Tài liệu HƯỚNG DẪN VIẾT SKKN NĂM 2010

3 276 0
Tài liệu HƯỚNG DẪN VIẾT SKKN NĂM 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HƯỚNG DẪN VIẾT SKKN NĂM 2010 - 2011 Kính gửi: - Các phòng giáo dục và đào tạo huyện, TP, TX; - Các trường THPT; - Trung tâm GDTX tỉnh, huyện, TP, TX và TTKTTH-HNDNĐể giúp các đơn vị làm tốt việc triển khai viết và áp dụng sáng kiến, kinh nghiệm (SKKN), áp dụng công nghệ mới năm học 2010-2011 và thuận lợi cho việc xét duyệt, công nhận SKKN các cấp,Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo, các trường THPT và các trung tâm GDTX, trung tâm KTTH- HN- DN thực hiện tốt một số yêu cầu sau: I- Mục đích, yêu cầu- Việc xét duyệt để công nhận SKKN, áp dụng SKKN nhằm biểu dương kịp thời các cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sáng tạo, cổ vũ phong trào thi đua sáng tạo trong ngành, thiết thực hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; trên cơ sở đó, chọn những SKKN có giá trị, mang lại hiệu quả thiết thực để phổ biến, nhân rộng; ghi nhận các cá nhân có những giải pháp sáng tạo, kinh nghiệm có giá trị, làm căn cứ cho việc xét công nhận danh hiệu thi đua các cấp và danh hiệu nhà giáo cao quý. - Quá trình xét duyệt và đề nghị công nhận phải đảm bảo khách quan, khoa học, có biện pháp để kiểm tra kịp thời tính hiệu quả của sáng kiến, giải pháp được đề xuất và kinh nghiệm đã đúc rút, áp dụng; kiên quyết xử lý những tác giả sao chép sáng kiến, kinh nghiệm của người khác hoặc viết không trung thực, không tổng kết, đúc rút từ thực tiễn (thực tiễn quản lý và thực tiễn giáo dục, phục vụ giáo dục). II. Nội dung sáng kiến, kinh nghiệm và báo cáo áp dụng SKKN1. Đối với sáng kiến, kinh nghiệm- Phạm vi đề tài của các SKKN rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực, từ công tác quản lý, công tác giáo dục, công tác dạy học và công tác phục vụ quản lý, phục vụ giáo dục và dạy học… đến công tác tổ chức và hoạt động đoàn thể, trong nhà trường. Trong đó, trọng tâm là giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý và giảng dạy, nhằm thực hiện đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học và đổi mới công tác quản lý.- SKKN phải nêu bật được các giải pháp, biện pháp, cách làm… nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Trình bày để nêu bật kết quả đạt được (kết quả định tính và định lượng, trên cơ sở khảo sát, đánh giá khoa học, khách quan; có so sánh, đối chiếu giữa sau với trước khi áp dụng giải pháp, sáng kiến hoặc áp dụng kinh nghiệm).- Lý giải một cách khoa học sự phù hợp của các sáng kiến, giải pháp đã thực hiện hoặc kinh nghiệm đã được tổng kết, đúc rút (phù hợp với lý luận, phù hợp với thực tiễn, các lý thuyết khoa học khác (khoa học giáo dục, tâm lý học, …) và phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và qui chế chuyên môn.- Trình bày các yêu cầu về điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để áp dụng sáng kiến, kinh nghiệm đã nêu; nêu những vấn đề còn bỏ ngỏ để đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu bổ sung.b) Đối với báo cáo áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, áp dụng công nghệ mới- Nội dung cần tập trung trình bày, báo cáo kết quả đạt được sau khi áp dụng SKKN và công nghệ mới;- Trước khi trình bày kết quả áp dụng cần phải nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ của SKKN, công nghệ mới được cá nhân áp dụng (Tên SKKN, tác giả, nơi phát hành - nếu có) và tóm tắt giải pháp, kinh nghiệm được tác giả nêu nên mà bản thân đưa vào áp dụng; trình bày điều kiện và hoàn cảnh áp dụng trong trường hợp cụ thể (chú ý nêu những điều kiện tương đồng hay khác biệt trong áp dụng); - Tổng kết đánh giá: Khẳng định kết quả đạt được; chú ý trình bày những đóng góp sáng tạo của cá nhân người áp dụng: Những sáng tạo trong khi áp dụng, hoặc phần bổ sung của người áp dụng; những đề xuất, khuyến nghị (nếu có).III. Một số qui định 1. Hình thức trình bày- SKKN được in hoặc viết đẹp, đảm bảo không có lỗi chính tả, lỗi cú pháp. Nội dung các SKKN được đánh bằng font unicode.- Bìa SKKNkhông đóng giấy bóng kính, không dùng bìa màu đỏ, hồng, không kí tên, ghi tên trường hoặc tên tác giả, nhận xét, đánh giá vào bất cứ trang nào khác ngoài các trang theo qui định; không nêu tên trường, đơn vị cụ thể vào nội dung SKKN.Trang đầu tiên: Trình bày theo mẫu số 1.Trang thứ 2: Trình bày theo mẫu số 2 (Hội đồng cấp huyện, TP, TX rọc phách trang này).Trang thứ 3: Trình bày theo mẫu số 3. Sau khi chấm và xét duyệt xong, với các sáng kiến được xếp loại tốt, hội đồng cấp cấp huyện, TP, TX ghi lại chính xác, rõ ràng tên tác giả và đơn vị công tác vào trang này để nộp về Sở (các trường trực thuộc Sở không phải có trang này). Nội dung SKKN được trình bày từ trang thứ 4 (đối với các phòng GD-ĐT, các trường trực thuộc phòng GD-ĐT), từ trang thứ 3 (đối với các trường trực thuộc Sở).2. Qui trình chấmSKKN được Hội đồng khoa học, sáng kiến xếp làm 3 loại: tốt, khá, trung bình.2.1. Cấp cơ sởa. Đối với các trường THPT, TTGDTX, TTKTTHHN-DN (gọi tắt là các trường)SKKN được công nhận cấp cơ sở sẽ do Hội đồng Khoa học, sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định. Mỗi SKKN phải được tổ chức nghiệm thu, đánh giá ở cấp tổ, thủ trưởng các đơn vị xác minh SKKN của đơn vị mình và gửi về Sở để Hội đồng Khoa học, sáng kiến Sở chấm và xét duyệt.b. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phốThành lập Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp huyện tổ chức chấm và xét duyệt SKKN theo hướng dẫn Công văn số 1612 ngày 27 tháng 12 năm 2010 và đảm bảo yêu cầu:- Thực hiện đúng qui trình đánh phách, rọc phách nhằm đảm bảo tính khách quan và công bằng.-Mỗi SKKN phải đảm bảo được 2 giám khảo chấm độc lập. - Giám khảo phải là những cán bộ, giáo viên đúng chuyên môn, có kinh nghiệm và thành tích cao trong dạy học, công tác, tích cực tham gia phong trào viết và áp dụng SKKN, có đề tài được xếp loại A từ cấp huyện trở lên.- Tuyệt đối không để tình trạng giám khảo không có chuyên môn chấm SKKN của cán bộ giáo viên.2.2. Cấp tỉnhSKKN được công nhận cấp tỉnh sẽ do Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp tỉnh quyết định. Những SKKN xếp loại tốt cấp cơ sở sẽ được đưa lên Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp tỉnh chấm, xét duyệt và công nhận.3. Hồ sơ SKKNĐối với những sáng kiến có đĩa minh họa, yêu cầu phải ghi rõ: Có đĩa kèm theo trong danh sách SKKN của đơn vị để tránh trường hợp đĩa minh họa bị thất lạc. a) Đối với các trường trực thuộc Sở- Bản in và đĩa CD ghi file danh sách SKKN (Sắp xếp theo thứ tự theo mẫu 5).- Bản in SKKN, đĩa CD ghi file dữ liệu SKKN. Qui định đặt tên SKKN trên đĩa: trường_môn_tên SKKNb) Đối với các phòng giáo dục và đào tạo- Bản in và đĩa CD ghi file danh sách SKKN xếp loại tốt cấp huyện,(gồm 3 danh sách riêng theo từng cấp, bậc học: mầm non, tiểu học, THCS; trong mỗi cấp danh sách được lập theo thứ tự từng môn - mẫu 4- Bản in SKKN và file dữ liệu SKKN. Qui định đặt tên SKKN trên đĩa: huyện_cấp học_môn_tên SKKK.- Biên bản hội đồng chấm SKKN cấp cơ sở (cấp huyện mẫu 6).4.Thời gianCác đơn vị gửi SKKN trực tiếpcho đồng chí Lê Thị Thanh Xuân, chuyên viên Văn phòng Sở theo lịch sau :- Ngày 13-15/4/2011 : TTGDTX, TTKTTHHN- DN và các trường THPT. - Ngày 18-19 /4/2011 : Phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố, thị xã.Quá thời hạn qui định Sở không nhận SKKN của đơn vị nào. Khi gửi SKKN cho Văn phòng Sở, các đơn vị kí xác nhận vào Biên bản bàn giao SKKN. Đơn vị nào không ký, khi thất lạc Sở không chịu trách nhiệm.Lưu ý: Những SKKN sao chép của nhau, sao chép trên mạng, sao chép ở các loại sách báo, tạp chí,…và những SKKN không thực hiện theo qui định trên là những SKKN phạm qui. Cá nhân nào có SKKN bị phát hiện là phạm qui, cá nhân đó sẽ không được xét duyệt thi đua từ cấp trường và đơn vị có cá nhân phạm qui sẽ bị trừ điểm thi đua theo qui định. Nơi nhận: - Như kính gửi,- Các phòng, ban Sở, CĐN- Lưu GIÁM ĐỐC (Đã ký) Nguyễn Văn Quốc . HƯỚNG DẪN VIẾT SKKN NĂM 2010 - 2011 Kính gửi: - Các phòng giáo dục và đào tạo huyện, TP,. danh sách SKKN (Sắp xếp theo thứ tự theo mẫu 5).- Bản in SKKN, đĩa CD ghi file dữ liệu SKKN. Qui định đặt tên SKKN trên đĩa: trường_môn_tên SKKNb) Đối

Ngày đăng: 04/12/2013, 01:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan