Bài giảng BÀI TẬP VỀ SÓNG ÁNH SÁNG

14 2K 12
Bài giảng BÀI TẬP VỀ SÓNG ÁNH SÁNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP VỀ TÍNH CHẤT SÓNG ÁNH SÁNG 1. Chọn câu đúng A. Hiện tượng tách ánh sáng trắng chiếu đến lăng kính thành chùm sáng màu sắc khác nhau gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng, dải màu này gọi là dải quang phổ của ánh sáng trắng. B. Ánh sáng trắng gồm vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến đổi từ đỏ đến tím. C. Với một môi trưòng nhất định thì các ánh sáng đơn sắc khác nhau có chiết suất khác nhau và có trị tăng dần từ đỏ đến tím. Do đó trong dải quang phổ, màu đỏ lệch ít nhất, màu tím lệch nhiều nhất. D. Các câu trên đều đúng 2. Chọn câu sai: A. Hiện tượng tán sắc ánh sáng là hiện tượng khi một chùm ánh sáng trắng truyền qua một lăng kính bị phân tích thành các thành phần đơn sắc khác nhau. B. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau, có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. C. Ánh sáng có bước sóng càng dài thì chiết suất của môi trường càng lớn. D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. 3. Từ hiện tượng tán sắc và giao thoa ánh sáng, kết luận nào sau đây là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường? A. Chiết suất của môi trường như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc. B. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng dài. C. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn. D. Chiết suất của môi trường nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng truyền qua 4. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng tán sắc ánh sáng là sự phụ thuộc của chiết suất môi trường vào: A. Bước sóng của ánh sáng B. Màu sắc của môi trường C. Màu của ánh sáng D. Lăng kính mà ánh sáng đi qua 5. Trong ánh sáng nhìn thấy, yếu tố gây ra cảm giác màu cho mắt là: A. Tần số ánh sáng B. Biên độ của sóng ánh sáng C. Vận tốc ánh sáng D. Cả vận tốc và biên độ của sóng ánh sáng 6. Chọn trả lời đúng. Bước sóng của ánh sáng laser helium-neon trong không khí là 633nm. Bước sóng của nó trong nước là: (biết chiết suất của nước là 1,33). A. 632nm B.762nm C.546nm D.476nm 7. Chiếu một chùm tia sáng trắng, song song, hẹp vào mặt bên của một lăng kính thuỷ tinh có góc chiết quang 5,73 0 , theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác P của góc chiết quang. Sau lăng kính đặt một màn ảnh song song với mặt phẳng P và cách P 1,5 m. Tính chiều dài quang phổ từ tia đỏ đến tia tím. Cho biết chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là 1,5 và đối với tia tím là 1,54. A. 8 mm. B. 6 mm. C. 5 mm. D. 4 mm. E. 1,5 mm. 8. Một thấu kính hội tụ có hai mặt lồi có bán kính giống nhau 20cm. Chiết suất của ánh sáng đỏ đối với thấu kính là nd =1,5 thì tiêu cự của thấu kính đối với ánh sáng đỏ là: A. fd= 40,05cm B. fd= 0.2cm C. fd= 20m D. fd= 20cm 9. Một chùm tia sáng trắng song song với trục chính của một thấu kính thủy tinh có hai mặt lồi giống nhau bán kính R=10,5cm, có chiết suất đối với ánh sáng đỏ và tím là n đ =1,5 và n t =1,525 thì khoảng cách từ tiêu điểm màu đỏ và tiêu điểm màu tím là: A. 0,5cm B. 1cm C. 1,25cm D. 1,5cm 10. Một thấu kính hội tụ có hai mặt lồi có bán kính giống nhau 20cm. Chiết suất của ánh sáng đỏ và tím đối với thấu kính là n d =1,5; n t =1,54. Khi đó khoảng cách từ tiêu điểm đối với tia đỏ và tia tím là: A. Δf= fd -ft = 1,48cm B. Δf= fd -ft = 1,48m C. Δf= fd -ft = 19,8cm D. Δf= fd -ft = 0,148cm 11. Bức xạ màu vàng của Natri có bước sóng là: A. 0,589 µ m B. 0,589mm C. 0,589nm D. 0,589pm 12. Một bức xạ đơn sắc có tần số f = 4,4.10 14 Hz khi truyền trong nước có bước sóng 0,5μm thìchiết suất của nước đối với bức xạ trên là: A. n= 1,43 B. n= 1,32 C. n = 0,73 D. n= 1,36 13. Khi nghiêng các đĩa CD dưới ánh sáng mặt trời, ta thấy xuất hiện các màu sặc sỡ như màu cầu vồng. Đó là kết quả của hiện tượng: A. Giao thoa ánh sáng B. Khúc xạ ánh sáng C. Phản xạ ánh sáng D. Tán sắc ánh sáng Giao thoa I-âng 14. Hai nguồn sáng kết hợp là hai nguồn phát ra hai sóng: A. đơn sắc và có hiệu số pha ban đầu của chúng thay đổi chậm. B. có cùng tần số. C. có cùng tần số và hiệu số pha đầu của chúng không đổi. D. đồng pha. 15. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là sự chồng chất của hai sóng ánh sáng thỏa mãn điều kiện: A. cùng tần số và có độ lệch pha không đổi. B. cùng biên độ, cùng chu kỳ và cùng cường độ sáng. C. cùng biên độ và có độ lệch pha không đổi. D. cùng cường độ sáng và có độ lệch pha không đổi. 16. Nói về giao thoa ánh sáng, tìm phát biểu sai. A. Trong miền giao thoa, những vạch sáng ứng với những chỗ hai sóng gặp nhau tăng cường lẫn nhau. B. Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ giải thích được bằng sự giao thoa của hai sóng kết hợp. C. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng. D. Trong miền giao thoa, những vạch tối ứng với những chỗ hai sóng tới không gặp được nhau. 17. Công thức liên hệ giữa hiệu quang trình δ, khoảng cách giữa hai khe S 1 S 2 =a, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D và vị trí điểm quan sát M so với vân trung tâm x=OM trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng là: A. D a λ δ = B. D ax = δ C. D x λ δ = D. x aD = δ 18. Trên màn quan sát hiện tượng giao thoa với hai khe Iâng S 1 và S 2 . Tại A là một vân sáng. Điều kiện nào sau đây phải được thỏa mãn? A. S 2 A-S 1 A=2kλ B. S 2 A-S 1 A=kλ C. S 2 A-S 1 A=kλ/2 S. S 2 A-S 1 A=(k+1/2)λ 19. Công thức khoảng vân A. i = a Dλ B. i = λ aD C. i = a2 Dλ D. i = D aλ 20. Chọn trả lời đúng. Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng để đo: A. vận tốc của ánh sáng B. chiết suất của một môi trường C. bước sóng của ánh sáng D. tần số của ánh sáng 21. Trong giao thoa ánh sáng đơn sắc qua khe Young, nếu giảm khoảng cách giữa 2 khe S 1 S 2 thì A. khoảng vân tăng lên. B. khoảng vân giảm đi. C. hệ vân bị dịch chuyển. D. khoảng vân không đổi. 22. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng được thực hiện trong không khí và sau đó thực hiện trong nước. Khoảng vân khi đó sẽ: A. Giảm B. Tăng C. Không đổi D. Có thể tăng hoặc giảm 23. Hai khe Iâng cách nhau 1mm. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm cách đều 2 khe. Tính khoảng cách giữa hai vân sáng kế tiếp nhau ở trên màn đặt song song và cách hai khe một khoảng 20cm. A. 0,12mm B. 0,14mm C. 0,16mm D. 0,2mm 24. Trong thí nghiệm Iâng: a=2mm, D=1m. Người ta đo được khoảng vân giao thoa trên màn là 0,2mm. Tần số f của bức xạ đơn sắc là: A. 0,5.10 15 Hz B. 0,6. 10 15 Hz C. 0,7. 10 15 Hz D. 0,75. 10 15 Hz 25. Thí nghiệm I-âng ánh sáng đơn sắc có λ =540nm, khoảng vân đo được là 0,36mm. Thay ánh sáng trên bằng ánh sáng có bước sóng λ ’=600nm, thì khoảng vân i’ là A. 0,4mm B. 0,324mm C. 0,45 mm D. 0,6mm 26. Thí nghiệm giao thoa ánh sáng có bước sóng λ, với hai khe Iâng cách nhau 3mm. Hiện tượng giao thoa được quan sát trên một màn ảnh song song với hai khe và cách hai khe một khoảng D. Nếu ta dời màn ra xa thêm 0,6m thì khoảng vân tăng thêm 0,12mm. Bước sóng λ bằng: A. 0,4μm B. 0,6μm C. 0,75μm D. Một giá trị khác 27. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc. Nếu dịch màn quan sát đi một đoạn 0,2m theo phương song song với mặt phẳng hai khe thì khoảng vân thay đổi một lượng bằng 500 lần bước sóng. Khoảng cách giữa hai khe là A. 0,40cm B. 0,20cm C. 0,20mm D. 0,40mm 28. Trong thí nghiệm Young , khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là L. Dịch chuyển màn 36cm theo phương vuông góc với màn thì khoảng cách giữa 11 vân sáng liên tiếp cũng là L. Khoảng cách giữa màn và hai khe lúc đầu là: A. 1,8m B. 2m C. 2,5m D. 1,5m 29. Một nguồn S phát ánh sáng có bước sóng 0,5 µ m đến một khe Iâng S1, S2 với S1S2 = 0,5mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn một khoảng D = 1m. Nếu thí nghiệm trong môi trường có chiết suất 4/3 thì khoảng vân là: A. 1,75 mm B. 1,5 mm C. 0,5 mm D . 0,75 mm 30. Giao thoa ánh sáng với 2 khe Iâng cách nhau 2mm. hai khe cách màn 2m ánh sáng có tần số f=5.10 14 Hz. Vận tốc ánh sáng trong chân không c=3.10 8 m/s. Khi thí nghiệm giao thoa trong nước có chiết suất n= 4/3 thì khoảng vân i’ là: A. 0,45mm B.0,35mm C. 4,5mm D. 3,5mm 31. Trong thí nghiệm Iâng, vân sáng bậc nhất xuất hiện ở trên màn tại các vị trí mà hiệu đường đi của ánh sáng từ hai nguồn đến các vị trí đó bằng: A. λ B. λ/2 C. 2λ D. λ/4 32. Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, hai khe S 1 và S 2 được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm. Biết S 1 S 2 =3mm, khoảng cách hai khe đến màn quan sát 2m. Vị trí vân tối gần vân trung tâm nhất là: A. ±1mm B. ±2mm C. ±4mm D. ±0,5mm 33. Chọn trả lời đúng. Trong thí nghiệm Iâng vân tối thứ nhất xuất hiện ở trên màn tại các vị trí các cách vân sáng trung tâm là:( Biết i là khoảng vân) A. 2i B. i/4 C. i D. i/2 34. Trong thí nghiệm Young , khoảng cách giữa hai khe sáng là 1mm. Chiếu vào hai khe một bức xạ điện từ có bước sóng 500nm thì tại điểm M cách vân trung tâm 0,48cm có vân sáng bậc 4. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là : A. 1,5m B. 2m C. 2,4m D. 1,8m 35. Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, người ta đo được khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm. Khoảng vân là A. i = 4,0 mm B. i= 0,4 mm C. i= 6,0 mm D. i=0,6 mm 36. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, Khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2,5m. Trên màn, người ta đo khoảng cách từ vân sáng bậc 3 bên trái đến vân sáng bậc 3 bên phải so với vân trung tâm là 9mm. Bước sóng dùng trong thí nghiệm là : A. λ = 0,4μm B. λ = 0,5μm C. λ = 0,7μm D. λ = 0,6μm 37. Hai khe I-âng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60µm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2 m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2 mm có A. Vân sáng bậc 2 B. Vân sáng bậc 3 C. Vân tối bậc 2 D. Vân tối bậc 3 38. Hai khe I-âng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60µm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại N cách vân trung tâm 1,8 mm có A. Vân sáng bậc 3 B. Vân tối bậc 4 C. Vân tối bậc 5 D. Vân sáng bậc 4 39. Trong thí nghiệm Iâng, người ta sử dụng ánh sáng có bước sóng λ, khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn là 2mm. Vân tối thứ 3 cách vân sáng trung tâm một đoạn là A. 6mm B. 7mm C. 5mm D. Một giá trị khác 40. Trong thí nghiệm hai khe của Young về giao thoa, người ta dùng ánh sáng có bước sóng 500nm, khoảng cách hai khe 1 mm, và khoảng từ hai khe đến màn là 1 m. A và B là hai vân sáng giữa có một vân tối C. Khoảng cách AB tính ra mm là A. 0,25 B. 0,5 C. 0,75 D. 1 41. Thực hiện giao thoa ánh sáng trong không khí với ánh sáng đơn sắc người ta đo được khoảng cách từ vân tối thứ 2 đến vân sáng bậc 5 là 7mm. Khoảng vân là: A. 2,5mm B. 2mm C. 3,5mm D. 4mm 42. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khi dùng ánh sáng đơn sắc bước sóng 0,5µm thì khoảng cách từ vân tối bậc 2 đến vân sáng bậc 4 gần nhau nhất là 3mm. Nếu dùng ánh sáng có bước sóng 0,6µm thì vân sáng bậc 5 cách vân trung tâm bao nhiêu : A. 7,2mm B. 6mm C. 5,5mm D. 4,4mm 43. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Iâng cách nhau 0,5mm, màn quan sát đặt song song với mặt phẳng chứa hai khe và cách hai khe một đoạn 1m. Tại vị trí M trên màn, cách vân sáng trung tâm một đoạn 4,4mm là vân tối thứ 6. Tìm bước sóng λ của ánh sáng đơn sắc được sử dụng. A. 0,4μm B. 0,6μm C. 0,75μm D. Một giá trị khác 44. Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe I-âng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1m. Hai khe được chiếu bởi ánh sáng đỏ có bước sóng 0,75µm, khoảng cách giữa vân sáng thứ tư đến vân sáng thứ 10 ở cùng một bên đối với vân sáng trung tâm là A. 2,8 mm B. 3.6 mm C. 4,5 mm D. 5.2 mm 45. Trên màn (E) người ta nhận được các vân giao thoa của nguồn sáng đơn sắc S có bước sóng λ nhờ hai khe nhỏ đặt thẳng đứng tạo ra hai nguồn sóng kết hợp là S1và S2 , khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm,khoảng cách từ hai khe đến màn 1,5m. Khoảng cách từ vân sáng bậc 15 đến vân sáng trung tâm là 2,52cm thì bước sóng λ có giá trị : A. 0,5μm B. 0,56μm C. 0,6μm D. 0,75μm 46. Trong thí nghiệm Young, tại điểm M trên màn, có vân sáng bậc 5. Dịch chuyển màn 20cm thì tại M có vân tối thứ 5. Khoảng cách từ hai khe đến màn trước khi dịch chuyển là: A. 2m B. 1,2m C. 1,8m D. 2,5m 47. Thực hiện giao thoa ánh sáng với hai khe hẹp S 1 và S 2 cách nhau 1mm,màn hứng E đặt song song với mặt phẳng chứa hai khe cách hai khe 2m. a. Khoảng cách từ vân sáng thứ tư bên này đến vân sáng thứ tư bên kia vân trung tâm là 9,6mm. Xác định bước sóng ánh sáng. A. 0,5μm B. 0,56μm C. 0,6μm D. 0,75μm b. Cho biết bề rộng của vùng giao thoa trên màn là 49,6mm. Tính số vân sáng và vân tối trên màn A. 43 vân sáng; 44 vân tối B. 42vân sáng; 41 vân tối C. 41vân sáng; 42 vân tối D. 44 vân sáng; 43 vân tối c. Nếu thực hiện giao thoa trong nước có chiết suất của nước: n = 4/3 . Tính khoảng vân trong trường hợp này A. 0,6mm B. 0,9mm C. 1,2mm D. Một giá trị khác 48. Trong thí nghiệm của Young, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là 2m. Nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5μm. Bề rộng vùng giao thoa là 26mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là : A. 11 vân B. 15 vân C. 13 vân D. 9 vân 49. Trong thí nghiệm Iăng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 2m, ánh sáng có bước sóng λ1=0,66μm. Nếu độ rộng của vùng giao thoa trên màn là 13,2mm thì số vân sáng và vân tối trên màn là: A. 10 vân sáng, 11 vân tối B. 11 vân sáng, 10 vân tối C. 11 vân sáng, 9 vân tối D. 9 vân sáng, 10 vân tối 50. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, trên một đoạn MN của màn quan sát, khi dùng ánh sáng vàng có bước sóng 0,6µm thì quan sát được 17 vân sáng. (Tại M và N là vân sáng). Nếu dùng ánh sáng có bước sóng 0,48µm thì số vân sáng quan sát được trên đoạn MN là: A. 33 B. 17 C. 25 D. 21 51. Trong thí nghiệm giao thoa qua khe Young, hiệu đường đi từ hai khe S 1 , S 2 đến điểm M trên màn bằng 2,5μm. Hãy tìm bước sóng của ánh sáng thấy được có bước sóng từ 0,4μm đến 0,76μm khi giao thoa cho vân sáng tại M . A. 0,625μm B. 0,5μm C. 0,416μm D. A,B,C đúng 52. Thí nghiệm Young giao thoa ánh sáng với nguồn sáng là hai bức xạ có bước sóng lần lượt là λ 1 và λ 2 . Cho λ 1 = 0,5μm. Biết rằng vân sáng bậc 12 của bức xạ λ 1 trùng với vân sáng bậc 10 của bức xạ λ 2 . Bước sóng λ 2 : A. λ 2 =0,4μm B. λ 2 =0,5μm C. λ 2 =0,6μm D. Một giá trị khác 53. Trong nghiệm Iâng, nguồn sáng là hai bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1 và λ2. Cho λ1 =0,5μm, hai khe Iâng cách nhau 1mm và khoảng cách từ hai khe đến màn ảnh là 1m. Biết rằng vân sáng bậc 12 của bức xạ λ1 trùng với vân sáng bậc 10 của bức xạ λ2. Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 của bức xạ λ1 đến vân sáng bậc 11 của bức xạ λ2 đều nằm cùng phía nhau là: A. 4,8mm B. 4,1mm C. 8,2mm D. Một giá trị khác 54. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Young, chùm sáng đơn sắc có bước sóng λ=0,6µm, khoảng cách giữa 2 khe là 3mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn ảnh là 2m.Hai điểm M, N nằm khác phía với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm các khoảng 1,2mm và 1,8mm. Giữa M và N có bao nhiêu vân sáng: A. 6 vân B. 7 vân C. 8 vân D. 9 vân 55. Trong thí nghiệmIâng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là2m, chiếu hai khe bằng hai bức xạ có λ1 = 0,656μm và λ2, người ta thấy vân sáng bậc 3 của bức xạ λ2trùng với vân sáng bậc 2 của bức xạ λ1 thì bước sóng của bức xạ λ2 là A. 0,742μm B. 0,437μm C. 0,427μm D. 0,472μm 56. Trong thí nghiệm Iâng cho a = 2mm, D = 1m. Nếu dùng bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 thì khoảng vân giao thoa trên màn là i1 = 0,2mm. Thay λ1 bằng λ2 > λ1 thì tại vị trí vân sáng bậc 3 của bức xạ λ1 ta quan sát thấy một vân sáng của bức xạ λ2 . Xác định λ2 và bậc của vân sáng đó. A. λ2 = 0,4μm; k2 = 2. B. λ2 = 0,6μm; k2 = 3. C. λ2 = 0,6μm; k2 = 2. D. λ2 = 0,4μm; k2 = 3. 57. Trong thí nghiệm Young người ta cho 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng λ 1 =0,6µm và bước sóng λ 2 chưa biết. Khoảng cách 2 khe a=0,2 mm, khoảng cách màn đến 2 khe D= 1m, Cho giao thoa trường là 2,4 cm trên màn, đếm thấy có 17 vạch sáng trong đó có 3 vạch là kết quả trùng nhau của 2 hệ vân. Tìm λ 2 , biết 2 trong 3 vạch trùng nhau nằm ngoài cùng L. A. 0,48 µm B. 0,65 µm C. 0,7 µ m D.0,56 µm 58. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng khe Iâng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, các khe cách màn 1m. Bề rộng trường giao thoa khảo sát trên màn là L= 1cm. Chiếu đồng thời 2 bức xạ đơn sắc màu vàng có bước sóng λ=0,6µm và màu tím có bước sóng λ’=0,4µm. Kết luận nào sau đây không chính xác: A. Có 8 vân sáng màu vàng phân bố đều nhau trong trường giao thoa B. Trong trường giao thoa có hai loại vân sáng màu vàng và màu tím C. Có 16 vấn sáng màu tím phân bố đều nhau trong trường giao thoa D. Có tổng cộng 33 vạch sáng trong trường giao thoa 59. Trong thí nghiệm Iâng, hai khe cách nhau 2(mm) và cách màn quan sát 2m. Dùng ánh sáng trắng có bước sóng: 0,4μm ≤ λ ≤ 0,75μm. Có bao nhiêu bước sóng đơn sắc trong dải ánh sáng trắng cho vân sáng tại vị trí M cách vân trung tâm 1,98mm ? A. 1 B. 2 C. 3 D.4 60. Hai kheIâng cách nhau 1mm được chiếu bằng ánh sáng trắng (0,4μm ≤ λ ≤ 0,76μm), khoảng cách từ hai khe đến màn là 1m. Tại điểm A trên màn cách vân trung tâm 2mm có các bức xạ cho vân sáng có bước sóng: A. 0,44μm; 0,50μm và 0,66μm B. 0,40μm, 0,50μm và 0,66μm C. 0,40μm; 0,44μm và 0,50μm D. 0,40μm; 0,44μm và 0,66μm 61. Trong thí nghiệm Young với ánh sáng trắng , hai khe cách nhau 2mm và cách màn quan sát 2m. Bức xạ có bước sóng ngắn nhất cho vân sáng tại M cách vân sáng trung tâm 3,3 mm có bước sóng là: A. 0,401.10 -6 m B. 0,412.10 -6 m C. 0,471.10 -6 m D. 0,364.10 -6 m 62. Hai khe Iâng cách nhau 1mm được chiếu bằng ánh sáng trắng (0,4μm≤ λ ≤ 0,76μm), khoảng cách từ hai khe đến màn là 1m. Tại điểm A trên màn cách vân trung tâm 2mm có các bức xạ cho vân tối có bước sóng. A. 0,44μm và 0,57μm B. 0,40μm và 0,44μm C. 0,60μm và 0,76μm D. 0,57μm và 0,60μm 63. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, các khe được chiếu bởi ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,4μm đến 0,7μm. Tại đúng vị trí của vân sáng bậc 4 của ánh sáng vàng có λ1 = 0,5μm còn có bao nhiêu bức xạ khác có vân sáng tại vị trí đó ? A. 4 bức xạ. B. 3 bức xạ. C. 5 bức xạ. D. 2 bức xạ. 64. Trong thí nghiệm Iâng người ta chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng có bước sóng λ=0,4 - 0,75μm. Khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm 3mm có bao nhiêu bức xạ cho vân tối A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 65. Trong thí nghiện Iâng,hai khe cách nhau 0,8mm và cách màn là 1,2m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc λ 1 = 0,75μm và λ 2 = 0,5μm vào hai khe Young. Hỏi trong vùng giao thoa có độ rộng 10mm (ở hai bên vân sáng trung tâm và cách đều vân sáng trung tâm) có bao nhiêu vân sáng có màu giống màu của vân sáng trung tâm . A. có 5 vân sáng. B. có 4 vân sáng. C. có 3 vân sáng. D. có 6 vân sáng. 66. Trong thí nghiệm giao thoa qua khe Young. Các khe S 1 , S 2 được chiếu bởi nguồn S. Biết khoảng cách S 1 S 2 = a =1,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 3m. Nguồn S phát ra 2 ánh sáng đơn sắc: màu tím có λ 1 = 0,4μm và màu vàng có λ 2 = 0,6μm. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân sáng quan sát được ở điểm O (VSTT) có giá trị: A. 1,2mm B. 4,8mm C. 2,4mm D. Một giá trị khác 67. Trong thí nghiệm của Iâng, khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn M là 2 m. Nguồn S chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 = 4/3 λ1. Người ta thấy khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân chính giữa là 2,56mm. Tìm λ1. A. λ1 = 0,75μm. B. λ1 = 0,52μm. C. λ1 = 0,64μm. D. λ1 = 0,48μm 68. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Young, khoảng cách giưa hai khe là a, khoảng cách từ khe đến màn là D. Nguồn phát ra ánh sáng có bước sóng λ 1 =0,4µm và λ 2 =0,48µm. Điểm N có vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm khi có tọa độ A. a D x N 1 3 λ = B. a D x N 2 3 λ = C. a D x N 1 6 λ = a D x N 2 6 λ = 69. Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng. Hai khe I-âng cách nhau 3 mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 - 0,75 µm. Bề rộng của quang phổ bậc hai là: A. 0,45 mm B. 0,60 mm C. 0,70 mm D. 0,85 mm 70. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4μm đến 0,76 μm, bề rộng quang phổ bậc 3 là 2,16mm và khoảng cách từ hai khe S 1 , S 2 đến màn là 1,9m. Tìm khoảng cách giữa hai khe S 1 , S 2 . A. a= 0,9mm B. a= 1,2mm C. a= 0,75mm D. a= 0,95mm 71. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc đỏ và lục vào hai khe Young. Trên màn quan sát hình ảnh giao thoa, ta thấy hệ thống các vân sáng có màu A. Đỏ. B. Lục. C. Đỏ, lục, vàng. D. Đỏ, lục, trắng. 72. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng trắng của I-âng trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa là A. Một dải ánh sáng chính giữa là vạch sáng trắng, hai bên có những dải màu. B. Một dải ánh sáng màu cầu vồng biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. C. Tập hợp các vạch sáng trắng và tối xen kẽ nhau. D. Tập hợp các vạch màu cầu vồng xen kẽ các vạch tối cách đều nhau. 73. Trong các hiện tượng sau. Hiện tượng nào nguyên nhân không phải do sự giao thoa ánh sáng? A. Màu sắc của váng dầu mỡ B. Màu sắc các vân trên màn của thí nghiệm I-âng. C. Màu sắc trên bong bóng xà phòng D. Màu sắc cầu vồng 74. Quan sát ánh sáng phản xạ từ các váng dầu trên mặt nước thấy có những vân màu sặc sỡ. Giải thích hiện tượng. A. Do as phản xạ từ mặt trên và mặt dưới của váng dầu giao thoa nhau và mỗi màu cho một hệ vân tiêng không trùng nhau B. Do các tia màu khác nhau phản xạ khác nhau C. Do các tia màu khác nhau bị hấp thụ khác nhau D. Do các tia màu khác nhau bị khúc xạ trong không khí khác nhau 75. Trong giao thoa ánh sáng đơn sắc qua khe Young, nếu dịch chuyển nguồn S theo phương song song với S1S2 về phía S2 một khoảng thì : A. Hệ vân dời về phía S2. B. Chỉ có vân trung tâm dời về phía S1. C. Hệ vân dời về phía S1. D. Chỉ có vân trung tâm dời về phía dời về phía S2. 76. Trong thí nghiệm của Young, khoảng cách giữa hai khe S 1 S 2 đến màn là 2m. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc đặt cách đều hai khe một khoảng 0,5m. Nếu dời S theo phương song song với S 1 S 2 một đoạn 1mm thì vân sáng trung tâm sẽ dịch chuyển một đoạn là bao nhiêu trên màn? A. 4mm B. 2mm C. 5mm D. 3mm S S 1 (E ) x y O D d S 2 I 77. Cho sơ đồ thí nghiệm giao thoa như hình vẽ. S phát ra ánh sáng λ=0,6(µm); d=80(cm); a=S 1 S 2 =0,6(mm); D=2mm. O là tâm của màn E. a. Khoảng vân i là: A. 5mm B. 3,5mm C. 2mm D. Một giá trị khác b. Tịnh tiến S theo phương vuông góc với xy. Phải dịch S tối thiểu một đoạn bao nhiêu để cường độ sáng ở O chuyển từ cực đại sang cực tiểu. A. 1mm B. 0,5mm C. 0,45mm D. 0,4mm 78. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, các khe S 1 , S 2 được chiếu sáng bởi nguồn S. Cho S 1 S 2 =0,2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát D = 1 m. a. Biết khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 1,5cm. Tìm bước sóng ở của ánh sáng do nguồn S phát ra. b. Dịch nguồn sáng S theo phương song song với hai khe một khoảng y = 15,75 mm. Hỏi vân sáng trung tâm dịch chuyển một khoảng bao nhiêu? Cho biết khoảng cách từ nguồn S đến màn chứa hai khe là L=0,5m. Khi đó vân tại tâm O (tâm màn) là vân sáng hay vân tối? A. λ=0,6µm; ∆x = 3,15 cm, ngược chiều với nguồn S, vân tối. B. λ=0,6µm; ∆x = 31,5 cm, ngược chiều với nguồn S, vân sáng. C. λ=0,6µm; ∆x = 3,15 cm, cùng chiều với nguồn S, vân tối. D. λ=0,6µm; ∆x = 31,5 cm, cùng chiều với nguồn S, vân tối. 79. Hai khe S 1 và S 2 song song cách đều một khe sáng hẹp đơn sắc S một khoảng L=1,0m. Khoảng cách giữa hai khe S 1 và S 2 là a = 0,2 mm. Trên màn ảnh đặt song song trước các khe Iâng một khoảng D=0,8m, ta đo được khoảng cách giữa 10 vân sáng liền nhau là 2,7 cm. a. Tính bước sóng đơn sắc và màu của nguồn S. b. Di chuyển khe sáng S một khoảng b = 3mm theo phương song song với mặt phẳng của hai khe thì hệ vân thay đổi như thế nào? A. a) λ = 0,75µm; màu tím. b) Hệ vân dịch chuyển một khoảng bằng 3mm. B. a1) λ = 0,75µm; màu đỏ. b) Hệ vân dịch chuyển ngược chiều với chiều dịch chuyển của khe S một khoảng bằng 2,4mm. C. a) λ = 0,675µm; màu da cam b) Hệ vân dịch chuyển ngược chiều với chiều dịch chuyển của khe S một khoảng bằng 3,75mm D. a) λ = 0,675µm; màu da cam. b) Vân chính giữa dịch chuyển một khoảng bằng 3mm. 80. Trong thí nghiệm giao thoa khe Young cho a = 0,5mm; D = 1,2m; đặt trước khe S 1 một bản mặt song song độ dày e, chiết suất n = 1,5 thì thấy hệ vân dời một đoạn là x = 3mm. Bản mặt song song có độ dày bao nhiêu ? A. e=2,5µm B. e=3µm C. e=3,5µm D. e=4µm 81. Trong thí nghiệm hai khe của Young về giao thoa, người ta dùng ánh sáng có bước sóng 0,5µm. Đặt một bản thủy tinh mỏng có độ dày 10µm vào trước một trong hai khe thì thấy vân sáng trung tâm dời tới vị trí của vân sáng bậc 10. Chiết suất của bản mỏng là A. 1,75 B. 1,45 C. 1,5 D. 1,35 82. Thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng được thực hiệnvới ánh sáng có bước sóng 500 nm. Một bản thủy tinh mỏng có bề dày 2µm và chiết xuất 1,5 được đặt trước khe trên. Vị trí của vân trung tâm sẽ A. Ở nguyên chỗ cũ B. Dịch xuống gần hai khoảng vân C. Dịch lên gần hai khoảng vân D. Dịch xuống 10 khoảng vân 83. Một nguồn sáng đơn sắc 0,6 m λ µ = chiếu vào một mặt phẳng chứa hai khe hở S 1 , S 2 , hẹp, song song, cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách mặt phẳng chứa hai khe là 1m. a. Tính khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn? A. 0,7 mm B. 0,6 mm C. 0,5 mm D. 0,4 mm E. 0,3 mm b. Xác định vị trí vân tối thứ ba? A. 0,75 mm B. 0,9 mm C. 1,25 mm D. 1,5 mm E. 1,75 mm c. Đặt trước khe S 1 một bản thuỷ tinh hai mặt phẳng song song có chiết suất n = 1,5, độ dày e=12 m µ . Hỏi vị trí hệ thống vân sẽ dịch chuyển trên màn như thế nào? A. Về phía S 1 2 mm. B. Về phía S 2 2 mm. C. Về phía S 1 3 mm. D. Về phía S 2 3 mm. E. Về phía S 1 6 mm. d. Nếu không đặt màn thuỷ tinh mà đổ đầy vào khoảng giữa khe và màn một chất lỏng có chiết suất n / , người ta thấy khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng 0,45 mm. Tính n / ? A. 1,6 B. 1,5 C. 1,4 D. 1,33 E. 1,23 84. Một thấu kính hội tụ mỏng, tiêu cự 60 cm được cưa thành hai phần bằng nhau bởi một mặt phẳng đi qua trục chính. Một khe sáng hẹp, nhỏ S ở trong mặt phẳng chứa trục chính và có phương song song với đường phân chia hai phần của thấu kính 1 m. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ . Người ta khảo sát hiện tượng giao thoa trên màn E cách thấu kính 4,5 m. a. Tính khoảng cách O 1 O 2 giữa hai phần thấu kính khi hai nửa thấu kính được tách ra hai vị trí đối xứng nhau qua trục chính sao cho hai ảnh S 1 và S 2 của S qua hệ cách nhau 5 mm. A. 1mm. B. 1,5 mm. C. 2 mm. D. 2,5 mm. E. 3 mm. b. Tính bề rộng trường giao thoa trên màn E? A. 11 mm. B. 10 mm. C. 8 mm. D. 7 mm. E. 6 mm. c. Trên màn E, khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân snág thứ sáu bằng 2 mm. Tính bước sóng λ của ánh sáng đơn sắc đã dùng? A. 0,70 m µ . B. 0,67 m µ . C. 0,60 m µ . D. 0,52 m µ . E. 0,40 m µ . 85. Để thực hiện giao thoa ánh sáng, dùng hai lăng kính giống hệt nhau có góc chiết quang nhỏ ghép sát đáy. Trên mặt phẳng đáy chung đặt một nguồn sáng điểm S phát ánh sáng đơn sắc, phía sau đặt một màn E như hình vẽ. a. Biết các lăng kính có góc chiết quang A = 25', chiết suất n = 1,5. Nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ =0,6 µ m và đặt cách các lăng kính một khoảng d=0,5m. Cho l'=3.10 -4 rad. Khoảng cách giữa hai ảnh S 1 và S 2 của S tạo bởi lăng kính có thể nhận giá trị: A. a = 3,75mm B. a = 4,75mm C. a = 3,57 mm D. Một giá trị khác b. Màn đặt cách nguồn S một khoảng 2,5 m. Khoảng vân có thể nhận giá trị : A. i = 0,45 mm B i = 0,14mm C. i = 0,40 mm D. Một giá trị khác. c. Màn đặt cách nguồn S một khoảng 2,5 m. Độ rộng trường giao thoa trên màn (độ rộng vùng màn quan sát có giao thoa) là: A. 25 cm B. 1,55 cm C.17,5 cm D. 15 cm 86. Một khe sáng đơn sắc S được dặt song song với đỉnh của một lưỡng lăng kính và cách mặt phẳng AA / một khoảng bằng 20 cm. Các góc ở đỉnh của lưỡng lăng kính đều bằng 10 / và chiết suất thuỷ tinh là 1,60. Sau lưỡng lăng kính người ta đặt một màn song song với mặt phẳng AA / và cách AA / 1,5m để khảo sát hệ vân giao thoa. a. Tính khoảng cách a giữa hai k he hẹp S 1 , S 2 của S cho bởi lưỡng lăng kính? A. 0,7 mm. B. 0,65 mm. C. 0,60 mm. D. 0,54 mm. E. 0,50 mm. b. Tính bước sóng của ánh sáng đơn sắc? A. 0,44 m µ . B. 0,48 m µ . C. 0,53 m µ . D. 0,57 m µ . E. 0,62 m µ . c. Người ta thay ánh sáng đơn sắc trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng / λ thì thấy vân tối thứ ba cách vân trung tâm 4 mm. Tính / λ ? A. 0,40 m µ . B. 0,52 m µ . C. 0,66 m µ . D. 0,68 m µ . E. 0,70 m µ . 87. Thí nghiệm với lưỡng lăng kính Fresnel để đo bước sóng ánh sáng λ của một bức xạ đơn sắc. Khoảng cách từ S đến lưỡng lăng kính là d = 0,5 m, từ lưỡng lăng kính đến màn là l=1m. Đầu tiên dùng bức xạ λ rồi đo khoảng cách vân sáng thứ 10 bên trái đến vân sáng thứ 10 bên phải so với vân sáng trung tâm thấy chúng cách nhau 4,5 mm. Sau đó thay bức xạ λ bằng bức xạ λ ' = 0,6 µ m, và đo như trên thì được 6 mm. a. Bước sóng λ có thể nhận giá trị: A. λ = 0,65 µ m B. λ = 0,45 µ m C. λ = 0,35 µ m D. Một giá trị khác b. Biết chiết suất chất làm lăng kính là n = 1,5. Góc chiết quang A của lăng kính có thể nhận giá trị: A. A = 20' B. A = 2,20' C. A = 20 0 D. A = 2,0' c. Số vân sáng quan sát được trên màn ứng với hai bức xạ λ và λ ' lần lượt là: A. 27 vân sáng và 21 vân sáng B. 21 vân sáng và 27 vân sáng. C. 37 vân sáng và 31 vân sáng. D. Một giá trị khác. 88. Hai lăng kính thuỷ tinh n = 1,5 có góc chiết quang nhỏ A = 0,003 rad được ghép sát, các đáy tạo thành lưỡng lăng kính Fresnel. Khe sáng hẹp đơn sắc S song song với cạnh của các lăng kính ở cách O một khoảng d = 50 cm có hai ảnh S 1 và S 2 tạo thành hai nguồn sóng kết hợp gây ra giao thoa trên màn ảnh đặt vuông góc với SO và cách O một khoảng khoảng d’ = 1m. a) Xác định bề rộng trường giao thoa trên màn ảnh. b) Tính số vân quan sát được khi bước sóng của khe S là 0,50µm. A. a) Bề rộng trường giao thoa trên màn ảnh là l = 0,75 mm b) Trên màn có 2 vân sáng xen kẽ 1 vân tối, khoảng vân i = 0,5 mm. B. a) Bề rộng trường giao thoa trên màn ảnh là l = 3 mm b) Trên màn có 7 vân sáng xen kẽ 6 vân tối, khoảng vân i = 0,5 mm. C. a) Bề rộng trường giao thoa trên màn ảnh là l = 3 mm b) Trên màn có 6 vân sáng xen kẽ 5 vân tối, khoảng vân i = 0,50 mm. D. a) Bề rộng trường giao thoa trên màn ảnh là l = 6 mm b) Trên màn có 13 vân sáng xen kẽ 12 vân tối, khoảng vân i = 0,5 mm. 89. Một khe sáng hẹp S được đặt song song cách giao tuyến của 2 gương phẳng Frexnen đặt hơi chếch nhau, cách nhau một khoảng SO = 80 cm. a. Tính góc α giữa hai mặt phẳng gương để khoảng cách giữa 2 ảnh S 1 và S 2 của S tạo thành bởi 2 gương bằng 1mm. b. S 1 S 2 trở thành hai nguồn sáng kết hợp của khe S gây ra giao thoa tại vùng chồng chập của hai chùm sáng phát đi từ S. Nếu ánh sáng từ S có bước sóng λ = 0,50 µm thì trên màn ảnh đặt vuông góc với OM và cách xa O một khoảng 20 cm sẽ thấy khoảng vân bằng bao nhiêu? A. a) α = 1/800 rad b) i = 0,1 mm B. a) α = 1/1600 rad b) i = 0,5 mm C. a) α = 1/160 rad b) i = 0,5 mm D. a) α = 1/16 rad b) i = 5 mm 90. Hai gương phăng Fresnel hợp với nhau thành một góc 0 10 α = . Ánh sáng có bước sóng 0,6 m λ µ = được chiếu lên gương từ một khe cách giao tuyến của hai gương một khoảng r = 10 cm. Các tia phản xạ từ gương cho hình ảnh giao thoa trên một màn cách giao tuyến hai gương một đoạn l = 270 cm. a. Tìm khoảng vân? A. 2 mm. B. 2,2 mm. C. 2,9 mm. D. 3,1 mm. E. 3,5 mm. b. Hình ảnh giao thoa trên màn sẽ thay đổi ra sao nếu khe dịch chuyển một đoạn 2 mm theo phương sao cho khoảng cách r không thay đổi? A. Không thay đổi vị trí. B. Dịch chuyển 5,4 cm. C. Dịch chuyển 4,8 cm. D. Dịch chuyển 3,6 cm. E. Dịch chuyển 2,7 cm. c. Hình ảnh giao thoa sẽ ra sao nếu khoảng cách từ khe đến giao tuyến hai gương tăng lên gấp đôi? A. Không thay đổi vị trí và khoảng vân. B. Không thay đổi vị trí và khaỏng vân tăng gấp đôi. C. Dịch chuyển 5 cm va khoảng vân tăng gấp đôi. D. Dịch chuyển 2,5 cm và khoảng vân giảm một nửa. E. Không thay đổi vị trí và khoảng vân giảm một nửa. 91. Lưỡng thấu kính: 6.33/44 SBT NC 12 [...]... vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng và phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng D Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn (ánh sáng màu tím) của quang phổ liên tục 100 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, màu sắc vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ... có bước sóng trong khoảng từ 10 – 8 m đến 10 – 7 m thuộc loại nào trong các loại sóng dưới đây? A Tia X B Ánh sáng nhìn thấy C Tia hồng ngoại D Tia tử ngoại 118 Thân thể con người bình thường có thể phát ra được bức xạ nào dưới đây? A Tia X B Ánh sáng nhìn thấy C Tia hồng ngoại D Tia tử ngoại 119 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện... ánh sáng B Máy quang phổ dùng để phân tích ánh sáng muốn nghiên cứu thành nhiều thành phần đơn sắc khác nhau C Ống chuẩn trực của máy quang phổ dùng để tạo chùm tia hội tụ D Lăng kính trong máy quang phổ là bộ phận có tác dụng làm tán sắc chùm tia sáng song song từ ống chuẩn trực chiếu đến 95 Chùm tia ló ra khỏi lăng kính trong một máy quang phổ, trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là: A Một tập. .. nhiệt độ của vật phát sáng như bóng đèn, mặt trời, các ngôi sao v.v B Xác định bước sóng của các nguồn sáng C Xác định màu sắc của các nguồn sáng D Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X 108 Phát biểu nào sau đây là đúng? A Tia hồng ngoại là một bức xạ đơn sắc có màu hồng B Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn 0,4µ m ... nóng sáng B Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng C Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng D Quang phổ liên tục phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng 99 Chọn câu sai A Quang phổ liên tục là dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím, thu được khi chiếu chùm ánh sáng trắng vào khe máy quang phổ B Tất cả các vật rắn, lỏng và... là A Phép phân tích một chùm sáng nhờ hiện tượng tán sắc B Phép phân tích thành phần cấu tạo của một chất dựa trên việc nghiên cứu quang phổ do nó phát ra C Phép đo nhiệt độ của một vật dựa trên quang phổ do vật phát ra D Phép đo vận tốc và bước sóng của ánh sáng từ quang phổ thu được 98 Chọn câu đúng A Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng B Quang phổ liên tục phụ... nhìn thấy được 111 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A Vật có nhiệt độ trên 3000oC phát ra tia tử ngoại rất mạnh B Tia tử ngoại không bị thuỷ tinh hấp thụ C Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ D Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt 112 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A Tia tử ngoại có tác dụng sinh lí B Tia tử ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang... nhất định một đám hơi có khả năng phát ra ánh sáng đơn sắc nào thì nó cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng đơn sắc đó D Có thể dùng quang phổ vạch hấp thụ của một chất thay cho quang phổ vạch phát xạ của chất đó trong phép phân tích bằng quang phổ 103 Khẳng định nào sau đây là đúng ? A Vị trí vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một nguyên tố trùng với vị trí vạch sáng màu trong quang phổ phát xạ của nguyên... khác nhau về số lượng vạch, vị trí các vạch và độ sáng của các vạch đó.Thí dụ: Quang phổ hơi Natri có 2 vạch vàng sát nhau D Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật 102 Quang phổ vạch hấp thụ Chọn câu sai : A Quang phổ vạch hấp thụ là quang phổ gồm những vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục B Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát... từ trường 109 Phát biểu nào sau đây là không đúng? A Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra B Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng lớn hơn 0,76µm C Tia hồng ngoại có tác dụng lên mọi kính ảnh D Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh E Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ 110 Phát biểu nào sau đây là đúng? A Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên rất mạnh B Tia hồng ngoại có thể . Tần số ánh sáng B. Biên độ của sóng ánh sáng C. Vận tốc ánh sáng D. Cả vận tốc và biên độ của sóng ánh sáng 6. Chọn trả lời đúng. Bước sóng của ánh sáng. thoa ánh sáng để đo: A. vận tốc của ánh sáng B. chiết suất của một môi trường C. bước sóng của ánh sáng D. tần số của ánh sáng 21. Trong giao thoa ánh sáng

Ngày đăng: 03/12/2013, 21:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan