Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của nguời mông ở đồng văn (hà giang) trước cách mạng tháng tám năm 1945

90 1.6K 17
Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của nguời mông ở đồng văn (hà giang) trước cách mạng tháng tám năm 1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của nguời mông ở đồng văn (hà giang) trước cách mạng tháng tám năm 1945

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ───────────── PHÙNG THỊ SINH TỔ CHỨC HỘI TÍN NGUỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGUỜI MÔNG ĐỒNG VĂN (HÀ GIANG) TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Thái Nguyên - năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ───────────── PHÙNG THỊ SINH TỔ CHỨC HỘI TÍN NGUỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGUỜI MÔNG ĐỒNG VĂN (HÀ GIANG) TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀM THỊ UYÊN Thái Nguyên - năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG . 6 1.1. Vị trí địa lí điều kiện tự nhiên . 6 1.2. Đồng Văn qua các thời kì lịch sử . 8 1.3. Khái quát về dân tộc Mông 9 Chương 2: TỔ CHỨC HỘI CỦA NGƯỜI MÔNG ĐỒNG VĂN (HÀ GIANG) TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 17 2.1. Tổ chức gia đình dòng họ. . 17 2.1.1. Tổ chức gia đình . 17 2.1.2.Tổ chức dòng họ 21 2.2. Tổ chức làng bản . 31 2.2.1. Sự hình thành bản của người Mông 31 2.2.2. Bộ máy tự quản của bản . 33 2.2.3. Những luật tục về đất đai, nguồn nước, chăn nuôi các thể thức xử phạt vi phạm. 34 2.2.4. Bản (giao) với quan hệ cộng đồng về tín ngưỡng đời sống sinh hoạt: . 37 2.3. Chế độ thổ ty . 39 2.3.1. Ruộng đất quan hệ giai cấp 39 2.3.2. Sự thay đổi trong thời kỳ Pháp thuộc 45 Chương 3: TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI MÔNG ĐỒNG VĂN (HÀ GIANG) TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945. 53 3.1. Tín ngưỡng dân gian 53 3.1.1. Luận thuyết “vạn vật hữu linh” . 53 3.1.2. Thờ cúng tổ tiên các thần che chở cho gia đình 56 3.1.3. Thờ cúng thần của cộng đồng giao . 62 3.1.4. Tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp . 62 3.1.5. Tàn dư ma thuật 63 3.1.6. Sa man giáo 64 3.2. Tôn giáo 67 KẾT LUẬN 73 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Huyện Đồng Văn là địa bàn xung yếu, phên dậu của cửa ngõ Việt Nam phía Bắc cũng là một trong những nơi tiếp nhận di dân người Mông từ bên kia biên giới sang Việt Nam sinh sống sớm nhất. Đến nay, người Mông là cư dân có số lượng đông đảo nhất Đồng Văn nói riêng tỉnh Hà Giang nói chung. Trong quá trình tồn tại phát triển của mình dân tộc Mông cùng các dân tộc thiểu số anh em khác đã có những đóng góp quan trọng trong lịch sử xây dựng phát triển tỉnh Hà Giang. Tuy cư trú trên vùng đất ít thuận lợi, nhiều khó khăn nhưng dân tộc Mông Đồng Văn (Hà Giang) trong lịch sử lại có một tổ chức hội, chính trị đáng lưu ý bên cạnh một kho tàng văn hoá vật thể phi vật thể vô cùng phong phú độc đáo giàu bản sắc. Vì lẽ đó mà tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - hội của đồng bào Mông đã trở thành đối tượng nghiên cứu về dân tộc học, lịch sử, khoa học hội nhân văn nói chung của nhiều cơ quan nhà khoa học dưới nhiều góc độ khác nhau song cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về tổ chức hội và tín ngưỡng tôn giáo của người Mông Đồng Văn trước cách mạng tháng Tám một cách thấu đáo toàn diện. Cùng với thực tế hiện nay, các dân tộc ít người trong đó có dân tộc Mông Đồng Văn trình độ dân trí còn thấp, trình độ phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế. Trong khi đó kẻ thù các thế lực thù địch lợi dụng phong tục, tập quán, tín ngưỡng kết hợp sửa đổi giáo lý đạo Tin Lành để mê hoặc, lôi kéo, xúi giục đồng bào người Mông chống phá đường lối chính sách của Đảng Nhà nước ta, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" của chúng. Do đó, đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đồng bào người Mông cũng như 2 các dân tộc anh em trên địa bàn gây mất ổn định trong nước cũng như khu vực. Thực trạng đó đặt ra thách thức mới trong việc hoạch định chính sách dân tộc, bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững ổn định trật tự an ninh quốc gia. Tìm hiểu về tổ chức hội tín ngưỡng tôn giáo của người Mông Đồng Văn trước cách mạng tháng Tám của người Mông là cần thiết để thấy rằng lịch sử phát triển của người Mông gắn liền với lịch sử dân tộc, vai trò vị trí của người Mông Hà Giang cũng là một bộ phận hữu cơ trong cơ thể Việt Nam, góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống thực hiện mục tiêu “phát huy mạnh mẽ tính đa dạng bản sắc độc đáo của các dân tộc anh em làm phong phú thêm nền văn hoá chung của cả nước” như Nghị quyết Trung ương V khoá VIII của Đảng đã đề ra trong thời kì đổi mới đất nước, đồng thời vận dụng làm cơ sở cho việc thực hiện đường lối chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng. Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn: “Tổ chức hội tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông Đồng Văn (Hà Giang) trước cách mạng tháng Tám năm 1945” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công tác nghiên cứu khoa học về cư dân miền núi mà lâu nay chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thấu đáo. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã được thừa hưởng kết quả nghiên cứu của những người đi trước đề cập đến vấn đề nghiên cứu một cách trực tiếp hay gián tiếp những khía cạnh khác nhau: - “Các dân tộc ít người Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)” của Uỷ ban khoa học hội Việt Nam, Viện dân tộc học, Nhà xuất bản khoa học hội Hà Nội năm 1978. Đây là công trình biên soạn về nguồn gốc lịch sử, đặc 3 điểm kinh tế, quan hệ giai cấp hội… của các dân tộc ít người phía Bắc Việt Nam trong đó có dân tộc Mông. - Cuốn sách “Văn hoá dân tộc Mông Hà Giang ” do Trường Lưu Hùng Đình Quý chủ biên, viện văn hoá - bộ văn hoá thông tin, sở văn hoá thông tin tỉnh Hà Giang năm 1996. Chuyên đề này đã đề cập một cách khá toàn diện, trong một hệ thống nhằm khẳng định những đặc điểm của văn hoá Mông từ truyền thống đến hiện đại. - Cuốn “Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng phát triển (1891- 2001)” của Tỉnh uỷ – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội năm 2001. Đây là một cuốn thông sử được biên soạn, trình bày toàn diện có hệ thống về các lĩnh vực trọng yếu: tự nhiên, kinh tế, hội, chính trị, lịch sử, văn hoá, dân tộc… của tỉnh Hà Giang từ khi thành lập đến nay. - “Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn (1944 – 1975)” tập I Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đồng Văn xuất bản năm 2004 cũng là một công trình nghiên cứu khoa học công phu, tái hiện lại lịch sử truyền thống hào hùng của nhân dân các dân tộc Đồng Văn trong đó có đồng bào Mông trong cuộc đấu tranh chống thổ ty phong kiến, đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục kinh tế, văn hoá hội, phát triển sản xuất, xây dựng đời sống mới. - Luận văn thạc sĩ “Cuộc vận động định canh, định cư đối với đồng bào Mông huyện Đồng Văn – Hà Giang trong thời kì đổi mới (1986 – 2005)” chuyên ngành lịch sử Việt Nam của thạc sĩ Lâm Thị Thu Hằng là một đề tài nghiên cứu cụ thể có hệ thống về tình hình kinh tế của đồng bào Mông trong cuộc vận động định canh định cư của Đảng Nhà Nước ta. Đây là tổng quát kết quả nghiên cứu của giới học thuật, là những gợi mở quý báu, tạo điều kiện để chúng tôi thực hiện đề tài của mình. 4 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng phạm vi nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm tìm hiểu về lịch sử địa phương mình đồng thời góp phần phản ánh một cách khoa học, chân thực về lịch sử hình thành, tổ chức hội, chính trị, văn hoá tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc Mông bổ sung thêm nguồn tư liệu lịch sử địa phương cho quá trình giảng dạy nghiên cứu. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài đi sâu giải quyết các vấn đề về tổ chức hội, tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông Đồng Văn ( Hà Giang) trước cách mạng tháng Tám năm 1945. - Đối tượng nghiên cứu: Nguồn gốc dân tộc, tổ chức hội, quan hệ giai cấp, quan hệ hội, tín ngưỡng tôn giáo của người Mông Đồng Văn ( Hà Giang) trước cách mạng tháng Tám. - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu trong thời gian trước cách mạng tháng Tám 1945 với không gian nghiên cứu là huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. 4. Nguồn tư liệu - Nguồn tư liệu chung: Kiến văn tiểu lục; Các dân tộc ít người Việt Nam (các tỉnh phía Bắc); Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước giữ nước. - Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Văn, Hà Giang 110 năm đấu tranh xây dựng phát triển (1891 – 2001); Văn hoá Mông Hà Giang; Văn hoá truyền thống các dân tộc Hà Giang; Cuộc vận động định canh định cư đối với đồng bào Mông huyện Đồng Văn - Hà Giang trong thời kì đổi mới ( 1986- 2005). Ngoài ra còn một số tư liệu bổ sung: Các chính sách nghị quyết của Đảng về dân tộc miền núi, báo cáo phát triển kinh tế hội huyện Đồng Văn. Nguồn tư liệu chủ yếu là điền dã dân tộc học. 5 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp chủ yếu: - Phương pháp phân tích nguồn tài liệu thư tịch. - Phương pháp điền dã dân tộc học. - Phương pháp lịch sử phương pháp lôgic. - Phương pháp so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu. - Phương pháp hệ thống hoá bằng bảng biểu, sơ đồ. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể toàn diện về tổ chức hội tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang trước cách mạng tháng Tám. Luận văn là một tài liệu tham khảo cho quá trình học tập bộ môn lịch sử địa phương, cơ sở văn hoá cũng như giảng dạy lịch sử địa phương trường phổ thông sau này. Đồng thời làm cơ sở cho các nhà khoa học hoạch định chính sách dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Mông nói riêng các dân tộc thiểu số Hà Giang nói chung. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 80 trang, ngoài phần mở đầu kết luận, luận văn được chia làm 3 chương sau: Chương 1: Khái quát về huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang. Chương 2: Tổ chức hội của người Mông Đồng Văn (Hà Giang) trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Chương 3: Tín ngưỡng tôn giáo của người Mông Đồng Văn (Hà Giang) trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Luận văn còn có các phần: Bản đồ hành chính phụ lục . BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ GIANG BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG [...]... yếu tố tích cực ảnh hưởng đến sự phát triển của nông thôn hiện nay, sự vận hành của nó cũng chính là nơi gìn giữ bảo lưu các giá trị văn hóa của mỗi tộc người Tổ chức hội của người Mông Đồng Văn là một điển hình về tổ chức hội của tộc người cư trú địa bàn miền núi 2.1 Tổ chức gia đình dòng họ 2.1.1 Tổ chức gia đình Gia đình là loại hình chung sống mang tính chất giới tính được liên kết lại... dựng sức sống mãnh liệt của nhân dân các dân tộc nơi đây nhất là từ khi có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn Chương 2: TỔ CHỨC HỘI CỦA NGƯỜI MÔNG ĐỒNG VĂN (HÀ GIANG) TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Mỗi dân tộc đều có cấu trúc hội truyền thống mang những nét đặc thù riêng, sự hoạt động củatồn tại qua nhiều... theo bước đi của lịch sử, Đồng Văn cũng là một mảnh đất có nhiều thay đổi về tên gọi diên cách Những thay đổi này có ảnh hưởng đến nhiếu vấn đề sự có mặt của các tộc người, về chính trị, về kinh tế, hội văn hóa của địa bàn xung yếu nơi địa đầu của Tổ quốc 1.3 Khái quát về dân tộc Mông 1.3.1 Nguồn gốc lịch sử của dân tộc Mông Dân tộc Mông được xếp vào nhóm ngôn ngữ Mông - Dao Trước đây người... nhìn nhận đúng về tổ chức dòng họ của người Mông đặc biệt là vai trò của trưởng họ để có thể vân dụng phát huy vào công cuộc xây dựng hội mới một cách hiệu quả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2 Tổ chức làng bản 2.2.1 Sự hình thành bản của người Mông Do nguồn gốc lịch sử sự chi phối của điều kiện tự nhiên, người Mông di cư vào tự phát sống... nhất Hà Giang cũng là dân tộc đông nhất Đồng Văn chiếm trên 87% dân số toàn huyện Người Mông đây chủ yếu thuộc hai nhóm: Mông Đơ (Mông Trắng) Mông Súa (Mông Hoa) Sở dĩ có sự phân chia như vậy là do dựa trên cơ sở phân biệt qua trang phục của người phụ nữ Mông Trang phục của nữ Mông Trắng là may bằng lụa màu sáng, áo cổ tròn, hai mảnh, có xẻ trước ngực, vải đáp tà áo là vải hoa đỏ hoặc vàng,... Dưới chế độ cũ, người Mông đã cùng các dân tộc thiểu số anh em nhiều lần đứng dậy đấu tranh chống áp bức bóc lột, nổi bật là cuộc nổi dậy cao nguyên Đồng Văn của Sùng Mí Chảng (1911 - 1912); khởi nghĩa của Vàng Chỉn Pao (1913 - 1914); hình thành các tổ chức cách mạng Hà Giang ( những năm 1942 - 1945) chống bọn thực dân Pháp, chống bọn cầm đầu các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách, Quốc Dân Đảng,... cụm thành bản Người Mông Đồng Văn gọi bản là giao (Jaol) Đây là đơn vị cư trú cơ bản của cộng đồng dân tộc Mông Mỗi bản có tên gọi riêng gắn bó lâu đời với dân bản ít có thay đổi Trong cách đặt tên bản của người Mông Đồng Văn chủ yếu là dùng tiếng Hán như Tả Gia Khâu (cái cổng lớn), người Mông gọi người Lô Lô người Giấy là Mã nên những khu vực sống xen kẽ với người Lô Lô người Giấy tên... trọng tích cực trong việc tổ chức vận động các thành viên trong dòng họ mình thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - hội của địa phương đồng thời góp phần tích cực trong việc phối hợp với trưởng bản chính quyền địa phương để tìm ra những giải pháp nâng cao quản lý hội trong cộng đồng người Mông Bên cạnh vai trò của trưởng họ... Nông Bảo Lạc cai quản như một lãnh địa Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng tách khu vực vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, thành lập tỉnh Hà Giang vào năm 1891, Đồng Văn được tách ra khỏi Bảo Lạc [1,tr.9] Châu Đồng Văn bao gồm hai tổng: Tổng Quang Mậu Tổng Đông Minh Trong đó, tổng Quang Mậu bao gồm các xã: Lũng Cô, Mìa Ré, Mai Li Ăng, Đồng Văn, Sủng Máng, Sơn Vi, Chung Phùng, Sả Phung, Niêm Sơn Tổng... triển văn hóa truyền thống là hạt nhân cơ bản trong sự phát triển của cộng đồng tộc người 2.1.2 .Tổ chức dòng họ Cấu trúc của dòng họ Người Mông Đồng Văn gọi dòng họ là “xểnh” hoặc “xông” Qua nghiên cứu cho thấy dòng họ người Mông cần được xem xét hai phạm vi: - phạm vi rộng: Dòng họ của người Mông gồm tất cả những người cùng mang một họ dù người đó cư trú đâu Người Mông quan niệm những người . ở Đồng Văn (Hà Giang) trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Chương 3: Tín ngưỡng và tôn giáo của người Mông ở Đồng Văn (Hà Giang) trước cách mạng tháng Tám. chọn: Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông ở Đồng Văn (Hà Giang) trước cách mạng tháng Tám năm 1945 làm đề tài luận văn thạc

Ngày đăng: 09/11/2012, 10:55

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Bảng thống kê các dòng họ người Mông ở xã Hố Quáng Phìn - Đồng Văn (Hà Giang)  - Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của nguời mông ở đồng văn (hà giang) trước cách mạng tháng tám năm 1945

Bảng 2.1.

Bảng thống kê các dòng họ người Mông ở xã Hố Quáng Phìn - Đồng Văn (Hà Giang) Xem tại trang 37 của tài liệu.
Hình 2.3: Cấu trúc bộ máy hành chính vùng người Mông dưới thời Pháp thuộc:  - Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của nguời mông ở đồng văn (hà giang) trước cách mạng tháng tám năm 1945

Hình 2.3.

Cấu trúc bộ máy hành chính vùng người Mông dưới thời Pháp thuộc: Xem tại trang 56 của tài liệu.
Hình 2.2: Cấu trúc bộ máy quản lý vùng người Mông trong thời kỳ phong kiến:  - Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của nguời mông ở đồng văn (hà giang) trước cách mạng tháng tám năm 1945

Hình 2.2.

Cấu trúc bộ máy quản lý vùng người Mông trong thời kỳ phong kiến: Xem tại trang 56 của tài liệu.
Qua tìm hiểu cho thấy hình thức cũng như quan niệm thờ cúng tổ tiên của người Mông có những điểm khác các dân tộc láng giềng trong huyện - Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của nguời mông ở đồng văn (hà giang) trước cách mạng tháng tám năm 1945

ua.

tìm hiểu cho thấy hình thức cũng như quan niệm thờ cúng tổ tiên của người Mông có những điểm khác các dân tộc láng giềng trong huyện Xem tại trang 63 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan