Bài giảng huygia tiết87 CTĐP gia lai

2 365 0
Bài giảng huygia tiết87 CTĐP gia lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiết 87 : Ngày soạn :19/01/2011 Ngày dạy :20/01/2011 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT TỪ ĐỊA PHƯƠNG I.Mục tiêu: Giúp HS 1.Kiến thức: HS nắm được đặc điểm của từ địa phương; bước đầu hiểu được ý nghĩa , tác dụng và cách sử dụng từ địa phương- một bộ phận quan trọng làm nên sự phong phú giàu đẹp của tiếng Việt. 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả 3.Thái độ: Biết yêu quý tiếng nói cha ông nơi mình sinh ra. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan. 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. III.Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: Có mấy kiểu so sánh ? Cho ví dụ và phân tích tác dụng của phép so sánh đó ? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ở tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Krông pa nói riêng chủ yếu là các cư dân miền trung ( Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên - Huế Quảng Nam ,Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ) và một số đồng bào các dân tộc trong Nam Bộ, miền núi phía Bắc . Vì vậy "từ địa phương" ở tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Krông pa nói riêng cần được hiểu là từ địa phương của các vùng miền trên . Cho nên HS cũng mắc khá nhiều lỗi , bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số từ của các vùng miền trên. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức *Hoạt động I: HS đọc văn bản. *Hoạt động II : Tìm hiểu văn bản *Hoạt động III : Luyện tập Gv ra bài tập dưới nhiều hình thức khác nhau, HS luyện tập theo yêu cầu I.Văn bản : II.Đọc -hiểu văn bản : 1) Khó hiểu hơn vì nó là từ địa phương ( không có tính chất phổ biến ) a - Bầm : mẹ :( tiếng địa phương được dùng ở một số tỉnh thuộc Bắc Bộ, chủ yếu ở vùng Phú Thọ ) b - Đặng : được ( trong một số văn cảnh, "đặng" có nghĩa là "để"). c - Ni : này ; tê: kia. d - Chi rứa : sao thế. e - Đọi : bát, chén. * Ghi nhớ : từ địa phương là lớp từ chỉ dùng trong một địa phương, một vùng miền nhất định. III.Luyện tập: 1. Tìm các từ tương đương với các từ sau : - Ba: bố, tía, bọ. - Má : mẹ, mạ, u, bầm. - Bắp : ngô, bẹ - Heo : lợn. - Mì : sắn - Qủa : trái - Bát : chén, đọi - Nhìn :ngó. - Xe khách : xe đò . - Rơi: rớt. 2. Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho thích hợp: - Gan chi gan rứa mẹ nờ Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai. - Chừ đây Huế , Huế ơi, xiềng gông xưa đã gãy Hãy bay lên sông núi của ta rồi. - Râu tôm nấu với ruột bù Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon - Đá cheo leo, trâu trèo, trâu trượt Đi mòn đàng đứt cỏ đợi người thương. 4. Củng cố : Xem lại nội dung đã học 5.Dặn dò: Học bài và chuẩn bị tiết “Nhân hoá “ IV.Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………… . Cho ví dụ và phân tích tác dụng của phép so sánh đó ? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ở tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Krông pa nói riêng chủ yếu là các. liên quan. 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. III.Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: Có mấy kiểu so sánh ? Cho ví

Ngày đăng: 30/11/2013, 05:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan