Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

126 1.1K 6
Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Hoàng Thị Quỳnh Ngân BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ. Mã số: 60 22 01. LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đào Thị Vân Thái Nguyên, năm 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Hoàng Thị Quỳnh Ngân BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Thái Nguyên, năm 2008 MỤC LỤC Trang Phần mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Cấu trúc của luận văn 8 Phần nội dung chính 9 Chương 1 - Cơ sở lý thuyết 9 1.1. Lý thuyết về ngữ dụng học 9 1.2. Vài nét về bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá Tày 32 1.3. Vài nét về ngôn ngữ trong văn xuôi Vi Hồng 33 1.4. Kết luận chương 34 Chương 2 - Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện cấu tạo ngữ pháp 35 2.1. Cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập (tham thoại dẫn nhập) trong văn xuôi Vi Hồng 35 2.2. Cấu tạo ngữ pháp của lời hồi đáp (tham thoại hồi đáp) trong văn xuôi Vi Hồng 44 2.3. Cấu tạo ngữ pháp của lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng 53 2.4. Kết luận chương 63 Chương 3 - Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét về phương diện dụng học 64 3.1. Những lớp hành vi ngôn ngữ được sử dụng trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) 64 3.2. Chủ ngôn của các hành vi ngôn ngữ trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) 86 3.3. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp được sử dụng trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) 91 3.4. Kết luận chương 102 Chương 4 - Những yếu tố cơ bản tạo nên nét riêng của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng 103 4.1. Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng sử dụng hệ thống từ của tiếng dân tộc 103 4.2. Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng sử dụng hệ thống thành ngữ 108 4.3. Phương thức diễn đạt trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) 110 4.4. Phong tục tập quán của dân tộc Tày thể hiện trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) 114 4.5. Kết luận chương 116 Phần kết luận 117 Tài liệu tham khảo và tư liệu khảo sát 119 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hội thoại là một trong những hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm bởi sự đa dạng, thú vị và phức tạp của nó. Tìm hiểu lời thoại không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi giao tiếp thường ngày mà còn cần phải dấn vào địa hạt văn chương, đặc biệt là văn xuôi mới có thể thấy hết màu sắc của lời thoại. 1.2. Vi Hồng là nhà văn dân tộc miền núi tiêu biểu cho bộ phận văn học thiểu số Việt Nam sau cách mạng. Chất dân tộc và miền núi Việt Bắc là yếu tố làm nên nét đặc sắc và mới lạ trong sáng tác của ông dù ở bất kỳ thể loại nào, truyện ngắn hay tiểu thuyết. Trong tác phẩm của mình, Vi Hồng đã đề cập đến nhiều mặt khác nhau của con người và cuộc sống các dân tộc thiểu số miền núi. Chính cuộc sống sinh động của con người Việt Bắc được phản ánh chân thực đã đưa các tác phẩm của ông trở thành khóm hoa lạ trong vườn hoa dân tộc. PGS.TS Vũ Anh Tuấn đã nhận xét: "Thành tựu lớn nhất mà Vi Hồng để lại cho đồng bào dân tộc miền núi có lẽ được trầm kết trong những trang văn. Mạch lạc và dứt khoát, đôi khi đến cực đoan trong đời riêng, trái tim nhà văn Vi Hồng vẫn không ngừng đập giữa hai dòng yêu thương và hờn giận. Song, trước sau, ông vẫn là một con người nhân hậu, giàu lòng yêu thương và khao khát được yêu thương" [52,15]. Nhà văn Vi Hồng thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, nghiên cứu văn học, đặc biệt là tiểu thuyết. Với hơn 10 cuốn tiểu thuyết, Vi Hồng đã đề cập đến nhiều mặt khác nhau của con người và cuộc sống các dân tộc thiểu số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 miền núi, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển thể loại tiểu thuyết văn học thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Trong những năm qua, các tác phẩm của Vi Hồng chưa được giới ngôn ngữ học quan tâm đúng mức. Đã có khá nhiều bài viết cũng như công trình nghiên cứu về các tác phẩm của ông nhưng các bài viết hay công trình này mới chỉ dừng lại dưới dạng đánh giá chung hoặc phê bình một vài tác phẩm cụ thể. Việc tìm hiểu ngôn ngữ nói chung, đặc biệt nghiên cứu về lời thoại nói riêng trong tiểu thuyết của Vi Hồng đến nay dường như còn để ngỏ. 1.3. Tiếp cận tiểu thuyết Vi Hồng để tìm hiểu đặc điểm lời thoại trong thể loại này của ông không chỉ giúp ta thấy được phong cách nghệ thuật của văn xuôi Vi Hồng mà còn giúp ta thấy được lối nói riêng của người miền núi Cao Bằng, thấy được sự đa dạng của lời thoại, từ đó góp phần củng cố lý thuyết hội thoại nói riêng và lý thuyết ngữ dụng nói chung. Thiết nghĩ, những điều trình bày trên đây cho thấy việc tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng là công việc cần thiết và nên làm. Đó cũng chính là những lý do cơ bản khiến chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về nghiên cứu lý thuyết hội thoại Từ lâu, hội thoại đã trở thành lĩnh vực được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đặc biệt quan tâm. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hội thoại. Trên thế giới, hội thoại được các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng như C.K.Orecchioni, H.P.Grice, G.Leech, D.Wilson .khai thác khá toàn diện về các vấn đề như: cấu trúc hội thoại, các quy tắc hội thoại hay sự vận động hội thoại v.v . Ở Việt Nam, những vấn đề lý thuyết hội thoại đã được các nhà ngôn ngữ học tiêu biểu như GS.TS Đỗ Hữu Châu, GS.TS Nguyễn Đức Dân, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 GS.TS Nguyễn Thiện Giáp đi sâu nghiên cứu. Trong công trình "Đại cương Ngôn ngữ học" (Tập II, Ngữ dụng học), Đỗ Hữu Châu đã trình bày một cách hệ thống và phân tích trên cứ liệu tiếng Việt về lý thuyết hội thoại với các nội dung chủ yếu: vận động hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời các quy tắc hội thoại, thương lượng hội thoại, cấu trúc hội thoại và ngữ pháp hội thoại. Cũng bàn về hội thoại, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn "Dụng học Việt ngữ" đã đề cập đến các yếu tố của cấu trúc hội thoại, cặp thoại, câu đáp được ưu tiên, sự trao đáp và thương lượng hội thoại, những lời ướm thử và những yếu tố phi lời trong hội thoại,v.v . Ngoài ra, một số luận án tiến sĩ cũng bước đầu tìm hiểu về lý thuyết hội thoại như hai luận án tiến sĩ: "Bước đầu tìm hiểu cấu trúc hội thoại, cuộc thoại, đoạn thoại" của Nguyễn Thị Đan, Trường Đại Sư phạm Hà Nội I, 1995 và "Đề tài diễn ngôn: Sự cộng tác hội thoại để hình thành đề tài diễn ngôn và các hành vi dẫn nhập đề tài diễn ngôn" của Chu Thị Thanh Tâm, Trường Đại Sư phạm Hà Nội I, 1995. Lý thuyết hội thoại còn được soi sáng trong từng tác phẩm văn chương cụ thể qua một số bài nghiên cứu, luận văn tiến sĩ hay luận văn cử nhân như: luận án tiến sĩ "Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao" của Mai Thị Hảo Yến, ĐHSP Hà Nội I, 2000; luận văn cử nhân"Tìm hiểu thoại dẫn trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố" của Vũ Thị Quyên, ĐHSP Thái Nguyên, 2003. Trong hai công trình này, các giả đều chú ý tìm hiểu về thoại dẫn - một bộ phận quan trọng của hội thoại chứ không đi sâu vào lời thoại. Tóm lại, các công trình đã dẫn trên đây cho thấy hội thoại là một mảnh đất màu mỡ cần được nghiên cứu và khai thác song việc đi sâu tìm hiểu lời thoại trong từng tác phẩm cụ thể là vấn đề vẫn còn để ngỏ như đã nói ở trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 2.2. Về nghiên cứu văn xuôi Vi Hồng 2.2.1. Từ góc độ văn chương Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các tác phẩm của nhà văn Vi Hồng đã được quan tâm và chú trọng. Một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã khai thác các tác phẩm của nhà văn Vi Hồng dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong luận văn“Tính dân tộc trong tiểu thuyết: Tháng năm biết nói; Chồng thật vợ giả và Núi cỏ yêu thương của nhà văn Vi Hồng" (Luận văn cử nhân, ĐHSP Thái Nguyên, 2004), Nông Thị Quỳnh Trâm đã làm sáng tỏ và khẳng định những đặc sắc của tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng trên hai phương diện: nội dung (tìm hiểu tính dân tộc qua cảm hứng về thiên nhiên, về phong tục tập quán, về nhân vật và cốt cách - tâm hồn nhân vật trong tác phẩm) và hình thức (biện pháp so sánh - liên tưởng, câu văn giàu hình ảnh, cách xây dựng kết cấu theo lối truyền thống .). Cũng nghiên cứu về tính dân tộc trong tác phẩm của Vi Hồng, luận văn thạc sĩ "Tính dân tộc trong tiểu thuyết Vi Hồng" (Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên, 2003) của tác giả Hoàng Văn Huyên được xem là công trình nghiên cứu công phu nhất về tiểu thuyết Vi Hồng từ trước đến nay. Trong đó, luận văn đã chỉ ra cốt cách tâm hồn dân tộc Việt Bắc trong hệ thống nhân vật Vi Hồng, chỉ ra một số phương diện nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc như: lời văn giản dị, mộc mạc… Còn tác giả Vi Hà Nguyên thì tìm hiểu "Hình tượng nhân vật thiếu nhi trong truyện viết cho thiếu nhi của Vi Hồng" (Luận văn cử nhân, ĐHSP Thái Nguyên, 2004). Trên cơ sở những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật thiếu nhi của Vi Hồng, luận văn đã có được cái nhìn đúng đắn về sự phản ánh con người miền núi trong sáng tác của nhà văn, thấy được nét độc đáo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả, góp phần khẳng định những đóng góp của Vi Hồng trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đặc biệt, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng đã được TS Phạm Mạnh Hùng - Đại học Thái Nguyên nghiên cứu một cách toàn diện trong đề tài "Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng" (Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2003). Trong khi việc nghiên cứu và tìm hiểu văn xuôi Vi Hồng còn mới mẻ thì đề tài này có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp những cứ liệu về các tác phẩm của Vi Hồng. 2.2.2. Từ góc độ ngôn ngữ Trên phương diện ngôn ngữ, có một số đề tài và luận văn cử nhân của sinh viên như: "Giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Vi Hồng" (Đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP Thái Nguyên, 2005) của Ngô Thu Thuỷ, "Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết "Người trong ống" của nhà văn Vi Hồng" (Luận văn cử nhân, ĐHSP Thái Nguyên, 2007) của Trần Thị Hồng Nhung . nghiên cứu về các tác phẩm của nhà Vi Hồng từ các góc độ như: giọng điệu trần thuật, cấu trúc ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ . nhằm toát lên phong cách của nhà văn. Tuy nhiên, nếu xét từ phương diện ngữ dụng học thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng một cách bài bản và có hệ thống. Tóm lại, các công trình đã dẫn trên cho thấy việc nghiên cứu văn xuôi Vi Hồng dưới nhiều góc độ bắt đầu có sức thu hút nhiều người nghiên cứu. Như đã nói ở mục lí do chọn đề tài, dưới góc độ văn chương, các tác phẩm của nhà văn Vi Hồng đặc biệt được quan tâm bởi những nét độc đáo trong ngôn ngữ cũng như trong cách xây dựng nhân vật của ông. Nhưng xét từ phương diện ngữ dụng học, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về hội thoại nói chung và đặc điểm lời thoại nói riêng trong văn xuôi Vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Hồng. thế, tác giả luận văn này đã chọn hướng nghiên cứu đặc điểm lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng từ phương diện ngữ pháp truyền thống, phương diện ngữ dụng học và phương diện văn hoá. Hy vọng công trình này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những nét độc đáo của phong cách nhà văn Vi Hồng - một trong số những nhà văn dân tộc thiểu số miền núi tiêu biểu của Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lời thoại trong văn xuôi của Vi Hồng, luận văn nhằm bốn mục đích chính sau đây: Thứ nhất: Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng để hiểu thêm về phong cách nghệ thuật của ông. Thứ hai: Tìm hiểu lời thoại trong văn Vi Hồng để hiểu thêm về ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Tày nói riêng và đồng bào miền núi Việt Bắc nói chung. Thứ ba: Bước đầu tìm hiểu lý thuyết hội thoại từ góc nhìn văn hóa. Thứ tư: Làm tư liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu về ngôn ngữ trong văn Vi Hồng nói riêng và trong văn xuôi nói về miền núi Việt Bắc nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nói trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ sau đây: - Tìm hiểu một số vấn đề lý thuyết ngôn ngữ như: lý thuyết về ngữ dụng học, lý thuyết ngữ pháp tiếng Việt (từ, câu .), lý thuyết về cơ sở văn hoá. - Khảo sát và phân loại lời thoại trong văn Vi Hồng theo các tiêu chí đặt ra. - Miêu tả lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng về các phương diện: cấu tạo ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng học. - Tìm hiểu những yếu tố cơ bản tạo nên nét riêng của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận vănlời thoại trong một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của Vi Hồng, đó là: - Chồng thật - vợ giả; - Đi tìm giàu sang; - Núi cỏ yêu thương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Có thể nghiên cứu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng từ nhiều phương diện nhưng luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: - Tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi của Vi Hồng về mặt cấu tạo ngữ pháp; - Tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi của Vi Hồng về mặt dụng học, cụ thể: + Tìm hiểu những lớp hành vi ngôn ngữ được sử dụng trong lời thoạivăn xuôi Vi Hồng; + Tìm hiểu chủ ngôn của các hành vi ngôn ngữ của lời thoại; + Tìm hiểu việc sử dụng hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong lời thoại. - Tìm hiểu những yếu tố cơ bản tạo nên nét riêng của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp thống kê – phân loại: phương pháp nghiên cứu này được dùng để thống kê và phân loại lời thoại trong các tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: phương pháp nghiên cứu này được dùng để phân tích lời thoại, tổng kết các kết quả nghiên cứu. [...]... lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng với những cách diễn đạt khác khi cần thiết để làm nổi bật đặc điểm và vai trò của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng 6 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nguồn trích dẫn, luận văn gồm 4 chương: Chƣơng 1 Cơ sở lý thuyết Chƣơng 2 Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện cấu tạo ngữ pháp Chƣơng 3 Lời thoại trong văn xuôi Vi. .. trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện dụng học Chƣơng 4 Những yếu tố cơ bản tạo nên nét riêng của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Luận văn này lấy lý thuyết về ngữ dụng học và lý thuyết về ngữ pháp tiếng Vi t là cơ sở chính để tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng Chương này... chúng ta hiểu sâu sắc hơn nét đặc thù ấy 1.3 Vài nét về ngôn ngữ trong văn xuôi Vi Hồng Nhà văn Vi Hồng tên thật là Vi Văn Hồng, sinh ngày 13/7/1936 tại bản Phai Thin, xã Đức Long, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng Ông là nhà văn tiêu biểu của Vi t Bắc, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự hình thành và phát triển của nền văn học các dân tộc thiểu số Vi t Nam hiện đại 1.3.1 Sự nghiệp Bút danh Vi Hồng được... thế, hành vi ngôn ngữ cần xem xét trong hội thoại Vai trò của hành vi ngôn ngữ nằm trong mạng lưới hội thoại Tức là vai trò của hành vi ngôn ngữ nằm trong mối quan hệ giữa các lời thoại tổ chức nên tham thoại, cặp thoại và tác động liên tục lên các nhân vật hội thoại trong từng thời điểm tạo nên cuộc thoại 1.1.2.4 Vấn đề liên kết các đơn vị hội thoại Có 3 kiểu liên kết được đề cập đến trong liên kết... người đối thoại Hành vi phụ thuộc là hành vi thêm vào cho hành vi chủ hướng Nó có thể là các hành vi dùng để láy lại, củng cố, bổ sung, giải thích Trong một cặp thoại, thường có các tham thoại sau: + Tham thoại có chức năng dẫn nhập (tham thoại chủ hướng) + Tham thoại hồi đáp - dẫn nhập trong lòng cặp thoại + Tham thoại hồi đáp (thường là tham thoại kết thúc cặp thoại) Chức năng ở tham thoại dẫn nhập... cấu trúc theo các bậc: tương tác, đoạn thoại, cặp 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thoại, bước thoại và hành vi Trong đó, hành vi là đơn vị nhỏ nhất của cuộc thoại Hành vi này không trùng với khái niệm hành vi ngôn ngữ hay hành vilời mà hành vi được xác định theo chức năng của chúng đối với bước thoại 22 hành vi được đề cập đến là: đánh dấu, khởi phát,... của các cặp thoại thường mang tính chất nghi thức tương ứng với hai kiểu cặp thoại: cặp thoại sửa chữa và cặp thoại củng cố Cặp thoại củng cố tương ứng với cặp thoại dẫn nhập và kết thúc cuộc thoại Cặp thoại sửa chữa có đơn vị cơ bản là tham thoại sửa chữa – tham thoại dựa trên khái niệm sửa chữa lại một sự vi phạm lãnh địa của người đối thoại Khi một cặp thoại thoả mãn được đích của tham thoại dẫn nhập... học như: lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại, ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn đó là những mảng lý thuyết còn mới mẻ Ngoài ra, chương này cũng điểm qua một vài nét về bản sắc văn hoá dân tộc nói chung và bản sắc văn hoá Tày nói riêng để hiểu thêm về ngôn ngữ trong văn xuôi Vi Hồng Lý thuyết về ngữ pháp học tiếng Vi t mà luận văn sử dụng được trình bày trong các công trình dẫn ở... trả lời, phản ứng, chú thích, chấp nhận, đánh giá, dấu lặng nhấn mạnh, siêu trần thuật, móc lại và ngoài lề Một bước thoại do một số hành vi tạo nên Đến lượt mình, bước thoại lại chiếm vị trí trong cấu trúc cặp thoại So với lý thuyết phân tích hội thoại, lý thuyết phân tích diễn ngôn đi vào các đơn vị hội thoại trên và dưới đơn vị lượt lời sâu hơn, toàn diện hơn c Đơn vị hội thoại theo lý thuyết hội thoại. .. phiên lượt lời Các hình thức của hội thoại gồm có: song thoại (hội thoại diễn ra giữa hai người), tam thoại (hội thoại diễn ra giữa ba người) và đa thoại (hội thoại diễn ra giữa nhiều người) Mỗi cuộc hội thoại bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc Mỗi cuộc hội thoại có thể có nhiều chủ đề, mỗi chủ đề lại chứa đựng nhiều vấn đề Tập hợp các lượt lời trao đổi về một vấn đề làm thành một đoạn thoại Có . lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng 103 4.1. Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng sử dụng hệ thống từ của tiếng dân tộc 103 4.2. Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng. hành vi ngôn ngữ được sử dụng trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) 64 3.2. Chủ ngôn của các hành vi ngôn ngữ trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng)

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:22

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1. Bảng tổng kết lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

Bảng 2.1..

Bảng tổng kết lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.2. Bảng tổng kết các kiểu lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

Bảng 2.2..

Bảng tổng kết các kiểu lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng Xem tại trang 43 của tài liệu.
Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi Hồng có cấu tạo là một chuỗi câu qua bảng tổng kết 2.3 dưới đây:  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

th.

ể hình dung cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi Hồng có cấu tạo là một chuỗi câu qua bảng tổng kết 2.3 dưới đây: Xem tại trang 45 của tài liệu.
Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 2.4 dưới đây:  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

th.

ể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 2.4 dưới đây: Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2.6. Bảng tổng kết lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

Bảng 2.6..

Bảng tổng kết lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng Xem tại trang 53 của tài liệu.
Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời hồi đáp trong văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 2.8 dưới đây:  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

th.

ể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời hồi đáp trong văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 2.8 dưới đây: Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 2.7. Lời hồi đáp có cấu tạo là chuỗi câu trong văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

Bảng 2.7..

Lời hồi đáp có cấu tạo là chuỗi câu trong văn xuôi Vi Hồng Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 2.9. Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

Bảng 2.9..

Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 2.10. Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

Bảng 2.10..

Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng Xem tại trang 63 của tài liệu.
Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 2.11 dưới đây:  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

th.

ể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 2.11 dưới đây: Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 2.11. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là chuỗi câu trong văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

Bảng 2.11..

Lời thoại phức hợp có cấu tạo là chuỗi câu trong văn xuôi Vi Hồng Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 2.13. Bảng tổng kết lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện cấu tạo ngữ pháp  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

Bảng 2.13..

Bảng tổng kết lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện cấu tạo ngữ pháp Xem tại trang 66 của tài liệu.
- Em nhờ anh đưa lá thư của anh Thình cho Na và anh Hoan đọc để các banh ấy thêm phấn khởi - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

m.

nhờ anh đưa lá thư của anh Thình cho Na và anh Hoan đọc để các banh ấy thêm phấn khởi Xem tại trang 73 của tài liệu.
Có thể hình dung về các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi miêu tả, xác tín trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng ở bảng tổng kết 3.2 dưới đây:  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

th.

ể hình dung về các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi miêu tả, xác tín trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng ở bảng tổng kết 3.2 dưới đây: Xem tại trang 78 của tài liệu.
Bảng 3.3. Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi cam kết trong lời thoạivăn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

Bảng 3.3..

Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi cam kết trong lời thoạivăn xuôi Vi Hồng Xem tại trang 80 của tài liệu.
Có thể hình dung về các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi biểu cảm trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng ở bảng tổng kết 3.4 dưới đây:  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

th.

ể hình dung về các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi biểu cảm trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng ở bảng tổng kết 3.4 dưới đây: Xem tại trang 86 của tài liệu.
Bảng 3.6. Bảng tổng kết các lớp hành vi ngôn ngữ trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

Bảng 3.6..

Bảng tổng kết các lớp hành vi ngôn ngữ trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng Xem tại trang 89 của tài liệu.
Bảng 3.7. Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét về phương diện chủ ngôn của hành động nói  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

Bảng 3.7..

Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét về phương diện chủ ngôn của hành động nói Xem tại trang 94 của tài liệu.
Có thể hình dung hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 3.8 sau đây:  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

th.

ể hình dung hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 3.8 sau đây: Xem tại trang 104 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan