Bài soạn On thi HSG Sinh Hoc 9 nang cao

13 2.1K 70
Bài soạn On thi HSG Sinh Hoc 9 nang cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: CẤU TẠO HÓA HỌC VÀ CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI CỦA PHÂN TỬ AND I/ TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1- Cấu tạo hoá học của AND: - AND là Axit Dezoxiribonuclêic được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là nuclêôtit. - Thành phần hoá học chủ yếu của AND gồm các nguyên tố cơ bản : C, H, O, N, S, P. - Nuclêôtit của AND gồm 4 loại: Ađênin (A), Timin (T), Guanin (G), Xitozin (X). - Phân tử AND gồm 2 mạch đơn xếp song song và xoắn đều đặn quanh 1trục chung tạo thành 1 chuỗi xoắn kép có đường kinh 20 A 0 . - Trong chuỗi xoắn kép AND, các nuclêôtit đối diện nhau trên 2 mạch đơn tạo thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A trao đổi với T bằng 2 liên kết hidrô ( A = T ) G trao đổi với X bằng 3 liên kết hidrô (G ≡ T ) - Kích thước của phân tử AND : có thể dài tới 1mm. khối lượng phân tử có thể tới 10 6 đvC. - Mỗi loại phân tử AND được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit, tạo nên tính đa dạng và đặc thù của AND. - Trong tế bào sinh dưỡng : AND tập trung trong nhân và có hàm lượng đặc trưng cho từng loài - Trong tế bào sinh dục (giao tử): hàm lượng AND giảm đi một nửa. Qua quá trình thụ tinh sẽ được phục hồi trong hợp tử. 2- Cơ chế tự nhân đôi của AND: - Do tác dụng của một loại men cắt đứt các liên kết hiđrô nối giữa các nuclêôtit trên 2 mạch đơn, làm tách rời dần dần 2 mạch đơn AND theo nguyên tắc bổ sung. - Do tác dụng của một loại men khác gắn các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào với các nuclêôtit trên 2 mạch đơn AND theo nguyên tắc bổ sung. - Kết quả từ 1 phân tử AND mẹ ban đầu, tạo ra 2 phân tử AND con giống hệt phân tử AND mẹ. Trong mỗi phân tử AND con có mạch là của AND mẹ ban đầu, còn 1 mạch được cấu tạo từ nuclêôtit tự do của môi trường. 3- Công thức cơ bản: - 1 nuclêôtit có chiều dài: 3,4 A 0 và có khối lượng phân tử là 300 đvC. - Số nuclêôtit mỗi loại trong phân tử AND : A = T; G = X. - Số nuclêôtit trên từng mạch đơn AND: A 1 = T 2 ; T 1 = A 2  A 1 + A 2 = T 1 + T 2 = A 1 + T 1 = A 2 + T 2 G 1 = X 2 ; X 1 = G 2  G 1 + G 2 = X 1 + X 2 = G 1 + X 1 = G 2 + X 2 - Tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtit trong AND: %A = %T; %G = %X; %A = %T = (%A 1 + %A 2 )/2; %G = %X = (%G 1 + %G 2 )/2 - Tổng số nuclêôtit trong AND (N): N = A + T + G + X; N = 2A + 2G = 2T + 2X = 2T + 2G = 2A + 2X. - Tổng số nuclêôtit trên 1 mạch đơn AND: ( 2 N ) ; 2 N = A + G = T + X = T + G = A + X - Chiều dài phân tử AND:( lADN ) lADN = 2 N . 3,4A 0 - Khối lượng của phân tử AND ( MADN) : MADN = N . 300 đvC - Tổng số liên kết hiđrô của phân tử AND (H): H = 2A + 3G = 2T + 3X = 2T + 3G = 2A + 3X - Số phân tử AND con được tạo ra từ 1 phân tử AND ban đầu: + Tự nhân đôi 1 lần: 2 1 ; Tự nhân đôi n lần: 2 n - Tổng số nuclêôtit các loại môi trường cung cấp cho 1 phân tử AND ( Nmt) + Tự nhân đôi 1 lần: Nmt = NADN ; Tự nhân đôi n lần: Nmt = NADN (2 n – 1) - Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho 1 phân tử AND ( Amt, Tmt,, Gmt,, Xmt,) + Tự nhân đôi 1 lần: Amt = Tmt = AADN = TADN ; Gmt = Xmt = GADN = XADN + Tự nhân đôi n lần: Amt = Tmt = AADN(2 n – 1) = TADN (2 n – 1); Gmt = Xmt = GADN(2 n – 1) = XADN (2 n – 1) - Tổng số liên kết hiđro bị cắt đứt khi 1 phân tử AND tự nhân đôi (H) + Tự nhân đôi 1 lần: H = HADN ; Tự nhân đôi n lần: H = HADN (2 n – 1) Ii/ CÁC DẠNG BÀI TẬP: Bài 1: Một đoạn phân tử AND có trình tự các nuclêôtic trên mạch đơn thứ 1 là: A – G – G – T – X – G – A – T – G a. Viết trình tự các nuclêôtic trên mạch đơn thứ 2 của đoạn AND? b. Xác định trình tự các nuclêôtic trên mạch đơn thứ 2 dựa vào nguyên tắc nào? Bài 2:Một đoạn phân tử AND có trình tự các nuclêôtic trên 2 mạch đơn như sau: Mạch 1:  A – T – G – X – T – A – X – G Mạch 2:  T – A – X – G – A – T – G – X Khi đoạn phân tử AND trên tự nhân đôi 1 lần, hãy viết trình tự các nuclêôtic trên mỗi mạch đơn AND mới trong mỗi đoạn phân tử AND con được tạo ra. Bài 3: Một phân tử AND có tỉ lệ % nuclêôtic loại T = 20% tổng số nuclêôtic của AND. a. Tính tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtic còn lại. b. Nếu số lượng nuclêôtic loại X = 300000 thì hãy tính số lượng mỗi loại nuclêôtic còn lại. Bài 4: Một phân tử AND có số nuclêôtic mỗi loại trên mạch 1 là: A 1 = 8000 ; T 1 = 6000 ; G 1 = 4000 ; X 1 = 2000. a. Tính số lượng nuclêôtic mỗi loại trên mạch 2 b. Tính số nuclêôtic mỗi loại của cả phân tử AND. Bài 5: Một gen có tổng 2 loại nuclêôtic bằng 40% tổng số nuclêôtic của gen và số nuclêôtic loại A = 600. a. Tính tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtic của gen? b. Tính số lượng mỗi loại nuclêôtic của gen? Bài 6: Một gen A G = 2 3 và số nuclêôtic trên 1 mạch gen là 1200. Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại nuclêôtic trong gen. Bài 7: Một gen A – G = 25% tổng số nuclêôtic trong gen và có số nuclêôtic loại A = 750. Tính % và số lượng nuclêôtic mỗi loại của gen? Bài 8: Một gen có tích số 2 loại nuclêôtic bổ sung cho nhau bằng 4% tổng số nuclêôtic trong gen. a. Tính tỉ lệ % từng loại nuclêôtic của gen? b. Nếu số nuclêôtic loại T của gen là 630 thì hãy xác định số nuclêôtic mỗi loại của gen? Bài 9: Một đoạn AND có A = 240 = 10% tổng số nuclêôtic của đoạn AND . a. Tìm tổng số nuclêôtic của đoạn AND? b. Tính chiều dài của đoạn AND? c. Đoạn AND trên có khối lượng phân tử là bao nhiêu? Bài 10: Trên 1 mạch của gen có A 1 = 200; G 1 = 400, còn trên mạch 2 của gen đó có T 2 = 400, X 2 = 500, a. Tìm tổng số nuclêôtic của gen? b. Tính chiều dài của gen? c. Tính khối lượng phân tử của gen? Bài 11: Một gen có số liên kết H là 3800. Trên mạch 1 của gen có A 1 = 100; T 1 = 300 a. Tìm tổng số nuclêôtic của gen? b. Tính chiều dài của gen? Bài 12: Một gen có số liên kết H giữa các cặp A và T là 1900. Trên mạch 2 của gen có G 2 = X 2 = 150. a. Tìm tổng số nuclêôtic của gen? b. Tính chiều dài của gen? c. Tính khối lượng phân tử của gen? Bài 13: Một đoạn AND có T = 800 ; X = 700 . Khi đoạn AND tự nhân đôi 3 lần thì hãy xác định: a. Số đoạn AND con được tạo ra? b. Số nuclêôtic mỗi loại môi trường đã cung cấp? Bài 14: Một gen có A = 20% tổng số nuclêôtic của gen và G = 900. Khi gen tự nhân đôi 1 số lần, môi trường nội bào đã cung cấp 9000 nuclêôtic loại A. a. Hãy xác định số lần gen tự nhân đôi? b. Số gen con được tạo thêm là bao nhiêu? c. Tính số nuclêôtic mỗi loại còn lại mà môi trường phải cung cấp? Bài 15: Một gen tự nhân đôi một số lần người ta thấy có 14 mạch đơn mới được tạo ra từ các nuclêôtic tự do của môi trường. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có A 1 = G 1 = 550; T 1 = X 1 = 150. a. Hãy xác định số lần gen tự nhân đôi? c. Tính số nuclêôtic mỗi loại môi trường phải cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen ban đầu? Bài 16: Một phân tử AND có khối lượng phân tử là 18.10 6 đvc. Phân tử này nhân đôi một số lần, được môi trường nội bào cung cấp 420000 nuclêôtic các loại, trong đó số nuclêôtic loại A là 147000. a. Tính số lần phân tử AND tự nhân đôi? b. Tính số nuclêôtic mỗi loại môi trường phải cung cấp riêng cho lần tự nhân đôi cuối cùng? PHẦN II: CÁC QUI LUẬT DI TRUYỀN A/ TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN: I/Các khái niệm cơ bản: 1- Tính trạng: Là các đặc điểm về hình thái, cấu tạo, tính chất của cơ thể sinh vật mà dựa vào đó ta có thể nhận biết được nó và phân biệt nó với các sinh vật khác. 2- Tính trạng trội – tính trạng lặn: + Tính trạng trội là tính trạng vốn có của P và được biểu hiện đồng loạt ở thế hệ thứ nhất ( F 1= ) trong phép lai giữa 2 cá thể khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương ứng. + Tính trạng lặn là tính trạng vốn có của P nhưng không được biểu hiện ở thế hệ thứ nhất ( F 1= ) trong phép lai giữa 2 cá thể khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương ứng. Ví dụ: Lai đậu Hà Lan hạt vàng thuần chủng với đậu Hà Lan hạt xanh thuần chủng , F 1 : 100% hạt vàng  tính trạng hạt vàng là tính trạng trội, tính trạng hạt xanh là tính trạng lặn. 3- Cặp tính trạng tương phản: là cặp tính trạng gồm hai trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng và do cùng 1 gen qui định. Ví dụ: Ở đậu Hà Lan tính trạng hạt vàng với hạt xanh là tính trạng tương ứng. 4- Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các của cơ thể sinh vật. Tuy nhiên, do lượng gen trong cơ thể sinh vật rất lớn nên khi nói đến kiểu gen người ta thường chỉ xét đến 1 vài gen đang được nghiên cứu. Ví dụ: Kiểu gen của đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng là AA, hạt xanh là aa. 5- Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể sinh vật. Cúngx như kiểu gen trên thực tế khi nói đến kiểu hình người ta chỉ xét đến 1 vài tính trạng đang được nghiên cứu. Ví dụ: Kiểu hình của đậu Hà Lan là hạt vàng, hạt xanh 6- Các kí hiệu dùng trong phép lai: - Thế hệ bố mẹ: P ; Thế hệ con thứ nhất: F 1 ; Thế hệ con thứ hai: F 2 ; - Giao tử: G (Gp , GF 1 …) - Dấu của phép lai: X II/ Các qui luật di truyền của Menden: 1. Qui luật đồng tính : Thí nghiệm: Xét tính trạng màu hạt ở đậu Hà Lan. P : Đậu Hạt vàng thuần chủng x Đậu Hạt xanh thuần chủng F 1 : 100% Đậu Hạt vàng. Nội dung: khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương ứng thì các cơ thể lai ở thế hệ lai thứ nhất đều đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ (gọi là tính trạng trội). Sơ đồ lai: P : (thuần chủng) AA X aa Hạt Vàng Hạt xanh GP: A a F 1 : 100%Aa (100% hạt Vàng) 2. Qui luật phân tính : Thí nghiệm: Xét tính trạng màu hạt ở đậu Hà Lan. P : Đậu Hạt vàng thuần chủng X Đậu Hạt xanh thuần chủng F 1 : 100% Đậu Hạt vàng. F 2: 75% Đậu Hạt vàng : 25% Đậu Hạt xanh Nội dung: khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương ứng thì các cơ thể lai ở thế hệ lai thứ hai có sự phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn. Sơ đồ lai: P : (thuần chủng) AA X aa Hạt Vàng Hạt xanh GP: A a F 1 : 100%Aa (100% hạt Vàng) F 1 X F 1 : Aa X Aa GF 1 : A, a A, a F 2: 1AA 2Aa 1aa Tỉ lệ kiểu gen F 2 : 1AA : 2Aa : 1aa Tỉ lệ kiểu hình F 2 : 75% hạt vàng : 25% hạt xanh 3. Qui luật phân li độc lập : Thí nghiệm: Xét hai tính trạng màu hạt và hình dạng ở đậu Hà Lan. P : Đậu Hạt Vàng – Trơn thuần chủng X Đậu Hạt Xanh - Nhăn thuần chủng F 1 : 100% Đậu Hạt Vàng – Trơn . F 2: 9/16 Đậu Hạt Vàng – Trơn 3/16 Đậu Hạt Vàng – Nhăn 3/16 Đậu Hạt Xanh – Trơn 1/16 Đậu Hạt Xanh - Nhăn Nội dung: khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương ứng, thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia và ngược lại. Sơ đồ lai: P : (thuần chủng) AABB X aabb Hạt Vàng Hạt xanh GP: AB ab F 1 : 100% AaBb (100% hạt Vàng - Trơn) F 1 X F 1 : AaBb X AaBb GF 1 : AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F 2: Tỉ lệ kiểu gen F 2 : 1 AABB : 2 AABb : 1 Aabb 2 AaBB : 4 AaBb : 2 AaBb 1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb Tỉ lệ kiểu hình F 2 : 9 A–B– : hạt Vàng – Trơn 3 A–bb : hạt Vàng - Nhăn 3 aaB– : hạt Xanh – Trơn 1 aabb : hạt Xanh – Nhăn Lưu ý: Các qui luật di truyền của Menden chỉ nghiệm đúng trong điều kiện: - P thuần chủng - M?i gen qui định 1 tính trạng. - Có tính trạng trội hoàn toàn. - Số lượng cá thể nghiên cứu phải đủ lớn ( qui luật phân tính và qui luật phân li độc lập) - Mỗi gen nằm trên 1 NST ( qui luật phân li độc lập) • Phép lai nhiều cặp tính trạng của Menden thực chất là nhiều phép lai 1 cặp tính trạng được tiến hành đồng thời 1 cùng lúc. Do đó, kết quả của phép lai nhiều cặp tính trạng Menden là tích số các kết quả của các phép lai 1 cặp tính trạng với nhau. Ví dụ: P : AaBb X AaBb  gồm 2 phép lai : - Aa X Aa  3 Hạt Vàng : 1 Hạt Xanh - Bb X Bb  3 Hạt Trơn : 1 Hạt Nhăn  kết quả chung của phép lai P là: ( 3 : 1) ( 3 : 1 ) = 9 hạt Vàng – trơn : 3 Hạt Vàng – Nhăn : 3 hạt Xanh - Trơn : 1 Hạt Xanh – Nhăn 4. Phép lai phân tích: là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cá thể mang kiểu hình lặn ( kiểu gen đồng hợp tử lặn) nhằm mục đích phân tích kiểu gen của cá thể đem phân tích. - Nếu kết quả lai đồng nhất về kiểu hình trội thì kiểu gen của cá thể đem lai phân tích là đồng hợp tử trội ( thuần chủng) Sơ đồ lai: P : AA X aa Hạt Vàng Hạt xanh GP: A a F 1 : 100%Aa (100% hạt Vàng) - Nếu kết quả lai có sự phân tính về kiểu hình trội thì kiểu gen của cá thể đem lai phân tích là dị hợp tử (không thuần chủng) Sơ đồ lai: P : Aa X aa Hạt Vàng Hạt xanh GP: A, a a F 1 : 50%Aa : 50% aa 50% hạt Vàng : 50% hạt Xanh Ghi nhớ: AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb + F 1 có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 , suy ra: Đây là kết quả của phép lai phân tính Menden: P : Aa X Aa  F 1 : 3 : 1 + F 1 có tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 , suy ra: Đây là kết quả của phép lai phân tính (xét với 1 cặp gen): P : Aa X aa  F 1 : 1 : 1 + F 1 có tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1 , suy ra: Đây là kết quả của phép lai phân tính với điều kiện có tính trạng trội không hoàn toàn: P : Aa X Aa  F 1 : 1 : 2 : 1 + P thuần chủng và khác nhau bởi n cặp tính trạng tương ứng thì F 2 ta có : . Trường hợp 1: trội hoàn toàn: - Tỉ lệ kiểu hình : ( 3 : 1 ) n - Số loại kiểu hình : 2 n - Tỉ lệ kiểu gen : ( 1 : 2 : 1 ) n - Số loại kiểu gen : 3 n . Trường hợp 2: trội không hoàn toàn: - Tỉ lệ kiểu hình : ( 1 : 2 : 1 ) n - Số loại kiểu hình : 3 n - Tỉ lệ kiểu gen : ( 1 : 2 : 1 ) n - Số loại kiểu gen : 3 n + Phương pháp xác định tính trạng trội , tính trạng lặn: - Dựa vào qui luật đồng tính của Menden.  Tính trạng biểu hiện ở F 1 là tính trạng trội( tính trạng tương ứng với nó là tính trạng lặn) - Dựa vào qui luật phân tính của Menden.  Tính trạng chiếm tỉ lệ ¾ là tính trạng trội còn tính trạng chiếm tỉ lệ ¼ là tính trạng lặn) - Từ qui luật tính trạng trội – lặn : áp dụng với trường hợp không xác định được tương quan trội – lặn bằng qui luật đồng tính và phân tính Menden. Ví dụ: Tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 Tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1 II/ BÀI TẬP: DẠNG 1: Giả thiết cho biết tương quan trội – lặn và cho biết kiểu hình của P. Xác định kết quả lai ở thế hệ F 1 và F 2 về kiểu gen và kiểu hình. * Phương pháp giải: - Bước 1: Qui ước gen (Nếu bài tập đã cho sẵn qui ước gen thì sử dụng qui ước gen đã cho) - Bước 2: Xác định kiểu gen của P - Bước 3: Viết sơ đồ lai Lưu ý: Nếu bài tập chưa cho biết tương quan trội – lặn thì phải xác định tương quan trội – lặn trước khi qui ước gen. Bài 1: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng thụ phấn với cây cà chua quả vàng. a. Xác định kết quả thu được ở F 1 , F 2 ? b. Cho cà chua F 1 lai với cây cà chua quả đỏ F 2 thu được kết quả lai như thế nào? Bài 2: Ở lúa tính trạng cây cao là trội hoàn toàn so với tính trạng cây thấp. Hãy xác định kết quả lai ở F 1 trong các phép lai sau: P 1 : Cây cao X Cây cao P 2 : Cây cao X Cây thấp P 3 : Cây thấp X Cây thấp Bài 3: Cho Ruồi giấm thân xám lai với Ruồi giấm thân đen, F 1 nhận được toàn Ruồi giấm thân xám. Xác định kết quả trong các phép lai sau: - TH 1 : Ruồi giấm thân xám F 1 X Ruồi giấm thân xám P - TH 2 : Ruồi giấm thân xám F 1 X Ruồi giấm thân đen P - TH 3 : Ruồi giấm thân xám F 1 lai với nhau. Biết rằng tính trạng màu thân do 1 cặp gen qui định và có hiện tượng trội hoàn toàn. DẠNG 2: Giả thiết cho biết kết quả lai ở F 1 và F 2 . Xác định kiểu gen và kiểu hình của P và viết sơ đồ lai. * Phương pháp giải: - Bước 1: Xác định tương quan trội – lặn. - Bước 2: Qui ước gen. - Bước 3: Phân tích tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con để suy ra kiểu gen của bố mẹ. - Bước 4: Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả. Lưu ý: Nếu bài tập cho biết tương quan trội – lặn thì áp dụng luôn từ bước 2. Bài 1: Người ta đem lai cà chua quả tròn với cà chua quả tròn, F 1 thu được: 315 cây cà chua quả tròn 105 cây cà chua quả bầu dục Biết rằng tính trạng hình dạng quả do 1 cặp gen qui định. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai. Bài 2: Ở bò tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với tính trạng lông vàng. Cho lai bò lông đen với bò lông đen ở đời con thấy xuất hiện bò lông vàng. Biết rằng tính trạng màu lông ở bò do 1 cặp gen qui định. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai. Bài 3: Ở lợn tính trạng thân dài là trội hoàn toàn so với tính trạng thân ngắn. Cho lai 1 cặp lợn bố mẹ chưa biết kiểu gen và kiểu hình, đời con F 1 thu được toàn lợn thân dài. Biết rằng tính trạng chiều dài thân lợn do 1 cặp gen qui định. Hãy giải thích kết quả thu được và viết sơ đồ lai. DẠNG 3: Giả thiết cho biết tương quan trội – lặn và cho biết kiểu hình của P. Xác định kết quả lai ở thế hệ F 1 và F 2 về kiểu gen và kiểu hình. * Phương pháp giải: - Bước 1: Qui ước gen (Nếu bài tập đã cho sẵn qui ước gen thì sử dụng qui ước gen đã cho) - Bước 2: Xác định kiểu gen của P - Bước 3: Viết sơ đồ lai Lưu ý: Nếu bài tập chưa cho biết tương quan trội – lặn thì phải xác định tương quan trội – lặn trước khi qui ước gen. Bài 1: Ở cây hoa phấn gen R qui định hoa màu đỏ, gen r qui định hoa màu trắng. Cặp gen Rr qui định hoa màu hồng. a. Giải thích sự xuất hiện của kiểu hình hoa màu hồng? b. Cho lai giữa cây hoa phấn màu đỏ với cây hoa màu trắng được F 1 . Cho F 1 tiếp tục lai với nhau được F 2 . Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F 2 . Bài 2: Ở cây hoa dạ hương, hoa màu đỏ là tính trạng trội không hoàn toàn so với hoa màu trắng, từ đó làm xuất hiện kiểu hình trung gian là hoa màu hồng. Biết rằng tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Hãy xác định kết quả của các phép lai sau: P 1 : Hoa đỏ X Hoa đỏ P 2 : Hoa đỏ X Hoa trắng P 3 : Hoa đỏ X Hoa hồng P 4 : Hoa hồng X Hoa hồng P 5 : Hoa hồng X Hoa trắng P 6 : Hoa trắng X Hoa trắng DẠNG 4: Giả thiết cho biết tương quan trội – lặn và kết quả lai ở F 1 và F 2 . Xác định kiểu gen và kiểu hình của P và viết sơ đồ lai. * Phương pháp giải: - Bước 1: Qui ước gen(Nếu bài tập đã cho sẵn qui ước gen thì sử dụng qui ước gen đã cho). - Bước 2: Phân tích tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con để suy ra kiểu gen của bố mẹ - Bước 3: Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả. Bài 1: Ở cây dâu tây, tính trạng quả đỏ là trội không hoàn toàn so với tính trạng quả trắng. Cho lai giưa 2 cây dâu tây chưa rõ màu quả được thế hệ lai F 1 đồng nhất về kiểu hình, cho F 1 tự thụ phấn được F 2 gồm : 102 cây dâu quả đỏ : 207 cây dâu quả hồng : 99 cây dâu quả trắng. Giải thích kết quả thu được và viết sơ đồ lai. Biết rằng tính trạng màu quả do 1 cặp gen qui định. Bài 2: Ở cây hoa mõm chó, tính trạng lá rộng do gen B qui định, tính trạng lá hẹp do gen b qui định. Dạng lá trung bình do kiểu gen Bb qui định. Xác định kiểu gen và kiểu hình của P trong các phép lai mà F 1 thu được kết quả như sau: a. F 1 : 50% lá rộng : 50% lá trung bình b. F 1 : 50% lá trung bình : 50% lá hẹp c. F 1 : 25% lá rộng : 50% lá trung bình : 25% lá hẹp. BÀI TẬP LUYỆN TẬP NÂNG CAO: 1/ Ơû bò tính trạng không sừng là trội hoàn toàn so với tính trạngcó sừng. Biết rằng tính trạng nói trên do 1 cặp gen qui định. a. Đời con F 1 sẽ thu được kết quả thế nào nếu cho lai bò đực có sừng với bò cái không sừng thuần chủng. b. Cho bò F 1 tạp giao với nhau, F 2 thu được kết quả như thế nào? c. Những con bò nào có thể được sinh ra từ việc lai bò đực không sừng F 2 với bò cái F 1 . d. Nếu lai bò đực và bò cái có sừng F 2 với nhau thì F 3 thu được kết quả gì? 2/ Ở cà chua, tính trạng quả đỏ do gen D qui định, tính trạng quả vàng do gen d qui định. Xác định kết quả lai trong các trường hợp sau: P 1 : Quả đỏ X Quả vàng P 2 : Quả đỏ X Quả đỏ P 3 : Quả vàng X Quả vàng 3/ Cho lai giữa chuột đuôi cong thuần chủng với chuột đuôi thẳng thuần chủng, F 1 thu được toàn chuột đuôi cong. Biết rằng tính trạng hình dạng đuôi chuột do 1 cặp gen qui định. a. xác định tính trạng trội, tính trạng lặn. b. cho chuột F 1 lai với chuột đuôi thẳng được thé hệ lai như thế nào? c. Nếu kết quả 1 phép lai giữa 2 giống chuột nói trên cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 chuột đuôi cong : 1 chuột đuôi thẳng thì kiểu gen và kiểu hình của những con chuột bố mẹ đem lai như thế nào? 4/ Ở người , tính trạng mắt nâu do gen N qui định, tính trạng mắt xanh do gen n qui định. Xác định kiểu gen của bố mẹ và con trong các trường hợp sau: - TH 1 : Bố Mẹ mắt nâu sinh ra con mắt xanh - TH 2 : Bố mắt nâu, Mẹ mắt xanh sinh ra con mắt xanh - TH 3 : Bố mắt xanh, Mẹ chưa biết màu mắt, sinh ra con mắt nâu 5/ Ở bắp, hạt màu vàng là trội so với hạt màu trắng. Tính trạng màu hạt do 1 gen qui định. a. Cho lai bắp hạt vàng không thuần chủng với nhau, F 1 thu được 4000 hạt bắp các loại. Tính số lượng mỗi loại hạt bắp thu được ở F 1. b. Làm thế nào để xác định được bắp hạt vàng thuần chủng? 6/ Ở giống cá kiếm, tính trạng mắt đen do gen D qui định, tính trạng mắt đỏ do gen d qui định. a.Trong 1 phép lai giữa moat cặp cá bố mẹ người ta thu được 1498 cá con mắt đen và 496 cá con mắt đỏ. Xác định kiểu gen và kiểu hình của cặp cá bố mẹ đem lai? b.Nếu không biết kiểu gen của cá bố mẹ thì chọn cặp cá bố mẹ đem lai có kiểu hình như thế nào đời con đồng nhất về một loại kiểu hình? 7/ Ở cà chua, tính trạng của hình dạng lá có hai loại : lá chẻ và lá nguyên ; trong đó tính trạng lá chẻ là trội hoàn toàn so vơí tính trạng lá nguyên . Biết rằng tính trạng hình dạng lá do một cặp gen quy định . a.Nếu muốn ngay thế hệ F 1 thu được tỷ lệ phân tính kiểu hình 3:1 thì phải chọn cây bố mẹ đem lai có kiểu gen và kiểu hình như thế nào ? b.Nếu muốn ngay thế hệ F 1 thu được tỷ lệ phân tính kiểu hình 3:1 thì phải chọn cây bố mẹ đem lai có kiểu gen và kiểu hình như thế nào ? 8/ Ở Ruồi giấm tính trạng đốt thân dài do gen T qui định, tính trạng đốt thân ngắn do gen t qui định a. Nếu muốn đời con F 1 luôn luôn thu được kiểu hình đốt thân dài thì phải chọn cặp Ruồi bố mẹ dem lai có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? b. Nếu muốn đời con F 1 luôn luôn thu được kiểu hình đốt thân ngắn thì phải chọn cặp Ruồi bố mẹ dem lai có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? 9/ Ở giống táo người ta thấy có 3 loại màu quả: dỏ, hồng và xanh. Biết răngf tính trạng màu đỏ do 1 cặp gen qui định. a. Khi lai táo quả màu hồng với nhau người ta thấy ở đời con xuất hiện cả 3 loại màu quả với số lượng như sau: 96 qả đỏ : 183 quả hồng : 95 quả xanh. Hãy giải thích hiện tượng xảy ra và viết sơ đồ lai minh họa. b. Xác định tính trạng trội lặn/ c. Chọn cây bố mẹ đem lai có kiểu gen như thế nào để F 1 thu được 100% táo quả màu hồng? VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP CÁC TÍNH TRẠNG CỦA MENDEN: Dạng 1: Giả thiết cho biết kiểu hình của P. Xác định kiểu gen và kiểu hình ở đời con. * Phương pháp giải: - Bước 1: Xác định tương quan trội – lặn ở từng tính trạng. - Bước 2: Qui ước gen - Bước 3: Xác định kiểu gen của P - Bước 4: Viết sơ đồ lai để xác định kiểu gen và kiểu hình ở đời con. Bài 1: Cho lai 2 giống bò thuần chủng: bò đen, không sừng và bò vàng, có sừng. Thế hệ F 1 nhận được toàn bò đen, không sừng. Cho bò F 1 lai với nhau. Hãy xác định kiểu gen và kiểu hình ở bò con F 2 . biết rằng hai tính trạng nói trên di truyền phân li độc lập và mỗi gen qui định một tính trạng. Bài 2: Ở đậu Hà Lan, gen A qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt xang. Gen B qui định hạt trơn hoàn toàn so với gen b qui định hạt nhăn. Hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập. Cho lai đậu thuần chủng hạt vàng nhăn với đậu thuần chủng hạt xanh trơn. Hãy xác định kết quả lai thu được ở F 1 và F 2. Bài 3: Ở cà chua, quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả dài. Hai tính trạng màu quả và hình dạng quả di truyền phân li độc lập và mỗi gen qui định 1 tính trạng. Hãy xác định kết quả lai ở F 1 trong 1 số trường hợp sau: - TH 1 : Quả đỏ, tròn thuần chủng X Quả vàng, dài - TH 2 : Quả đỏ, tròn không thuần chủng X Quả vàng, dài - TH 3 : Quả vàng, tròn thuần chủng X Quả vàng, dài - TH 4 : Quả đỏ, dài X Quả vàng, dài Bài 4: Ở bắp, hạt đỏ do gen A qui định trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt trắng. Cây cao do gen B qui định trôih hoàn toàn so với gen b qui định cây thấp. Biết rằng 2 cặp gen nói trên nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau. Không cần viết sơ đồ lai, hãy xác định kết quả lai F 1 trong các trường hợp sau: - TH 1 : P 1 : AABb X AaBB ; TH 2 : P 2 : AaBb X Aabb; TH 3 : P 3 : AaBb X aaBb - TH 4 : P 4 : AaBb X aabb; TH 5 : P 5 : Aabb X aaBb Dạng 2: Giả thiết cho biết kết quả lai ở đời con. Xác định kiểu gen và kiểu hình của P * Phương pháp giải: - Bước 1: Xác định tương quan trội – lặn. - Bước 2: Qui ước gen. - Bước 3: Xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con trên từng tính trạng để suy ra kiểu gen của bố mẹ. - Bước 4: Xác định kiểu gen của bố mẹ. - Bước 5: Viết sơ đồ lai để xác định kiểu gen và kiểu hình ở đời con. Bài 1: Ở chuột tính trạng lông đen được qui định bởi gen A, tính trạng lông trắng được qui định bởi gen a. Tính trạng lông xù được qui định bởi gen B, tính trạng lông trơn được qui định bởi gen b Hai tính trạng trên di truyền phân li độc lập với nhau. Cho lai các con chuột bố mẹ với nhau, F 1 thu được kết quả như sau: 28 Chuột đen, xù; 09 Chuột đen, trơn; 10 Chuột trắng, xù; 03 Chuột trắng, trơn. Xác định kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ và viết sơ đồ lai minh hoạ. Bài 2: Ở bí người ta xét sự di truyền của 2 tính trạng: Tính trạng hình dạng quả bí gồm quả tròn và quả dài. Tính trạng màu hoa gồm hoa vàng và hoa trắng. Mỗi cặp tính trạng nói trên đều do 1 gen qui định. Cho lai 2 cây bí chưa biết kiểu hình, thế hệ lai F 1 có tỉ lệ phân tính về kiểu hình như sau: - 56,25% Bí quả tròn, hoa vàng; 18,75% Bí quả tròn, hoa trắng. - 18,75% Bí quả dài, hoa vàng; 06,25% Bí quả dài, hoa trắng. a. Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn? b. Phép lai trên di truyền theo qui luật nào? c. Xác định kiểu gen và kiểu hình của P. Viết sơ đồ lai. Bài 3: Cho 1 thỏ đực có kiểu hình lông đen, chân cao đem lai với 3 thỏ cái được 3 kết quả như sau: - TH 1 : F 1 : phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1; TH 2 : F 2 : phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 - TH 3 : F 3 : đồng loạt có kiểu hình lông đen, chân cao. Biết rằng mỗi gen qui định 1 tính trạng và nằm trên 1 NST riêng rẻ. Tính trạng lông đen là trội so với tính trạng lông nâu; tính trạng chân cao là trội so với tính trạng chân thấp. Biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VÀ NÂNG CAO: Bài 1: Ở đậu Hà Lan gen A qui định hạt vàng, gen a qui định hạt xanh; gen B qui định hạt trơn, gen b qui định hạt nhăn. Hãy xác định kiểu gen có thể có của cây bố mẹ các cây con trong các trường hợp sau: a. Cây đậu có kiểu hình hạt vàng, trơn lai với cây đậu có kiểu hình hạt vàng, nhăn. Thế hệ F 1 sinh ra có cây đậu mang kiểu hình hạt xanh nhăn. b. Cây đậu có kiểu hình hạt vàng, trơn lai với cây đậu có kiểu hình hạt vàng, nhăn. Thế hệ F 1 sinh ra có cây đậu mang 2 loại kiểu hình hạt vàng trơn và hạt xanh nhăn. c. Cây đậu có kiểu hình hạt vàng, nhăn lai với cây đậu có kiểu hình hạt vàng, nhăn. Thế hệ F 1 sinh ra có cây đậu mang kiểu hình hạt vàng, nhăn và hạt xanh trơn. Biết rằng hai cặp gen qui định 2 cặp tính trạng trên nằm tren 2 cặp NST đồng dạng khác nhau. Bài 2: Ở lợn, gen T qui định lông trắng, gen t qui định lông đen, gen D qui định thân dài, gen d qui định thân ngắn. Biết rằng 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng trên nằm trên 2 cặp NST đồng dạng khác nhau. a. Xác định sự phân tính về kiểu gen và kiểu hình ở F 2 khi lai giống lợn thuần chủngâmù lông trắng, thân dài với lợn lông đen, thân ngắn. b. Nêu phương pháp xác định lông trắng, thân dài thuần chủng ở F 2 . Bài 3: Ở lúa, gen A qui định cây cao, gen a qui định cây thấp, gen B qui định hạt tròn, gen b qui định hạt dài. Cho lai 2 giống lúa với nhau, đời con F 1 thu được 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ : 37,5% Cây cao, Hạt tròn; 37,5% Cây cao, Hạt dài; 12,5% Cây thấp, Hạt tròn; 12,5% Cây thấp, Hạt dài. Hãy xác định: a. Qui luật di truyền chi phối phép lai? b. Kiểu gen và kiểu hình của P c. Viết sơ đồ lai từ P  F 1 . BÀI 4: Ở Người, ta có: Gen A qui định tóc xoăn, gen a qui định tóc thẳng. Gen B qui định tầm vóc thấp, gen a qui định tầm vóc cao. Hai cặp gen này di truyền phân li độc lập. a. Nếu bố tóc xoăn, tầm vóc cao ; mẹ tóc thẳng, tầm vóc thấp, các con của họ sinh ra sẽ như thế nào? b. Nếu bố mẹ đều có kiểu hình tóc xoăn, tầm vóc thấp, mà sinh ra con tóc thẳng, tầm vóc cao thì kiểu gen của bố mẹ như thế nào? Bài 5: Ở một loài thực vật, màu xanh của hoa được qui định bởi gen trội B, màu vàng của hoa được qui định bởi gen lặn b. Gen L qui định hoa to, gen l qui định hoa nhỏ. Khi cho lai cây hoa màu vàng, hoa to với cây hoa màu xanh, hoa nhỏ, người ta thu được kết quả như sau: 48 cây hoa vàng, to ; cây hoa vàng, nhỏ; cây hoa xanh, to ; cây hoaẫnh, nhỏ Xác định kiểu gen của cây bố mẹ như thế nào? Bài 6: Ở bò tính trạng không sừng do gen trội hoàn toàn P, gen lặn tương ứng p thì qui định tính trạng có sừng. Gen R qui định màu lông nâu trội không hoàn toàn so với gen r qui định lông trắng, vì vậy bò lai có kiểu gen Rr mang kiểu hình màu lông vàng: Hai cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập. Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở đời con trong phép lai sau: a. PpRR X ppRr b. PpRr X pprr Bài 7: Ở cà chua F 1 đồng loạt giống nhau: _ TH 1 : F 1 lai với cây cà chua thứ nhất được thế hệ lai gồm: + 59 cây thân cao, quả đỏ; 60 cây thân cao, quả vàng + 20 cây thân thấp , quả đỏ ; 18 cây thân thấp, quả vàng _ TH 2 : F 1 lai với cây cà chua thứ hai được thế hệ lai gồm: + 62 cây thân cao, quả đỏ; 58 cây thân thấp, quả đỏ + 19 cây thân cao, quả vàng; 20 cây thân thấp, quả vàng Biết rằng mỗi gen qui định 1 tính trạng. Biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp. Bài 8: Một thỏ đực có 2 tính trạng lông đen và lông xù đã cho 4 loại tinh trùng chứa các tổ hợp khác nhau. a. Cho thỏ đực giao phối với thỏ cái thứ nhất có lông trắng, lông trơn được thỏ con có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? b. Cho thỏ đực giao phối với thỏ cái thứ hai có lông trắng, lông xù được thỏ con có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? c. Cho thỏ đực giao phối với thỏ cái thứ bacó lông trắng, lông xù được thỏ con có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Biết rằng tính trạng trên di truyền phân li độc lập Bài 9: Ở cừu xét tính trạng màu lông gồm lông đen và lông trắng, tính trạng kích thước lông gồm lông dài và lông ngắn. Cho cừu Fâumng hai tính trạng trên lai với nhau, F 2 thu được kết quả như sau: - 94 cừu lông đen, ngắn; 32 cừu lông đen, dài; 31 cừu lông trắng, ngắn; - 11 cừu lông trắng, dài. Biết rằng tính trạng trên di truyền phân li độc lập. a. Phép lai trên tuân theo qui luật di truyền nào? b. Xác định kiểu gen và kiểu hình của F 1 và viết sơ đồ lai. PHẦN III: PHÂN BÀO NGUYÊN NHIỄM A. TÓM TẮT KIẾN THỨC: I/ Đặc điểm của phân bào nguyên nhiễm: a- Khái niệm: là hình thức phân chia tế bào mà trong đó từ 1 tế bào mẹ chia thành 2 tế bào con có bộ NST giống như tế bào mẹ. - Sơ đồ: 1 tế bào mẹ 2n NSTïnhânâi → 1 tế bào 2n (kép) TBmïphânchia → 2 tế bào con 2n (đơn) b- Cơ chế: Gồm 5 kì: kì trung gian (giai đoạn chuẩn bị), kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. Cụ thể là: + Kì trung gian: Các NST ở dạng sợi mảnh (do tháo xoắn tối đa), rất khó quan sát chúng. Mỗi NSt đơn tự nhân đôi thành 1 NST kép gồm 2 cromatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động. Trung thể tự nhân đôi. + Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn tối đa, có hình dạng và kích thước đặc trưng, dễ quan sát. Lúc này các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và dính với sợi tơ vô sắc qua tâm động. Thoi vô sắc được hình thành, trung thể tách ra làm 2 và tiến về 2 cực. Màng nhân và nhân con tiêu biến. + Kì sau: Mỗi NST kép tách làm hai NST đơn và phân li đồng đều về 2 cực của tế bào. + Kì cuối: Tại mỗi cực của tế bào, các NSt đơn tháo xoắn trở lại dạng sợi mảnh như ban đầu, rất khó quan sát chúng . Thoi vô sắc biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại. Tế bào chất phân chia và hình thành vách ngăn ngang chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Mỗi tế bào con đều có bộ NST 2n. Trong phân bào nguyên nhiễm thì sự phân chia của các NST từ tế bào mẹ về các tế bào con là đồng đều cả về số lượng và nguồn gốc. Sự phân bào nguyên nhiễm có thể xảy ra liên tiếp k lần (các tế bào con sinh ra tiếp tục nguyên phân như tế nào mẹ). Hình thức phân bào nguyên nhiễm chỉ xảy ra đối với các loại tế bào: tế bào sinh dưỡng (còn gọi là té bào Xôma), tế bào sinh dục sơ khai và tế bào hợp tử. II/ Các công thức cơ bản: 1- Số tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân: - Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2 k ; Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2 k ( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần) 2- Số tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân: - Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2 k – 1 ; Từ x tế bào mẹ ban đầu: x (2 k – 1) ( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần) 3- Tổng số NST đơn có trong các tế bào con được tạo ra: - Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2n . 2 k ; Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2n . 2 k ( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần) 4- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân: - Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2n . 2 k - Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2n . 2 k ( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần) 5- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân: - Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2n (2 k – 1) Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2n (2 k – 1) ( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần) 6- Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường nội bào phải cung cấp cho: - 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần : 2n (2 k – 1) - x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần: x.2n (2 k – 1) 7- Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường nội bào phải cung cấp cho: - 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần : 2n (2 k – 2 ) - x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần: x.2n (2 k – 2) 8- Tổng số lần NST tự nhân đôi trong k lần nguyên phân: - Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: k ; Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . k 9- Tổng số thoi dây tơ vô sắc xuất hiện trong k lần nguyên phân: - Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2 k – 1 ; Từ x tế bào mẹ ban đầu: x (2 k – 1) ( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần) B/ CÁC DẠNG BÀI TẬP: DẠNG 1: Tính số tế bào con được tạo ra và số lần nguyên phân Bài 1: Có 10 tế bào sinh dưỡng thuộc cùng 1 loài phân bào nguyên nhiễm. a. Nếu mỗi tế bào đều nguyên phân ba lần liên tiếp thì tổng số tế bào con được tạo ra từ 10 tế bào trên là bao nhiêu? b. Nếu tổng số tế bào con được tạo ra từ 10 tế bào là 1280 tế bào con và số lần phân bào của các tế bào đều bằng nhau thì mỗi đã nguyên phân mấy lần? Bài 2: Ba hợp tử của cùng 1 loài có bộ NST 2n = 8. Hợp tử nguyên phân 1 số lần tạo ra số tế bào con bằng ¼ số tế bào con do hợp tử 2 nguyên phân tạo ra. Tổng số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 có 512 NST đơn. quá trình nguyên phân của cả 3 hợp tử đã tạo ra số tế bào con tổng số NST đơn là 832. a. Tính số tế bào con do mỗi hợp tử tạo ra? b. Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử? Bài 3: Một tế bào sinh dục sơ khai khi phân bào nguyên nhiễm đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 98 NST đơn mới tương đương. Biết rằng bộ NST lưỡng bộicủa loài là 2n = 14. a. Tính số tế bào con được tạo ra? [...]... thoả mãn cho quá trình thụ tinh? Bài 4: Ong mật có bộ NST 2n = 32 Ở loài này có hiện tượng sinh sản: trứng được thụ tinh nở thành ong thợ, trứng không được thụ tinh nở thành ong đực Một ong chúa đẻ 1000 trứng, nở thành 1000 ong con Tổng số NST đơn trong các ong con là 65536.102 a Tính số ong đực và ong thợ trong đàn ong con Biết rằng trứng hoặc hợp tử muốn nở thành ong con đã phải trải qua 8 lần phân... trứng? BÀI TẬP LUYỆN TẬP VÀ NÂNG CAO: Bài 1: Trong 1 lò ấp trứng người ta thu được 4000 con gà con a Xác định số tế bào sinh tinh và sinh trứng đủ để tạo ra đàn gà con nói trên Biết rằng hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%, của trứng là 100% b Tính số tế bào trứng mang NST giới tính X và số tế bào trứng mang NST giới tính Y được thụ tinh biết trong đàn gà nói trên, gà mái chiếm tỉ lệ 60% Bài 2:... dây tơ vô sắc xuất hiện trong quá trình nguyên phân của số tế bào nói trên? BÀI LUYỆN TẬP VÀ NÂNG CAO: BÀI 1: Có 4 tế bào sinh dưỡng A, B, C, D của 1 loài đều phân bào nguyên nhiễm, tạo ra tổng cộng 60 tế bào con Số đợt phân bào của các tế bào lần lượt hơn nhau 1 đợt a Tính số lần phân bào của mỗi tế bào sinh dưỡng A, B, C, D b Tính số tế bào con được tạo ra từ mỗi tế bào? Bài 2: Ở Đậu Hà Lan có bộ... tử được tạo ra Bài 1: Trong tinh hoàn của thỏ đực xét 100 tế bào sinh dục đực, trong buồng trứng của thỏ cái xét 100 tế bào sinh dục cái Các tế bào nói trên ở thời kì chín đều phân bào giảm phân để tạo ra các giao tử đực và các giao tử cái Hãy xác định: a Số tinh trùng được tạo ra? b Số tế bào trứng được tạo ra? c Số thể định hướng được tạo ra? Bài 2: Một tế bào sinh dục đực và 1 tế bào sinh dục cái... là bao nhiêu? Bài 2: Ở Người, bộ NST 2n = 46 tổng số NST đơn trong tế bào con được sinh ra từ quá trình nguyên phân của 1 tế bào sinh dưỡng là 1472 a Tính số NST đơn mới tương đương môi trường nội bào đã cung cấp cho quá tình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng nói trên b Ở lần nguyên phân cuối cùng của tế bào nói trên, môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu NST? Bài 3: Có 20 tế bào sinh dục sơ khai... số tâm động có trong tất cả các tế bào con được ra khi kết thúc quá trình nguyên phân? Bài 4: Quan sát 25 tế bào sinh dục sơ khai đực ở gà trống (2n = 78) tiến hành phân bào nguyên nhiễm 1 lần a Tính số NST kép có trong 25 tế bào trên tại thời điểm kì giữa? b Tính số cromatit có trong 25 tế bào trên tại thời điểm kì giữa? c Tính số NST đơn có trong 25 tế bào tại thời điểm kì sau? Bài 5: Ở gà, bộ NST... cá con Hiệu suất thụ tinh của trứng là 80%, của tinh trùng là 20% a Tính số tinh trùng và số tế bào trứng tham gia thụ tinh b Tính số tế bào sinh tinh và sinh trứng đủ để tạo ra số tinh trùng và số tế bào trứng tham gia vào quá trình thụ tinh c Tính số NST đơn trong các tinh trùng và trong các tế bào trứng không được thụ tinh Bài 3: Một gà mái đẻ 1 số trứng, khi ấp chỉ có 12 trứng nở thành gà con Các... tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST n (kép) + Kì đầu II: Xảy ra rất ngắn Các NST kép vẫn giữ nguyên hình dạng như kì cuối I + Kì giữa II: Trong mỗi tế bào con các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo mới và dính với sợi tơ vô sắc qua tâm động + Kì sau II: Mỗi NST kép tách ra thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào + Kì cuối II: Hình thành 4 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ... đương môi trường phải cung cấp : 2n B/ BÀI TẬP: Dạng 1: Xác định kí hiệu của bộ NST: Bài 1: Một tế bào sinh dục chín của 1 loài sinh vật giảm phân bình thường Xét 2 cặp NST đồng dạng kí hiệu là AaBb Hãy xác định kí hiệu của 2 cặp NST trên tại các thời điểm : kì đầu I, kì giữa I, kì sau I, kì cuối I, kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II Bài 2: Một tế bào sinh dục chín của ruồi giấm đực có kí... con được tạo ra từ 1 tế bào và số lần nguyên phân của tế bào đó trong các trường hợp sau: - Trường hợp 1: Môi trường tế bào cung cấp 434 NST đơn mới tương đương - Trường hợp 2: Môi trường tế bào cung cấp 868 NST đơn mới hoàn toàn - Trường hợp 3: Số thoi dây tơ vô sắc xuất hiện trong quá trình nguyên phân là 255 Bài 3: Một hợp tử của 1 loài nguyên phân 1 số lần cho tế bào conbằng 1/3 số NST đơn trong . Một ong chúa đẻ 1000 trứng, nở thành 1000 ong con. Tổng số NST đơn trong các ong con là 65536.10 2 . a. Tính số ong đực và ong thợ trong đàn ong con. Biết. của trứng? BÀI TẬP LUYỆN TẬP VÀ NÂNG CAO: Bài 1: Trong 1 lò ấp trứng người ta thu được 4000 con gà con. a. Xác định số tế bào sinh tinh và sinh trứng đủ

Ngày đăng: 03/12/2013, 21:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan