Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

69 1.2K 3
Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, từ năm cuối năm 2006 đến nay, Việt Nam chúng ta đang dần gỡ bỏ những rào cản thương mại cho phù hợp với điều kiện gia nhập WTO, cơ chế điều hành tỷ giá cũng phải phù hợp với thực trạng của nền kinh tế hội nhập phải đảm bảo được các mục tiêu vĩ mô của Chính phủ. Cơ chế những chính sách điều hành tỷ giá là một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp lên cán cân thương mại của Việt Nam. Chúng ta phải công nhận rằng cơ chế chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian về sau càng linh hoạt theo sát với tình hình kinh tế trong ngoài nước đã đạt được nhiều thành công rất đáng khích lệ, đặc biệt là những tác động tích cực của tỷ giá lên cán cân thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh thương mại cũng như luôn phải đối diện với “căn bệnh” nhập siêu. Đã có rất nhiều tranh luận đề cập về nguyên nhân của căn bệnh này. Trong đó, có đề cập đến nguyên nhân là do chính sách tỷ giá chưa thật sự hợp lý?!. Để hiểu rõ cụ thể tác động tỷ giá hối đoái có mối tương quan như thế nào với cán cân thương mại thì chúng ta cần phải phân tích thật rõ về nó. đó cũng là lý do Tôi lựa chọn đề tài này. 2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phân tích mối quan hệ chính giữa tỷ giá hối đoái cán cân thương mại của Việt Nam. Phản ánh cơ chế, chính sách điều hành tỷ giá Việt Nam trong quá khứ hiện tại, nêu lên một số gợi ý những chính sách liên quan nhằm cải thiện cán cân thương mại. Ngoài ra đề tài còn nêu lên một số ý kiến của chuyên gia, những quan điểm khác nhau về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hiện nay 2 3. Phương pháp nghiên cứu: Chủ yếu sử dụng phương pháp liệt kê, mô tả, so sánh, phân tích số liệu thực tiễn, đối chiếu,… kết hợp về mặt lý thuyết, các học thuyết kinh tế, kinh nghiệm điều hành; lấy mối liên hệ giữa lý thuyết thực tiển làm phương pháp chủ đạo để phân tích. 4. Định hướng phân tích dữ liệu: Phân tích định tính: - Lấy cơ sở dữ liệu từ những tài liệu chính quy liên quan đến đề tài - Từ những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đề tài (nghị định, thông tư, hướng dẫn, quy chế,…) - Từ những nhận định của các chuyên gia kinh tế Phân tích định lượng: - Phân tích số liệu sơ cấp: chạy số liệu thực tiễn trên những mô hình được xây dựng phù hợp với đề tài. - Phân tích số liệu thứ cấp (lấy từ các nguồn thống kê, báo đài, tạp chí, các số liệu phân tích nội bộ, số liệu phân tích của các Ngân hàng, của các chuyên gia kinh tế,…) 5. Cấu trúc đề tài: Đề tài được chia thành 04 chương: CHƯƠNG 1: CÁC QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT MỐT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ CẤN CÂN THƯƠNG MẠI CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÁC CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 3 CHƯƠNG 1: CÁC QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT MỐT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ CẤN CÂN THƯƠNG MẠI: 1.1. Các quan điểm chủ đạo trong mối quan hệ giữa tỷ giá cán cân thương mại: 1.1.1. Các loại tỷ giá được ứng dụng trong phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại: 1.1.1.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal Exchange Rate) Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng (niêm yết) hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa dịch vụ giữa chúng. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền so với một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến chênh lệch lạm phát giữa hai nước. Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER–Nominal Efective Exchange rate): NEER không phải là tỷ giá, nó là một chỉ số được tính bằng cách chọn ra một số loại ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) tính tỷ giá trung bình các tỷ giá danh nghĩa của các đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương ứng. Tỷ trọng của tỷ giá song phương có thể lấy tỷ trọng thương mại của nước có đồng nội tệ đem tính NEER so các nước có đồng tiền trong rổ được chọn. 1.1.1.2. Tỷ giá hối đoái thực (Real Exchange Rate) Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa hai đồng tiền được điều chỉnh bởi chỉ số giá cả giữa hai nước. Tỷ giá thực phản ảnh tương quan sức mua hàng hóa dịch vụ giữa hai quốc gia. Tỷ giá thực song phương (RER) là tỷ giá danh nghĩa1 đã được điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Vì thế có thể xem tỷ giá thực là thước đo sức cạnh tranh trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia so với một quốc gia khác. 4 Tỷ giá thực đa phương hay tỷ giá thực hiệu lực (REER): Tỷ giá thực song phương chỉ cho chúng ta biết được sự lên giá hay xuống giá của đồng nội tệ so với một đồng ngoại tệ. Ngày nay, quan hệ thương mại là đa phương, một nước có quan hệ buôn bán với rất nhiều nước trên thế giới. Vấn đề được đặt ra là tại một thời điểm nhất định làm sao có thể biết được đồng nội tệ lên giá hay giảm giá so với các đồng tiền của các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, hay nói cách khác là làm sao để có thể biết được tương quan sức mua hàng hóa của đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ để làm cơ sở đánh giá tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại của quốc gia? Để có cái nhìn toàn diện hơn về vị thế cạnh tranh của hàng hóa trong nước với các đối tác thương mại khác người ta dùng tỷ giá thực đa phương (tỷ giá trung bình). Tỷ giá thực đa phương là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp. Chỉ số này rất hữu ích cho việc đạt được mục tiêu thích hợp trong cơ chế tỷ giá hỗn hợp giữa linh hoạt cố định. Vì vậy, nó được nhìn nhận như là dữ liệu cơ bản cho quá trình thực thi chính sách. Tỷ giá thực đa phương được tính toán để định ra giá trị thực của đồng nội tệ so với các ngoại tệ (rổ ngoại tệ). Bằng cách điều chỉnh tỷ giá theo chênh lệch lạm phát quốc nội so với lạm phát các đối tác tác thương mại, ta sẽ có tỷ giá thực song phương với từng đồng ngoại tệ. Sau đó xác định quyền số (mức độ ảnh hưởng đối với tỷ giá thực thông qua tỷ trọng thương mại của từng đối tác với quốc gia có đồng tiền tính REER). Khi REER lớn hơn 100, đồng nội tệ bị định thấp, ngược lại REER nhỏ hơn 100 bị định giá cao, REER bằng 100 đồng nội tệ có ngang giá sức mua so với “rổ tiền tệ” 1.1.2. Các kiểu thương mại được ứng dụng để phân tích: 1.1.2.1. Thương mại song phương: là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa hai bên (phía), hai quốc gia trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận song phương. 1.1.2.2. Thương mại đa phương: Là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ nhiều bên (phía), nhiều quốc gia. Việc trao đổi mua bán đa phương phải tuân thủ những thỏa thuận chung của tổ chức (hiệp hội) đa phương đó. Hệ thống thương mại đa 5 phương trước hết được quy ước chung. Điều này đối lập với các mối quan hệ thương mại song phương, trong đó chỉ có hai nước tự thoả thuận những quy tắc điều chỉnh thương mại giữa hai nước đó với nhau. Trong WTO, từ "đa phương" có ý nghĩa phân định rõ rệt hơn. Hệ thống thương mại đa phương dùng để chỉ hệ thống thương mại do WTO điều chỉnh. Do không phải toàn bộ các nước trên thế giới đều là thành viên WTO nên "đa phương" sẽ chỉ phạm vi hẹp hơn "toàn cầu". Mặt khác, "đa phương" cũng không đồng nghĩa với những thoả thuận của từng nhóm nước tại một khu vực nhất định trên thế giới, ví dụ như EU, ASEAN, NAFTA, v.v . Như vậy, "đa phương" là khái niệm đứng giữa "toàn cầu" "khu vực". Cần lưu ý rằng trong quan hệ quốc tế nói chung, "đa phương" có thể chỉ bất kỳ mối quan hệ nào có hơn hai nước trở lên tham gia. 1.1.3. Lý thuyết về các nhân tố tác động lên cán cân thương mại: 1.1.3.1. Hiệu ứng của phá giá lên cán cân thương mại: Phá giá tiền tệ là làm giảm giá trị đồng nội tệ so với các ngoại tệ khác. Phá giá sẽ làm tăng tỷ giá danh nghĩa kéo theo tỷ giá thực tăng sẽ kích thích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Khi tỷ giá tăng (phá giá), giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng được gọi là hiệu ứng giá cả. Khi tỷ giá giảm làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn đã làm tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối lượng nhập khẩu. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối lượng. Cán cân thương mại xấu đi hay được cải thiện tùy thuộc vào hiệu ứng giá cả hiệu ứng số lượng cái nào trội hơn. Trong ngắn hạn, khi tỷ giá tăng trong lúc giá cả tiền lương trong nước tương đối cứng nhắc sẽ làm giá hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn, nhập khẩu trở nên đắt hơn: các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết với tỷ giá cũ, các doanh nghiệp trong nước chưa huy động đủ nguồn lực để sẳn sàng tiến hành sản xuất nhiều hơn trước nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng lên, cũng như nhu cầu trong nước tăng lên. Ngoài ra, trong ngắn hạn, cầu hàng nhập khẩu không nhanh chóng giảm còn do tâm lý người tiêu dùng. 6 Khi phá giá, giá hàng nhập khẩu tăng lên, tuy nhiên, người tiêu dùng có thể lo ngại về chất lượng hàng nội hay trong nước chưa có hàng thay thế xứng đáng hàng nhập làm cho cầu hàng nhập khẩu chưa thể giảm ngay. Thâm hụt (-) Thặng dư (+) Cán cân vãng lai Thời gian Do đó, số lượng hàng xuất khẩu trong ngắn hạn không tăng lên nhanh chóng số lượng hàng nhập cũng không giảm mạnh. Vì vậy, trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng làm cho cán cân thương mại xấu đi. Trong dài hạn, giá hàng nội địa giảm đã kích thích sản xuất trong nước người tiêu dùng trong nước cũng đủ thời gian tiếp cận so sánh chất lượng hàng trong nước với hàng nhập. Mặt khác, trong dài hạn, doanh nghiệp có thời gian tập hợp đủ các nguồn lực để tăng khối lượng sản xuất. Lúc này sản lượng bắt đầu co giãn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện. Đường cong J là một đường mô tả hiện tượng cán cân vãng lai bị xấu đi trong ngắn hạn chỉ cải thiện trong dài hạn. Đường biểu diễn hiện tượng này giống hình chữ J. Theo kết quả nghiên cứu của Krugman (1991), người đã tìm ra hiệu ứng đường cong J khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985 – 1987, thì ban đầu cán cân vãng lai xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai đã được cải thiện. 7 Hình 1.1: Hiệu ứng đường cong J Cán cân vãng lai Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại trong dài hạn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm cán cân thương mại được cải thiện. Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại trong lý thuyết hiệu ứng đường cong J: Tuy nhiên, có nhiều đề tài nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh được sự tồn tại của đường cong J khi tiến hành phá giá đồng nội tệ như Grassman (1973), Razin (1981), Dr. Alireza Rahimiboroujerdi (2004). Bên cạnh đó vẫn có một số nghiên cứu chứng minh được không có sự hiện diện của đường cong J trong nghiên cứu của họ như: Ahmad and Yang (2004), Ng Yuen – Ling, Har Wai – Mun, Tan Geoi – Mei (2008). Thêm một phát hiện thứ ba theo nghiên cứu của Deepak Garg and Sandeep Ramesh (2005) chứng minh được sự tồn tại của đường cong M, lập luận trên cơ sở (khi tỷ giá tăng, ngay tức thì lượng nhập khẩu sẽ giảm xuất khẩu sẽ không giảm dẫn đến sự thặng dư tức thì cán cân thương mại do nhập khẩu giảm, giai đoạn tiếp theo là hiệu Thặng dư (+) Thâm hụt (-) Thời gian 8 ứng giá cả từ việc phá giá làm cho cán cân thương mại bị thâm hụt, giai đoạn kế tiếp là ảnh hưởng của hiệu ứng khối lượng (gia tăng xuất khẩu) làm cán cân thương mại thặng dư, đến thời điểm tiếp theo nữa là giai đoạn tự điều tiết của thị trường hoạt động thương mại sẽ trở lại bình thường dẫn đến xét trong dài hạn thì hiệu ứng đường cong J là không tồn tại. Hình 1.2: Đường cong M ở Ấn Độ trong nghiên cứu của Deepak Garg and Sandeep Ramesh (2005) Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại trong lý thuyết hiệu ứng đường cong J là: Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu: Đối với các nền kinh tế đang phát triển (Việt Nam thuộc nhóm nước này), có một số hàng hóa các nền kinh tế này không thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng không tốt bằng hoặc giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá nhập khẩu có đắt hơn, người tiêu dùng cũng không thể lựa chọn hàng trong nước. Điều này làm kéo dài thời gian của hiệu ứng giá cả. 9 Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu: Đối với các nước phát triển tỷ lệ hàng hóa đủ chuẩn tham gia thương mại quốc tế cao nên hiệu ứng giá cả có thời gian tác động lên cán cân thương mại thường là thấp. Ngược lại, các nước đang phát triển tỷ trọng loại hàng hóa này nhỏ, cho nên một sự phá giá tiền tệ làm cho khối lượng xuất khẩu tăng chậm hơn. Điều này làm cho hiệu ứng khối lượng ít có tác động đến cán cân thương mại hơn ở các nước đang phát triển. Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thương mại của phá giá ở các nước phát triển thường mạnh hơn ở các nước đang phát triển. Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước: Nếu tỷ trọng này cao, giá thành sản xuất của hàng hóa trong nước sẽ tăng lên khi hàng nhập khẩu tăng giá. Điều này làm triệt tiêu lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá. Cho nên, phá giá tiền tệ chưa hẳn đã làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu. Mức độ linh hoạt của tiền lương: Động thái phá giá tiền tệ thường làm chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng lên. Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ tăng theo chỉ số giá. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm cho giá hàng trong nước giảm bớt lợi thế có được từ phá giá tiền tệ. Tâm lý người tiêu dùng thương hiệu quốc gia của hàng hóa trong nước: Nếu người tiêu dùng trong nước có tâm lý sùng hàng ngoại, thì một sự đắt lên của hàng nhập sự rẻ đi của hàng trong nước có tác động đến hành vi tiêu dùng của họ, họ sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập mặc dù giá có đắt hơn. Tiếp theo, mức độ gia tăng số lượng hàng xuất khẩu phụ thuộc vào sự tin tưởng ưa chuộng hàng hóa xuất khẩu của người tiêu dùng nước ngoài. 1.1.3.2. Chi phí thương mại: theo nghiên cứu thực tiễn của Baldwin and Krugman(1989), Nunn (2007), Levchenko (2007), Antoine Berthou (2008) một số chuyên gia khác về sự tác động của chi phí thương mại lên hoạt động xuất khẩu đồng thời gián tiếp tác động lên cán cân thương mại của quốc gia với một độ trễ nhất định. Nghiên cứu nói rằng độ co giãn của xuất khẩu theo tỷ giá sẽ giảm khi: 10 (i) chất lượng kém về thể chế (cơ chế quản lý) của các quốc gia đến làm phát sinh chi phí chìm (quan liêu, tham nhũng, chính sách không ổn định, quyền lợi dân chủ, pháp luật trật tự, chính sách đầu tư, hàng rào thuế quan). Sự không ổn định càng cao sẽ làm tăng những khoảng chi phí chìm rất lớn (ii) khoảng cách xa hơn về mặt địa lý (iii) hiệu quả của hải quan là thấp ở cả các nước nhập khẩu xuất khẩu(chủ yếu là thủ tục khai báo hải quan) 1.1.3.3. Cơ chế điều hành tỷ giá chính sách bảo hộ của Chính phủ: Trong các cuộc nghiên cứu thực nghiệm gần đây của các chuyên gia trên thế giới thì hầu hết đã tìm ra được tầm quan trọng cũng như vay trò của tỷ giá đối với hàng hóa xuất nhẩu nói riêng cán cân thương mại nói chung. Các nhà hoạch định kinh tế ngoài việc dùng công cụ tỷ giá để cân đối các mục tiêu quốc gia còn có thể dùng nó để làm công cụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của hàng hóa trong nước nhằm gia tăng thặng dư cán cân thương mại. Việc tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu trong nước đã được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc,… đang trở thành xu hướng (cũng có thể là lạm dụng) toàn cầu trong giai đoạn hiện nay các chuyên gia trên thế giới cảnh báo rằng có thể nó sẽ gây ra một hình thức chiến tranh mới trong lịch sử đó là “chiến tranh tỷ giá”. Viễn cảnh này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả rất khác nhau, có thể làm giảm uy tín của một quốc gia trên thế giới, một cơ chế phòng thủ thương mại (trừng phạt thương mại) sẽ được hình thành cho mỗi quốc gia, làm mất dần tính bình đẳng lành mạnh trong thương mại quốc tế, tệ hơn hết là thế giới sẽ đối diện với các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới. Trong một xu thế thương mại toàn cầu thì chính sách bảo hộ thương mại không phải là một lựa chọn tối ưu cho một quốc gia, cần phải giảm bớt gỡ bỏ trong thời gian tới. Một chính sách bảo hộ thương mại của quốc gia này thì sẽ được xem là rào cản thương mại đối với quốc gia khác chắc chắn họ sẽ phản ứng lại bằng cách này hay cách khác. Chính sách bảo hộ có thể là ưu đãi thuế xuất khẩu, tăng thuế nhập khẩu, [...]... vì tỷ giá cán cân thương mại còn phải chịu sự chi phối của những nhân tố khác như: GDP, FDI, Thuế bảo hộ, cơ chế điều hành, chi phí thương mại, chi phí nhân công, tập quán thương mại quốc tế, độ co giãn của xuất khẩu nhập khẩu đối với tỷ giá của từng quốc gia, nợ quốc gia,… Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ phân tích mối quan hệ tác động giữa tỷ giá lên cán cân thương mại như thế nào ở Việt Nam? ... trung bình của các đối tác thương mại tham gia rổ tiền với Việt Nam tăng, có thể đã làm tăng đầu tư nói chung vào Việt Nam Đây cũng là những đối tác thương mại lớn có mức đầu tư Việt Nam rất mạnh, cho nên việc tăng GDP của các đối tác có thể đã làm tăng nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam, kéo theo nhu cầu nhập khẩu máy móc, trang thiết bị tăng lên làm thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam Kết luận... chỉ số giá tiêu dùng(CPI) của kỳ này so với kỳ trước 16 - Kim ngạch xuất nhập khẩu: lấy theo từng thời kỳ (cuối quý) giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại Giá trị xuất nhập khẩu được quy đổi thành đơn vị là triệu USD thống nhất cho các đối tác giao dịch với Việt Nam Tính tỷ giá thực song phương tỷ giá thực đa phương - Tỷ trọng thương mại (Wi): đầu tiên, cộng tất cả các giá. .. quan hệ giữa tỷ giá cán cân thương mại trên thế giới Từ việc nghiên cứu độc lập mối tương quan giữa tỷ giá cán cân thương mại đến các nghiên cứu tổng hợp thêm các yếu tố tác động đồng thời khác lên cán cân thương mại Kết quả chứng minh thực tiễn trên từng quốc gia, từng khung thời gian trên từng quốc gia lại đưa ra rất nhiều kết quả khác nhau Phương pháp, cách tiếp cận đa dạng của các nhà kinh... tác động của tỷ giá lên xuất nhập khẩu ở Việt Nam bao gồm cả tỷ giá danh nghĩa tỷ giá thực đa phương 34 Kết quả trên đã tuy đã chứng minh được vai trò của tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước cũng như cán cân thương mại Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta vội vàng ra quyết định phá giá ngay tiền đồng để gia tăng lợi thế hàng hóa xuất khẩu trong nước Nhất thiết phải cân nhắc... Việt Nam tương đối lớn Đồng Đôla Úc (AUD) được đưa vào rổ tiền do AUD là đồng tiền có thể chuyển đổi được cũng là một trong những đồng tiền mạnh, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam Úc trong những năm gần đây đã tăng lên rất cao Thu thập dữ liệu: - Tỷ giá danh nghĩa: tỷ giá giữa Việt Nam đồng các đồng tiền trong rổ tiền vào cuối kỳ Hai nước Châu Âu (Đức, Pháp) sẽ chọn tỷ giá đồng Việt Nam. .. 14 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Trong phần trình bày này với kiến thức phân tích kỹ thuật ứng dụng còn hạn chế, Tôi xin chạy mô hình hồi quy cơ bản trên phần mềm EVIEW để phân tích Rất mong nhận được sự cảm thông của Thầy cô những đọc giả xem được phần trình bày này 2.1 Các bước tính tỷ giá thực song phương và tỷ giá thực đa phương (REER)... đánh giá là ổn định Chúng ta sẽ sử dụng mốc thời gian là năm 2000 để dễ có cơ sở nhận định khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam hơn với quy mô mẫu cũng tương đối vừa phù hợp Chọn rổ tiền tệ đặc trưng: Đồng tiền được đưa vào “rổ tiền” để tham gia tính tỷ giá thực đa phương sẽ căn cứ ưu tiên theo một số tiêu chí là những đối tác thương mại truyền thống với Việt Namtỷ trọng thương mại. .. Chính phủ trong điều hành chính sách tỷ giá nhằm cải thiện cán cân thương mại trong những năm gần đây 23 2.3 Mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu tỷ giá 2.3.1 Tác động của tỷ giá danh nghĩa USD/VND đối với hoạt động xuất nhập khẩu Bảng 2.3: Số liệu về tình hình xuất nhập khẩu tỷ giá từ Quý 1-2000 đến Quý 4-2009 Kỳ Xuất khẩu Nhập khẩu tỷ số xuất khẩu/nhập khẩu Tỷ giá VND/USD thâm hụt Q1 2000 2,944 3,104... trọng thương mại (Wi): đầu tiên, cộng tất cả các giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam các đối tác ở từng thời kỳ Lấy giá trị xuất nhập khẩu của từng đối tác chia cho tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của tất cả các đối tác ta được tỷ trọng thương mại của từng đối tác Tổng các tỷ trọng thương mại này bằng 1 - Điều chỉnh chỉ số CPI của từng quốc gia về kỳ gốc: chọn kỳ gốc Quý 1 năm 2000 thì chỉ số CPI . giữa tỷ giá và cán cân thương mại: 1.1.1. Các loại tỷ giá được ứng dụng trong phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại: 1.1.1.1. Tỷ giá hối đoái. giữa tỷ giá lên cán cân thương mại như thế nào ở Việt Nam? 15 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT

Ngày đăng: 09/11/2012, 08:14

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1: Hiệu ứng đường cong J Cán cân vãng lai  - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Hình 1.1.

Hiệu ứng đường cong J Cán cân vãng lai Xem tại trang 7 của tài liệu.
Hình 1.2: Đường cong Mở Ấn Độ trong nghiên cứu của Deepak Garg and Sandeep Ramesh (2005)  - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Hình 1.2.

Đường cong Mở Ấn Độ trong nghiên cứu của Deepak Garg and Sandeep Ramesh (2005) Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 2.1: Tính tỷ giá thực đa phương từn ăm 2000 – 2009 (năm gốc 2000) - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Bảng 2.1.

Tính tỷ giá thực đa phương từn ăm 2000 – 2009 (năm gốc 2000) Xem tại trang 18 của tài liệu.
Nhìn từ Bảng 2.2: Ta thấy REER từn ăm 2001 đến 2007 REER luôn lớn hơn 100, n ăm 2008 REER nhỏ hơn 100 và đến năm 2009 quay trở lại lớn hơ n 100 - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

h.

ìn từ Bảng 2.2: Ta thấy REER từn ăm 2001 đến 2007 REER luôn lớn hơn 100, n ăm 2008 REER nhỏ hơn 100 và đến năm 2009 quay trở lại lớn hơ n 100 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 2.3: Số liệu về tình hình xuất nhập khẩu tỷ giá từ Quý 1-2000 đến Quý 4-2009 K ỳXuất khẩu Nhập khẩu tỷ số xuất khẩu/nhập khẩu Tỷ giá VND/USD thâm hụt  - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Bảng 2.3.

Số liệu về tình hình xuất nhập khẩu tỷ giá từ Quý 1-2000 đến Quý 4-2009 K ỳXuất khẩu Nhập khẩu tỷ số xuất khẩu/nhập khẩu Tỷ giá VND/USD thâm hụt Xem tại trang 24 của tài liệu.
Mô hình hồi quy tổng quát có dạng: b+ ax S ố quan sát: 40  - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

h.

ình hồi quy tổng quát có dạng: b+ ax S ố quan sát: 40 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng: 2. 5: Kết quả hồi quy nhập khẩu theo tỷ giá(USD/VND) Dependent Variable: NK  - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

ng.

2. 5: Kết quả hồi quy nhập khẩu theo tỷ giá(USD/VND) Dependent Variable: NK Xem tại trang 26 của tài liệu.
Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn tác động của tỷ giá đối với xuất khẩu - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Hình 2.2.

Đồ thị biểu diễn tác động của tỷ giá đối với xuất khẩu Xem tại trang 28 của tài liệu.
Hình 2.3: Đồ thị biểu diễn tác động của tỷ giá đối với nhập khẩu - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Hình 2.3.

Đồ thị biểu diễn tác động của tỷ giá đối với nhập khẩu Xem tại trang 29 của tài liệu.
2.3.2. Mô hình hồi quy tác động của tỷ giá thực đa phương đối với xuất nhập kh ẩu:  - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

2.3.2..

Mô hình hồi quy tác động của tỷ giá thực đa phương đối với xuất nhập kh ẩu: Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn cán cân thương mại từ Quý 1/2000 đến Quý 2/2010 - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Hình 3.1.

Biểu đồ biểu diễn cán cân thương mại từ Quý 1/2000 đến Quý 2/2010 Xem tại trang 36 của tài liệu.
Nguồn số liệu: trích từ bảng 2 của phụ lục - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

gu.

ồn số liệu: trích từ bảng 2 của phụ lục Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 3.2: số liệu hàng nhập khẩu chính năm 2009 - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Bảng 3.2.

số liệu hàng nhập khẩu chính năm 2009 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn hàng xuất khẩu năm 2009 Hạt điều Cao su Than đá Cà phê - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Hình 3.2.

Biểu đồ biểu diễn hàng xuất khẩu năm 2009 Hạt điều Cao su Than đá Cà phê Xem tại trang 38 của tài liệu.
Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn hàng nhập khẩu năm 2009 Phân bón - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Hình 3.3.

Biểu đồ biểu diễn hàng nhập khẩu năm 2009 Phân bón Xem tại trang 39 của tài liệu.
Hình 3.6: Lượng và đơn giá dầu thô xuất khẩu từn ăm 1999- 2009 - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Hình 3.6.

Lượng và đơn giá dầu thô xuất khẩu từn ăm 1999- 2009 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Hình 3.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng đệt may theo tháng từn ăm 2005 đến tháng 5/2010  - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Hình 3.7.

Kim ngạch xuất khẩu hàng đệt may theo tháng từn ăm 2005 đến tháng 5/2010 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Hình 3.9: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam kể từn ăm 2005 (triệu USD)  - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Hình 3.9.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam kể từn ăm 2005 (triệu USD) Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 3.8: Thống kê kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2005-6 tháng/2010  - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Hình 3.8.

Thống kê kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2005-6 tháng/2010 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 3.11: Lượng nhập khẩ uô tô từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009 - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Hình 3.11.

Lượng nhập khẩ uô tô từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009 Xem tại trang 42 của tài liệu.
Hình 3.10: Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam (triệu USD, Số liệu hàng  - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Hình 3.10.

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam (triệu USD, Số liệu hàng Xem tại trang 42 của tài liệu.
3.2. Tình hình nợ quốc gia: - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

3.2..

Tình hình nợ quốc gia: Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 3.13: Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Hình 3.13.

Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ Xem tại trang 44 của tài liệu.
Hình 3.14: Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ phân theo loại tiền: - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Hình 3.14.

Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ phân theo loại tiền: Xem tại trang 45 của tài liệu.
3.3.1. Tình hình bội chi ngân sách: Hình 3.16: Bộ i chi ngân sách 2005-2009   - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

3.3.1..

Tình hình bội chi ngân sách: Hình 3.16: Bộ i chi ngân sách 2005-2009 Xem tại trang 46 của tài liệu.
3.3. Tình hình bội chi ngân sách và dự trữ quốc gia - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

3.3..

Tình hình bội chi ngân sách và dự trữ quốc gia Xem tại trang 46 của tài liệu.
Hình 3.18: Đồ thị biểu diễn biến động tỷ giá - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

Hình 3.18.

Đồ thị biểu diễn biến động tỷ giá Xem tại trang 49 của tài liệu.
thị trường tự do. Điều đó làm ảnh hưởng xấu đến tình hình nhập khẩu, càng củng cố - Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam

th.

ị trường tự do. Điều đó làm ảnh hưởng xấu đến tình hình nhập khẩu, càng củng cố Xem tại trang 50 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan