Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế

17 382 0
Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế Nguyễn Thị Nghĩa Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Kim Giao Năm bảo vệ: 2008

Phát triển làng nghề Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế Nguyễn Thị Nghĩa Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Kim Giao Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Trình bày khái niệm làng nghề, vai trò của Làng nghề đối với đời sống kinh tếhội của tỉnh Tây, phát triển làng nghề trong hội nhập kinh tế quốc tếkinh nghiệm một số làng nghề. Phân tích thực trạng làng nghề Tây trong những năm qua: đặc điểm địa lý, kinh tếhội ảnh hưởng tới sự phát triển, những khó khăn, thuật lợi và nguyên nhân chủ yếu. Xuất phát từ những thời cơ và thách thức đối với làng nghề nói chung và Làng nghề Tây nói riêng, đề xuất giải pháp: các giải pháp nội tại (về sản phẩm, lao động, tổ chức sản xuất, phát triển cụm làng nghề, kết hợp giữa sản xuất, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tại chỗ). Các giải pháp hỗ trợ của cơ quan quản lý: chính sách hỗ trợ về vốn vay cho các làng nghề; Chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng; Chính sách hỗ trợ về thuế. Những vấn đề đặt ra đối với làng nghề Tây khi sát nhập Nội, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Làng nghề Tây hội nhập kinh tế Keywords: Hội nhập kinh tế; Làng nghề; Phát triển kinh tế; Phát triển làng nghề; Tây Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xưa, tỉnh Tây đã nổi tiếng với rất nhiều Làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như: tiện Nhị Khê, thêu Quất Động, sơn mài Duyên Thái, sơn khảm mỹ nghệ Chuyên Mỹ, lụa Vạn Phúc, mộc Sơn Tràng Từ năm 1986, chuyển sang nền kinh tế thị trường với cơ chế phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các Làng nghề truyền thống dần dần được hồi sinh. Nhiều Làng trở thành Làng nghề mới như: làng nghề mây tre đan Lam Điền; làng nghề sản xuất tăm hương, mây tre, chế biến thực phẩm Hoàng Trung; làng nghề chuyên may mặc, sản xuất con giống Thượng Hiệp . Hiện nay Tây có trên 1100 Làng nghề trong đó có khoảng 240 làng nghề đạt tiêu chuẩn trong đó có khoảng 80 Làng nghề mới. Quy mô các Làng nghề Tây phổ biến nhất vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, phân bố không đồng đều. Các Làng nghề đã tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân vùng nông thôn, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bên cạnh những thuận lợi trên, sự phát triển của các Làng nghề còn gặp 1 số trở ngại, khó khăn như: Thứ nhất: khó khăn về vốn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất và vốn luân chuyển. Thứ hai: Chất lượng mẫu mã sản phẩm chậm được cải tiến, khả năng cạnh tranh thấp. Thứ ba: Cơ sở hạ tầng của các Làng nghề còn yếu kém không đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của các Làng nghề. Thứ tư: Việc phát triển nguồn nhân lực, đưa nghề truyền thống cũng như nghề mới truyền lại cho lớp sau còn gặp nhiều khó khăn về tâm lý, kinh phí. Thứ năm: Thị trường đầu ra của Làng nghề Tây còn nhỏ hẹp, chưa ổn định, chưa được mở rộng đáng kể, nhất là thị trường quốc tế mặc dù nhu cầu của quốc tế là rất lớn, xuất khẩu phải qua trung gian. làm ra được tiêu thụ như thế nào, cho ai và khách hàng cần gì. Thứ sáu: Nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào chưa ổn định do chủ yếu dựa vào thương nhân trong tỉnh và nơi khác cung cấp. Những trở ngại trên đây không phải chỉ là khó khăn riêng của Tây mà là chung của khu vực Làng nghề của cả nước. Nguyên nhân không phải chỉ có 1 mà có rất nhiều, cần phân tích nghiêm túc tìm ra các giải pháp vi mô và vĩ mô để tìm ra hướng phát triển cho Làng nghề Tây trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế tôi chọn đề tài: “Phát triển Làng nghề Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Làng nghề là mảng đề tài khá mới mẻ nên được rất nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình phần lớn chủ yếu nghiên cứu về Làng nghề nói chung ở tầm quốc gia và đưa ra các giải pháp tổng thể có tính chất vĩ mô. Rất ít đề tài đề cập đến một địa phương cụ thể Trên phạm vi toàn quốc tại Thư viện Viện Kinh tế Việt Nam – 477 Nguyễn Trãi – Nội có tới 105 đề tài nghiên cứu về làng nghề. Tiêu biểu là 1 số đề tài: - Mai Thế Hớn (2003), Phát triển Làng nghề trong qúa trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia. - Bùi văn Vọng ( 2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hoá thông tin. Một số đề tài nghiên cứu về Làng nghề của Tây được đăng trên các Tạp chí đó là: - Nguyễn Xuân Ba (1999) “Làng nghề Tây”, Tạp chí Lao động và xã hội (6), 16-17. - Thanh Hương (2002) “Thực trạng hoạt động của các làng nghề mới ở Tây”, Tạp chí Con số và sự kiện (4), 29-30. - Đỗ Quang Dũng (2005) “Làng nghề Tây trong quá trình Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp”, Tạp chí Công nghiệp (1) 43-44 . Đề tài về Làng nghề trong phạm vi nghiên cứu của Trường Đại học Quốc gia: Có 7 đề tài trong đó chỉ có 1 đề tài chuyên ngành Kinh tế chính trị nghiên cứu về Làng nghề của Tây đó là: Bạch Thị Lan Anh (2004) Phát triển Làng nghề truyền thống ở Tây trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, Luận văn Thạc sỹ, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng phát triển. Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển các Làng nghề của tỉnh Tây và những khó khăn tồn tại. - Đề xuất các giải pháp giải quyết những vướng mắc, khó khăn để tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ các Làng nghề phát triển hơn nữa. - Các giải pháp trên đều hướng tới tạo điều kiện thuận lợi cho Làng nghề Tây hội nhập kinh tế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển của các Làng nghề kể cả các Làng nghề truyền thống và các Làng nghề mới hình thành trong những năm gần đây. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các Làng nghề của Tây. Những nguyên nhân trở ngại cho việc phát triển Làng nghề nhằm đề ra các giải pháp phát triển Làng nghề trong hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: thu thập thông tin tại địa phương. Phân tích, nhận định và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển vai trò của Làng nghề Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Phương pháp so sánh: đề tài sử dụng phương pháp so sánh với các đối tượng liên quan nhằm nêu bật đặc trưng của đối tượng cần nghiên cứu. 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn: - Phác hoạ được bức tranh tổng thể về tình hình phát triển làng nghề Tây. - Tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của Làng nghề. - Đề xuất các giải pháp để tháo dỡ khó khăn của Làng nghề tạo điều kiện cho các Làng nghề có đóng góp hơn nữa cho kinh tế của tỉnh Tây. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở dầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển Làng nghề trong hội nhập kinh tế quốc tế Chương 2: Thực trạng phát triển Làng nghề Tây trong những năm qua. Chương 3: Phát triển Làng nghề Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế. CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm Làng nghề 1.1.1 Khái niệm làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống Làng: là một đơn vị hành chính ở nông thôn gồm một tập hợp cộng đồng dân cư trên 1 lãnh thổ xác định, có khả năng tự chủ về tài chính. Cộng đồng này được coi là một cộng đồng văn hoá gắn liền với biểu tượng luỹ tre, cây đa, giếng nước, mái đình… Nghề: là một lĩnh vực hoạt động lao động mà theo đó, nhờ có sự đào tạo con người có được những tri thức, kỹ năng, kỹ thuật và kinh nghiệm để tạo ra các loại sản phẩm bằng vật chất hoặc tinh thần. Những sản phẩm này có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Làng nghề: Là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng 1.1.2 Một số khái niệm khác Làng có nghề: Là những Làng được hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chủ yếu là sự lan toả của các làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất định để hình thành và phát triển. Làng nghề mới: là làng nghề được hình thành cùng sự phát triển của nền kinh tế, có điều kiện và khả năng phát triển nhất định. Hộ Làng nghề: Là những hộ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong Làng nghề, mỗi hộ có ít nhất 1 người tham gia vào nghề, những hộ này thường chia làm hai loại: - Hộ chuyên nghề: Là những hộ mà hầu hết lao động trong hộ đều tham gia vào hoạt động của nghề, thu nhập của hộ chủ yếu phụ thuộc vào lao động hoạt động trong nghề mang lại. - Hộ kiêm nghề: Là những hộ chỉ có 1 bộ phận lao động hoạt động sản xuất kinh doanh nghề. 1.2 Vai trò của Làng nghề đối với đời sống kinh tếhội của tỉnh Tây 1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.2.2 Góp phần chuyển đổi các hình thức tổ chức sản xuất 1.2.3 Góp phần tăng giá trị sản phẩm của hàng hoá 1.2.4 Góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong các Làng nghề và các vùng lân cận 1.2.5 Góp phần phát triển du lịch 1.2.6 Phát huy nội lực địa phương, phát triển kinh tế đồng thời bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc 1.3 Phát triển Làng nghề trong hội nhập kinh tế quốc tế 1.3.1 Hội nhập kinh tế quốc tế với sự phát triển kinh tế của nước ta Xu hướng chung của thế giới ngày nay là hoà bình, hợp tác và phát triển. Vì vậy hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được các nước xem như là một mục tiêu kinh tế của chiến lược phát triển quốc gia. Bước đi cụ thể đầu tiên của hội nhập kinh tế quốc tế là gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO (World Trade Organization). Bản chất của WTO là một xâu chuỗi chung của thương mại toàn cầu. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững…Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định mục tiêu: “tích cực, chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn liền với nâng cao khă năng độc lập tự chủ của nền kinh tế. Sau mười năm nỗ lực của bản thân nền kinh tế, sự ủng hộ của các nước, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7 tháng 11 năm 2006. 1.3.2 Những thời cơ thánh thức, những khó khăn và thuận lợi đối với nền kinh tế của nước ta khi hội nhập kinh tế quốc tế 1.3.2.1. Cơ hội, lợi ích từ việc gia nhập WTO: Thứ nhất: tạo cơ hội mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ Thứ hai: tăng cường thu hút đầu tư từ nước ngoài Thứ ba: cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp Thứ tư: thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước 1.3.2.2 Những khó khăn: Thứ nhất: Khả năng cạnh tranh yếu của các ngành kinh tế Việt Nam là thách thức lớn nhất khi tham gia vào WTO. Thứ hai: Những yêu cầu cao với cải cách hệ thống pháp luật Thứ ba: Phải thực hiện những yêu cầu về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: 1.3.3 Phát triển Làng nghề trong hội nhập kinh tế Ý tưởng này chỉ có thể hiểu được khi làm rõ được được vấn đề lớn hơn có tính chất vĩ mô, đó là sự phát triển của đất nước Việt Nam khi gia nhập kinh tế quốc tế. Bởi Làng nghề là một trong những thành tố trong cơ cấu kinh tế của nước ta, hơn nữa nó lại là một thành tố trong khu vực kinh tế tư nhân, một khu vực kinh tế rất được các tổ chức kinh tế thế giới quan tâm. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra cho các Làng nghề những cơ hội lớn để phát triển, đồng thời cũng nảy sinh không ít thách thức cần phải nỗ lực để quá trình hội nhập ngày càng có hiệu quả và bền vững: Thứ nhất: Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho các Làng nghề khả năng mở rộng các thị trường đặc biệt là thị trường tiêu thụ. Thứ hai: hội nhập kinh tế quốc tế làm cho Làng nghề được thụ hưởng sự bình đẳng trên một sân chơi chung có các nguyên tắc pháp lý để hoạt động kinh doanh, để giải quyết các tranh chấp, có thể xuất nhập khẩu trực tiếp thay bị xuất nhập khẩu uỷ thác. Thứ ba là về công nghệ, mẫu mã sản phẩm, văn hoá trong kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Thứ tư: Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ dẫn tới việc thay đổi về tổ chức sản xuất và lao động trong các Làng nghề. Hình thức tổ chức sản xuất trong các Làng nghề truyền thống. 1.4 Kinh nghiệm của một số Làng nghề đối với phát triển Làng nghề của Tây 1.4.1 Làng nghề gốm Bát Tràng- Nội Làng gốm Bát Tràng là 1 trong những Làng nghề tiêu biểu trong cả nước vừa giữ được nét riêng của Làng nghề vừa giữ được những nét riêng của Làng nghề vừa có khả năng thích ứng, hội nhậpphát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 1.4.2 Làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh Làng nghề Đồng Kỵ là Làng nghề thuộc tỉnh Bắc Ninh, có truyền thống sản xuất đồ gỗ từ hàng trăm năm nay, sự năng động của Làng nghề Đồng Kỵ thể hiện ở mọi mặt, cả thôn có > 90% hộ gia đình trong làng tham gia sản xuất đồ gỗ. 1.4.3 Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước - Quảng Nam Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước có vị trí tương đối thuận lợi cho việc phát triển hình ảnh, quảng cáo và bán bán sản phẩm khi nằm gần sát khu du lịch Ngũ Hành Sơn tỉnh Quảng Nam. Tại khu du lịch này có thể nhận thấy rất nhiều cửa hàng bán và giới thiệu các sản phẩm do Làng nghề sản xuất ra: Tượng, lọ hoa, đồ trang sức, đồ trang trí… tất cả đều được làm từ đá. Để quảng cáo hình ảnh của Làng nghề và sản phẩm cho nhà sản xuất Công ty TNHH CNTT Phan An đã xây dựng website: www.LangNgheNonNuoc.Info. CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TÂY TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.1 Đặc điểm địa lý, kinh tếhội của Tây ảnh hƣởng tới sự phát triển của Làng nghề 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Tây là một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với Thủ đô Nội về phía Tây và Nam. Tây còn giáp 5 tỉnh: phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam. 2.1.2 Điều kiện xã hội: Dân số trung bình của tỉnh năm 2006 là 2.543.000 người, mật độ dân số trung bình là 1.158 người/km 2 , Tây là tỉnh đứng thứ 7 trên toàn quốc về dân số. Diện tích của tỉnh Tây đứng thứ 47 nhưng dân số lại đứng thứ 7 như vậy có thể nói Tây là một tỉnh đất chật người đông. Tây cũng có tiềm năng du lịch rất lớn với trên 2.000 di tích lịch sử, trong đó có gần 400 di tích được xếp hạng, với rất nhiều ngôi chùa: Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Chùa Đậu, Chùa Trăm Gian, các điểm du lịch nổi tiếng: Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Thác Mơ, Suối Hai, Đồng Mô, động Hương Tích,…hàng năm có khả năng thu hút hàng vạn khách du lịch. 2.2 Thực trạng phát triển Làng nghề Tây 2.2.1 Lịch sử hình thành các Làng nghề Tây có lịch sử phát triển hàng trăm năm cùng với các Làng nghề truyền thống gắn liền với địa danh của địa phương như: Lụa Vạn Phúc thuộc thành phố Đông, nghề thêu Quất Động (Thường Tín), mây tre đan ở Phú Minh (huyện Chương Mỹ) . Nghề thủ công từ xa xưa đã rất được coi trọng, đi vào cả thơ ca “Làm ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay”. 2.2.2 Số lượng Làng nghề và sự phân bố các làng nghề tại các huyện, thành phố Đến thời điểm tháng 8 năm 2006 toàn tỉnh có 240 Làng nghề được công nhận là “Làng nghề Tây” chiếm 16,4% tổng số làng nghề của toàn tỉnh. Trong số 240 Làng được công nhận thì có 96 Làng nghề là truyền thống còn 144 Làng nghềLàng nghề mới. Như vậy số lượng làng nghề được Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận tăng với tốc độ khá nhanh và cao. Điều này chứng tỏ số lượng Làng nghề mới tại Tây rất nhiều và sức phát triển của Làng nghề là không ngừng. 2.2.3 Lao động trong các Làng nghề Làng nghề Tây hình thành và phát triển từ lâu đời vì thế có 1 đội ngũ lao động là các nghệ nhân có trình độ tay nghề cao cũng khá lớn. Tỉnh cũng đã chú trọng tới việc phát huy sức mạnh của các nghệ nhân này thông qua hình thức công nhận và phong tặng danh hiệu nghệ nhân cho các nghệ nhân này. 2.2.4. Tình hình sản xuất của Làng nghề 2.2.4.1 Vốn trong các Làng nghề Thị trường vốn trong các Làng nghề Tây đã được hình thành nhưng vẫn còn hết sức nhỏ bé so với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất. Mặc dù UBND tỉnh cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn nhưng chưa đáng kể. Thiếu vốn nên phần lớn các Làng nghề đều đang trong tình trạng lấy công làm lãi, sản xuất theo khả năng chứ không thể theo yêu cầu của xã hội, theo kiểu giật gấu vá vai, không có điều kiện để cải tiến công nghệ, xử lý ô nhiễm môi trường . nên việc phát triển là không bền vững. 2.2.4.2 Nguyên vật liệu đầu vào cho các Làng nghề Trước kia nguồn nguyên liệu chủ yếu là do trong tỉnh và các tỉnh lân cận cung cấp, nhưng ngày nay do sản xuất phát triển, diện tích đất dùng cho việc trồng, cung cấp nguyên liệu ngày càng thu hẹp dành cho mục đích khác nên dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu làm ảnh hưởng tới sản xuất của các Làng nghề. 2.2.4.3 Giá trị sản xuất trong các Làng nghề Số lượng các Làng nghề ngày một tăng, doanh thu của các Làng nghề ngày càng nhiều, tổng giá trị sản xuất của các Làng nghề tăng nhanh về cả số lượng và giá trị. 2.2.5 Công nghệ sản xuất trong các Làng nghề của Tây Tại các Làng nghề Tây có thể dễ dàng nhận thấy sự kết hợp trong sản xuất giữa lao động thủ công truyền thống và công nghệ hiện đại. Bên cạnh những ngành, những nghề, những công đoạn không thể sử dụng công nghệ máy móc như: trạm khảm, điêu khắc, mây tre đan, . đòi hỏi tính nghệ thuật cao, óc sáng tạo của nghệ nhân thì hầu hết đều đã áp dụng máy móc vào sản xuất. 2.2.6 Đặc điểm về sản phẩm của Làng nghề Tây Các sản phẩm của Làng nghề Tây rất đa dạng, phong phú, có thể phân ra thanh 10 nhóm ngành chính và thị trường của các nhóm ngành như sau: 2.2.6.1 Nhóm ngành nghề sơn mài, khảm trai: 2.2.6.2. Nhóm nghề mây, tre, giang đan, tăm tre, quạt, làm lồng chim 2.2.6.3. Nhóm nghề làm nón lá, mũ 2.2.6.4. Nhóm nghề chế biến lâm sản, mộc dân dụng, gỗ cao cấp. 2.2.6.5. Nhóm nghề thêu ren: 2.2.6.6. Nhóm nghề dệt may (Dệt lụa, vải, khăn,…) 2.2.6.7. Nhóm nghề làm giấy, vàng mã, in tranh dân gian 2.2.6.8. Nhóm nghề cơ kim khí, điện và dao kéo 2.2.6.9. Nhóm nghề chạm điêu khắc đá, kim lọai, gỗ, xương, sừng: 2.2.6.10. Nhóm nghề chế biến nông sản, thực phẩm (Bánh, bún, kẹo, rượu, bia….) 2.2.7 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các Làng nghề tại Tây Sản phẩm của Làng nghề được bán tự do trên thị trường trong nước và nước ngoài với tư cách là hàng hoá. Tây có sự đa dạng về các làng nghề cũng như số lượng nghề vì vậy sản phẩm của Làng nghề tây được tiêu thụ ở cả 3 khu vực: tại thị trường địa phương, thị trường trong cả nước và thị trường quốc tế. Tiêu dùng tại địa phương và trong nước chủ yếu là nhóm hàng: lương thực, thực phẩm, chế biến thực phẩm, đồ gỗ, nguyên vật liệu xây dựng 2.3 Những khó khăn, thuận lợi của Làng nghề Tây và nguyên nhân chủ yếu 2.3.1 Những thuận lợi - Về vị trí của Tây - Về nguồn nhân lực - Về sản phẩm - Thị trường tiêu thụ - Số hộ tham gia sản xuất, số lao động trong các ngành nghề 2.3.2 Những khó khăn - Sản xuất trong các Làng nghề còn mang tính tự phát chưa có quy hoạch đồng bộ, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ đồng thời thiếu sự chỉ đạo, hướng dẫn của địa phương. - Mặt bằng sản xuất trong các Làng nghề còn nhiều hạn chế - Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật trong các Làng nghề còn thấp dẫn đến việc luân chuyển hàng hoá trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá gặp nhiều khó khăn. - Nguyên vật liệu sản xuất trong các Làng nghề hiện nay cũng là một vấn đề hết sức khó khăn khi phần lớn nguyên liệu cho sản xuất của Làng nghề đều được mua từ các thương nhân bên ngoài có thể không đảm bảo về chất lượng vừa không chủ động về nguồn nguyên liệu. - Các sản phẩm của Làng nghề làm ra chưa xây dựng được thương hiệu hàng hoá. - Vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường trong các Làng nghề còn chưa được chú trọng, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí - Sản phẩm sản xuất theo quy mô nhỏ nên mức độ đồng đều cho sản phẩm đối với các đơn hàng lớn chưa cao - Sản xuất trong các Làng nghề còn gặp phải vấn đề rất lớn đó là thiếu vốn - Công nhân, nghệ nhân trong các Làng nghề là nhân tố quyết định tới sự phát triển của các Làng nghề tuy nhiên lại chưa được quan tâm, khuyến khích, động viên đúng mức. - Điều kiện sản xuất của các Làng nghề còn gặp nhiều khó khăn. - Các Làng nghề có doanh thu rất lớn tuy nhiên chủ yếu vẫn là sản xuất hộ gia đình nhỏ lẻ, không có kê khai thuế nên mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước của tỉnh còn hạn chế. 2.3.3 Nguyên nhân - Hệ thống quản lý nhà nước về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nói chung và các làng nghề nói riêng vẫn còn nhiều bất cập. - Nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp trong các Làng nghề có ít vốn nên việc đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất để năng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. - Một số Làng nghề, một số hộ gia đình trong các Làng nghề tham gia sản xuất ít có điều kiện tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu ở các nơi - Quy hoạch phát triển cụm, điểm công nghiệp Làng nghề triển khai gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu quy hoạch, giải phóng mặt bằng chậm - Việc xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm ở các Làng nghề còn nhiều bất cập chủ yếu là do tự phát, thiếu sự liên kết giữa các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các Làng nghề. CHƢƠNG 3: PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TÂY TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1 Những thời cơ và thách thức đối với Làng nghề nói chung và Làng nghề Tây nói riêng khi hội nhập kinh tế quốc tế 3.1.1 Thời cơ Sản phẩm Làng nghề Tây sản xuất ra sẽ có cơ hội xuất hiện, cạnh tranh ở nhiều thị trường hơn. Các hộ sản xuất phải nâng cấp mô hình của mình thành doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, mở tài khoản ngân hàng, lập dự án phát triển kinh doanh. 3.1.2 Thách thức. Hàng hoá Việt Nam sẽ có mặt tại nhiều nước trên thế giới hơn, hàng hoá nước ngoài cũng sẽ có mặt tại Việt Nam là tương đối lớn vì chúng ta vẫn là nước đang phát triển, nhập siêu nhiều hơn xuất khẩu. Thế mạnh của các doanh nghiệp nước ngoài là vốn rất lớn, họ sẵn sàng bỏ ra hàng tỷ đồng để quảng cáo, chịu lỗ những năm đầu để giới thiệu, mở rộng thị phần sản phẩm. Hàng hoá nước ngoài có ưu điểm là mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, chế độ hậu mãi của sản phẩm nước ngoài cũng rất tốt. Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa chưa có cũng gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm xuất khẩu của các Làng nghề Việt Nam nói chung và Tây nói riêng chủ yếu là các hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm này phải cạnh tranh với sản phẩm của nước sở tại và của các nước khác trên cùng một thị trường. 3.2 Các giải pháp nội tại của Làng nghề 3.2.1 Về sản phẩm Ưu điểm là số lượng sản phẩm rất đa dạng phong phú, tuy nhiên do công nghệ sản xuất còn hạn chế nên chất lượng sản phẩm không đồng đều giữa các hộ gia đình, các Làng cùng sản xuất 1 loại sản phẩm. Trong hội nhập kinh tế quốc tế để giữ được uy tín đối với khách hàng trong nước và nhất là đối với khách hàng quốc tế thì ngay từ bây giờ các hộ gia đình, các Làng nghề của Tây phải chú trọng tới chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm sản xuất ra vừa phải có tính kế thừa, bảo tồn các giá trị truyền thống vừa kết hợp được những giá trị văn hoá hiện đại. Các làng nghề cũng cần xây dựng tiêu chuẩn, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho từng loại sản phẩm nhất là các sản phẩm xuất khẩu để đảm bảo được độ đồng nhất cho sản phẩm xuất khẩu. 3.2.2 Về lao động * Về sử dụng lao động Nếu biết sử dụng nguồn lao động một cách hợp lý thì đó sẽ là một trong những yếu tố góp nên thành công của sản xuất. Một yếu tố quan trọng làm nên giá trị cho sản phẩm của các Làng nghề nhất là nghề thủ công mỹ nghệ đó là bàn tay của người nghệ nhân. Do vậy ngay trong các Làng nghề của Tây, các hộ sản xuất, các doanh nghiệp cần chú trọng đến vấn đề sử dụng, đãi ngộ để người nghệ nhân, người lao động thêm gắn bó, yêu nghề. * Về đào tạo lao động Đào tạo lao động cho các Làng nghề của Tây là một bộ phận quan trọng của đào tạo lao động nông thôn. Với người lao động, việc đào tạo nghề và nâng cao tay nghề phải xuất phát từ đặc điểm đặc thù và nhu cầu sản xuất của từng nghề. Hiện nay có 2 hình thức đào tạo cho người lao động trong các Làng nghề của Tây: đào tạo truyền nghề và đào tạo theo trường lớp. Bên cạnh vấn đề tay nghề cho người lao động, trình độ cho các chủ hộ và chủ doanh nghiệp cũng cần phải được đào tạo theo bài bản. 3.2.3 Về tổ chức sản xuất Tại các Làng nghề của Tây, phần lớn là các hộ gia đình tham gia sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ dựa trên vốn tự có và một phần vốn vay. Để hội nhập các doanh nghiệp và các hộ sản xuất nên kết hợp với nhau. Các Công ty nhập hàng của các hộ để xuất khẩu trên cơ sở thống nhất ban đầu về mẫu mã chất lượng sản phẩm. Đối với một số ngành nghề: cơ khí, dệt, chế biến . có thể sản xuất hàng loạt thì nên phát triển mô hình Công ty TNNH, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần để thuận tiện trong việc đầu tư máy móc thiết bị, sản xuất, quảng cáo và tiêu thụ sản phẩm. . chính sách hỗ trợ v v n vay cho các làng nghề; Chính sách hỗ trợ v cơ sở hạ tầng; Chính sách hỗ trợ v thuế. Những v n đề đặt ra đối v i làng nghề Hà. sách hỗ trợ v v n vay cho các Làng nghề 3.3.2 Chính sách hỗ trợ v cơ sở hạ tầng 3.3.3 Chính sách hỗ trợ v thuế 3.4 Những v n để đặt ra đối v i Làng nghề

Ngày đăng: 26/11/2013, 20:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan