Tài liệu tuan 25 tiet 111 den tiet 115

9 368 0
Tài liệu tuan 25 tiet 111 den tiet 115

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuần 25 Ngày soạn: / / . Tiết 111 Ngày dạy / / . HD ĐT: CON CÒ (Chế Lan Viên) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh : 1.Kiến thức: -Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào. -Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ. 2.Kĩ năng: -Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình. -Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tác bằng liên tưởng,tưởng tượng. B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Đọc, nghiên cứu văn bản. -Trò : Đọc sáng tạo, , nêu vấn đề, phân tích quy nạp. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. ổn định lớp: 1 / 2. Bài cũ: So sánh cách viết về Sói và Cừu của 2 tác giả Buy-phông và La Phôngten. Từ đó rút ra nhận xét về đặc trưng của sáng tác nghệ thuật? 3. Bài mới: *) Giới thiệu bài : 5 / Con cò bay lả bay la của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lơi ru đối với cuộc sống của con người. Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt GV yêu cầu HS nêu vài nét về xuất xứ của bài thơ. Tác giả Chế Lan Viên? 1.Tìm hiểu chung: a. Tác giả : - Chế Lan Viên (1920 – 1989) - Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. - Tên khai sinh : Phan Ngọc Hoan. - Quê : Quảng Trị, lớn lên ở Bình Định. - Trước cách mạng thánh Tám 1945 : Là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới. - Nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có đóng góp quan trọng cho nền thơ ca dân tộc thế kỷ XX. - Phong cách nghệ thuật rõ nét độc đáo : Suy tưởng, triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. - Hình ảnh thơ phong phú đa dạng : kết hợp giữa thực và ảo, được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng nhiều bất ngờ lý thú. b.Tác phẩm : Được sáng tác năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường, Chim báo bảo, 1967. GV hướng dẫn HS đọc bài thơ. Bài thơ viết theo thể thơ nào? Thể thơ này có ưu thế gì trong việc thể hiện cảm xúc? Bài thơ chia làm 3 đoạn. Điều đó có giá trị gì? Qua hình tượng con cò tác giả muốn nói tới điều gì? Bố cục của bài thơ? Hoạt động 2 : 15 / Đọc từ đầu đến “Đồng Đăng”, hình ảnh con cò được ngợi ca trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời ru nào? : 2. Thể thơ : Bài thơ được viết theo thể thơ tự do trong đó nhiều câu mang dáng dấp của thơ 8 chữ, thể hiện tình cảm – âm điệu một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. 3. Nội dung : Qua hình tượng con cò nhà thơ ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi người. c. Bố cục : 3 phần. Đoạn 1 : Hình ảnh con cò qua lời ru hát ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ. Đoạn 2 : Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ trở nên gần gũi và theo cùng con người trên mọi chặng đường của cuộc đời. Đoạn 3 : Từ hình ảnh con cò suy ngẫm triết lí về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người. II. Phân tích: a. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài thơ. Ở đây tác giả lấy vài chữ trong câu ca dao nhằm gợi nhớ những gì? Hình ảnh con cò trong bài thơ khiến em cảm nhận được vẻ đẹp gì từ hình ảnh con cò trong ca dao? Những câu thơ tiếp lại gợi cho em nhớ đến câu ca dao nào? HS trả lời từng câu hỏi. Một em đọc phần Tiếng Việt, các em khác bổ sung. Hình ảnh con cò trong câu ca dao này có ý nghĩa biểu tượng khác những câu ca dao trước đó là gì? Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tiểu kết - Hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ qua những lời ru: + Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng + Con cò bay lả bay la Bay từ cổng phủ bay về Đồng Đăng + Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh - Gợi nhớ từng câu ca dao ấy. - Từ những câu ca dao gợi vẽ khung cảnh quen thuộc của cuộc sống thời xưa từ làng quê yên ả đến phố xá sầm uất đông vui. - Gợi lên vẻ nhịp nhàng thông thả, bình yên của cuộc sống xưa vốn ít biến động. Câu thơ : “Cò một mình phải kiếm lấy ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ Con cò đi ăn đêm Con cò xa tổ. Cò gặp cành mềm Cò sợ xáo măng” Liên tưởng đến câu ca dao : - Con cò mà đi ăn đêm…. ……đau lòng cò con. - Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. - Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về - Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ – người phụ nữ nhọc nhằn vất vả lặn lội kiếm sống mà ta bắt gặp trong thơ Tú Xương khi viết về hình ảnh bà Tú : Lặn lội thân cò khi quãng vắng - Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người, đi vào thế giới tiếng hát lời ru của ca dao dân ca – điệu hồn dân tộc. - Ở tuổi thơ ấu, đứa trẻ chưa cần hiểu nội dung ý nghĩa của những lời ru này, chúng chỉ cần và cảm nhận được sự vỗ về, che chở, yêu thương của người mẹ qua những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru đúng như lời tâm sự của tác giả – người con trong bài thơ : “ Có một mình cò phải kiếm ăn Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng . Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”. Hình ảnh con cò tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống. *) Tiểu kết : Cảm nhận của em về giá trị của bài thơ ? 4. Củng cố :2ph Đọc thuộc lòng hoặc hát bài hát mà em đã nghe. 5. Dặn dò:1ph Về nhà Sưu tầm những câu ca viết về con cò. Tuần 25 Ngày soạn: / / . Tiết 112 Ngày dạy / / . CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN BÀN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh : 1.Kiến thức: -Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. 2.Kĩ năng: -Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Đọc, nghiên cứu bài mẫu tìm tài liệu liên quan. -Trò : Đọc ví dụ mẫu,nghiên cứu tài liệu ,xem hệ thống bài tập mẫu. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1, ổn định lớp 1 / 2. Bài cũ: : 5 / Nội dung bài nghị luận về vấn đề đề tưởng đạo lý, cần có những yêu cầu gi ? 3. Bài mới: Giới thiệu bài : 1 / Muốn làm bài văn nghị luận về một vấn đề về tư tưởng đạo lý phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích hiện tượng đó để tìm ý , lập ý dàn bài, viết bài hoàn chỉnh . Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1: 10 / Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. HS đọc các đề bài SGK GV nêu yêu cầu chung của bài: Phân tích đề, tìm ra yêu cầu cần nghị luận, vấn đề nghị luận. HS nêu yêu cầu cần nghị luận, vấn đề nghị luận. - Đề 1: Nêu lên vấn đề gì, yêu cầu đối với người viết là gì? HS thảo luận trả lời. Nội dung 1. Đề bài nghị luận về một vấn đề đạo đức tư tượng: a. Đọc đề bài: (SGK) Đề 1: Nêu vấn đề: HS nghèo vượt khó, học giỏi. Yêu cầu: Trình bày tấm gương đó, nêu suy nghĩ. Đề 2 : Nêu vấn đề: Cả nước lập quỹ giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam. Yêu cầu: Suy nghĩ về vấn đề đó. Đề 3 : Nhiều bạn mãi chơi điện tử,. - Đề 2: Yêu cầu người viết phải trình bày vấn đề gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội ? HS nêu ý kiến, nhận xét, bổ sung. - Đề nêu vấn đề gì? Vấn đề đó liên quan đến đối tượng nào là chủ yếu ? Thử nêu ý kiến của em về vấn đề đó. HS trình bày ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra. - Đề 4 có gì giống và khác với những vấn đề 1, 2 và 3? GV nêu yêu cầu HS tự nghĩ ra một đề bài tương tự, GV hướng dẫn HS tìm ý, lập dàn ý cho đề bài đó. Hoạt động 2: 10 / Tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý cần thực hiện những vấn đề nào ?. GV hướng dẫn HS nắm được cách làm bài. HS đọc đề bài (SGK, tr.23) - Trước một đề bài tập làm văn em cần thực hiện những bước nào? HS phân tích đề bài. bỏ học sao nhãng việc khác Yêu cầu: Nêu ý kiến về hiện tượng đó. Đề 4: - Điểm khác nhau: Đưa ra mẩu chuyện, yêu cầu nêu nhận xét, suy nghĩ về con người và sự việc trong mẩu chuyện . - Điểm giống nhau: Các vấn đề nêu yêu cầu người viết phải trình bày quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề nêu ra. Ví dụ: - “Trường em có nhiều gương người tốt, việc tốt, nhặt được của rơi đem lại người mất. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình”. - “Trong nhiều năm qua trường em thực hiện tốt phong trào Trần Quốc Toản, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về việc làm đó”. - “Hiện tượng nói tục chửi bậy trong học sinh còn nhiều, đôi khi khá phổ biến ở nhiều trường nhiều em. Hãy trình bày suy nghĩ, thái độ quan điểm của em về hiện tượng này?”… 2. Cách làm bài nghị luận một vấn đề đạo đức tư tưởng: Đề bài: SGK (tr.23) (Đọc kĩ đề bài) Tìm hiểu đề - tìm ý: - Thể loại: Nghị luận, bình luận. - Nội dung: Thảo luận, bày tỏ ý kiến về vấn đề tư tưởng đạo lý .Phạm văn nghĩa, thương mẹ, luôn giúp mẹ trong mọi công việc. * Lập dàn bài gồm 3 phần: a. Mở bài: GV có thể gợi ý một số câu hỏi cụ thể. - Nghĩa đã làm gì để giúp mẹ? - Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ me là người thế nào? HS trả lời, nêu ý kiến riêng của cá nhân. - Vì sao thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa? Dàn bài gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ của từng phần? Mở bài nêu gì? Hoạt động 3: 10 / Học sinh đọc nhận xét. GV uốn nắn sửa chữa.Đọc lại bài . HS đổi bài cho nhau và chữa lỗi diễn đạt. Hoạt động 4: 3 / - Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lý. b. Thân bài: * Ý nghĩa việc làm: Đánh giá việc làm: Qua tư tưởng nhận thức. * Đánh giá việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa: c. Kết luận: Tổng hợp lại các vấn đề trình bày 3. Thực hành : Viết bài. 4. Ghi nhớ : SGK 4. Củng cố : 4ph Cần chú trọng những vấn đề nào khi thực hiện một văn bản nghị luận ? 5. Dặn dò:1ph Chuẩn tiết 115 Thực hành viết bài nghị luận. Tuần 25 Ngày soạn: / / . Tiết 113 Ngày dạy / / . TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh: - Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra được những chỗ yếu của mình khi viết loại bài này. - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết. - Giáo dục ý thứchọc tập nghiêm túc, biết khắc phục những nhược điểm. B. CHUẨN BỊ: - Thầy : + Bài viết của học sinh . Bảng chữa lỗi chung .Dàn ý. - Trò: Nắm lại bố cục văn tự sự đã học chuẩn bị dàn ý. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1,Ổn định nề nếp: 1 / 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động1: 1 / Khởi động : Bài viết số 5 có ý nghĩa quan trọng , thông qua tiết này giúp các em nhận ra những lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, bố cục và kĩ năng vận dụng các yếu tố biểu cảm nghị luận, để bàn luận một vấn đề. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 2: 18 / Giáo viên ghi đề lên bảng. Học sinh nhận diện lại những ưu, nhược điểm bài viết của mình. Giáo viên chỉ ra những ưu, nhược điểm của học sinh trong bài viết. GV nhấn mạnh những lỗi thường gặp,hướng dẫn các em cách khắc phục. Đọc cho các em nghe 1 bài sai nhiều lỗi nhấ Nội dung kiến thức 1.Đề bài : Hãy viết một bài nghị luận bàn về vấn đề rác thải ở địa phương em . 2. Lập dàn ý : (Như tiết 104,105) 3.Nhận xét chung : a. Ưu điểm:HS bày tỏ quan điểm đúng. - Xác định đúng trọng tâm yêu cầu của đề ra, một số bài viết có cảm xúc, trình bày được. Sắp xếp sự việc trình tự tạo ra những tình huống phù hợp. - Bố cục bài hợp lý ,các luận điểm rõ ràng. - Đã chú ý vận dụng các yếu tố nghệ thuật và lập luận khá hoàn chỉnh. b. Hạn chế : Diễn đạt còn lủng củng, Cho học sinh quan sát bố cục sau đó tiến hành viết bổ sung những thiếu sót trong bài viết của mình. Đọc bài đạt điểm cao và rút kinh nghiệm Hoạt động 3 20 / : Luyên tập GV yêu cầu HS chỉ ra lỗi đã mắc phải ở bài viết của mình. Dựa vào dàn ý để viết lại phần thân bài. Đại diện từng nhóm trình bày cho cả lớp nghe. ngôn ngữ còn nghèo nàn, một số bài chữ quá xấu, trình bày lộn xộn. Còn sai chính tả, còn kể lể vụn vặt. Chú ý một số câu chưa chuẩn.chưa biết đánh giá đúng sai. 4. Chữa một số lỗi : a.Khắc phục những lỗi thông thường : Như phát âm, diễn đạt, dùng từ, viết câu.Viết đoạn,viết hoa . Cách lập luận trong văn bản nghị luận. b. Chữa lỗi bố cục: Học sinh quan sát bố cục,dàn ý ở bảng phụ (104,105) 5. Luyện tập: Viết những đoạn để bổ sung cho bài viết của mình dựa trên việc chữa lỗi. Trình bày bài viết. Nghe đọc một bài đạt điểm cao của lớp. 6 .Hô điểm : 4. Củng cố : Xem lại bài làm viết hoàn chỉnh bài viết thông qua những lưu ý đã chữa . 5. Dặn dò: + Nắm vững đặc điểm văn bản nghị luận. + Chuẩn bị tốt cho tiết cách viết văn bản nghị luận bàn về “Vấn đề tư tưởng đạo lý” . Tuần 25 Ngày soạn: / / . Tiết 114 Ngày dạy / / . MÙA XUÂN NHO NHỎ (Thanh Hải) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh : 1.Kiến thức: -Vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước. -Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính. 2.Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. -Trình bày những suy nghĩ , cảm nhận về một hình ảnh thơ,một khổ thơ.một văn bản thơ. B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Đọc, nghiên cứu văn bản. -Trò : Đọc sáng tạo, nghiên cứu ngôn ngữ, nêu vấn đề, phân tích quy nạp. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định nề nếp: 1 / 2. Bài cũ: 4 / Tác phẩm thơ “Con cò” Tác phẩm để lại trong em ấn tượng gì? 3. Bài mới: Giới thiệu bài : 1 / Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của đất nước. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1 : 12 / Yêu cầu HS nêu những nét chung về tác giả. Học sinh nêu thời điểm sáng tác bài thơ. GV bổ sung. Nội dung kiến thức 1. Tìm hiểu chung: a. Tác giả, tác phẩm : *) Tác giả : Thanh Hải (1930 – 1980) Quê quán : Phong Điền – Thừa Thiên Huế. - Tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối năm kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mĩ. - Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. - 1965, được tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu. - Giọng thơ Thanh Hải là tiếng lòng là khúc tâm tình thiết tha của con người yêu cuộc sống có khát vọng sống mãnh liệt. *) Tác phẩm : Bài thơ được sáng tác tháng11/1980, khi ông nằm trên giường bệnh. Đây là sáng tác cuối cùng của nhà thơ Thanh hải. Được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc. GV hướng dẫn HS đọc. Hãy nêu bố cục và nội dung của từng phần? Hoạt động 2 : 15 / GV hướng dẫn các em hoạt động nhóm để chọn cách phân tích. Hình ảnh thiên nhiên đất trời được phác họa qua những hình ảnh nào? b. Đọc : c. Thể thơ : 5 chữ. d. Bố cục : Bài thơ có thể chia 4 phần. - Khổ đầu (6 dòng) : Cảm xúc trước mùa xuân của đất trời. - Hai khổ 2,3 : Hình ảnh mùa xuân đất nước. - Hai khổ 4,5 : Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ. - Khổ cuối : Là lơì ca ngợi quê hương đất nước giai điêụ dân ca xứ Huế. 2. Phân tích: a. Mùa xuân của thiên nhiên đất trời : Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời. Hình ảnh chọn lọc tiêu biểu, điển hình cho mùa xuân. - Từ “mọc” được đặt ở đầu câu : Nghệ thuật đảo ngữ nhằm : Nhấn mạnh, khắc họa sự khỏe khoắn. “Mọc” tiềm ẩn một sức sống, sự vươn lên, trỗi dậy. Giữa dòng sông rộng lớn, không gian mênh mông chỉ một bông hoa thôi mà không hề gợi lên sự lẻ loi đơn chiếc. Trái lại, bông hoa ấy hiện lên lung linh, sống động, tràn đầy sức xuân. - Màu sắc : Gam màu hài hòa dịu nhẹ tươi tắn. Màu xanh lam của nước sông (dòng sông Hương) hòa cùng màu tím biếc của hoa, màu tím giản dị, thủy chung, mọng mơ và quyến rũ. Đó là màu sắc đặc trưng của xứ Huế. - Am thanh : Tiếng chim chiền chiện, loài chim của mùa xuân. - Chỉ có một bông hoa tím biếc. - Chỉ có một dòng sông xanh. - Một tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải chẳng có mai vàng, Tìm những chi thiết miêu tả con người, đất nước vào xuân? đào thắm cũng chẳng có muôn hoa khoe sắc màu rực rỡ. Nhưng nó rất giản dị đằm thắm mang đậm màu sắc mùa xuân đất trời thiên nhiên, con người Việt Nam. b. Hình ảnh mùa xuân đất nước : Mùa xuân người cầm súng Từ những hình ảnh của mùa xuân thiên nhiên, đất nước con người hãy nhận xét tâm niệm của tác giả? Hoạt động 3: 5 / Hãy đánh giá thành công về NT và ND của bài thơ? Mùa xuân người ra đồng, Cứ đi lên phía trước . Mạch thơ chuyển một cách tự nhiên thể hiện sức sống của mùa xuân đất nước được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả. Hình ảnh giàu chất biểu trưng thể hiện nhiệm vụ chiến đấu xây dựng đất nước của mỗi con người Việt Nam. Tác giả đã tạo nên được sức gợi cảm mới bằng hình ảnh : Lộc dắt, lộc trải phải chăng đây chính là sức mạnh của con người cống hiến. c. Tâm niệm của nhà thơ : Từ mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước tác giả bày tỏ suy ngẫm. Đó là khát vọng hòa vào cuộc sống của đất nước cống hiến phần tốt đẹp dù là nhỏ. Tác giả sử dụng đại từ “Ta làm” được lặp lại nhiều lần tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Tất cả thể hiện khát vọng sống , cống hiến mãnh liệt. Cái sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải là hình ảnh mùa xuân nho nhỏ cùng với cành hoa, con chim, nốt trầm tất cả đều mang một vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường thể hiện tâm niệm chân thành của nhà thơ. Hơn nữa việc hòa nhập giữa cái chung, cái riêng đã có ý nghĩa sâu sắc cho cuộc đời con người. 3. Tổng kết : - NT : Thể thơ 5 chữ giàu nhạc điệu âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết lại gieo vần liền tạo sự liền mạch. Hình ảnh tự nhiện giản dị. Cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu đúng tâm trạng, bố cục bài thơ trọn vẹn. - ND : Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo mơí mẻ Hoạt động 4 : 4 / GV hướng dẫn HS luyện tập, cho điểm những em có câu trả lời tốt. Nhà thơ đã nguyện làm một mùa xuân nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ, với những khát vọng hiến dâng cho Tổ quốc, cho đất nước, cho cuộc đời chung. 4. Luyện tập : a. Đọc, hát diễn cảm bài thơ. b. Viết những cảm nhận của em về tác giả và bài thơ của ông. 4.Củng cố :2ph Thơ Thanh Hải để lại cho em cảm xúc gì về mùa xuân và nghĩa vụ của người công dân đất nước? 5. Dặn dò:1ph Chuẩn tiết 117. Đọc thuộc bài thơ, so sánh tác giả với những nhà thơ cùng thời. Tuần 25 Ngày soạn: / / . Tiết 115 Ngày dạy / / . VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh : 1.Kiến thức: -Những tình cảm thiêng liêng của tác giả,của một con người từ miền Nam ra viếng lăng Bác. -Những đặc sắc hình ảnh,tứ thơ,giọng điệu của bài thơ. 2.Kĩ năng: -Đọc-hiểu một văn bản thơ trữ tình. -Có khả năng trình bày những suy nghĩ,cảm nhận về một hình ảnh thơ,một khổ thơ,một tác phẩm thơ. B. CHUẨN BỊ: - Thầy : Đọc, nghiên cứu văn bản. -Trò : Đọc sáng tạo, nghiên cứu ngôn ngữ, nêu vấn đề, phân tích quy nạp. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định nề nếp: 1 / 2. Bài cũ: 3 / Thơ Thanh Hải để lại cho em cảm xúc gì về mùa xuân và nghĩa vụ của người công dân đất nước? 3. Bài mới: Giới thiệu bài : 1 / Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ của mọi người khi vào lăng viếng Bác. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1 5 / : Hãy nêu những hiểu biết của em về Nội dung kiến thức 1. Đôi nét về tác giả tác phẩm : *) Tác giả : Viễn Phương. tác giả – tác phẩm? Hoạt động 2 : 7 / GV đọc tình cảm HS có thể hát Hoạt động 3 : 15 / HS thảo luận nhóm chọn cách phân tích? Em nhận xét gì về cách xưng hô của tác giả? - Tên thật là : Phạm Thanh Viễn, sinh năm 1928 . Quê quán : Long Xuyên - An Giang. - Tham gia hoạt động văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh. - Ông là nhà thơ chiến sĩ suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. - Trong những năm chiến tranh, kể cả những năm bị giam cầm, vẫn bền bỉ sáng tác. *) Tác phẩm : Tháng 4/1976, công trình xây dựng lăng Bác vừa mới hoàn thành, miền Nam vừa được giải phóng. Được in trong tập : “Như mây mùa xuân” 2. Đọc và tìm hiểu chú thích : *) Đọc : *) Chú thích : (SGK) *) Bố cục bài thơ : - Khổ thơ 1 : Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng (Hình ảnh hàng tre) - Khổ 2 : Cảm xúc trước hình ảnh dòng người vào viếng Bác và sự vĩ đại của Bác. - Khổ 3 : Khi đến trước linh cữu Bác, suy nghĩ về sự bất tử của Bác và nỗi tiếc thương vô hạn. - Khổ 4 : Khát vọng của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác. 3. Đọc tìm hiểu tác phẩm : - Bám theo trình tự mạch cảm xúc của tác giả. - Từ “Con” chân thật, gần gũi. - Thăm : Thăm – thăm hỏi như Bác còn sống. Khác hẳn với từ viếng ở đầu bài. Thể hiện tình cảm gia đình ruột thịt. *) Hình ảnh hàng tre : Trong bài thơ. - Trẻ xanh là biểu tượng kiên cường, vững chãi của con người Việt Nam trước phong ba bảo táp là linh hồn, là người bạn bộc lộ những phẩm chất quý giá của con người. Bác rất được người dân Việt Nam tôn kính yêu thương. Tre là người Việt Nam, tre bao bọc che chở khi sống cũng như khi chết. Hình ảnh hàng tre là biểu tượng vĩnh cửu thủy chung son sắt. *) Hình ảnh mặt trời trong lăng Bác : - Đó là hình ảnh mặt trời rất đỏ, một hình ảnh ẩn dụ có sức biểu cảm lớn vừa đẹp kì vĩ. Nó không thể thiếu được trong thiên nhiên, nó trường tồn với thời gian và được so sánh với hình ảnh của Bác. Tạo nên một vẽ đẹp cao quý hòa quyện tuy hai mà một. *) Tâm nguyện của tác giả : - Không muốn rời xa lăng Bác. Muốn trở thành thiên nhiên cây cỏ loài vật để được ở gần Bác, đó là nguyện vọng rất thật vừa thành kính vừa thiêng liêng rất giản dị và chân thành cao cả. 4. Tổng kết : - NT : Cách miêu tả theo trình tự thời gian, không gian, tạo nên sự bao quát. Hình ảnh ẩn dụ có giá trị tượng trưng nhữg điệp ngữ, hình ảnh nhân hóa, giọng thơ thiết tha thành kính, hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm. Hoạt động 5 : 4 / GV hướng đẫn các em luyện tập thực hiện các câu hỏi. - ND : Cảm xúc chân thành của tác giả được khắc họa rõ nét thể hiện lòng thành kính, biết ơn vị lãnh tụ kính yêu. Ta cảm ơn nhà thơ đã giúp ta và nói hộ lòng ta. 5. Luyện tập : Câu hỏi luyện tập : Câu 1 : Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm nào? a. 1974 b. 1975 c. 1976 d. 1977 Câu 2 : Ý nào sau đây nói đúng với bài thơ “ Viếng lăng Bác”. a. Thể thơ 5 chữ giọng điệu vui tươi dí dỏm. b. Thể thơ 8 chữ giọng thơ trang trọng thiết tha thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ gợi cảm. c. Thể thơ tự do, hình ảnh thiên nhiên đậm đà giàu ý nghĩa tượng trưng. d. Thể thơ 5 chữ nhạc điệu trong sáng giàu chất dân ca. Câu 3 : Phẩm chất nổi bật nào của cây tre được tác giả nói đến trong khổ đầu của bài thơ. a. Cần cù bền bỉ. b. Ngay thẳng trung thực c. Bất khuất kiên trung d. Thanh cao trung hiếu. Câu 4 : Bài thơ có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? a. Tự sự biểu cảm b. Tự sự miêu tả c. Miêu tả biểu cảm d. Tự sự miêu tả biểu cảm. Câu 5 : Hãy viết những cảm nhận của em khi được tiếp cận bài thơ. 4. Củng cố : 2ph + Hát bài viếng lăng Bác ( của nhạc sĩ Hoàng Hiệp) + Đọc đoạn thơ hay mà em tâm đắc. 5. Dặn dò:1ph Chuẩn tiết bị 118. Đọc thuộc bài thơ, so sánh tác giả với những nhà thơ cùng thời. . CHUẨN BỊ: - Thầy : Đọc, nghiên cứu bài mẫu tìm tài liệu liên quan. -Trò : Đọc ví dụ mẫu,nghiên cứu tài liệu ,xem hệ thống bài tập mẫu. C. TIẾN TRÌNH LÊN. Tuần 25 Ngày soạn: / / . Tiết 111 Ngày dạy / / .

Ngày đăng: 02/12/2013, 08:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan