Tài liệu HSG Văn 9

3 362 1
Tài liệu HSG Văn 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

sở giáo dục - đào tạo kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 quảng bình năm học 2006 - 2007 đề chính thức Số báo danh Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm) Cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du ở hai câu thơ (miêu tả nỗi lòng Kiều khi rơi vào Lầu xanh) sau đây có gì đặc biệt? Hãy phân tích ý nghĩa của cách sử dụng ấy: Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân? Câu 2 (8 điểm) Nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ) là một phụ nữ đẹp người, đẹp nết, luôn khát khao được sống êm ấm, hạnh phúc nhưng rồi số phận lại kết cục hết sức bi thương. Cái chết của nhân vật này có một ý nghĩa phê phán rất sâu sắc, nhằm vào các đối tượng sau: a. Chiến tranh phong kiến. b. Chế độ nam nữ bất bình đẳng của xã hội cũ. c. Sự ghen tuông mù quáng của người đời (cụ thể là Trương Sinh). Bằng hiểu biết của mình, em hãy phân tích, lí giải để thấy rõ đâu là đối tượng phê phán chính của tác giả. Ghi chú: Học sinh cần phân tích, xem xét từng đối tượng cụ thể. Đối tượng được xác định là mục tiêu phê phán chính cần bàn bạc kĩ hơn. sở giáo dục - đào tạo kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 quảng bình năm học 2006 - 2007 đề chính thức Môn: Ngữ văn Hướng dẫn chấm Hướng dẫn chung: - Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Phần trong dấu [ .] chủ yếu để định hướng cho người chấm; không nên cứng nhắc buộc học sinh phải triển khai, diễn đạt tương tự mới cho điểm. - Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0, 0,25; 0,5; 0,75; .cho đến tối đa là 10. Hướng dẫn cụ thể: Câu 1: Yêu cầu và cách cho điểm + Nguyễn Du đã rất sáng tạo khi sử dụng từ ngữ. Các yếu tố của những từ láy, từ ghép (dày dạn, gió sương, ong bướm, chán chường) được nhà thơ tách ra và kết hợp xen kẽ nhau. → Tối đa 0,75 điểm + Cách tách từ như thế có tác dụng: - Làm cho sức biểu hiện của từ như được nhân lên, có tác dụng diễn tả sự đau đớn ê chề tột đỉnh của nhân vật. → Tối đa 0,75 điểm - Tạo ra cảm giác về sự nức nở, chì chiết trong lời của Kiều. → Tối đa 0,5 điểm Ghi chú: Nếu HS phân tích theo hướng khác (cách lặp từ, cách sử dụng câu hỏi tu từ…) thì toàn bộ chỉ cho tối đa 0,5 điểm. Câu 2: Các yêu cầu về kĩ năng: 1. Biết cách làm một bài văn nghị luận. 2. Bố cục bài rành mạch, hợp lí. Các ý trình bày rõ ràng và triển khai tốt. 3. Diễn đạt suôn sẻ, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu có sẵn. 4. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Các yêu cầu về nội dung và cách cho điểm: [Lưu ý: Cả ba đối tượng đều có liên quan đến cái chết của Vũ Nương cho nên chúng không nằm ngoài mục tiêu phê phán của tác giả. Nhưng đề bài lại yêu cầu phân tích để chỉ rõ mục tiêu phê phán chính. Muốn giải quyết được vấn đề, học sinh phải xác định tác giả đã miêu tả đối tượng nào liên quan trực tiếp đến cái chết của Vũ Nương và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là gì (vì cảm hứng chủ đạo là căn cứ quan trọng để xác định đối tượng phê phán chính). Từ đó phân tích, lí giải để rút ra kết luận.] HS có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, miễn là đạt được các nội dung sau: 2 1. Trình bày được những hiểu biết cơ bản về tác giả và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. → Tối đa 1,0 điểm. 2. Phân tích, xem xét và kết luận từng đối tượng: a. Chiến tranh phong kiến: → Tối đa 2,0 điểm. - Là đối tượng có liên quan đến cái chết của Vũ Nương. [ Mọi chuyện bắt đầu từ việc vợ chồng sống xa cách. Nguyên nhân của sự xa cách là do chiến tranh (tác giả không lấy lí do nào khác mà lấy lí do chiến tranh là có dụng ý).] - Nhưng không phải là mục tiêu phê phán chính. [Bởi vì trong truyện chiến tranh chỉ được miêu tả dừng lại ở mức độ gây ra sự chia xa mà thôi, nó gần như không liên quan, không tác động gì đến cái chết sau này của nhân vật. Hơn nữa, cảm hứng chính của chuyện không phải là lên án chiến tranh (điều này thể hiện ở chỗ chi tiết liên quan đến sự phê phán chiến tranh rất ít xuất hiện)] b. Chế độ nam nữ bất bình đẳng. → Tối đa 2,0 điểm. - Là đối tượng quan trọng trong việc liên quan đến cái chết của nhân vật. [ Vì nếu như Trương Sinh không tự cho mình có quyền "mắng nhiếc", "đánh đuổi" vợ, và nếu như xã hội cũ không cực đoan hoá vấn đề chung thuỷ của người phụ nữ thì có lẽ Vũ Nương chẳng đến nỗi phải chọn cái chết thảm thương như thế.] - Nhưng cũng không phải là mục tiêu phê phán chính. [ - Xét một cách khách quan thì trong trường hợp này chế độ phong kiến chỉ là yếu tố "tạo điều kiện, tạo cơ hội" cho Trương Sinh bộc lộ sự ghen tuông mà thôi. Nó không phải là yếu tố quyết định trong việc gây ra bi kịch. - Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm không nhằm phê phán, tố cáo chế độ xã hội (chi tiết liên quan đến phê phán, tố cáo xuất hiện ít).] c. Sự ghen tuông mù quáng của người đời. → Tối đa 3,0 điểm. - Là mục tiêu phê phán chính của tác giả. [- Theo sự miêu tả trong tác phẩm, Trương Sinh đã vì ghen tuông mù quáng mà trực tiếp gây ra tội ác tày trời với vợ. (HS dựa vào tác phẩm để lấy dẫn chứng). - Là cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. [ Câu chuyện kể lại một bi kịch trong cuộc sống gia đình. Bi kịch ấy lại nảy sinh từ sự ghen tuông của người chồng. Ngay từ dòng đầu của tác phẩm Trương Sinh đã được giới thiệu là người "có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá mức". Và mạch truyện dường như cũng từ đó mà tiến triển. Vì ghen mà chồng thiếu tỉnh táo khi nghe con nói về chiếc bóng. Vì ghen mà chồng khiến vợ chọn cái chết để tự minh oan. Rồi cũng vì ghen mà chồng trở thành nạn nhân của chính mình (mất vợ, hạnh phúc tan nát, phải sống trong hối hận, khao khát muốn vợ trở về nhưng không thể…)…] Giám khảo chú ý: Cho tất cả tối đa là 5,0 điểm nếu HS xác định mục tiêu phê phán chính khác với Hướng dẫn chấm nhưng đưa ra được cách lập luận, lí giải riêng (có thể không thật thuyết phục). 3 . một bài văn nghị luận. 2. Bố cục bài rành mạch, hợp lí. Các ý trình bày rõ ràng và triển khai tốt. 3. Diễn đạt suôn sẻ, không lệ thuộc nhiều vào tài liệu. giáo dục - đào tạo kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 quảng bình năm học 2006 - 2007 đề chính thức Môn: Ngữ văn Hướng dẫn chấm Hướng dẫn chung: - Trên cơ sở

Ngày đăng: 03/12/2013, 11:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan