Bài soạn Báo cáo công tác PCGD năm 2010

10 432 0
Bài soạn Báo cáo công tác PCGD năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN GIANG THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BAN CHỈ ĐẠO PCGD THCS Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo Giang Thành, ngày 15 tháng 11 năm 2010 BÁO CÁO Kết quả thực hiện công tác Phổ cập Giáo dục năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011. PHẦN THỨ NHẤT KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PCGD NĂM 2010 A.Đặc điểm tình hình: I. Khái quát tình hình chung: Giang Thành là một huyện biên giới nằm về phía tây bắc của tỉnh Kiên Giang và nằm ở cuối tây nam của tổ quốc. Điện tích tự nhiên 41.279,47 ha, có đường biên giới giáp Camphuchia 42,8 km.Toàn Huyện có 5 xã đều là xã biên giới thuộc chương trình 135 của Chính phủ. Dân số 27.012 người; trong đó dân tộc Khmer chiếm 19,81%. Sự nghiệp giáo dục huyện Giang Thành được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đầu tư xây dựng và mở rộng mạng lưới trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập cho nhân dân. Đến nay toàn huyện có 11 trường, chia ra: 1 trường mẫu giáo; 6 trường tiểu học;1 trường tiểu học và THCS và 3 trường trung học cơ sở; Năm 2009 mới được chia tách nhưng huyện vẫn duy trì tỷ lệ đạt chuẩn Quốc gia về công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và Phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Với thực trạng trên, việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện Giang Thành đến tháng 11 năm 2010 có những thuận lợi và khó khăn cụ thể như sau: a. Thuận lợi: Được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện quan tâm lãnh chỉ đạo sâu sát trong các cơ quan ban ngành, đoàn thể, cán bộ đảng viên, nhân dân, quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác phổ cập giáo dục. Đồng thời, chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ cùng với ngành giáo dục trong việc lập kế hoạch phát triển trường lớp hàng năm. Xây dựng kế hoạch ngân sách cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục năm 2010 và những năm tiếp theo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tích cực tham gia tổ chức các lớp học phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS. Ban chỉ đạo PCGD THCS các cấp đã được kiện toàn kịp thời và xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo từng địa bàn, từng thời gian, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Ban giám hiệu các trường đã có nhiều cố gắng, tích cực tham mưu với Ban chỉ đạo trong việc huy động học sinh đến lớp, duy trì sĩ số, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 3%. D:CMC-PCGD\gxh1379210198.doc10 1 Mạng lưới trường lớp được bố trí tương đối đều trên các ấp, tuyến dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động trẻ đến trường. Phần lớn người dân đã dần dần ý thức được tầm quan trọng và quyền lợi từ việc học tập của con em mình trong thời kì kinh tế đang phát triển. Do đó tỷ lệ huy động trẻ đến trường ngày càng cao. b. Khó khăn: Trường THCS trên địa bàn huyện còn thiếu, hiện nay còn 2 xã chưa có trường THCS (Phú Lợi, Vĩnh Điều). Mật độ dân cư không đồng đều, dân số thường xuyên biến động do di dân cơ học, sống phân tán không tập trung nên việc vận động trẻ trong độ tuổi đến trường gặp nhiều khó khăn. Đối tượng trẻ bỏ học và huy động ra lớp PCGD THCS phần lớn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phải đi theo gia đình làm thuê hàng ngày hoặc di chuyển theo mùa vụ để lao động kiếm sống, từ đó làm ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số và chất lượng học tập của các em học sinh. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, đặc biệt là tình trạng cho con đi học trễ so với độ tuổi hoặc cho con nghỉ học để phụ giúp gia đình còn khá phổ biến. Phần lớn người dân tộc Khmer cho con em đi học trễ so với độ tuổi, đồng thời các em chưa thông thạo tiếng Việt nên tiếp thu bài giảng rất chậm từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như trong việc theo học đúng lớp so với độ tuổi. B. Kết quả thực hiện: I. Sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền về công tác PCGD THCS: Ngay sau khi tiếp thu các chỉ thị, Nghị quyết của TW, tỉnh, Huyện ủy- UBND huyện đã cụ thể hóa và xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện từng năm và kế hoạch dài hạn cho công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở : II. Tổ chức chỉ đạo của Ban chỉ đạo huyện: Ngành Giáo dục tham mưu kịp thời UBND huyện Kiện toàn Ban chỉ đạo với đầy đủ các thành phần trong các ban ngành, đoàn thể để hoạt động có hiệu quả và phát huy tốt vai trò của các thành viên trong Ban chỉ đạo:(Quyết định số: 1230/QĐ- UB ngày 18 tháng 10 năm 2010). Phân công trách nhiệm từng thành viên phụ trách chỉ đạo các xã thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo các cấp về công tác này. Thường xuyên kiểm tra công tác phổ cập các xã tổ chức sơ - tổng kết rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch và đề ra chỉ tiêu phấn đấu hàng năm. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên ở từng ban ngành, đoàn thể. Tham mưu Huyện uỷ, UBND huyện chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ cùng với ngành giáo dục trong việc lập kế hoạch xây dựng trường lớp hàng năm. Xây dựng kế hoạch ngân sách cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục đến hết năm 2010 và những năm tiếp theo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tích cực tham gia tổ chức các lớp học PCGD THCS. D:CMC-PCGD\gxh1379210198.doc10 2 Ban chỉ đạo huyện chỉ đạo ngành giáo dục tổ chức triển khai việc điều tra, phúc tra trình độ văn hoá trong độ tuổi từ 0 đến 35 tuổi đến từng hộ gia đình, cập nhật số liệu và hoàn chỉnh các loại hồ sơ, sổ sách đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở đó nắm chắc đối tượng trẻ 6 tuổi, trẻ đang học và bỏ học ở từng trình độ. Từ đó đề ra kế hoạch và giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị xã. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể vận động và thực hiện tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, đồng thời giữ vai trò nòng cốt trong công tác PCGD THCS và vận động mở các lớp học phổ cập, dạy đúng theo chương trình và thời gian để kịp xét tốt nghiệp đúng theo định kỳ hàng năm. III. Tham mưu của ngành giáo dục: Phòng Giáo dục và Đào tạo phát huy tốt vai trò tham mưu trong việc thực hiện các văn bản của TW, Tỉnh ủy, HĐND - UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, Huyện ủy, HĐND - UBND huyện và tổ chức thực hiện trong toàn ngành, tham mưu cho UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra thực tế các xã vào cuối năm. Qua kiểm tra giúp cho các đơn vị kịp thời khắc phục những tồn tại, thiếu sót đề ra nhiều giải pháp có hiệu quả trong chỉ đạo. Đồng thời tham mưu cho các cấp chính quyền bổ sung kinh phí, tăng cường xây dựng kiên cố hoá trường lớp. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với Ban chỉ đạo PCGD THCS huyện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thành công Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác PCGD THCS 2001-2010. 1. Về cơ sở vật chất: Có mạng lưới trường lớp phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ đi học thuận lợi; mỗi trường có đủ phòng học, bàn ghế cho học sinh; có thư viện, phòng đồ dùng dạy học và được sử dụng thường xuyên theo Quyết định số 2164/GD-ĐT ngày 27/6/1995 của Bộ GD-ĐT. Toàn huyện có 5 thư viện đạt chuẩn 01 theo Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia luôn được quan tâm, Phong trào xây dựng trường “Xanh - Sạch - Đẹp ” do ngành phát động được các trường học trong toàn huyện hưởng ứng và tổ chức thực hiện đem lại nhiều kết quả khả quan, có 3 trường được công nhận đạt chuẩn Xanh - Sạch - Đẹp với 15 tiêu chí; 5 trường đạt Xanh - Sạch - Đẹp với 11 tiêu chí . 2. Đội ngũ giáo viên: Tỷ lệ giáo viên trên lớp là: Tiểu học 156 giáo viên/ 120 lớp( tỷ lệ 1,3 giáo viên/ lớp); Trình độ đào tạo: có 100% giáo viên tiểu học đạt chuẩn. Trung học cơ sở 81 giáo viên / 40 lớp tỷ lệ 2.03 GV/ lớp. Trình độ đào tạo: có 96.30% giáo viên THCS đạt chuẩn. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao. 3. Các biện pháp phát triển số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục: D:CMC-PCGD\gxh1379210198.doc10 3 Ban giám hiệu các trường đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về việc huy động và duy trì sĩ số học sinh, giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học tiểu học dưới 2% và THCS dưới 3%. Tăng cường công tác chỉ đạo của Ban chỉ đạo từ huyện đến xã. Củng cố Ban chỉ đạo kịp thời để thực hiện tốt nhiệm vụ, sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương cùng với ban ngành đoàn thể. Ngành giáo dục giữ vai trò nòng cốt tích cực, chủ động công tác tham mưu cho Ban chỉ đạo huyện trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác PCGD THCS; chủ công trên mọi lĩnh vực như vận động, duy trì sĩ số học sinh và chống lưu ban bỏ học. Đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS trong những năm tiếp theo. Đưa việc thực hiện các chỉ tiêu PCGD THCS vào tiêu chí thi đua hàng năm. Khen thưởng những đơn vị, cá nhân làm tốt, phê bình kiểm điểm những đơn vị, cá nhân chưa thực hiện tốt nhiệm vụ. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều hoạt động cho giáo viên trong toàn ngành học tập nâng cao tay nghề như: tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học các lớp đại học, tổ chức hội giảng, chuyên đề, dự giờ thăm lớp, thanh kiểm tra giáo viên theo tinh thần thông tư 43 ngày 20/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. IV. Kinh phí: Các đơn vị trường học sử dụng kinh phí của trường và sự hỗ trợ của UBDN xã để phục vụ cho việc in ấn tài liệu và công tác phúc tra hồ sơ phổ cập giáo dục. Ngoài ra còn sử dụng kinh phí của chương trình mục tiêu cụ thể như sau: - Sử dụng kinh phí cho việc in ấn tài liệu phục vụ công tác phổ cập dục tiểu học, tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở của huyện là 776.000 đồng. - Chi tiền chiết tính cho giáo viên và hỗ trợ cho cán bộ làm công tác, huy động, duy trì và quản lý các lớp phổ cập giáo dục trong toàn huyện là 49.224.000 đồng. V. Kết quả đạt được năm 2010: Với sự quyết tâm chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, HĐND - UBND huyện và nỗ lực của Ban chỉ đạo các cấp; Ngành Giáo dục và Đào tạo cùng với những thuận lợi của huyện, công tác PCGD THCS của huyện Giang Thành tính đến thời điểm tháng 11 năm 2010 đạt được những kết quả như sau: 1. Về phổ cập giáo dục tiểu học: Tổng số trẻ em 6 tuổi (sinh năm 2004): 490 em, số đi học lớp 1: 486 em đạt tỷ lệ 99.18 % Tổng số trẻ em trong độ tuổi 11 - 14: 1674 em, số tốt nghiệp tiểu học: 1574 em đạt tỷ lệ 94.03 %. Tổng số trẻ 11 tuổi: 384 em, số hoàn thành chương trình tiểu học: 327 em đạt tỷ lệ 85,16%. D:CMC-PCGD\gxh1379210198.doc10 4 Tổng số trẻ hoàn thành chương trình tiểu học năm qua: 390 em, số trẻ vào học lớp 6 hai hệ: 387 em đạt tỷ lệ 99.23 %. 2. Về phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Tổng số học sinh lớp 9: 457 em, số được công nhận tốt nghiệp THCS hai hệ: 450 em đạt tỷ lệ: 98.47 %. Tổng số đối tượng trong độ tuổi 15 - 18: 1708 người, số người có bằng THCS: 1360 đạt tỷ lệ 79,63 %. 3. Tổng số xã đạt chuẩn PCGD THCS cụ thể như sau: VI. Công tác xã hội hoá giáo dục: Ngành giáo dục đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các lực lượng xã hội tham gia có hiệu quả. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của ngành cũng xác định công tác PCGD là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành, đưa vào tiêu chí thi đua, làm động lực cho phong trào luôn được duy trì và phát triển. Trong năm ngoài nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu, các trường đã nhận được nhiều sự tài trợ về kinh phí, vật chất của các tổ chức đoàn thể, xã hội, Hội phụ huynh học sinh, Hội khuyến học các cấp, các nhà hảo tâm, hỗ trợ học bổng, SGK cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ các hoạt động phong trào của nhà trường cũng như xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất trường học. VII. Nhận xét chung: 1. Những ưu điểm cần phát huy: Các cấp ủy Đảng, HĐND - UBND từ huyện đến các xã có nhận thức đúng đắn chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đề ra về công tác phổ cập giáo dục. Đưa công tác phổ cập giáo dục vào tiêu chí thi đua cho các cấp uỷ Đảng - Chính quyền. Ban chỉ đạo các cấp xây dựng kế hoạch, lịch làm việc có phân công nhiệm vụ cụ thể; Sự phối kết hợp chặt chẻ của các thành viên trong ban chỉ đạo tạo sự đoàn kết, nhất trí cao, đồng tâm hiệp lực, năng động sáng tạo, nói đi đôi với làm và làm theo chủ trương, nghị quyết, kế hoạch của Đảng và nhà nước. Ngay từ đầu năm học Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo đã phân công từng cán bộ phụ trách từ 1 đến 2 trường để chỉ đạo và hỗ trợ nhà trường về công tác phổ cập giáo dục. Hiệu trưởng các trường đã làm tốt vai trò nòng cốt, tham mưu cho cấp uỷ chính quyền trong việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục. Đồng thời thương D:CMC-PCGD\gxh1379210198.doc10 5 S T Xã, thị Huy động vào lớp 1 Phổ cập tiểu học Huy động vào lớp 6 15-18 TN THCS Số lượng Tỷ lệ Số lượng (11- 14t) Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Phú Mỹ 65/66 98,48 296/316 93,67 88/88 100 232/285 81,40 Đạt 2 Phú Lợi 73/74 98,65 228/237 96,20 61/63 96,83 175/220 79,55 Đạt 3 Tân Khánh Hòa 94/94 100 316/348 90,80 83/83 100 292/368 79,35 Đạt 4 Vĩnh Điều 137/138 99,28 330/349 94,56 60/61 98,36 319/395 80,76 Đạt 5 Vĩnh Phú 117/118 99,15 404/424 95,28 95/95 100 342/440 77,73 Đạt Toàn huyện 486/490 99,81 1574/1674 94,03 387/390 99,23 1360/1708 79,63 Đạt xuyên quán triệt trong đội ngũ giáo viên nhận thức về nội dung và ý nghĩa của công tác này, tạo sự nhất quán trong nội bộ, tích cực cùng với địa phương tham gia vận động, giảng dạy các lớp công tác phổ cập giáo dục. Các đơn vị trường học đã chủ động tham mưu tốt với Ban chỉ đạo xây dựng kế họach hoạt động từng quí, năm và theo từng giai đoạn; thực hiện việc phúc tra rà sóat đối tượng, huy động và duy trì tốt sĩ số học sinh đảm bảo giữ vững tỷ lệ đạt chuần năm sau cao hơn năm trước theo kế hoạch đề ra. Kịp thời nhân rộng người tốt, việc tốt biểu dương khen thưởng những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, những người có đóng góp cho phong trào và những học sinh có nhiều thành tích tốt trong học tập. Ban chỉ đạo luôn coi trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động học viên giúp nhân dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu của công tác phổ cập giáo dục là để nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhân dân ngày càng ý thức hơn về việc cho con em học tập, cũng như bản thân học viên (còn trong độ tuổi) cũng ý thức được phải học tập nâng cao trình độ, kiến thức, để vận dụng vào thực tiển cuộc sống giúp ít cho bản thân, gia đình và xã hội. Tích cực vận động các nhà hảo tâm, những người có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục để thực hiện toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục nhất là tạo điều kiện giúp đỡ cho những học sinh nghèo. 2 Những hạn chế tồn tại cần phải khắc phục: Ban chỉ đạo các xã tuy có cố gắng duy trì mức độ đạt chuẩn công tác chống mù chữ phổ cập giáo dục tiểu học, tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở nhưng hiệu quả chưa cao; Chưa thể hiện rõ vai trò nòng cốt của mình trong việc phối hợp với các ban ngành, đoàn thể; Thiếu biện pháp thực hiện cụ thể nên gây khó khăn trong quá trình huy động và duy trì các lớp phổ cập giáo dục. Công tác tuyên truyền của các thành viên ban chỉ đạo về công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở từng lúc, từng nơi chưa đi vào chiều sâu lẫn chiều rộng; Việc huy đông học viên ra học các lớp phổ cập giáo dục chưa đồng đều. Còn nhiều xã huy động học viên chưa đạt chỉ tiêu trong năm đề ra. Địa bàn rộng, dân cư sống phân tán, điều kiện đi lại khó khăn, việc phân bố trường, lớp trung học cơ sở chưa đồng đều giữa các xã, khu vực dân cư: như xã Phú Lợi…làm ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác phổ cập giáo duc. Cán bộ tham gia thực hiện công tác phổ cập hầu hết là kiêm nhiệm nên chưa thống kê chính xác được thực trạng và tiềm năng. Điều tra cơ bản về công tác phổ cập, theo dõi, cập nhật số liệu về đối tượng phổ cập còn hạn chế. Nhiều địa phương, số đối tượng phổ cập thay đổi chỗ cư trú lớn và phức tạp (di cư tự nhiên), khai sinh chậm, không đầy đủ thông tin…khó khăn cho cập nhât số liệu và duy trì sĩ số học sinh. 2. Đề xuất, kiến nghị: Xây dựng thêm phòng học nhằm phát triển số lớp học 2 buổi/ngày để nâng cao chất lượng dạy - học; Tăng cường trang bị phòng học bộ môn như phòng vi tính, D:CMC-PCGD\gxh1379210198.doc10 6 phòng học sử dụng máy chiếu projector để thực hiện giảng dạy bằng giáo án điện tử, phòng học bộ môn: hát nhạc, mỹ thuật …. Sớm thành lập Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và Trung tâm giáo dục thường xuyên để đảm bảo thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn Huyện trong những năm tiếp theo. PHẦN THỨ HAI PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC PCGD NĂM 2011 I. Phương hướng nhiệm vụ năm 2011: Bằng sự nỗ lực, phát huy những thành tích đã đạt được và quyết tâm khắc phục những mặt còn hạn chế. Cùng với huyện, các xã cần phải phát huy và tăng cường tích cực hơn nữa trong công tác chỉ đạo thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục, nhằm giữ vững và từng bước nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn trong những năm tiếp theo. Tiếp tục nâng cao mặt bằng dân trí, nâng cao hơn nữa tỷ lệ công dân trong huyện hết tuổi 18 có trình độ học vấn trung học cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đầu tư kinh phí xây dựng phòng học, nhất là thay thế phòng học xuống cấp. Tăng cường mua sắm trang thiết bị dạy và học, đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với những đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục nhằm đáp ứng tốt nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và từng bước xây dựng kế hoạch để đạt chuẩn mức độ 2 vào những năm tới; Nâng tỷ lệ đạt chuẩn PCGD THCS hàng năm từ 80% trở lên, huyện có 100% xã đạt chuẩn mảng công tác này. Đồng thời, hoàn thành các chỉ tiêu được giao trong năm, duy trì và nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn CMC, SXMC, PCGD TH và PCGD TH ĐĐT. Nâng dần tỷ lệ đối tượng trong độ tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở tăng từ 79,63% năm 2010 lên 82,00% vào năm 2011; đảm bảo hầu hết thanh thiếu niên ở độ tuổi 11-18 đi học và tốt nghiệp trung học cơ sở. Nâng cao chất lượng dạy và học trong trường phổ thông, có biện pháp, hình thức giáo dục thích hợp để học sinh có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; đẩy mạnh việc duy trì sĩ số các lớp học chính quy và có biện pháp duy trì sĩ số các lớp phổ cập; vận động học sinh tiểu học, THCS bỏ học trong độ tuổi 11-18 trở lại lớp. Tăng cường hoạt động của Hội khuyến học, hội phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội để kịp thời giúp đỡ các học sinh nghèo có nguy cơ bỏ học. II. Chỉ tiêu cụ thể: Huy động trẻ 6 tuổi hàng năm vào học lớp 1 đạt tỷ lệ 98 % trở lên. Có ít nhất 95% số trẻ em trong độ tuổi 11-14 tuổi được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, Nâng tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở mức độ 1 lên mức độ 2 theo đúng lộ trình đề ra. Hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ học sinh lưu ban bỏ học. Huy động số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm vào học THCS đạt tỷ lệ từ 98% trở lên. Nâng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm từ 95% trở lên và tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp D:CMC-PCGD\gxh1379210198.doc10 7 THCS từ 82% trở lên. Hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ học sinh bỏ học Tiểu học dưới 2 % và THCS dưới 3 %. Hàng năm, các đơn vị đã được công nhận đạt chuẩn PCGD tiểu học, PCGD THCS phải tiến hành tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về PCGD, báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn. Đơn vị hai năm liền không duy trì được kết quả phổ cập thì bị xóa tên khỏi danh sách các đơn vị đạt chuẩn. Việc công nhận lại, các đơn vị này phải được xem xét như đối với đơn vị được xét công nhận lần đầu. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chuẩn bị tốt điều kiện thực hiện đổi mới chương trình bậc tiểu học và trung học cơ sở. Tiếp tục xây dựng 1 trường trung học cơ sở và 1 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010- 2015. III. Biện pháp thực hiện: 1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính chuyền trong quá trình thực hiện các mục tiêu PCGD THCS, thể hiện qua các chỉ thị của Huyện ủy, kế hoạch của HĐND, UBND huyện, tạo sự tác động tích cực mạnh mẽ, hiệu quả đối với sự chủ động tham gia tích cực công tác PCGD của các ban, ngành, đoàn thể, giáo dục và nâng cao nhận thức của các tổ chức chính trị - xã hội, của nhân dân về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với sự nghiệp giáo dục nói chung cũng như đối với công tác phổ cập. Các ngành, các cấp cần xác định công tác PCGD là nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn Đảng bộ, không chỉ là công tác trọng tâm của riêng ngành giáo dục, từ đó từng cấp ủy Đảng, chính quyền phải đặc biệt quan tâm chỉ đạo chặt chẽ công tác này, đưa nhiệm vụ này vào chương trình công tác hàng tháng, quý và thường xuyên kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện, phân công cán bộ đảng viên chịu trách nhiệm quản lý đối tượng phổ cập trên địa bàn dân cư; xem việc thực hiện nhiệm vụ PCGD là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình lãnh đạo. Các ban ngành, đoàn thể phối hợp với ngành giáo dục, thực hiện tốt công tác huy động trẻ 6 tuổi hàng năm vào học lớp 1 và trẻ được xét hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6. Vận động hết trẻ trong độ tuổi đều được đến trường, hạn chế tối đa học sinh bỏ học giữa chừng. Ngành GD-ĐT cần làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác PCGD THCS làm cho các cấp, các ngành hiểu và quan tâm tới công tác này để từ đó có sự phối hợp chặt chẽ và cộng đồng trách nhiệm. 2. Đẫy mạnh công tác huy động và duy trì sĩ số học sinh: Đẩy mạnh hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng. Phát huy tốt vai trò của Trung tâm học tập cộng đồng để tạo cơ hội học tập cho các đối tượng phổ cập; cũng cố, duy trì kết quả phổ cập để góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục thường xuyên của địa phương. D:CMC-PCGD\gxh1379210198.doc10 8 Xây dựng 100% các xã có trường, lớp THCS để thu hút hết số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học THCS; Tiếp tục có kế hoạch tách dần những trường có nhiều cấp học. Tăng cường cơ sở vật chất trường học theo chương trình kiên cố hóa trường học và định hướng xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường xanh-sạch-đẹp, an toàn ở tất cả các cấp học. Phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. Tạo cơ hội học tập cho các đối tượng phổ cập có hoàn cảnh khó khăn, không theo học được trong hệ thống giáo dục chính quy; đa dạng các hình thức học tập nhằm đáp ứng nhu cầu người học. Thực hiện tốt công tác củng cố và duy trì kết quả CMC, PCGD TH và PCGD TH ĐĐT, tạo cơ sở vững chắc cho PCGD THCS, tiếp tục duy trì, củng cố kết quả đã đạt được, không để mất chuẩn. 3. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng với tinh thần trách nhiệm cao. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ các môn học; hạn chế tình trạng thiếu giáo viên, chất lượng giáo viên không tốt làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh. Tiếp tục bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên để nâng dần giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, nhất là giáo viên mầm non. Bồi dưỡng giáo viên trực tiếp giảng dạy, cán bộ làm công tác thiết bị, thư viện, phòng thí nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, nhất là các thiết bị hiện đại, hỗ trợ tốt cho việc dạy - học. Đồng thời, thường xuyên tổ chức hội giảng, chuyên đề nhằm nâng cao tay nghề, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. Qua đó, giáo viên có thể tự tin chủ động điều chỉnh chương trình giảng dạy theo quy định cho phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Mỗi thầy giáo, cô giáo luôn trau dồi đạo đức, tác phong gương mẫu, có ý thức học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng, thương yêu, quan tâm đến từng đối tượng học sinh, tạo sự thân thiện giữa thầy và trò, là tấm gương tốt cho học sinh. 4. Tăng cường công tác tuyên truyền và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Công tác tuyên truyền và xã hội hóa giáo dục đã tạo được phong trào toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục thông qua các hoạt động thiết thực, hiệu quả của từng tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể. Trong năm 2011 trở đi, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục, để tăng cường sự tham gia, phối hợp, ủng hộ cao nhất của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân; tăng cường nguồn lực cho giáo dục, cho công tác PCGD; góp phần quan trọng trong việc huy động đối tượng phổ cập đi học, vận động học sinh bỏ học ra lớp để tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường, phấn đấu giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là công tác PCGD THCS, trong đó phát huy vai trò của các hội, các tổ chức đoàn thể để đầu năm học huy động hết các em trong độ tuổi đi học đến trường, duy trì sĩ số học viên bổ túc văn hóa, kết hợp các biện pháp quản lý, hạn chế học sinh bỏ học, tạo mọi điều kiện cho các đối D:CMC-PCGD\gxh1379210198.doc10 9 tượng có hoàn cảnh khó khăn đến lớp, khen thưởng kịp thời các đơn vị và cá nhân có thành tích trong công tác PCGD THCS. Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở của huyện Giang Thành năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011./. Nơi nhận: TRƯỞNG BAN - BCĐ PCGD THCS Tỉnh; - Huyện ủy - HĐND - UBND huyện; - Ban Tuyên giáo Huyện ủy; - BCĐ PCGD THCS huyện; - BCĐ PCGD THCS các xã; - Hiệu trưởng các trường; - Lưu VT, CM. PHÓ CHỦ TỊCH UBND HUYỆN Hàng Kim Nguyên D:CMC-PCGD\gxh1379210198.doc10 10 . CHỈ ĐẠO PCGD THCS Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo Giang Thành, ngày 15 tháng 11 năm 2010 BÁO CÁO Kết quả thực hiện công tác Phổ cập Giáo dục năm 2010. với Ban chỉ đạo PCGD THCS huyện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thành công Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện công tác PCGD THCS 2001 -2010. 1. Về cơ

Ngày đăng: 26/11/2013, 02:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan