Mở rộng cho vay KTTT tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh quảng ngãi

50 438 2
Mở rộng cho vay KTTT tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh quảng ngãi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mở rộng cho vay KTTT tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh quảng ngãi

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của đề tài .1 2. Mục tiêu nghiên cứu .2 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu .2 4. Phương pháp nghiên cứu .2 5. Kết cấu của luận văn 3 6. Tổng quan tài liệu 3 CHƯƠNG 1 6 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY 6 KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .6 2.1.2. Quá trình hình thành phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi 38 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBTD: Cán bộ tín dụng CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa KTTT: Kinh tế trang trại NH: Ngân hàng NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn NHNo&PTNT VN: Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại SX: Sản xuất TCTD Tổ chức tín dụng TMCP: Thương mại cổ phần DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2009 – 2012 40 2.2 Dư nợ cho vay giai đoạn 2009 – 2012 41 2.3 Tình hình thu nhập – chi phí giai đoạn 2009 – 2012 43 2.4 Tình hình chung về cho vay KTTT giai đoạn 2009 – 2012 45 2.5 Dư nợ cho vay KTTT của các chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi 48 2.6 Dư nợ cho vay KTTT theo thời hạn giai đoạn 2009 – 2012 50 2.7 Dư nợ cho vay KTTT theo ngành nghề giai đoạn 2009 – 2012 52 2.8 Tỷ trọng dư nợ cho vay KTTT theo hình thức bảo đảm tiền vay giai đoạn 2009 – 2012 56 2.9 Số lượng khách hàng KTTT giai đoạn 2009 – 2012 58 2.10 Số lượng khách hàng KTTT phân chia theo nghành nghề 60 2.11 Dư nợ bình quân trên một khách hàng KTTT giai đoạn 2009 – 2012 61 2.112 So sánh tình hình cho vay KTTT của các TCTD trên địa bàn giai đoạn 2009 -2012 64 2.13 Thu nhập - chi phí hoạt động cho vay KTTT giai đoạn 2009 – 2012 66 2.14 Tình hình nợ xấu cho vay KTTT giai đoạn 2009 – 2012 67 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1 Dư nợ cho vay KTTT giai đoạn 2009 – 2012 47 2.2 Dư nợ cho vay KTTT theo thời hạn cho vay giai đoạn 2009 – 2012 51 2.3 Dư nợ cho vay KTTT theo hình thức bảo đảm tiền vay giai đoạn 2009 – 2012 57 2.4 Số lượng khách hàng KTTT giai đoạn 2009 – 2012 59 2.5 Dư nợ bình quân trên một khách hàng KTTT giai đoạn 2009 – 2012 63 2.6 Thị phần cho vay KTTT của một số TCTD trên địa bàn năm 2012 65 2.7 Tỷ lệ nợ xấu cho vay KTTT giai đoạn 2009 – 2012 69 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, loại hình KTTT đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Để tạo điều kiện cho KTTT phát triển hơn nữa, bên cạnh những chính sách về đất đai, về nguồn nhân lực,…chính sách tín dụng NH đối với phát triển KTTT cũng đã được nghiên cứu, đề xuất nhằm hỗ trợ cho loại hình kinh tế này phát triển. Trên thực tế chính sách này đã phát huy tác dụng mang lại những thành quả rất lớn: Đối với nền kinh tế, cho vay KTTT nhằm giải quyết nhiều vấn đề: tạo điều kiện nâng cao sản lượng quốc gia, tăng thu nhập cho số lượng dân cư đông đảo, giảm phân hóa giàu nghèo trong xã hội, tạo thêm việc làm, qua đó ổn định chính trị - xã hội. Đối với các NHTM, cho vay KTTT cũng phù hợp với định hướng của các NHTM. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các NH đang diễn ra gay gắt, cho vay KTTT cũng là một chiến lược nhằm đa dạng hóa đầu tư, phân tán rủi ro… Vì những lý do trên, mở rộng cho vay KTTT đã đang là một vấn đề được quan tâm của các NH. Đối với NHNo&PTNT VN, do đặc thù là NHTM Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo cơ chế thị trường, đồng thời thực hiện cho vay đảm bảo các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo định hướng chung. Trong thời gian qua, xác định được nhiệm vụ phương hướng hoạt động, cùng với nhận thấy được tiềm năng phát triển KTTT trên địa bàn. NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ngãi đã đẩy mạnh cho vay KTTT đã đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau việc cho vay KTTT của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. 2 Lý giải cho vấn đề trên, chính là việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH của các chủ trang trại còn hạn chế do vướng mắc về cơ chế đảm bảo tiền vay, đối tượng vay vốn, phương thức cho vay… Xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với KTTT tạo điều kiện cho KTTT phát triển đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh của NH góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, tôi chọn đề tàiMở rộng cho vay KTTT tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề lý luận về tín dụng NH nói chung cho vay KTTT nói riêng, vận dụng vào tình hình thực tiễn của NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Ngãi, đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế trong công tác mở rộng cho vay KTTT tại NHNo&PTNT chi nhánh Quảng Ngãi. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm góp phần mở rộng cho vay KTTT tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những vấn đề lý luận thực tiễn về mở rộng cho vay KTTT tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đi sâu vào nghiên cứu giải pháp mở rộng cho vay KTTT tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi. + Về không gian: Tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi. + Về thời gian: Dựa vào các dữ liệu trong bốn năm từ 2009 đến 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; phương pháp suy luận logic như: hệ thống hóa, khái quát khóa, phân 3 tích tổng hợp; phương pháp thống kê như: tổng hợp thống kê, phân tích thống kê; ngoài ra luận văn còn dùng phương pháp điều tra xã hội học để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo các bảng biểu, nội dung chính của đề tài được kết cấu theo 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng cho vay KTTT của NHTM. Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay KTTT tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay KTTT tại NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi. 6. Tổng quan tài liệu Đề tài bài báo có nội dung chính liên quan đến vấn đề tác giả đang nghiên cứu là luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Đình Trân thực hiện tại trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, luận án tiến sỹ của tác giả Phạm Hoài Bắc, tác giả Nguyễn Thị Tằm thực hiện tại Học viện Ngân hàng; bài báo của tác giả TS. Lê Xuân Lãm; một số sách công trình nghiên cứu khoa học. Luận văn thạc sỹ “ Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Ngãi” do tác giả Trần Đình Trân thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Đoàn Gia Dũng. Trong luận văn này, tác giả đã đưa ra được một số lý luận về KTTT, thực trạng tiềm năng phát triển KTTT tại tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2009, từ đó đưa ra giải pháp phát triển KTTT tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. Tuy nhiên, cơ sở lý luận của luận văn chỉ phù hợp với thời điểm thực hiện đề tài, không còn đúng với quy định hiện nay. Trong luận văn này tác giả cũng không đi sâu vào lĩnh vực tín dụng NH, một kênh dẫn vốn quan trọng góp phần hình thành phát triển kinh tế trang trại. Qua luận văn này, đề tài đang nghiên cứu tác giả đã tham khảo cơ sở lý luận về 4 KTTT, so sánh tìm hiểu những quy định mới về KTTT phù hợp với thực tiễn hiện nay. Luận án tiến sỹ “ Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam” của tác giả Phạm Hoài Bắc thực hiện. Vấn đề trọng tâm mà luận văn này đã giải quyết là tìm ra những khó khăn trong việc cho vay KTTT của các NHTM trên địa bàn các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Cũng như, những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của các chủ trang trại. Từ đó, tác giả đã đưa ra giải pháp để đẩy mạnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với các trang trại trên địa bàn này. Qua luận văn này, tác giả đang nghiên cứu đã tham khảo các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi, cũng như các trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Luận án tiến sỹ “Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Thị Tằm thực hiện. Trong luận văn này, tác giả đã trình bày được các vấn đề lý luận về vai trò của KTTT trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; khẳng định vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế trang trại. Luận án cũng đánh giá những mặt đạt được những tồn tại, vướng mắc hiện nay trong chính sách tín dụng đối với KTTT của hệ thống NHTM đưa ra giải pháp tín dụng NH nhằm phát triển KTTT trên địa bàn Tây Nguyên. Tuy nhiên, luận án không đi sâu phân tích nghiệp vụ cho vay KTTT của từng NH mà chỉ đưa ra những điểm chung của tất cả các NH trên địa bàn Tây Nguyên. Qua luận văn này, đề tài đang nghiên cứu tác giả đã tham khảo những giải pháp tín dụng Ngân hàng nhằm phát triển KTTT, nhận xét, đánh giá để rút ra những giải pháp có thể áp dụng vào tình hình thực tiễn của địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Bài báo “ NHNo&PTNT với những giải pháp về vốn nhằm phát triển kinh tế trang trại” của tác giả Phạm Hoài Bắc. Trong bài báo này, tác giả đã 5 tìm ra những khó khăn trong việc cho vay phát triển KTTT, đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động cho vay của NHNo&PTNT. Qua bài báo này, tác giả đã tham khảo những giải pháp, đồng thời rút ra những giải pháp phù hợp, có thể vận dụng với NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi. Bài báo “Tháo gỡ khó khăn trong chính sách tín dụng - Giải quyết bài toán về “khát vốn” của tác giả TS. Lê Xuân Lãm. Trong bài báo này, tác giả đã đưa ra được một số giải pháp để đáp ứng nhu cầu vốn cho KTTT, trong đó có một số giải pháp nhằm giúp tăng cường nguồn vốn ngân hàng đối với các chủ trang trại. Tuy nhiên, phạm vi của bài báo là trong cả nước. Do đó, tác giả đã tham khảo rút ra những vấn đề phù hợp với các trang trại trên địa bàn phù hợp tình hình của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi. Công trình nghiên cứu khoa học “Thực trạng giải pháp phát triển KTTT trong thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam” do GS.TS Nguyễn Đình Hương chủ biên. Công trình nghiên cứu đã đưa ra những lý luận cơ bản về KTTT, lịch sử phát triển KTTT ở Việt nam cũng như một số nước trên thế giới rút ra bài học kinh nghiệm, quan điểm giải pháp phát triển KTTT trong thời kỳ CNH, HĐH nước ta. Trong đó, bao gồm những giải pháp tạo ra những điều kiện, tiền đề để hình thành phát triển KTTT như tăng cường vai trò của Nhà nước, phát triển kết cấu hạ tầng…và những giải pháp có liên quan đến quản lý trang trại như tạo điều kiện về vốn, phát triển nguồn nhân lực Qua các luận văn, bài báo công trình nghiên cứu trên, tác giả đã tham khảo cơ sơ lý luận về KTTT, tác giả đã nhận xét, đánh giá tìm hiểu những quy định mới hiện nay. Tác giả cũng tham khảo các giải pháp phát triển KTTT cũng như các giải pháp về tín dụng ngân hàng. Từ đó, rút ra những giải pháp phù hợp nhằm mở rộng cho vay KTTT tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH TẾ TRANG TRẠI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Tín dụng ngân hàng thương mại a. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng là hình thức vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả. Theo đó, người cho vay chỉ nhường quyền sử dụng chứ không nhường quyền sở hữu cho người vay. Do đó, sau một thời gian nhất định theo thỏa thuận, người vay sẽ hoàn trả vốn vay, có kèm một khoản tăng thêm về giá trị gọi là lợi tức khoản vay. Hoạt động tín dụng phát sinh ngay từ khi hình thành nền kinh tế hàng hóa. Cùng với sự phát triển của SX hàng hóa, công tác tín dụng ngày càng được phát triển đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tín dụng rất đa dạng phong phú. Tùy theo tiêu thức phân loại mà tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào tiêu thức chủ thể trong quan hệ tín dụng, thì tín dụng được chia thành các loại: tín dụng thương mại, tín dụng Nhà nước tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng các định chế tài chính khác) bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. 1 b. Phân loại tín dụng ngân hàng 1 Nội dung trên đây được trích dẫn ở tài liệu số [6]

Ngày đăng: 26/11/2013, 12:55

Hình ảnh liên quan

DANH MỤC CÁC BẢNGSố hiệu - Mở rộng cho vay KTTT tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh quảng ngãi

hi.

ệu Xem tại trang 3 của tài liệu.
2.3 Dư nợ cho vay KTTT theo hình thức bảo đảm tiền vay - Mở rộng cho vay KTTT tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh quảng ngãi

2.3.

Dư nợ cho vay KTTT theo hình thức bảo đảm tiền vay Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 2.2. Dư nợ cho vay giai đoạn 2009 -2012 - Mở rộng cho vay KTTT tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh quảng ngãi

Bảng 2.2..

Dư nợ cho vay giai đoạn 2009 -2012 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng số liệu 2.4 cho thấy, dư nợ cho vay KTTT của chi nhánh chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của NH, năm 2009 dư nợ cho vay KTTT chỉ   chiếm   tỷ   trọng   12,33% - Mở rộng cho vay KTTT tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh quảng ngãi

Bảng s.

ố liệu 2.4 cho thấy, dư nợ cho vay KTTT của chi nhánh chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của NH, năm 2009 dư nợ cho vay KTTT chỉ chiếm tỷ trọng 12,33% Xem tại trang 49 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan