Bài giảng Tuần 13-22

49 210 0
Bài giảng Tuần 13-22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THCS Ngọc Định GV: Nguyễn Viết Sơn Tuần: 13 Ngày soạn: 15/11/2009 Tiết: 25 Ngày dạy: 17/11/2009 BÀI THỰC HÀNH 5: SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS I. MỤC TIÊU: - Biết được thao tác sao lưu dự phòng trong máy tính. - Tìm hiểu về phần mềm diệt virus BKAV. II. CHUẨN BỊ: - GV: Chuẩn bị tốt giáo án. - HS: Chuẩn bị bài mới. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới: Trường THCS Ngọc Định GV: Nguyễn Viết Sơn HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GV giới thiệu bài mới. Tiết học trước thì thầy và các em đã cùng tìm hiểu về cách bảo vệ thông tin trong máy tính. Vậy để sao lưu dự phòng và quét virus như thế nào thì bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu. BÀI THỰC HÀNH 5: SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS HOẠT ĐỘNG 1: CHUẨN BỊ SAO LƯU VÀ SAO LƯU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SAO CHÉP THÔNG THƯỜNG GV: Yêu cầu hs đọc phần 1 trong sgk. HS: Đọc bài. GV: Có rất nhiều tài liệu quan trọng và chúng ta thường phải sử dụng chúng trong quá trình làm việc. Có nhiều tài liệu, chương trình chúng ta lưu trong My Documents và trong ổ đĩa C, trong quá trình máy tính hoạt động có thể dẫn đến hư hỏng và làm mất thông tin. Do đó, sao lưu dự phòng là một việc làm hết sức cần thiết. HS: Lắng nghe. GV: Đầu tiên thì các em vào ổ C và tạo một thư mục mới với tên Tailieu_hoctap, sau đó sao chép một số tệp văn bản, hình ảnh, chương trình vào thư mục trên. GV: Khi các em sao lưu thực tế thì chúng ta không cần phải tạo thư mục mới, chúng ta sẽ sao lưu trực tiếp trong một thư mục có trong máy tính. GV: Vậy chúng ta có thể tạo thư mục mới bằng những cách nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung. GV: Sau đó, các em tạo một thư mục mới trên ổ đĩa D, khác với ổ C với tên là Sao_luu. HS: Lắng nghe và quan sát. GV: Sao chép các tệp trong thư mục Tailieu_hoctap vào thư mục Sao_chep. GV: Thực hành trên máy cho hs quan sát. GV: Gọi hs lên thực hiện thao tác sao lưu ở trên. HS: Thực hành trên máy. GV: Nhận xét và bổ sung. HS: Thực hành. Bài 1. Chuẩn bị sao lưu và sao lưu bằng phương pháp sao chép Trường THCS Ngọc Định GV: Nguyễn Viết Sơn 4. Củng cố: - Cho hs thực hành trên máy. 5. Dặn dò: - Về nhà làm lại các thao tác trong bài thực hành. - Xem trước bài tiếp theo. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần: 13 Ngày soạn: 15/11/2009 Tiết: 26 Ngày dạy: 17/11/2009 BÀI THỰC HÀNH 5: SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS I. MỤC TIÊU: - Biết được thao tác sao lưu dự phòng trong máy tính. - Tìm hiểu về phần mềm diệt virus BKAV. II. CHUẨN BỊ: - GV: Chuẩn bị tốt giáo án. - HS: Chuẩn bị bài mới. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG 2: QUÉT VIRUS GV: Yêu cầu hs đọc phần 2 trong sgk. HS: Đọc bài. GV: Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về phần mềm diệt virus BKAV để có thể hiểu được chúng hoạt động hiệu quả như thế nào khi quét virus. GV: Để khởi động phần mềm BKAV ở ngoài màn hình desktop thì chúng ta làm như thế nào? HS: Trả lời. GV: Chúng ta sẽ nháy đúp chuột vào biểu tượng chương trình BKAV. Tại giao diện của chương trình chúng ta có thể quan sát được các chức năng chính của phần mềm BKAV. 2. Quét virus Trường THCS Ngọc Định GV: Nguyễn Viết Sơn GV: Để quét virus cho tất cả các ổ cứng và thiết bị nhớ flash thì chúng ta làm như thế nào? HS: Trả lời. GV: Lúc đó ta sẽ chọn tuỳ chọn Tất cả ổ cứng và USB. HS: Lắng nghe. GV: Ta có thể chọn một số tuỳ chọn khác như: Diệt không cần hỏi, File chương trình, File văn bản,… Nhưng các em lưu ý, không chọn tuỳ chọn Xoá tất cả Macro. GV: Vì sao ta lại không chọn Xoá tất cả Macro? HS: Trả lời. GV: Vì nếu ta chọn Xoá tất cả Macro thì trong máy tính có một số chương trình nó chạy bằng lệnh Macro. Khi chương trình BKAV quét thì tưởng lầm Macro là virus nên sẽ xoá các Macro đó, lúc đó thì một số chương trình mất các Macro thì không thể khởi động được. HS: Lắng nghe và quan sát. GV: Sau khi quét xong thì chương trình sẽ báo kết quả cho chúng ta, bị nhiễm bao nhiêu virus và đã diệt được bao nhiêu virus. Để thoát khỏi chương trình thì ta nháy nút Thoát. GV: Nếu máy chưa cài đặt chương trình quét virus BKAV thì các em có thể tải về từ địa chỉ sau: http://www.bkav.com.vn/home/Download.aspx Và chúng ta nên thường xuyên tải về từ trang web này các bản cập nhật mới nhất. HS: Thực hành trên máy. 4. Củng cố: - Cho hs thực hành trên máy. 5. Dặn dò: - Về nhà làm lại các thao tác trong bài thực hành. - Xem trước bài tiếp theo ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần: 14 Ngày soạn: 15/11/2009 Tiết: 27 Ngày dạy: 17/11/2009 Trường THCS Ngọc Định GV: Nguyễn Viết Sơn BÀI 7: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh hiểu được vai trò của máy tính và tin học trong xã hội hiện nay. - Biết được những ứng dụng của tin học trong xã hội, và những tác động của tin học đối với con người ngày càng có tầm ảnh hưởng to lớn. II. CHUẨN BỊ: - GV: Chuẩn bị tốt giáo án. - HS: Chuẩn bị bài mới. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới: Trường THCS Ngọc Định GV: Nguyễn Viết Sơn HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GV giới thiệu bài mới. Tiết học trước thì thầy và các em đã cùng tìm hiểu về cách sao lưu dữ liệu và đã cùng tìm hiểu về phần mềm quét virus BKAV. Ngày hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu về vai trò của tin học trong xã hội hiện nay và những tác động của tin học đối với con người. BÀI 7: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG 1: VAI TRÒ CỦA TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI GV: Yêu cầu hs đọc phần 1 trong sgk. HS: Đọc bài. GV: Tin học nói chung và máy tính nói riêng ngày nay đã được ứng dụng ngày càng nhiều trong các lĩnh vực đời sống của con người từ sản xuất, giải trí, trợ giúp,… GV: Hãy nêu một số ứng dụng của tin học trong lĩnh vực đời sống xã hội? HS: Trả lời. GV: Phục vụ trong các công việc văn phòng, trong sản xuất kinh doanh, điều khiển các thiết bị như tên lửa, tàu vũ trụ,… GV: Hãy kể một số tác động của tin học đối với xã hội? HS: Trả lời. GV: Tin học góp phần thay đổi phong cách sống của con người trong lĩnh vực nào? HS: Trả lời. GV: Đó là lĩnh vực truyền thông, mua sắm và giải trí. HS: Lắng nghe. GV: Ngoài ra máy tính và tin học đem lại sự phát triển cho các ngành khoa học như: sinh học, toán học, những bộ phim khoa học, HS: Lắng nghe và ghi chép. 1. Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại. a. Lợi ích của ứng dụng tin học - Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. - Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là Internet làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến. - Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí. b. Tác động của tin học đối với xã hội - Sự phát triển của tin học cũng làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội. - Tin học và máy tính ngày nay đã thật sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế và xã hội. HOẠT ĐỘNG 2: KINH TẾ TRI THỨC VÀ XÃ HỘI TIN HỌC HOÁ GV: Yêu cầu hs đọc phần 2 trong sgk. HS: Đọc bài. GV: Kinh tế tri thức là gì? 2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá. a. Tin học và kinh tế tri thức - Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà Trường THCS Ngọc Định GV: Nguyễn Viết Sơn 4. Củng cố: Câu 1: Hãy nêu những lợi ích của ứng dụng tin học? Trả lời: - Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. - Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là Internet làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến. - Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí. Câu 2: Để bảo vệ các nguồn tài nguyên mang thông tin ta cần phải làm gì? Trả lời:  Chúng ta cần: - Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin. - Có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng internet. - Xây dựng phong cách sống khoa học, có tổ chức, đạo đức và văn hoá ứng xử trên môi trường internet. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Xem trước bài học tiếp theo. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần: 14 Ngày soạn: 15/11/2009 Tiết: 28 Ngày dạy: 17/11/2009 BÀI 7: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh hiểu được vai trò của máy tính và tin học trong xã hội hiện nay. - Biết được những ứng dụng của tin học trong xã hội, và những tác động của tin học đối với con người ngày càng có tầm ảnh hưởng to lớn. II. CHUẨN BỊ: - GV: Chuẩn bị tốt giáo án. - HS: Chuẩn bị bài mới. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG 3: CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI TIN HỌC HOÁ Trường THCS Ngọc Định GV: Nguyễn Viết Sơn GV: Yêu cầu hs đọc phần 3 trong sgk. HS: Đọc bài. GV: Sự ra đời của các mạng máy tính ,đặc biệt là internet đã tạo ra loại không gian gì? HS: Trả lời. GV: Không gian điện tử chính là không gian chủ yếu của nền kinh tế tri thức. GV: Hãy nêu một số lợi ích của không gian điện tử đem lại cho con người. HS: Trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung. GV: Vậy chúng ta phải làm như thế nào để bảo vệ những thông tin đó? HS: Trả lời. GV: Hãy kể tên một số điều luật quy định hình phạt đối với các vi phạm về an toàn thông tin máy tính? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung. HS: Lắng nghe và ghi chép. 3. Con người trong xã hội tin học hoá. - Không gian điện tử là không gian chủ yếu của nền kinh tế tri thức.  Chúng ta cần: - Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin. - Có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng internet. - Xây dựng phong cách sống khoa học, có tổ chức, đạo đức và văn hoá ứng xử trên môi trường internet. 4. Củng cố: Câu 1: Hãy nêu những lợi ích của ứng dụng tin học? Trả lời: - Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. - Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là Internet làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến. - Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí. Câu 2: Để bảo vệ các nguồn tài nguyên mang thông tin ta cần phải làm gì? Trả lời:  Chúng ta cần: - Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin. - Có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng internet. Trường THCS Ngọc Định GV: Nguyễn Viết Sơn - Xây dựng phong cách sống khoa học, có tổ chức, đạo đức và văn hoá ứng xử trên môi trường internet. 5. Dặn dò: - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Xem trước bài học tiếp theo. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần: 15 Ngày soạn: 29/11/2009 Tiết: 29 Ngày dạy: 30/11/2009 CHƯƠNG III. PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU BÀI 8: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh hiểu được những kiến thức căn bản về phần mềm trình chiếu. - Hiểu được các ứng dụng của phần mềm trình chiếu. II. CHUẨN BỊ: - GV: Chuẩn bị tốt giáo án. - HS: Chuẩn bị bài mới. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Hãy nêu các lợi ích của ứng dụng tin học? Trả lời: - Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. - Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt là Internet làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến. - Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí. Câu 2: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thông tin của con người trong xã hội tin học hoá? Trả lời: - Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên thông tin. - Có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng internet. - Xây dựng phong cách sống khoa học, có tổ chức, đạo đức và văn hoá ứng xử trên môi trường internet. 3. Dạy bài mới: Trường THCS Ngọc Định GV: Nguyễn Viết Sơn HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GV giới thiệu bài mới. Chúng ta đã đi cùng tìm hiểu qua 2 chương về mạng máy tính, internet và một số vấn đề xã hội của tin học. Ngày hôm nay, thầy và trò chúng ta cùng đi qua một chương mới để cùng tìm hiểu về một phần mềm giúp chúng ta trong các cuộc họp, hội thảo, trong học tập và giảng dạy trong nhà trường. Đó là phần mềm trình chiếu BÀI 8: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU HOẠT ĐỘNG 1: VAI TRÒ CỦA TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI GV: Yêu cầu hs đọc phần 1 trong sgk. HS: Đọc bài. GV: Ngày nay, hoạt động trao đổi thông tin diễn ra thường xuyên và phổ biến, hoạt động trình bày là một trong những hình thức đó chính là chia sẻ kiến thức cho nhiều người khác. GV: Hãy lấy ví dụ về hoạt động trình bày. HS: Trả lời. GV: Nhận xét. GV: Khi máy tính được sử dụng phổ biến, các chương trình ra đời với mục đích giúp tạo và chiếu các nội dung lên màn hình. GV: Các chương trình máy tính đó gọi là gì? HS: Trả lời. GV: Các chương trình máy tính đó được gọi là phần mềm trình chiếu. HS: Lắng nghe và ghi chép. 1. Trình bày và công cụ hỗ trợ trình bày. - Các chương trình máy tính đã ra đời với mục đích giúp tạo và chiếu các nội dung trên màn hình thay cho việc viết bảng. Các chương trình máy tính đó gọi là phần mềm trình chiếu. HOẠT ĐỘNG 2: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU GV: Yêu cầu hs đọc phần 2 trong sgk. HS: Đọc bài. GV: Phần mềm trình chiếu có những chức năng cơ bản nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung. GV: Phần mềm trình chiếu cho phép chúng ta soạn thảo văn bản, nhập và chỉnh sửa thông tin dạng văn bản. GV: Ngoài chức năng trên, phần mềm trình 2. Phần mềm trình chiếu - Phần mềm trình chiếu là chương trình máy tính giúp tạo và trình chiếu các bài trình chiếu dưới dạng điện tử. [...]... chiếu là chương trình máy tính giúp tạo và trình chiếu các bài trình chiếu dưới dạng điện tử 5 Dặn dò: - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK - Xem trước bài học tiếp theo Trường THCS Ngọc Định GV: Nguyễn Viết Sơn Tuần: 16 Ngày soạn: 28/12/2009 Tiết: 31 Ngày dạy: 29/12/2009 BÀI 9: BÀI TRÌNH CHIẾU I MỤC TIÊU: - Giúp học sinh làm quen với bài trình chiếu - Hiểu được cách bố trí nội dung trang... trình chiếu Powerpoint NỘI DUNG GV: Nguyễn Viết Sơn BÀI 9: BÀI TRÌNH CHIẾU HOẠT ĐỘNG 1: BÀI TRÌNH CHIẾU VÀ NỘI DUNG TRANG CHIẾU GV: Yêu cầu hs đọc phần 1 trong sgk HS: Đọc bài 1 Bài trình chiếu và nội dung trang chiếu GV: Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu các thành phần của bài trình chiếu và trang chiếu nói chung mà không phụ thuộc vào phần mềm tạo ra chúng - Bài trình chiếu là tập hợp các trang chiếu được... 1 Ổn định lớp: 2 Kiểm tra bài cũ: 3 Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG Trường THCS bài Định GV giới thiệuNgọcmới GV: Nguyễn Viết Sơn Để giúp các em có thể làm bài thi học kì thật tốt Tiết học này, thầy sẽ giúp các em củng cố lại các kiến thức đã học trong các buổi học trước đó ÔN TẬP HOẠT ĐỘNG 1: TỪ MÁY TÍNH ĐẾN MẠNG MÁY TÍNH GV: Yêu cầu hs đọc bài 1 HS: Đọc bài BÀI 1 TỪ MÁY TÍNH ĐẾN MẠNG... thực hành HS: Thực hành 4 Củng cố: - GV hướng dẫn học sinh thực hành tạo bài trình chiếu đơn giản trên máy 5 Dặn dò: - Về nhà học bài và làm lại bài thực hành - Xem trước và chuẩn bị trước bài học tiếp theo -Tuần: 19 Ngày soạn: 3/1/2010 Tiết: 38 Ngày dạy: 5/1/2010 BÀI THỰC HÀNH 6: BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM I MỤC TIÊU: - Khởi động và kết thúc Powerpoint,... chiếu được dùng để nhập nội dung dạng văn bản 3 Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 2: NHẬP NỘI DUNG CHO BÀI TRÌNH CHIẾU GV: Yêu cầu hs đọc bài 2 trong sgk HS: Đọc bài 2 Nhập nội dung cho bài trình chiếu GV: Nhập các nội dung trong sgk vào các trang - Để lưu bài trình chiếu, chọn lệnh File  Save chiếu HS: Thực hành GV: Để lưu bài trình chiếu thì ta làm như thế nào? HS: Trả lời... Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GV giới thiệu bài mới Bài trình chiếu muốn sinh động và hấp dẫn thì phải thêm màu sắc và chúng ta phải định dạng nội dung cho bài trình chiếu Để làm được điều đó thì bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta thực hiện điều đó BÀI 10 MÀU SẮC TRÊN TRANG CHIẾU HOẠT ĐỘNG 1: MÀU NỀN TRANG CHIẾU GV: Yêu cầu hs đọc phần 1 trong sgk 1 Màu nền trang chiếu HS: Đọc bài. .. cặp HS: Thực hiện GV: Bài kiểm tra thi học kì của chúng ta gồm 2 phần Phần 1 là phần trắc nghiệm và phần 2 là phần tự luận Phần trắc nghiệm thì các em sẽ làm trong vòng 15 phút và phần tự luận các em làm trong vòng 30 phút HS: Lắng nghe và thực hiện 4 Củng cố: - Thu bài - Nhận xét tiết kiểm tra 5 Dặn dò: - Về nhà làm lại các bài tập đã làm - Học bài cũ và đọc trước bài tiếp theo Tuần: 19 Ngày soạn: 3/1/2010... dùng để nhập nội dung dạng văn bản 3 Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GV giới thiệu bài mới Tiết học ngày hôm nay, thầy và các em sẽ cùng đi thực hành bài trình chiếu đầu tiên bằng phần mềm trình chiếu Powerpoint Trong tiết học này sẽ giúp các em tìm hiểu và tạo được một bài trình chiếu đơn giản gồm một vài trang chiếu đơn giản BÀI THỰC HÀNH 6: BÀI TRÌNH CHIẾU ĐẦU TIÊN CỦA EM HOẠT ĐỘNG... trên trang chiếu được dùng để nhập nội dung dạng văn bản 5 Dặn dò: - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk - Xem trước bài học tiếp theo Tuần: 17 Ngày soạn: 28/12/2009 Tiết: 32 Ngày dạy: 29/12/2009 BÀI 9: BÀI TRÌNH CHIẾU I MỤC TIÊU: - Giúp học sinh làm quen với bài trình chiếu - Hiểu được cách bố trí nội dung trang chiếu và làm quen với phần... được trang chiếu mới, nhập được nội dung và hiển thị bài trình chiếu trong các chế độ hiển thị khác nhau - Tạo được bài trình chiếu gồm vài trang chiếu đơn giản II CHUẨN BỊ: - GV: Chuẩn bị tốt giáo án - HS: Chuẩn bị bài mới III HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1 Ổn định lớp: 2 Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Thế nào là bài trình chiếu và nội dung trang chiếu? Trả lời: - Bài trình chiếu là tập hợp các trang chiếu được đánh . chiếu Powerpoint. BÀI 9: BÀI TRÌNH CHIẾU HOẠT ĐỘNG 1: BÀI TRÌNH CHIẾU VÀ NỘI DUNG TRANG CHIẾU GV: Yêu cầu hs đọc phần 1 trong sgk. HS: Đọc bài. GV: Chúng. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần: 17 Ngày soạn: 28/12/2009 Tiết: 32 Ngày dạy: 29/12/2009 BÀI 9: BÀI TRÌNH CHIẾU I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh làm quen với bài trình chiếu.

Ngày đăng: 27/11/2013, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan