Gián án SKKN QUAN LI TỔ 5

9 213 0
Gián án SKKN QUAN LI TỔ 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I - DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, các cấp quản giáo dục đã liên tục phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Các buổi hội thảo, chun đề, hội giảng, thao giảng, các cuộc triển lãm đồ dùng dạy học, … đã được tổ chức, động viên được sự hưởng ứng nhiệt tình của đơng đảo giáo viên Tiểu học và thu hút được sự tham gia của nhiều cán bộ nghiên cứu giáo dục, cán bộ giảng dạy ở các trường sư phạm. Qua đó, các phương pháp giảng dạy truyền thống như giảng giải, đàm thoại, trực quan, thực hành, ơn luyện, … được cải tiến, vận dụng theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Nhiều nơi đã sắp xếp lại tổ chức theo hướng phân hố trình độ học sinh, làm cho việc giảng dạy sát đối tựợng hơn, phát huy được khả năng của HS giỏi mà khơng ảnh hưởng đến sự lĩnh hội của HS trung bình, yếu kém. Cơ sở vật chất của nhà trường được sửa sang. Đời sống GV từng bước được cải thiện, … Những cố gắng đó đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học tỉnh nhà nói riêng, giáo dục Tiểu học cả nước nói chung. Hoà vào sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng, bản thân mỗi nhà giáo chúng tôi luôn phấn đấu không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chúng tôi luôn tìm tòi, sáng tạo và chọn lựa những phương pháp dạy học vừa phù hợp với đối tượng học sinh của mình vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Xác đònh được mục tiêu chung như thế nên giáo viên tổ 5 Trường Tiểu học Tân Thạch A chúng tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp để giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả” nhằm giúp cho học sinh học tốt hơn phân môn Tập làm văn 5 nói riêng, môn Tiếng Việt 5 nói chung. II - NỘI DUNG 1. Thực trạng Đầu năm học, trường chúng tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm. Kết quả khảo sát môn Tiếng Việt như sau: GIOÛI KHAÙ TRUNG BÌNH Sau khi có kết quả kì thi khảo sát chất lượng đầu năm, chúng tôi đã họp tổ chuyên môn. Chúng tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn góp phần đáng kể vào chất lượng môn Tiếng Việt. Làm thế nào để giúp HS làm tốt bài tập làm văn hơn, đặc biệt là văn miêu tả ? Liệu các HS vừa lên lớp 5 này có đủ khả năng học tốt kiểu bài này không ? Vốn kiến thức của các em như thế nào ? Kỹ năng làm văn ra sao ? Sau khi thảo luận, bàn bạc, cuối cùng chúng tôi đã thống nhất một số biện pháp. 2. Biện pháp thực hiện Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, Tập làm văn là phân môn nhằm rèn luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt. Điều quan trọng khi dạy Tập làm văn là giúp học sinh tạo được những ngôn bản chân thực, bộc lộ rõ cá tính, năng lực ngôn ngữ và khả năng cảm thụ sáng tạo của mỗi em. Như thế, giờ học Tập làm văn giúp các em có cái mới để nói, có nhu cầu nói, có khả năng nói điều muốn nói. Nghĩa là phải dạy các em biết thu nhận những biểu tượng, cảm xúc, ý nghĩ nhờ quan sát và cảm thụ một cách chính xác, tinh tế thế giới con người và thiên nhiên gần gũi và gợi cảm hứng cho các em ; dạy các em biết diễn đạt những gì đã có theo một hệ thống bài tập từ đơn giản (nói, viết theo câu hỏi gợi ý, theo dàn ý …) đến cao hơn là nói, viết một văn bản trọn vẹn theo một đề tài kích thích được hứng thú và nhu cầu bộc lộ bản thân của mỗi em. Với ý nghĩa đó, phân môn Tập làm văn 5 được xây dựng theo quan điểm giao tiếp và quan điểm tích hợp. Quan điểm tích hợp theo chiều dọc ở đây thể hiện rất rõ ở chỗ kiến thức và kỹ năng của phân môn Tập làm văn 5 bao hàm kiến thức và kỹ năng của các lớp dưới, đặc biệt là lớp 4. Cụ thể, ở lớp 4, loại văn miêu tả được dạy trong 30 tiết với 3 kiểu bài : tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Chương trình tập làm văn 5 tiếp tục dạy văn miêu tả với 2 kiểu bài : tả cảnh – 14 tiết, tả người – 12 tiết. Trong mỗi kiểu bài nói trên, ngoài việc tiếp tục rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản đã dạy ở lớp 4 (quan sát đối tượng miêu tả, lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả, dựng đoạn và viết bài miêu tả), chương trình còn chú trọng rèn luyện một số kỹ năng bộ phận gắn với đặc điểm của kiểu bài cụ thể. Ví dụ : luyện tập về cách tả từng phần của cảnh theo không gian, tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian ; tả ngoại hình của người, tả hoạt động của người. Câu hỏi lúc này hiện lên trong tâm trí chúng tôi là làm thế nào để giúp HS làm tốt bài văn miêu tả ở 2 kiểu bài mới này ? Để dạy tốt văn miêu tả ở lớp 5, giáo viên vừa phải giúp học sinh thực hiện được những yêu cầu làm văn miêu tả nói chung vừa phải chú ý đến đặc điểm riêng của từng đối tượng (cảnh vật, người) để hướng dẫn học sinh miêu tả cho phù hợp. Cụ thể như sau : a. Quan sát đối tượng miêu tả − Nếu tả cảnh, cần quan sát tỉ mỉ từng phần (bộ phận) của cảnh theo trình tự hợp (từ ngoài vào trong, từ bộ phận chủ yếu đến bộ phận thứ yếu, …), hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian (sáng, trưa, chiều, tối). Nếu tả người, cần quan sát kĩ về ngoại hình (tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, …), về tính tình và hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, …). − Quan sát bằng nhiều cách khác nhau (mắt nhìn, tai nghe, …). − Chú ý phát hiện những đặc điểm riêng biệt đối tượng được tả với những đối tượng khác cùng loại. b. Lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả Yêu cầu − Chọn được những nét nổi bật của đối tượng để miêu tả rõ ràng, đầy đủ. − Sắp xếp ý một cách hợp theo 3 phần của bài văn miêu tả : + Mở bài : Giới thiệu đối tượng miêu tả (cảnh vật, người) bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. + Thân bài : • Với tả cảnh : tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. • Với tả người : Tả ngoại hình rồi đến tính tình, hoạt động của người hoặc tả xen kẽ ngoại hình khi thể hiện tính tình, hoạt động. + Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ (ấn tượng) về đối tượng miêu tả theo cách mở rộng hoặc không mở rộng Lưu ý phần thân bài : • Với tả cảnh : Có thể tả nhiều bộ phận (đồ vật, cây cối, con vật, …) nhưng không coi đó là chủ yếu mà cần làm nổi bật cảnh cần tả do đề bài yêu cầu (VD : cảnh vườn cây hoặc công viên, cánh đồng, ngôi nhà, đường phố, …) • Với tả người : Cần chọn những nét tiêu biểu về ngoại hình, tính tình và hoạt động ; tránh liệt kê đầy đủ nhưng nặng về kể lể khô khan. c. Dựng đoạn và viết bài miêu tả − Mỗi đoạn văn miêu tả có một nội dung nhất định (giới thiệu hay tả bao quát về đối tượng, tả từng bộ phận hay từng mặt của đối tượng, bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết về đối tượng miêu tả, …). − Khi viết, hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng. Bài văn phải đầy đủ 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài. Lời văn miêu tả cần chân thực, giàu hình ảnh và cảm xúc (thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả, gợi cảm và sử dụng các biện pháp liên tưởng, so sánh thích hợp). Lưu ý về diễn đạt : • Tả cảnh : thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, đặc điểm ; có thể so sánh, nhân hoá làm cho cảnh vật được miêu tả thêm sinh động ; cần bộc lộ cảm xúc trước sự vật được miêu tả. • Tả người : Thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, âm thanh; từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, trạng thái của con người ; có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh để miêu tả cho sinh động và bộc lộ mối quan hệ tình cảm với người được tả. Để làm tốt một bài văn (nói hay viết), ngoài kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, học sinh cần có kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp (đối chiếu văn bản nói, viết của mình với mục đích giao tiếp và yêu cầu cần diễn đạt ; sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt). Tất cả các hoạt động : tập nhận xét văn bản nói hay viết của bạn, tự sửa chữa bài viết nháp, bài viết chính thức của mình, đọc các bài văn hay để học tập, tự chữa (hoặc viết lại) đoạn văn, bài văn đã được giáo viên chấm, … đều giúp học sinh luyện tập, hình thành kỹ năng và thói quen tự điều chỉnh, tự học tập để luôn luôn tiến bộ. Để tiết trả bài văn đạt hiệu quả cao, GV cần chú ý những điểm sau : a. Nhận xét bài làm của học sinh − GV giúp HS xác định lại yêu cầu của đề bài để tự đối chiếu với kết quả bài viết xem đã thực hiện được đến đâu. − Nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm của hoc sinh (dẫn chứng cụ thể) kết hợp nhận xét về chữ viết, cách trình bày, công bố kết quả điểm số và biểu dương những học sinh làm bài tốt, làm bài có tiến bộ. − Lưu ý : Nếu cần minh hoạ bằng các câu, đoạn, bài của HS, GV chỉ nói tên HS đáng biểu dương, không nêu tên HS có bài viết chưa đạt yêu cầu. b. Hướng dẫn HS chữa bài  Cách 1 : − Trả bài làm cho HS, yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bộ bài làm, lời nhận xét của GV và những chỗ GV có đánh dấu trong bài viết. − Hướng dẫn HS chữa một số lỗi chung về nội dung (sai, thiếu ý, thiếu chi tiết, sự việc, …) và hình thức (về trình tự sắp xếp các ý, về bố cục, về cách dùng từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển đọan, lỗi chính tả, cách trình bày, …). − Tổ chức cho HS chữa bài làm cá nhân, sau đó đổi bài cho nhau để kiểm tra, giúp đỡ lẫn nhau chữa lỗi.  Cách 2 : − Nhận xét cụ thể về bố cục bài làm của HS theo 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài. − Hướng dẫn chữa lỗi phổ biến về dùng từ, đặt câu, chính tả, … − Trả bài làm cho HS, yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bộ bài làm, lời nhận xét của GV và những chỗ GV có đánh dấu trong bài viết. − Tổ chức cho HS chữa bài làm cá nhân, sau đó đổi bài cho nhau để kiểm tra, giúp đỡ lẫn nhau chữa lỗi. c. Hướng dẫn HS học tập cách viết văn hay − Đọc cho HS nghe đoạn văn, bài văn hay của HS trong lớp (hoặc lớp khác, năm trước, … do GV sưu tầm được). − Gợi ý HS nhận xét, trao đổi để học tập những thành công trong bài làm của bạn (về bố cục, sắp xếp ý diễn đạt, dùng từ, đặt câu, sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh hay nhân hoá, ….) − Hướng dẫn HS chọn viết lại một đoạn trong bài làm cho tốt hơn − Tuỳ thời gian cho phép, GV có thể hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu này tại lớp hoặc luyện tập thêm ở nhà để nâng cao kỹ năng viết văn. Đoạn văn HS chọn viết có thể là : đoạn văn còn mắc lỗi (lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, …), đoạn viết chưa hay, đoạn văn có thể viết theo cách khác (VD : mở bài trực tiếp đổi thành gián tiếp, chuyển từ cách tả riêng lẻ : từ ngoại hình đến tính tình, hoạt động sang cách tả kết hợp, đan xen, …). Sau khi HS viết lại, GV hướng dẫn các em so sánh để thấy được sự tiến bộ và tự rút kinh nghiệm về cách làm bài. − GV chấm bài cẩn thận, hướng dẫn HS cách chữa lỗi, học tập cách viết văn hay sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng làm văn, đồng thời góp phần hình tàhnh cho các em ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng đối với sản phẩm tinh thần do mình làm ra. III - KẾT QUẢ Với các biện pháp nêu trên nên tổ 5 chúng tôi đã đạt được kết quả khả quan vào cuối năm học. Điểm của phân môn Tập làm văn đã góp phần làm cho điểm môn Tiếng Việt của các em học sinh cả tổ 5 chúng tôi đạt rất cao. GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH Bên cạnh chất lượng cao ấy, sự thành công hơn cả của tổ chúng tôi là góp phần làm thay đổi quan niệm từ trước đến nay rằng: muốn các em đạt kết quả phân môn Tập làm văn cao phải cho các em học thuộc những bài văn mẫu do giáo viên viết sẵn hoặc cho các em học theo cách viết của những cuốn sách tham khảo. Điều làm cho chúng tôi phấn khởi hơn cả là các em học sinh của chúng tôi có thể tự mình làm một bài Tập làm văn hoàn chỉnh với khả năng và sự sáng tạo của chính các em. Đó cũng chính là điều mà tất cả chúng ta, những nhà sư phạm đang từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy để đào tạo những con người năng động, sáng tạo cho đất nước, luôn mong mỏi, chờ đợi. IV - BÀI HỌC KINH NGHIỆM Tương tự như ở lớp 4, các bài học về phân mơn Tập làm văn trong SGK Tiếng Việt 5 được xây dựng trên một quy trình sản sinh ngơn bản, chú trọng các kỹ năng bộ phận. Kỹ năng viết của HS được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hồn chỉnh. Do vậy trong q trình rèn kỹ năng viết, chúng tơi rút ra được một số bài học kinh nghiệm. Trong đó, GV cần giúp HS làm tốt những u cầu sau : 1. Phân tích đề bài, xác định nội dung viết ; tìm ý, sắp xếp ý để chuẩn bị thực hiện u cầu viết đoạn văn, bài văn tả cảnh, tả người. 2. Tập viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý : viết đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp), viết các đoạn phần thân bài, viết đoạn kết bài (mở rộng, khơng mở rộng) sao cho có sự liền mạch về ý (khơng rời rạc, lộn xộn), các ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh hoạ, cụ thể hố ý chính (có mở đầu, triển khai, kết thúc). 3. Viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với u cầu nội dung và thể loại. Các đoạn văn trong một bài phải liên kết với nhau thành một văn bản hồn chỉnh, bố cục chặt chẽ theo 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài. Khi hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng. 4. Tả cảnh : thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, đặc điểm ; có thể so sánh, nhân hố làm cho cảnh vật được miêu tả thêm sinh động ; cần bộc lộ cảm xúc trước sự vật được miêu tả. 5. Tả người : Thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, âm thanh; từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, trạng thái của con người ; có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh để miêu tả cho sinh động và bộc lộ mối quan hệ tình cảm với người được tả. 6. Tuỳ thời gian cho phép, GV có thể hướng dẫn HS chữa bài tại lớp hoặc luyện tập thêm ở nhà để nâng cao kỹ năng viết văn. Đoạn văn HS chọn viết có thể là : đoạn văn còn mắc lỗi (lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, …), đoạn viết chưa hay, đoạn văn có thể viết theo cách khác (VD : mở bài trực tiếp đổi thành gián tiếp, chuyển từ cách tả riêng lẻ : từ ngoại hình đến tính tình, hoạt động sang cách tả kết hợp, đan xen, …). Sau khi HS viết lại, GV hướng dẫn các em so sánh để thấy được sự tiến bộ và tự rút kinh nghiệm về cách làm bài. V - KẾT LUẬN Dạy tập làm văn cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh khối 5 nói riêng không phải là việc làm dễ, trong một sớm, một chiều là đạt được. Nó đòi hỏi mỗi người giáo viên chúng ta phải tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nếu được bồi dưỡng thường xuyên chúng tôi nghó rằng việc học văn sau này của các em ở các lớp cao hơn sẽ có những thành tựu đáng kể. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi không mong mỏi gì hơn ngoài sự chia sẻ những hiểu biết của mình về phân môn Tập làm văn 5 đặc biệt là thể loại văn miêu tả cùng với các bạn đồng nghiệp. Rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý chân thành của quý đồng nghiệp để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Hiệu trưởng duyệt Tân Thạch, ngày 25 tháng 05 năm 2008 TM Tổ khối 5 Tổ trưởng Trần Thò Đào . viết được hoàn chỉnh hơn. Hiệu trưởng duyệt Tân Thạch, ngày 25 tháng 05 năm 2008 TM Tổ khối 5 Tổ trưởng Trần Thò Đào . sinh cả tổ 5 chúng tôi đạt rất cao. GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH Bên cạnh chất lượng cao ấy, sự thành công hơn cả của tổ chúng tôi là góp phần làm thay đổi quan niệm

Ngày đăng: 01/12/2013, 17:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan