Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng

101 552 2
Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DÂN DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Đà Nẵng – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Trần Thị Dung MỤC LỤC Yêu cầu của xu thế hội nhập kinh tế thế giới: Đổi mới cải cách thị trường và mở cửa đã tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời những yêu cầu về phát triển trong giai đoạn tiếp theo cùng với quá trình thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập WTO đang đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cải cách và hội nhập .62 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Số lượng DN phát triển trên địa bàn qua các năm (2008-2012) 27 2.2 Số thuế doanh nghiệp nộp NSNN giai đoạn (2008-2012) 28 2.3 Tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra 2008-2012 37 2.4 Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế tại DN từ năm 2008 – 2012 50 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của cục Thuế TP Đà Nẵng 30 2.2 Quy trình xử lý tờ khai thuế 43 3.1 Mối quan hệ giữa các chức năng 73 3.2 Chức năng kiểm tra, thanh tra của ngành thuế 73 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thuế với vai trò là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, là công cụ điều tiết kinh tế và là cơ sở đảm bảo công bằng xã hội, thúc đẩy cạnh tranh phát triển. Vì vậy, việc xây dựng chính sách thuế và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu thuế có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, yêu cầu quản lý Nhà nước về lĩnh vực thuế ngày càng đòi hỏi phải minh bạch, rõ ràng, đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội. Để làm được điều này ngoài việc ban hành hệ thống chính sách hợp lý, đúng đắn, tổ chức quản lý khoa học thì phải quan tâm đến hiệu quả tăng cường kiểm soát thuế. Kiểm soát thuế còn là một công đoạn và là một yếu tố cấu thành của hoạt động quản lý Nhà nước của cơ quan thuế nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh của chủ thể quản lý (cơ quan thuế) tới các đối tượng quản lý (người nộp thuế) để đạt được mục tiêu động viên một phần thu nhập quốc dân vào Ngân sách nhà nước. Cùng với sự phát triển của đất nước, các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm qua đã phát triển nhanh chóng, trong đó phải nói đến sự đóng góp không nhỏ của doanh nghiệp dân doanh (DNDD), không chỉ góp phần quan trọng vào nguồn thu Ngân sách của thành phốđã giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động đáng kể trên địa bàn thành phố (TP). Tuy nhiên, việc quản lý đối với thành phần kinh tế này còn nhiều điều bất cập, nhất là tình trạng thất thu thuế, nợ đọng thuế dây dưa và tổ chức hạch toán kế toán. Vấn đề này, đã trở thành mối quan tâm không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp mà còn là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Từ thực trạng trên, có thể do nhiều nguyên nhân là pháp luật còn nhiều kẻ hở, cơ chế quản lý thuế chưa hoàn thiện, cán bộ thuế còn nhiều khiếm khuyết… Thiết nghĩ, cần phải có các giải pháp để chống thất thu thuế đối với DNDD là việc làm vừa có tính cấp thiết, có tính thời sự, vừa có ý nghĩa lâu dài. Về các giải pháp cho mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý thuế, Cục Thuế TP Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị trực thuộc phối hợp 1 chặt chẽ với các ngành, các cấp có liên quan tham mưu kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung tháo gỡ kịp thời mọi vướng mắc phát sinh, nhằm đưa chính sách thuế vào cuộc sống và thúc đẩy sản suất kinh doanh phát triển; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và giải quyết các thủ tục hành chính về thuế theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008, đồng thời tăng cường công tác quản lý kê khai thuế cả về trình độ cán bộ và các ứng dụng quản lý, nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm trong kê khai nộp thuế; Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu và nợ đọng thuế ở tất cả các lĩnh vực Từ thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn: “Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” sẽ phần nào lý giải được những vấn đề đặt ra cả về lý luận lẫn thực tiễn nhằm phát huy tính tích cực của công tác kiểm soát thuế thông qua công cụ kế toán ở các DNDD. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận văn nghiên cứu thực trạng việc kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn TP Đà Nẵng do Cục Thuế TP Đà Nẵng quản lý từ năm 2008 – 2012 để đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát thuế TNDN, tăng cường chống thất thu ngân sách nhà nước (NSNN) đối với doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn TP Đà Nẵng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác kiểm soát thuế TNDN ở các DNDD trên địa bàn TP Đà Nẵng theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế của đối tượng nộp thuế (ĐTNT). - Phạm vi nghiên cứu: Văn phòng Cục Thuế TP Đà Nẵng và 07 Chi cục Thuế. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp cụ thể như: phương pháp mô tả, chọn mẫu điều tra, phân tích tỷ lệ, kiểm định thống kê, kiểm tra, đối chiếu so sánh và tổng hợp để phân tích thực trạng việc kiểm soát thuế TNDN đối với DN dân doanh trên địa bàn TP Đà Nẵng. Từ đó, có thể rút ra 2 những kết luận cần thiết từ thực tế nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp với khả năng áp dụng tại TP Đà Nẵng. 5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, thuế là công cụ có tính cuỡng chế dùng để phân phối thu nhập. Đây là công cụ tinh tế và nhậy cảm, liên quan đến lợi ích của các chủ thể kinh tế – xã hội và có tác động sâu rộng đến hầu hết các mặt của nền kinh tế. Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để tác động vào nền kinh tế, thể hiện: + Thông qua việc xác định đúng nguyên tắc và phương pháp đánh thuế làm sao để thực hiện công bằng, đạt hiệu quả kinh tế, chi phí hành chính thấp và tính linh hoạt cao. + Thông qua việc hình thành cơ cấu thuế giữa các loại, các sắc thuế nhằm trách chồng chéo, trùng lắp; + Thông qua việc xác định mức thuế hợp lý vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước vừa giảm bớt tình trạng suy giảm tiêu dùng và đầu tư; + Thông qua việc xác định đúng đối tượng chịu thuế trong lĩnh vực sản xuất hay lưu thông, tiêu dùng hay thu nhập để xác định cơ cấu giữa thuế trực thu và thuế gián thu. Do vậy công tác quản lý thuế giữ vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định chính trị và đảm bảo thực hiện công bằng xã hội. Nguồn thu thuế TNDN đối với DNDD chiếm tỉ lệ lớn góp phần hoàn thành kế hoạch thu hàng năm đối với Cơ quan thuế. Tuy nhiên trong thời gian qua có nhiều DNDD đã lợi dụng luật, việc tự chủ trong việc phát hành hóa đơn, chính sách kích cầu, hỗ trợ DN . để trốn thuế chính vì thế việc tìm ra những giải pháp đề tăng cường kiểm soát thuế TNDN của DN DD là hoạt động cần thiết đối với các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và CQT nói riêng, nhằm nâng cao tính ổn định chống thất thu cho NSNN. 3 Xuất phát từ những lý nên trên tác giả đã chọn đề tài “Tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại các DN DD trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” trong quá trình nghiên cứu đề tài này,tác giả đã tham khảo một số tài liệu sau. - Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp. Nxb Tài chính, Hà Nội. - Tổng cục Thuế (2011), Kiến thức kế toán nâng cao (Đã được sửa đổi bổ sung). Nxb Thống kê, Hà Nội. - Bộ Tài chính (2011), Những nội dung cơ bản về cải cách hệ thống thuế, chính sách thuế giai đoạn 2011-2015. - “Luật quản lý thuế 2012” – Nhà xuất bản Tài Chính đã hướng dẫn chi tiết thi hành mới nhất về một số cơ chế,chính sách thuế nhằn tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh,hỗ trợ thị trường phát triển gồm các nội dung: Luật Quản lý thuế và văn bản mới nhất hướng dẫn thi hành; Quy định mới nhất về quy trình quản lý nợ thuế và đọng thuế; Quy định mới nhất về quy trình giải quyết hoàn thuế,miễn thuế và giảm thuế; Quy định mới nhất về thực hiện luật thuế GTGT,thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân và thuế tiêu thụ đặc biệt; một số giải pháp về cơ chế, chinh sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. -Luật thuế TNDN và hệ thống các văn bản hướng dẫn Luật thuế TNDN. - Đề tàiTăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TP Đà Nẵng” - Luận văn Thạc sĩ kinh tế,Trường Đại học kinh tế,Đại học Đà Nẵng (Tác giả: Trương Công Khoái – năm 2008) Đề tàiTăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Cẩm Lệ” – Luận văn Thạc sĩ kinh tế,Trường Đại học kinh tế,Đại học Đà Nẵng (Tác giả:Trần Văn Ninh – năm 2012) - Tạp chí Thuế Nhà nước các kỳ, năm 2012. Qua những tài liệu tham khảo, trên cơ sở lý luận lết hợp với thực 4 tiễn tác giả đã hệ thống về việc kiểm soát Thuế TNDN nói chung và kiểm soát thuế TNDN của các doanh nghiệp dân doanh nói riêng để làm tài liệu tham khảo cho quá trình tìm ra một số giải pháp để phát hiện, ngăn chặn các hình thức trốn thuế đã và đang xảy ra đối với các DN DD đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đó là lý do tác giả chọn đề tài “Tăng cường kiểm soát thuế TNDN của các DN DD trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng, biểu, hình vẽ và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về kiểm soát thuế TNDN, vai trò của kế toán đối với công tác quản lý thuế. Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát tại các DNNQD trên địa bàn TP Đà Nẵng. Chương 3: Những giải pháp tăng cường công tác kiểm soát thuế đối với DNNQD trên địa bàn TP Đà Nẵng. 5 . DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DÂN DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN. cứu thực trạng việc kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn TP Đà Nẵng do Cục Thuế TP Đà Nẵng quản lý từ năm

Ngày đăng: 26/11/2013, 13:22

Hình ảnh liên quan

bảng Tên bảng Trang - Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng

b.

ảng Tên bảng Trang Xem tại trang 4 của tài liệu.
hình Tên hình Trang - Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng

h.

ình Tên hình Trang Xem tại trang 5 của tài liệu.
Bảng 2.1: số lượng DN phát triển trên địa bàn qua các năm (2008-2012) - Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bảng 2.1.

số lượng DN phát triển trên địa bàn qua các năm (2008-2012) Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của cục Thuế TP Đà Nẵng - Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng

Hình 2.1.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của cục Thuế TP Đà Nẵng Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 2.2: Quy trình xử lý tờ khai thuế - Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng

Hình 2.2.

Quy trình xử lý tờ khai thuế Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.4: Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế tại DN từ năm 2008 – 2012 - Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bảng 2.4.

Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế tại DN từ năm 2008 – 2012 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Vẽ hình: - Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng

h.

ình: Xem tại trang 75 của tài liệu.
Thực hiện mô hình quản lý thuế theo chức năng: thanh tra thuế và kiểm tra thuế tách làm 2 chức năng. - Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng

h.

ực hiện mô hình quản lý thuế theo chức năng: thanh tra thuế và kiểm tra thuế tách làm 2 chức năng Xem tại trang 77 của tài liệu.
Hình 3.1: Mối quan hệ giữa các chức năng - Tăng cường kiểm soát thuế tại các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố đà nẵng

Hình 3.1.

Mối quan hệ giữa các chức năng Xem tại trang 78 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan