Gián án chien luoc

7 142 0
Gián án chien luoc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng GD & ĐT Văn Lâm Trường THCS Trưng Trắc ------------------- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _ ______________ KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT CHIỂN TRƯỜNG THCS TRƯNG TRẮC NĂM 2005 – 2010 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2015 Trường được thành lập tháng 8 – 1962, trải qua 47 năm phát triển và trưởng thành, nhà trường nhiều năm đạt danh hiệu tiên tiến. Từ năm học 2002 - 2003 trở lại đây liên tục đạt danh hiệu trường TTSX, tập thể LĐSX. Trường được Bộ GD& ĐT tặng 2 bằng khen, được UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen, đón nhận bằng khen của Tổng liên đoàn LĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh Hưng Yên. Từ khi thành lập đến nay; nhà trường đã trải qua nhiều thời kỳ khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ thầy cô giáo, biến động về số học sinh. Để giữ vững và phát huy truyền thống dạy và học của nhà trường trong bối cảnh hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn ngành cũng như toàn xã hội, đòi hỏi nhà trường phải có kế hoạch chiến lược phát triển phù hợp với xứ mạng và tầm nhìn của nhà trường nhằm đạt được những giá trị đã đề ra. A. Phân tích môi trường I. Đặc điểm tình hình 1. Môi trường bên trong a. Mặt mạnh - Nhà trường có khuôn viên đẹp nằm trung tâm của xã, diện tích 5600m 2 , các khối công trình cân đối hài hoà. Đủ phòng học một ca, các phòng chức năng, phòng học bộ môn tương đối đủ. - BGH đều là GVG, CSTĐ nhiều năm, có năng lực quản lý, và chuyên môn nghiệp vụ. - Các đoàn thể làm việc nhịp nhàng, hoạt động tích cực, luôn ủng hộ mọi chủ trương biện pháp của nhà trường - Đội ngũ giáo viên tương đối ổn định, phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết xây dựng nhà trường vững mạnh, 100% đạt chuẩn, 20% trên chuẩn. - Học sinh có ý thức học tập và tu dưỡng đạo đức, có ý thức chấp hành nội qui và pháp luật, có ý chí học “vì ngày mai lập nghiệp” tích cực tham gia các phong trào thi đua do nhà trường, địa phương tổ chức. b. Mặt yếu - Nhiều giáo viên trình độ tin học còn yếu - Một số giáo viên sắp đến tuổi nghi hưu, một số giáo viên trẻ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm còn hạn chế. - CSVC tuy đủ về số lượng nhưng chất lượng còn hạn chế, phòng học bộ môn chưa đủ diện tích, trang thiết bị dạy và học còn thiếu và chưa đồng bộ. Một số phòng chức năng nhỏ, giá trị sử dụng còn hạn chế. - Kinh phí chỉ cho hoạt động ít, việc tổ chức các phong trào thi đua gặp nhiều khó khăn. - Hàng năm số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học ra học ở trường Chu Mạnh Trinh khá cao (15-20%) làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đại trà và đội nhũ HSG. - Trong xã còn khá nhiều gia đình mải làm kinh tế không chăm lo việc học tập của con em . Số học sinh học yếu, chữ viết xấu chiếm tỷ lệ khá cao. 2. Môi trường bên ngoài. a. Cơ hội - Nhà trường được sự quan tâm sâu sắc của Đảng uỷ, hội đồng nhân dân xã, các đoàn thể, hội phụ huynh học sinh. - Trong xã có 6/6 làng văn hoá, xã đón nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang năm 2003, cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển đổi mạnh mẽ, xã năm trong vùng qui hoạch của đô thị thương mại du lịch Văn Lâm. - Phụ huynh trong xã nhiệt tình, tích cực ủng hộ các chủ trương hoạt động của nhà trường. - Nhà trường được công ty đô thị thương mại du lịch Văn Lâm tặng một phòng máy vi tính trị giá 125 triệu đồng . b. Thách thức - Trong xã còn nhiều hộ gia đình chưa đồng thuận với dự án xây dựng khu đô thị thương mại và du lịch Văn Lâm, luôn có nhiều tác động tới công tác dạy và học trong nhà trường. - Bên cạnh mặt tích cực, “ Sự hội nhập” phần nào ảnh hưởng đến lối sống sinh hoạt của thanh thiếu niên. Các tẹ nạn xã hội đã xâm nhập vào địa phương. Nhiều quán pia, điện tử, ka ra o kê gần khu vực trường có ảnh hưởng đến việc quản lý học sinh. 2. Các vấn đề chiến lược. 2.1. Danh mục vấn đề - Hoàn thành xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn II vào năm 2010 - Xây dựng 50% cán bộ giáo viên đạt trên chuẩn - Đổi mới công tác quản lí, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá, áp dụng CNTT, 100% giáo viên có máy và biết sử dụng trong soạn giảng. 2.2. Nguyên nhân của vấn đề - Thực hiện NQ của Đảng bộ xã Trưng Trắc, NQ của chi bộ nhà trường - Đáp ứng yêu cầu của giáo viên, học sinh và PHHS có môi trường giáo dục lành mạnh, hiệu quả cao. - Đảng uỷ yêu cầu đòi hỏi của toàn ngành, toàn xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2.3. Các vấn đề ưu tiên giải quyết - Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng theo tiêu chuẩn mới của Bộ GD & ĐT - Đổi mới công tác quản lí, phương pháp dạy và học - Đào tạo giáo viên đạt trên chuẩn. II. Sức mạnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi 1. Sức mạnh: giúp học sinh phát huy hết khả năng cần cù sáng tạo, có khả năng thích ứng với mọi thay đổi. Yêu quê hương đất nước, biết quan tâm đến cộng đồng. Là thành phần tiên phong trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 2. Giá trị - Khát vọng vươn lên - Trung thực và sáng tạo – đoàn kết – nhân ái - Tinh thần trách nhiệm - Chung sống với cộng đồng 3. Tầm nhìn - Là trường có chất lượng cao về giáo dục toàn diện, đạt chuẩn quốc gia giai đoạn II - Qui mô phát triển cả chất lượng, số lượng, đảm bảo uy tín, đón nhận luồng học sinh khi dự án đô thị hoàn thành - Đáp ứng được hội nhập toàn cầu III. Mục tiêu chiến lược 1. Mục tiêu chung Là một trường đạt chuẩn Quốc gia, trường có chất lượng cao về giáo dục toàn diện. 2. Mục tiêu cụ thể - Giai đoạn 2005 – 2008 là giai đoạn củng cố nâng cao các tiêu chuẩn của nhà trường chuẩn Quốc gia, ổn định qui mô trường lớp, 10 lớp, 350 – 400 học sinh, nâng cao chất lượng toàn diện. - Giai đoạn 2009 – 2010 là giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất các phòng học bộ môn, các phòng chức năng, nâng cấp nhà cao tầng phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn II. - Phát triển đội ngũ giáo viên, công nhân viên đồng bộ từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học và năng lực quản lí cho cán bộ công nhân viên - Phát triển nguồn lực tài chính, xây dựng cơ sở vật chất, sử dụng và bảo quản trường, lớp, các thiết bị, phương tiện theo hướng chuẩn Quốc gia - Xây dựng và phát triển chi bộ Đảng nhà trường, bồi dưỡng phát triển đảng viên, xây dựng các đoàn thể quần chúng trong nhà trường vững mạnh - Tăng cường mối quan hệ của nhà trường với các tổ chức, đoàn thể địa phương cũng như toàn xã hội để làm tốt công tác giáo dục và công tác xã hội hoá giáo dục. IV. Các giải pháp chiến lược 1. Các giải pháp chung - Thống nhất nhận thức và hành động của tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo các nội dung của kế hoạch chiến lược - Xây dựng khối đoàn kết nhất trí cao của toàn trường, quyết tâm thực hiện tốt các mục tiêu đã nêu ra. - Củng cố và gắn kết có hiệu quả các mối quan hệ giữa nhà trường - địa phương – xã hội, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo. 2. Các giải pháp cụ thể. - Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá + Tập huấn cho giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm hỗ trợ dạy học + Tổ chức hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra + Giao lưu với các trường, tổ chức hội thảo liên trường để học tập thế mạnh của các trường trong huyện + Khuyến khích viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp cũng như kiểm tra đánh giá. - Phát triển đội ngũ + Qui hoạch và đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu công việc + Kiểm tra đánh giá hoạt động của cán bộ thông qua các tiêu chí về hiệu quả. Phân loại công chức chính xác, khách quan. + Hỗ trợ và khuyến khích cán bộ giáo viên đi học nâng chuẩn và các lớp bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ… luôn có tinh thần tự học, sáng tạo trong công việc. + Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh có tinh thần hợp tác và chia sẻ. - Cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ. + Tham mưu với UBND xã đầu tư xây dựng khu phòng học bộ môn phòng chức năng theo hướng hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu dạy và học + Nâng cấp phòng tin học, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí cũng như trong dạy học, kiểm tra đánh giá xây dựng nguồn dữ liệu mở, trao đổi cập nhật thông tin… + Xây dựng thư viện đạt chuẩn quốc gia đáp ứng nhu cầu học tập của giáo viên và học sinh. - Nguồn tài chính Ngoài ngân sách nhà nước cần phải thu hút sự đầu tư cho nhà trường từ các lực lượng khác nhau: Ngân sách của UBND xã, phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân… - Hệ thống thông tin + Xác lập thông tin giữa nhà trường và gia đình (sổ liên lạc, điện thoại, thư điện tử…) + Thông tin giữa các thành viên trong nhà trường và ban giám hiệu (hòm thư góp ý, thư điện tử…) + Thông tin giữa học sinh với nhà trường ( Hòm thư góp ý, thư điện tử…) - Quan hệ cộng đồng: tạo mối quan hệ tốt với địa phương nhân dân, các tổ chức, các ngành… tạo sự đồng thuận và hỗ trợ cho sự phát triển của nhà trường. Chủ động trong việc quản lí và đổi mới trong nhà trường. V. Đề xuất tổ chức thực hiện - Thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn II -Phân công lãnh đạo, phụ trách. + Đ/c Hiệu trưởng: chịu trách nhiệm chung và trực tiếp chỉ đạo tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, và công tác xã hội hoá giáo dục + Thời gian: trong năm 2009 – 2010 Hoàn thành khu nhà cao tầng dành cho phòng chức năng và phòng bộ môn + Đ/c Hiệu phó: Phụ trách công tác chuyên môn, tập trung vào tiêu chuẩn 2 và 4. Tổ chức nâng cao hiệu quả công tác dạy và học đạt các tiêu chí đề ra. Đổi mới phương pháp ứng dụng CNTT xây dựng môi trường thân thiện… - Bổ sung cơ sở vật chất, để 1500m 2 sân bê tông, xây dựng lại hệ thống bồn hoa, cây cảnh, làm chống nóng ngói nhà cao tầng. - Trang bị nội thất phòng học bộ môn + Các đ/c tổ trưởng chuyên môn, tổ hành chính chịu sự lãnh đạo của BGH, chủ động sáng tạo trong công việc. . Khuyến khích viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp cũng như kiểm tra đánh giá. - Phát triển đội ngũ + Qui hoạch và đào tạo cán bộ để đáp ứng. Kiểm tra đánh giá hoạt động của cán bộ thông qua các tiêu chí về hiệu quả. Phân loại công chức chính xác, khách quan. + Hỗ trợ và khuyến khích cán bộ giáo

Ngày đăng: 04/12/2013, 05:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan