai trên? a. AABB x aabb b. AAbb x aaBB c. AABB x aaBB d. AAbb x aabb --------------------- HẾT ----------------------- . Đề số 09 (Thpì gian: 90 phút) Câu 1: Tần số hoán vị gen là 20% thì phép lai nào dưới đây cho tỷ. tần số kiểu gen đồng hợp tăng, các gen lặn đột biến được biểu hiện. b. tần số kiểu gen đồng hợp giảm, các gen đột biến lặn không biểu hiện. c. tần số kiểu

Ngày đăng: 04/12/2013, 23:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan