Bài soạn SKKN MON KHOA HOC LOP 5

17 2.2K 6
Bài soạn SKKN MON KHOA HOC LOP 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHỊNG GD&ĐT HUYỆN CHÂU THÀNH TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ TÚC Chun đề Giúp học sinh học tốt môn Khoa học Lớp 4 &5 Tháng 9 năm 2010 Chun đề: Giúp HS học tốt mơn Khoa học lớp 4 & 5 1 Chuyên đề GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN KHOA HỌC LỚP 4 và 5 A. PHẦN MỞ ĐẦU Khoa họcmôn học về các sự vật, hiện tượng tự nhiên, về cơ thể và sức khỏe của con người. Với trình độ phát triển tư duy của học sinh lớp cuối cấp Tiểu học, chương trình môn Khoa học lớp 5 đã đưa vào những nội dung về tính chất, đặc điểm của các quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, trong cơ thể người. Các hiện tượng hay quá trình diễn ra trong tự nhiên nhiều khi rất khó quan sát trong điều kiện bình thường, bằng mắt thường. Bởi chúng diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm, hoặc “vô hình”. Những kiến thức về tính chất và sự biến đổi của các chất thì lại rất trừu tượng, muốn nhận thấy chúng, cần phải tạo ra sự tương tác, phản ứng giữa các chất, nghĩa là cần phải quan sát, phân tích, tổng hợp, thí nghiệm,…. Do vậy, để học sinh học tốt môn Khoa học lớp 5, việc sử dụng các phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất vẫn là vấn đề cần được giáo viên quan tâm . Do đó, cần phải có những phương pháp cụ thể để giúp HS học tốt môn Khoa học lớp 5. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài này. B. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cùng các Ban ngành đoàn thể. - Giáo viên (GV) tổ khối 4, 5 đã được tham gia các lớp tập huấn thay sách, nghiên cứu chương trình bồi dưỡng thường xuyên và học tập các lớp Mô đun. - Phương tiện giảng dạy, tài liệu nghiên cứu khá đầy đủ. - Đội ngũ GV khối 4, 5 có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. 2. Khó khăn - Khả năng ứng xử của học sinh (HS) trong một số tình huống có liên quan đến sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng còn hạn chế. - HS ít nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; khả năng diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,… còn hạn chế nên một số HS chưa quan tâm đến môn môn học - Khả năng phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên còn hạn chế. II. MỤC TIÊU Môn Khoa học ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh đạt được: 1. Một số kiến thức ban đầu về: Chuyên đề: Giúp HS học tốt môn Khoa học lớp 4 & 5 2 - Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người. Cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm. - Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật. - Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu, dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất. 2. Một số kĩ năng ban đầu - Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. - Quan sát và làm một số thí nghiệm, thực hành khoa học đơn giản, gần gũi với đời sống, sản xuất. - Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp, diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,… - Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. 3. Một số thái độ và hành vi: - Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. - Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống. - Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. - Tích cực tham gia bảo vệ môi trường xung quanh. III. NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Môn Khoa học đã tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học với khoa học về sức khỏe con người. Môn học được xây dựng trên cơ sở tiếp nối những kiến thức về tự nhiên của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3. Nội dung chương trình được cấu trúc đồng tâm, mở rộng và nâng cao theo 3 chủ đề: - Con người và sức khỏe. - Vật chất và năng lượng. - Thực vật và động vật. Riêng lớp 5 có thêm chủ đề Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên nhằm giúp học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức các em đã được học về tự nhiên, xã hội và con người qua môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3; môn Khoa học lớp 4. Học sinh nhận ra được tự nhiên, con người và xã hội là một là một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại, trong đó con người với những hoạt động của mình vừa là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội, vừa tác động mạnh mẽ đến tự nhiên và xã hội. Điều này không chỉ giúp cho việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường, giáo dục dân số mà còn làm cho môn học có giá trị thực tế và hấp dẫn tới học sinh. LỚP 4 1. CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE Gồm 19 bài (trong đó Bài 18 – 19. Ôn tập: Con người và sức khỏe) 1.1. Trao đổi chất ở người - Nêu được những yếu tố cần cho sự sống của con người (thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ). Chuyên đề: Giúp HS học tốt môn Khoa học lớp 4 & 5 3 - Nêu và thể hiện được bằng sơ đồ đơn giản một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. - Kể được tên một số cơ quan tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi chất (tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, tuần hoàn). Biết được nếu một cơ quan ngừng hoạt động thì cơ thể sẽ chết. 1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất bột đường, chất béo, các vi- ta-min, chất khoáng, chất xơ. Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng. - Nêu được vai trò của chất đạm, chất bột đường, chất béo, các vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ đối với cơ thể. - Nêu được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món Quan sát Tháp dinh dưỡng cân đối cho một người trong một tháng và nói được tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. - Nêu được một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn. Nêu được một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Kể tên và thực hiện một số cách bảo quản thức ăn ở nhà. 1.3. Vệ sinh phòng bệnh. - Nêu cách phòng bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng. - Kể tên, nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa. Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh. Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy. - Biết phân biệt lúc cơ thể khỏe mạnh và lúc cơ thể bị bệnh. Biết nói với cha mẹ và người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường. Nhận biết người bệnh cần ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng. Biết ăn uống hợp lý khi bị bệnh. 1.4. An toàn trong cuộc sống. - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước. - Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước. 2. CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG. Gồm 37 bài (trong đó Bài 33 – 34. Ôn tập và kiểm tra kì 1, bài 55 – 56. Ôn tập: Vật chất và năng lượng) 2.1. Nước - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước và nêu được ứng dụng của một số tính chất đó trong đời sống. - Nêu được nước tồn tại ở 3 thể: khí, lỏng, rắn. Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước. - Thể hiện vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên bằng sơ đồ. - Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt. - Nêu được một số cách làm sạch nước. - Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và các biện pháp bảo vệ nguồn nước. Thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. 2.2. Không khí. Chuyên đề: Giúp HS học tốt môn Khoa học lớp 4 & 5 4 - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất, thành phần của không khí và nêu được ứng dụng của một số tính chất đó trong đời sống. - Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. - Nêu vai trò và ứng dụng của không khí đối với sự sống và sự cháy. - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. Giải thích được nguyên nhân gây ra gió. - Nêu được một số tác hại của bão và cách phòng chóng. - Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và một số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch. 2.3. Âm thanh. - Nhận biết âm thanh do vật rung động gây ra. - Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất rắn, chất lỏng và chất khí. - Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống. - Nêu được ví dụ về tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp chống tiếng ồn. Thực hiện các qui định không gây ồn nơi công cộng. Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống. 2.4. Ánh sáng. - Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng. - Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua. - Nêu được vai trò của ánh sáng đối với sự sống. - Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt. - Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt. Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu. - Nhận biết được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng. Khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi. 2.5. Nhiệt. - Nêu được vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn. Sử dụng nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể , nhiệt độ không khí. - Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi. - Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và dẫn nhiệt kém. - Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Kể tên và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt. Thực hiện được một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng một số nguồn nhiệt trong sinh hoạt. 3. CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT Gồm 14 bài (trong đó Bài 67- 68. Ôn tập: Thực vật và động vật; Bài 69 – 70. Ôn tập và kiểm tra cuối năm). 3.1. Trao đổi chất ở thực vật. - Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật. - Thể hiện bằng sơ đồ và trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường. 3.2. Trao đổi chất ở động vật. Chuyên đề: Giúp HS học tốt môn Khoa học lớp 4 & 5 5 - Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật. - Thể hiện bằng sơ đồ và trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường. 3.3. Chuỗi thức ăn trong tự nhiên. - Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. - Nêu được vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất (nhờ quá trình qrang hợp, thực vật cung cấp chất dinh dưỡng và khí ô-xi cho người và động vật). - Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ. LỚP 5 1. CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE Gồm 21 bài (trong đó Bài 20 – 21. Ôn tập: Con người và sức khỏe) 1.1. Sự sinh sản và phát triển của cơ thể người. - Nhận biết được mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. - Nêu được các giai đoạn phát` triển của con người (giai đoạn ấu thơ, vị thành niên, trưởng thành, tuổi già), một số thay đổi về sinh học và xã hội ở từng giai đoạn. - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ. Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ. 1.2. Vệ sinh phòng bệnh. - Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì. - Nêu được nguyên nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh một số bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, HIV/ AIDS). 1.3. An toàn trong cuộc sống. - Nhận thức được sự cần thiết phải sử dụng thuốc an toàn. - Nêu được tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu, bia; cách từ chối sử dụng chúng. - Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại; nhận biết được nguy cơ và biết cách phòng tránh, ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại. - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. 2. CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Gồm 29 bài (trong đó Bài 33 – 34. Ôn tập và kiểm tra kì 1, bài 49 – 50. Ôn tập: Vật chất và năng lượng) 2.1. Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng - Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song; quan sát nhận biết một số đồ dùng được làm từ chúng. - Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép, đồng, nhôm; nêu được một số ứng dụng của vật liệu đó trong sản xuất và đời sông. - Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi. - Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói, xi măng, thủy tinh và nêu được một số cách bảo quản xi măng, các đồ dùng bằng thủy tinh. - Nhận biết một số tính chất của cao su, chất dẻo, tơ sợi và nêu được một số công dụng của chúng. Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. Chuyên đề: Giúp HS học tốt môn Khoa học lớp 4 & 5 6 2.2. Sự biến đổi của chất - Nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lòng và thể khí. - Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp và dung dịch. Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp và dung dịch. - Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng. 2.3. Sử dụng năng lượng - Nhận biết được mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ. - Kể tên một số nguồn năng lượng và nêu ví dụ về việc sử dụng chúng trong đời sống và sản xuất. + Sử dụng năng lượng mặt trời: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện… + Sử dụng năng lượng gió: điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió, … + Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện,… + Sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt: nấu ăn, thắp sáng, chạy máy,… - Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt. Thực hiện tiết kiệm sử dụng chất đốt. - Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện. Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản. 3. CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT Gồm 10 bài (trong đó Bài 61. Ôn tập: Thực vật và động vật). 3.1. Sự sinh sản của thực vật - Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Phân biệt được nhị và nhụy; hoa đực và hoa cái. - Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió. - Kể được tên một số cây có thể mọc lên từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ. - Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật, cấu tạo của hạt. 3.2. Sự sinh sản của động vật - Kể được tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. - Thể hiện sự sinh sản của côn trùng, ếch bằng sơ đồ. - Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú. 4. CHỦ ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Gồm 10 bài (trong đó bài 69. Ôn tập: Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên; Bài 70. Ôn tập và kiểm tra cuối năm). - Nêu được một số ví dụ về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Nhận biết môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người. - Nhận biết tác động của con người đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Nêu và thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường. IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT (Lớp 4 và 5) Phương pháp quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong cuộc sống mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến của các sự vật hoặc hiện tượng đó. Chuyên đề: Giúp HS học tốt môn Khoa học lớp 4 & 5 7 Tùy từng nội dung cụ thể mà giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bằng cách sử dụng một hay nhiều giác quan khác nhau. Cần thận trọng khi hướng dẫn học sinh sử dụng vị giác, khứu giác hay xúc giác để đảm bảo an toàn , tránh bị nhiễm độc. Tùy theo bài học cụ thể mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát ở trong lớp hay ngoài lớp theo quy trình sau: Bước 1: Xác định mục tiêu quan sát Học sinh cần xác định mục đích của quan sát trước khi tiến hành. Bước 2: Lựa chọn đối tượng quan sát Đối tượng quan sát là các tranh, ảnh, sơ đồ, mô hình, vật thật, cơ thể người… Khi chọn đối tượng quan sát, giáo viên nên ưu tiên chọn các vật thật. Bước 3: Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát Tổ chức: Tùy theo mục tiêu và nội dung bài học, số đồ dùng dạy học hoặc hiện trường vật thật mà có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân, theo nhóm hay cả lớp. Giáo viên dành đủ thời gian cho học sinh quan sát, tránh tổ chức cho học sinh quan sát một cách hình thức. Hướng dẫn của giáo viên: - Quan sát để thu thập thông tin: Tùy đối tượng để HS quan sát, GV hướng dẫn cho các em sử dụng một hay nhiều giác quan để cảm nhận và phán đoán sự vật, hiện tượng (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,…) - Xử lý thông tin đã thu thập được (đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp, nhận xét, khái quát hóa,…) để rút ra kết luận. Tránh tình trạng, HS không rõ mình cần phải quan sát cái gì và kết quả quan sát đó có liên hệ gì đến kiến thức khoa họcbài học. Bước 4: Trình bày kết quả quan sát Tổ chức cho HS trình bày kết quả quan sát theo nhóm hoặc cá nhân. Dựa trên thực tế những khó khăn HS mắc phải mà GV quan tâm tháo gỡ. GV có thể nêu câu hỏi để cùng HS trao đổi nhằm khẳng định và hoàn thiện kết quả quan sát. Ví dụ: Quan sát hình ảnh trong SGK để nêu được cách phòng bệnh viêm gan A (Bài 15. Phòng bệnh viêm gan A) Mục tiêu: - Nêu được cách phòng bệnh viêm gan A - Có ý thức phòng bệnh viêm gan A. Bước 1: - Quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 33 SGK theo cặp: - Chỉ và nói với nhau về nội dung của từng hình. - Nêu tác dụng của việc làm trong từng hình đó đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A (HS có thể dựa vào kiến thức vừa học ở phần trước về con đường lây truyền bệnh viêm gan A) Bước 2: Trao đổi cả lớp - Một số HS trình bày kết quả quan sát, lớp nhận xét. - GV nhận xét và nêu câu hỏi thảo luận cả lớp: + Nêu cách phòng bệnh viêm gan A mà em biết? + Người mắc bệnh viêm gan A cần có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống như thế nào? Kết luận: Chuyên đề: Giúp HS học tốt môn Khoa học lớp 4 & 5 8 Để phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Người mắc bệnh viêm gan A cần chú ý: người bệnh cần nghỉ ngơi; ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vi-ta-min; không ăn mỡ; không uống rượu. 2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM (Lớp 4 và 5) Khác với phương pháp quan sát, phương pháp thí nghiệm đòi hỏi phải tác động lên sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu. Qua quan sát các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, HS thiết lập các mối quan hệ, giải thích các kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận. Các thí nghiệm ở Tiểu học có mức độ đơn giản: chỉ xét sự phụ thuộc của hiện tượng cần nghiên cứu khi một yếu tố biền đổi, chỉ xét định tính; các dụng cụ và việc bố trí, lắp đặt, thao tác đơn giản,… GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Xác định mục đích thí nghiệm Bước 2: Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm - Liệt kê những dụng cụ thí nghiệm cần có và những điều kiện để tiến hành thí nghiệm. - Vạch kế hoạch cụ thể: + Thực hiện thao tác gì? Trên vật nào? Thứ tự các thao tác như thế nào? + Quan sát dấu hiệu gì? Ở đâu? Bằng giác quan nào hoặc phương tiện nào? Bước 3: Tiến hành thí nghiệm Bố trí, lắp ráp và làm thí nghiệm theo các bước đã vạch ra. Chú ý đến tính an toàn khi làm thí nghiệm. Bước 4: Phân tích kết quả và kết luận GV hướng dẫn HS chú ý đến các dấu hiệu bản chất, dạy HS cách so sánh, suy luận khái quát để rút ra kết luận. Ví dụ minh họa Tìm hiểu cách tách các chất ra khỏi dung dịch. Bài 37: Dung dịch * Mục tiêu: HS nêu được cách tách các chất trong dung dịch. * Cách tiến hành: Bước 1 : Tổ chức hướng dẫn Yêu cầu một số nhóm nêu các đồ dùng đã có để làm thí nghiệm (tương tự như hình 2 trang 77 SGK). Các bước tiến hành như sau: - Chuẩn bị các dụng cụ như hình 2 trang 77 SGK. - Úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng 1 phút rồi nhấc đĩa ra. - Dự đoán xem những giọt nước đọng trên đĩa có mặn như nước muối trong cốc không? Giải thích. - Nếm thử để kiểm tra dự đoán. Bước 2: Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm theo các bước trên Lưu ý: Trước khi tiến hành thí nghiệm, GV cho HS dự đoán kết quả xem những giọt nước đọng trên đĩa có mặn như nước muối trong cốc không? Giải thích vì sao lại dự đoán như vậy? Chuyên đề: Giúp HS học tốt môn Khoa học lớp 4 & 5 9 Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm: những giọt nước đọng trên đĩa không mặn như nước muối trong cốc. GV hướng dẫn HS phân tích kết quả thí nghiệm: - Vì sao những giọt nước đọng trên đĩa không mặn như nước muối trong cốc? Gợi ý: Vì sao dùng cốc nước muối nóng? (Để nước bốc hơi nhanh). Úp đĩa có tác dụng gì? (Hơi nước bốc lên gặp lạnh sẽ ngưng tụ). Muối trong cốc nước muối có bốc hơi không? (Không). (Chỉ có hơi nước bốc hơi lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước, muối vẫn ở lại trong cốc nên những giọt nước trên đĩa không mặn như nước muối trong cốc). - Qua thí nghiệm trên ta có thể làm cách nào để tách các chất trong dung dịch? Kết luận: - Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất. - Trong thực tế người ta sử dụng phương pháp chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho ngành y tế và một số ngành khác. - Để sản xuất ra muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trới, nước sẽ bốc hơi, còn lại là muối. Một số ý kiến trao đổi: Đối với những bài học có thí nghiệm thực hành, GV cần có kế hoạch trước và phải làm thí nghiệm trước để có thể lường hết những tình huống có thể dẫn đến không thành công của thí nghiệm. Đối với thí nghiệm trên, nếu để HS mở SGK thì HS sẽ quan sát ngay thấy kết quả thí nghiệm ở mục Ban cần biết trang 77 SGK, như vậy không khác gì việc GV đã nêu trước kết quả và chỉ yêu cầu HS làm thí nghiệm để kiểm tra xem có đúng như vậy không? Một số vấn đề nữa thường hay gặp ở GV trong khi tổ chức cho HS làm thí nghiệm đó là, GV hướng dẫn HS từng bước làm thí nghiệm, sau đó yêu cầu HS nêu kết quả quan sát. Như vậy, HS tiến hành thí nghiệm nhưng mục đích không rõ ràng, không hiểu mình làm thí nghiệm để làm gì mà chỉ máy móc làm theo, điều đó sẽ hạn chế hứng thú học tập của học sinh, không gắn kết giữa thí nghiệm với kết quả khoa học cần nghiên cứu Khi tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm GV cần lưu ý cho HS dự đoán kết quả và giải thích lý do đưa ra dự đoán. Sau đó tiến hành thí nghiệm. Như vậy, sẽ kích thích trí tò mò, sự ham hiểu biết của HS, HS nắm được mục đích của thí nghiệm trước khi tiến hành, vận dụng những hiểu biết đã có để đưa ra dự đoán, thấy được sự gắn bó của thí nghiệm với kiến thức khoa học. Đối với thí nhiệm tìm hiểu cách tách các chất trong dung dịch như trên, tùy vào điều kiện thực tế của HS mà GV có thể nêu vấn đề từ thực tế làm muối từ nước biển . Như vậy, bài học sẽ có tính thực tiễn cao hơn. Tùy từng thí nghiệm, tùy trình độ HS mà GV có thể yêu cầu HS làm thí nghiệm ở các mức độ khác nhau: - HS nghiên cứu thí nghiệm được trình bày trong SGK , đưa ra giả thuyết, giải thích và kết luận. - GV làm mẫu, hướng dẫn HS làm theo. Chuyên đề: Giúp HS học tốt môn Khoa học lớp 4 & 5 10 [...]... tốt môn Khoa học lớp 4 & 5 13 - Kích thích sự tò mò khoa học, tạo cho HS thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế xung quanh 3 Chủ đề Thực vật và động vật Chủ đề này thường được sử dụng phương pháp thí nghiệm thực hành hoặc quan sát kết hợp với phương pháp thảo luận hay hỏi - đáp GV có thể cho HS làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp tuỳ theo nội dung bài học... nghiệm theo một trật tự nghiêm ngặt - Đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý để định hướng HS quan sát và ghi chép theo yêu cầu của bài học LỚP 5 1 Chủ đề Con người và sức khỏe Để đạt được mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho HS trong dạy học chủ đề Con người và sức khỏe ở môn Khoa học lớp 5, GV cần phải: - Tạo một môi trường học tập thuận lợi và thân thiện để HS không còn thấy rụt rè hay ngượng ngùng mà có thể... việc GV cần chuẩn bị và hướng dẫn HS chuẩn bị một số vật thật liên quan đến bài học để tạo thêm hứng thú trong môn khoa học, học sinh nắm kiến thức bài một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và khắc sâu được kiến thức - Để các em được thực hiện thao tác trên các vật thật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học - Kích thích sự tò mò khoa học, tạo cho HS thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được... người thắng hoặc phạt người thua) - Nhận xét thái độ của người tham dự và rút kinh nghiệm - Kết thúc: Gv hỏi HS qua trò chơi HS rút ra bài học gì hoặc giáo viên tổng kết lại những gì cần học được qua trò chơi đó Ví dụ minh họa Trò chơi tiếp sức “Ghép chữ vào hình” Bài 52 Sự sinh sản ở thực vật có hoa * Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về sự thụ phấn, sự thụ tinh của thực vật có hoa * Cách tiến hành:... hoạ Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối Bài 16: Ăn uống khi bị bệnh *Mục tiêu: HS có thể: - Nêu được chế độ ăn uống của người bị tiêu chảy - Biết cách pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nấu cháo muối *Cách tiến hành: Bước 1: - Yêu cầu cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong hình 4 ,5 trang 35 SGK - Gọi 2 HS: 1 HS đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh và 1 HS đọc... cách sử dụng vật liệu với đặc điểm của vật liệu - Củng cố và mở rộng (HS tìm hiểu, nêu những ví dụ khác về công dụng, cách sử dụng… của vật liệu) Chuyên đề: Giúp HS học tốt môn Khoa học lớp 4 & 5 14 Lưu ý: GV cũng có thể bắt đầu bài học bằng cách yêu cầu HS trình bày hiểu biết của mình về vật liệu (cách sử dụng, công dụng, lí do sử dụng vật liệu…) Tiếp đó mới cho các em quan sát, thực hành để tìm hiểu... của HS cũng như làm cho bài học thêm sinh động, hấp dẫn hơn 3 Chủ đề Thực vật và động vật Nguyên tắc chung để dạy các bài về sinh sản của thực vật là tạo cơ hội cho HS quan sát cây cối thật và tham gia các hoạt động thực tế PPDH thường được sử dụng ở chủ đề thực vật là phương pháp quan sát, kết hợp với phương pháp thảo luận hoặc hỏi – đáp và phương pháp thực hành - Đối với các bài học về sự sinh sản... dựng hệ thống câu hỏi, hướng các em vào mục tiêu kiến thức cần đạt được 4 Chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Nguyên tắc chung khi dạy học chủ đề này là: Chuyên đề: Giúp HS học tốt môn Khoa học lớp 4 & 5 15 - Liên hệ với thực tế, với những vấn đề về môi trường ở địa phương, trường học, thôn xóm, gia đình học sinh - Tạo cơ hội cho HS tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng... thích HS có những sáng kiến giữ gìn, bảo vệ môi trường và có những hoạt động thiết thực để vận động gia đình, cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên VI BÀI HỌC KINH NGHIỆM Dạy học môn Khoa học lớp 5 để đạt yêu cầu GV cần: - Bám sát nội dung, hệ thống các lệnh làm việc dựa trên kênh chữ, kênh hình có trong SGK - Người dạy cần chú ý việc sưu tầm, hướng dẫn tổ chức quan sát các... nấu cháo muối thì quan sát chỉ dẫn ở hình 7 trang 35 SGK và làm theo hướng dẫn (không yêu cầu nấu cháo) Bước 3: Tổ chức cho các nhóm thực hiện GV đi tới các nhóm theo dõi và giúp đỡ nếu cần Bước 4: - Gọi đại diện nhóm trình bày - Lớp theo dõi nhận xét - Kết thúc hoạt động, Gv nhận xét chung về hoạt động thực hành của HS 5 PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI (Lớp 5) Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành . môn Khoa học Lớp 4 & ;5 Tháng 9 năm 2010 Chun đề: Giúp HS học tốt mơn Khoa học lớp 4 & 5 1 Chuyên đề GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN KHOA HỌC LỚP 4 và 5. nước. 2. CHỦ ĐỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG. Gồm 37 bài (trong đó Bài 33 – 34. Ôn tập và kiểm tra kì 1, bài 55 – 56 . Ôn tập: Vật chất và năng lượng) 2.1. Nước

Ngày đăng: 01/12/2013, 17:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan