KINH TẾ VI MÔ I

8 544 0
KINH TẾ VI MÔ I

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KINH TẾ VI MÔ I

ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCMKHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH------------------ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌCKINH TẾ VI IMỤC TIÊU CỦA MÔN HỌCTrang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về kinh tế vi với các khái niệm như cầu, cung, giá thị trường, độ co giãn…, các nguyên tắc lựa chọn hợp lý của người tiêu dùng và người sản xuất, để sinh viên biết và dùng đúng các thuật ngữ chuyên môn.Sau khi học môn này sinh viên phải :- Biết cách phân tích và giải thích diễn biến giá thị trường của các loại hàng hoá, hiểu và biết cách phân tích các chính sách can thiệp vào thị trường của chính phủ.- Biết cách lựa chọn mua sắm hàng hoá của người tiêu dùng và cách ra quyết định về giá, sản lượng và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động trên các thị trường có cơ cấu khác nhau.- Hiểu và lý giải được những diễn biến trên thị trường và các chính sách can thiệp vào thị trường của chính phủ được bàn luận trên các phương tiện truyền thông đại chúng.YÊU CẦU CỦA MÔN HỌCMôn Kinh tế vi I là một học phần 60 tiết (4 tín chỉ), gồm 45 tiết lý thuyết và 15 tiết bài tập. Để học tốt môn này bạn cần trang bị trước những kiến thức về :- Toán căn bản : biết nhận dạng hàm số, vẽ đồ thị, tính đạo hàm, giải phương trình, hình học căn bản…- Kinh tế - xã hội : những thông tin liên quan đến thị trường các loại hàng hoá.KẾT CẤU CỦA MÔN HỌCMôn học được thiết kế thành 6 chương, theo trình tự như sau : Phần mở đầu Giới thiệu môn học Bài 1 : Khái quát về Kinh tế học (5 tiết)Phần I : Vận hành của thị trường cạnh tranh (12 tiết)Bài 2 : Cầu, cung và giá thị trường Bài 3: Co giãn của cầu và của cung.Bài 4: Can thiệp của chính phủ vào thị trường.Phần II : Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng (8 tiết)Bài 5 : Thuyết hữu dụng Bài 6 : Phân tích bằng hình học Phần III : Lý thuyết sản xuất và chi phí (8 tiết)Bài 7 : Lý thuyết sản xuất.Bài 8 : Lý thuyết chi phí.Phần IV : Quyết định về giá và sản lượng của doanh nghiệp. Bài 9 : Thị trường cạnh tranh hoàn toàn. (7 tiết) Bài 10 : Thị trường độc quyền hoàn toàn. (10 tiết) Bài 11 : Thị trường cạnh tranh độc quyền và thiểu số độc quyền.(8 tiết)Ôn tập - Giải đáp thắc mắc (2 tiết)TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Tài liệu hướng dẫn học môn Kinh tế học vi mô, Lê Bảo Lâm, Hồ Hữu Trí, Vũ Việt Hằng. Tài liệu lưu hành nội bộ của Đại Học Mở bán công TP. Hồ Chí Minh.2. Kinh tế học vi mô, Đoàn Thị Mỹ Hạnh & Vũ Việt Hằng, NXB Giáo dục 2005. 3. Hỏi – Đáp Kinh tế học vi mô, Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Vũ Việt Hằng & Hồ Hữu Trí. Tài liệu lưu hành nội bộ của Đại Học Mở bán công TP. Hồ Chí Minh.Ngoài ra các bạn có thể đọc thêm bất kỳ cuốn sách “Kinh tế vi mô” nào bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh mà bạn có và sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ khác như băng cassette, đĩa VCD, Internet, radio, truyền hình .NỘI DUNG CỦA MÔN HỌCBài 1: Khái quát về kinh tế học Số tiết dự kiến : 5Mục tiêu yêu cầu : bài này giới thiệu cho sinh viên biết kinh tế học nghiên cứu vấn đề gì và một số khái niệm căn bản trước khi đi vào nghiên cứu các vấn đề của kinh tế học vi mô.Các đề mục của bài :Sự khan hiếm và lựa chọn Ba vấn đề kinh tế cơ bản Kinh tế học, kinh tế học kinh tế học vi Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc Cơ cấu thị trường Những kiến thức cốt lõi cần nắm :- Kinh tế học nghiên cứu vấn đề hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên.- Phân biệt các khái niệm kinh tế mô, vi mô, thực chứng, chuẩn tắc.- Các loại cơ cấu thị trường.Phần I : Vận hành của thị trường cạnh tranh (15 tiết)Bài 2 : Cầu, cung và giá thị trường Số tiết dự kiến : 5Mục tiêu yêu cầu : hiểu được hai khái niệm cơ bản là cầu và cung, phân biệt được cầu và số lượng cầu, cung và số lượng cung, hiểu được quá trình hình thành giá thị trường Các đề mục của bài :Cầu thị trường của một hàng hóa Sự dịch chuyển của đường cầuCung thị trường của một hàng hóaSự dịch chuyển của đường cungCân bằng của thị trường.Thay đổi giá cân bằng Những kiến thức cốt lõi cần nắm : - Quy luật cầu, cung.- Những tác động làm dịch chuyển đường cầu, đường cung.- Giá cân bằng và sự thay đổi giá cân bằng.Bài 3: Co giãn của cầu và của cung.Số tiết dự kiến : 5Mục tiêu yêu cầu : hiểu được khái niệm, cách tính và ứng dụng của từng loại độ co giãn.Các đề mục của bài :Co giãn theo giá của cầu Co giãn theo thu nhập của cầuCo giãn chéoCo giãn theo giá của cung Những kiến thức cốt lõi cần nắm : - Khái niệm, ý nghĩa, cách tính từng loại độ co giãn.- Phân tích kết quả tính được.- Ứng dụng của từng loại độ co giãn.Bài 4 : Can thiệp của chính phủ vào thị trường.Số tiết dự kiến : 5 Mục tiêu yêu cầu : hiểu được mục đích, ý nghĩa và tác động của ba chính sách cơ bản là thuế, giá tối đa và giá tối thiểu.Các đề mục của bài :Tác động của thuế đến giá thị trường.Giá tối đa Giá tối thiểuNhững kiến thức cốt lõi cần nắm : - Thay đổi giá và sản lượng cân bằng do điều chỉnh thuế.- Tỷ lệ phân chia thuế cho người bán và người mua.- Nội dung của giá tối đa, giá tối thiểu.Phần II : Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng (10 tiết)Bài 5 : Thuyết hữu dụng Số tiết dự kiến : 5Mục tiêu yêu cầu : hiểu được các khái niệm về tổng hữu dụng, hữu dụngbiên, tỷ lệ thay thế biên, nguyên tắc lựa chọn hợp lý trong mua sắm hàng hóa. Biết vận dụng nguyên tắc lựa chọn tối ưu để giải thích quy luật cầu, thiết lập đường cầu.Các đề mục của bài :Hai khái niệm cơ bản trong lý thuyết lợi ích Phối hợp tiêu dùng tối ưuĐường cầu cá nhân đối với sản phẩm XSuy ra đường cầu thị trường Số lượng mua đối với sản phẩm YTác động thay thế và tác động thu nhậpNhững kiến thức cốt lõi cần nắm : - Quy luật hữu dụng biên giảm dần.- Nguyên tắc lựa chọn hợp lý hay điều kiện cân bằng của người tiêu dùng.- Cách giải thích quy luật cầu và thiết lập đường cầu thị trường.Bài 6 : Phân tích bằng hình học Số tiết dự kiến : 5Mục tiêu yêu cầu : biết cách vẽ các đường đẳng ích, ngân sách, thiết lập được đồ thị phân tích tình trạng cân bằng của người tiêu dùng, suy ra đường cầu và đường Engel.Các đề mục của bài :Các giả thiết về sở thích của người tiêu dùng trong lý thuyết phân tích bằng hình họcĐường đẳng ích Đường ngân sáchPhối hợp tiêu dùng tối ưu Đường cầu cá nhân đối với sản phẩm X Suy ra đường cầu thị trường Đường tiêu dùng theo giá Đường tiêu dùng theo thu nhập và đường EngelNhững kiến thức cốt lõi cần nắm :- Dạng của các đường đẳng ích, ngân sách, tiêu dùng theo giá, tiêu dùng theo thu nhập, Engel.- Điều kiện cân bằng theo lý thuyết phân tích bằng hình học.Phần III : Lý thuyết sản xuất và chi phí (10 tiết)Bài 7 : Lý thuyết sản xuất.Số tiết dự kiến : 5Mục tiêu yêu cầu : hiểu được các nguyên tắc trong sản xuất như hàm sản xuất, lựa chọn phối hợp hợp lý về hai yếu tố sản xuất.Các đề mục của bài :Hàm sản xuất Hàm sản xuất với một yếu tố đầu vào biến đổiPhối hợp tối ưu với hai yếu tố đầu vào biến đổiNăng suất theo quy mô.Những kiến thức cốt lõi cần nắm :- Dạng của hàm sản xuất ngắn hạn và dài hạn.- Quy luật năng suất biên giảm dần.- Nguyên tắc lựa chọn phối hợp tối ưuBài 8 : Lý thuyết chi phí.Số tiết dự kiến : 5Mục tiêu yêu cầu : phân biệt được chi phí kinh tế và chi phí kế toán, chi phí ngắn hạn và dài hạn, đặc điểm của từng loại chi phí. Khái niệm chi phí sản xuấtCác hàm chi phí ngắn hạnCác hàm chi phí dài hạn Những kiến thức cốt lõi cần nắm :- Khác biệt giữa chi phí kế toán và kinh tế.- Đặc điểm của các loại chi phí trong ngắn hạn và trong dài hạn.Phần IV : Quyết định về giá và sản lượng của doanh nghiệp. Bài 9 : Thị trường cạnh tranh hoàn toàn. Số tiết dự kiến : 5Mục tiêu yêu cầu : hiểu được các khái niệm tổng doanh thu, doanh thu biên, nguyên tắc lựa chọn mức sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn. Biết cách vận dụng điều kiện cân bằng để giải thích quy luật cung từ đó suy ra đường cung.Các đề mục của bài : Tổng doanh thu và doanh thu biên của doanh nghiệpCân bằng ngắn hạn của doanh nghiệp Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp Đường cung ngắn hạn của ngành Đường cung dài hạn của doanh nghiệpĐường cung dài hạn của ngành Tổ chức sản xuấtNhận xét về thị trường cạnh tranh hoàn toàn Những kiến thức cốt lõi cần nắm :- Đặc điểm hình thành tổng doanh thu và doanh thu biên của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn.- Điều kiện cân bằng ngắn hạn và dài hạn.- Đường cung ngắn hạn và dài hạn.Bài 10 : Thị trường độc quyền hoàn toàn. Số tiết dự kiến : 5Mục tiêu yêu cầu : nhận ra được những điểm khác biệt giữa thị trường cạnh tranh hoàn toàn và độc quyền hoàn toàn. Hiểu được cách tính giá bán của hãng độc quyền, cách phân chia sản lượng của hãng cho các thị trường khác nhau và cho các đơn vị trực thuộc hãng, các chính sách điều tiết độc quyền của chính phủ.Các đề mục của bài :Tổng doanh thu và doanh thu biên của hãng độc quyền hoàn toàn Cân bằng ngắn hạnCân bằng dài hạn Nhận xét về thị trường độc quyền hoàn toànCác chính sách can thiệp của chính phủ đối với thị trường độc quyền hoàn toànNhững kiến thức cốt lõi cần nắm :- Đặc điểm của tổng doanh thu và doanh thu biên của doanh nghiệp.- Điều kiện cân bằng ngắn hạn và dài hạn.- Các chính sách giá tối đa, thuế áp dụng đối với hãng độc quyền. Bài 11 : Thị trường cạnh tranh độc quyền và thiểu số độc quyền.Số tiết dự kiến : 5Mục tiêu yêu cầu : biết được đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền và thiểu số độc quyền, cách lựa chọn mức sản lượng và mức giá của các doanh nghiệp hoạt động trên hai loại thị trường này. Các đề mục của bài :Đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền.Cân bằng ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền.Cân bằng dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền.Đặc điểm của thị trường thiểu số độc quyền. Giá và sản lượng của hãng liên minh.Dẫn đạo giá.Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong lựa chọn chiến lược cạnh tranh.Những kiến thức cốt lõi cần nắm :- Quyết định về sản lượng và giá bán của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền.- Quyết định về sản lượng và giá bán của doanh nghiệp của doanh nghiệp thiểu số độc quyền. - Thế tiến thoái lưỡng nan của hai hãng thiểu số độc quyền. Ôn tập – giải đáp thắc mắc.Số tiết dự kiến : 5ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬPTổng điểm các bài tập trên lớp tích lũy trong suốt môn học : 30% tổng điểm.Bài thi hết môn : 70% tổng điểm (thi trắc nghiệm)CÁC GIẢNG VIÊN THAM GIA GIẢNG DẠY1. Lê Thị Kim Dung Thạc Sỹ chuyên ngành Kinh Tế Phát Triển, Đại Học Quốc Gia Úc (The Australian National University).Từ 11/1994 đến 8/1995 : làm việc tại Công Ty Xây Lắp và Vật Liệu Xây Dựng Từ 1999 : Giảng viên cơ hữu của Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Đại Học Mở bán công TP. Hồ Chí Minh. Giảng viên thỉnh giảng Đại Học Văn Lang, Đại Học Ngoại Ngữ Tin Học.2. Nguyễn Thái Thảo VyThạc Sỹ Kinh Tế Phát Triển, chương trình Cao Học Việt Nam- Hà Lan Đào tạo Kinh Tế Phát Triển, hợp tác giữa trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh và Viện Khoa Học Xã Hội Hà Lan (ISS).Từ 2004: Giảng viên cơ hữu của Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh.Từ 2003: Chuyên viên nghiên cứu (Research Associate) công ty Euromonitor International (Asia).9/2002- 8/2003: Trợ lý điều hành Văn Phòng Đại Diện Monsanto tại Việt Nam.8/2001- 8/2002: Chuyên viên Phòng Quản Lý Đào Tạo Trung Tâm Anh Văn Hội Việt MỹCông trình nghiên cứu:- Bài báo “Gains from Vietnam- US Bilateral Trade Agreement” đăng trên báo Economic Development Review số tháng 7/2005.- Đề tài NCKH cấp trường “Khảo sát nhu cầu học tập và bổ sung kiến thức sau Đại Học tại Tp. Hồ Chí Minh” (2005) 3. Hồ Hữu Trí Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý chính sách kinh tế, Đại Học Auvergne Cộng Hoà Pháp. Học chương trình sau đại học ở Đại Học Québec tại Montréal (UQÀM)1983 – 2003 : giảng viên Khoa Kinh Tế Phát triển, Đại Học Kinh Tế TP.HCM.Từ 2004 : Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo từ xa, Đại Học Mở bán công Tp. Hồ Chí Minh.Lĩnh vực chuyên môn sâu : Kinh tế vi ứng dụng4. Đoàn Thị Mỹ Hạnh : giảng viên chínhTiến sĩ ngành Kinh tế quản lý và kế hoạch hoá kinh tế quốc dân, Đại Học Kinh Tế TP.HCM.1999 : thực tập tại Cộng Hoà Pháp và Canada.1983 – 2004 : giảng viên Khoa Kinh Tế Phát triển, Đại Học Kinh Tế TP.HCM.Từ tháng 1/2005 : Phó Trưởng Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh, Đại Học Mở bán công Tp. Hồ Chí Minh.Email : hanh.dtm@ou.edu.comLĩnh vực chuyên môn sâu : Kinh tế vi ứng dụng, Phương pháp định giá, chiến lược, chính sách giá, Chính sách nông nghiệp.5. Vũ Việt Hằng: Giảng viên chínhTiến sĩ ngành Kinh tế quản lý và kế hoạch hoá kinh tế quốc dân, Đại Học Kinh Tế TP.HCM1979-1983: Giảng viên Khoa Kỹ sư Kinh tế ĐHBK Hà nội1983-1987: Làm việc tại Phòng Kinh doanh Công ty Thép Miền Nam1987-8/2005: Giảng viên Khoa Kinh Tế Phát triển, Đại Học Kinh Tế TP.HCMTừ tháng 9/2005 : Phụ trách ngành Quản Trị Kinh Doanh- Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh, Đại Học Mở bán công Tp. Hồ Chí Minh1997: thực tập tại Cộng Hoà Pháp1999: thực tập tại Canada.2001: Thỉnh giảng tại Đại học Tổng hợp vùng Tây Bretagne (CH Pháp)Email : vuviethang@yahoo.comLĩnh vực chuyên môn sâu : Kinh tế vi ứng dụng, Kinh tế lao động, Quản lý nguồn nhân lực. . hình...N I DUNG CỦA MÔN HỌCB i 1: Kh i quát về kinh tế học Số tiết dự kiến : 5Mục tiêu yêu cầu : b i này gi i thiệu cho sinh vi n biết kinh tế học nghiên cứu. Kinh Tế Phát Triển, hợp tác giữa trường Đ i Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh và Vi n Khoa Học Xã H i Hà Lan (ISS).Từ 2004: Giảng vi n cơ hữu của Khoa Kinh Tế-

Ngày đăng: 09/11/2012, 15:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan