Tài liệu Phỏng vấn 1

20 379 1
Tài liệu Phỏng vấn 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

C¸c c©u hái thêng gÆp khi tham gia pháng vÊn Các câu hỏi thường gặp khi tham gia phỏng vấn: • Câu hỏi: “Nguyên nhân gì để anh (chị) giành được thành công trong chuyên môn?” Khi nêu câu hỏi này, người phỏng vấn không thích những ví dụ thành công của bạn, mà là muốn tìm hiểu xem bạn có được thành công như thế nào. Bạn cần trả lời ngắn gọn, rõ ràng. Ví dụ: "Tôi cho rằng, có được thành công là do 3 nguyên nhân sau: Thứ nhất là được đồng nghiệp giúp đỡ, điều này đòi hỏi cần phải có tinh thần hợp tác coi công việc là một chỉnh thể. Thứ hai, xác định rõ ràng mục tiêu công việc của mình và của phòng mình. Cuối cùng là dốc toàn bộ sức lực để giải quyết các vấn đề khó khăn nhằm giành được kết quả cao. • Câu hỏi: “Tại sao anh (chị) muốn làm việc ở công ty chúng tôi?” Muốn trả lời được câu hỏi này, bạn cần phải nghiên cứu tìm hiểu về công ty. Sau đó có thể đề cập đến việc bạn tin tưởng rằng công ty có thể tạo cho bạn một môi trường làm việc vui vẻ và ổn định (công ty rất nổi tiếng về những vấn đề này). Bầu không khí đó đã khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn. “Tôi muốn tìm việc làm, và tôi cũng rất yêu công việc và chuyên môn của mình. Quý công ty đã sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, cung cấp một dịch vụ chu đáo. Điều này làm tôi mong muốn được hoà mình vào tập thể công ty”. • Câu hỏi: “Anh (chị) thu xếp công việc như thế nào?” Một ngày của anh (chị) được bố trí ra sao? Bạn cần phải thể hiện mình là người biết sử dụng thời gian. Không ai muốn nhận một nhân viên nào ngồi cho qua ngày, vì vậy bạn cần phải thể hiện tính chủ động của mình trong công việc. Bạn có thể kết thúc như sau: “Sau một ngày hoàn tất công việc và chuẩn bị về nhà, tôi luôn thu dọn côn làm việc, và chuẩn bị kế hoạch cho công việc ngày mai”. • Câu hỏi: “Với công việc của công ty hiện nay, anh (chị) có những kinh nghiệm gì?” Đây chính là một cơ hội tuyệt vời để bạn giới thiệu mình. Nhưng trước hết, bạn cẩn phải hiểu được mong muốn của nhà tuyển dụng. Vị giám khảo không chỉ đang tìm một kỹ sư, một kế toán có năng lực mà là họ đang tìm một người biết giải quyết vấn đề. Trước câu hỏi này, có thể nhà tuyển dụng sẽ nói cho từng người biết khái quát về tình hình công việc. Những thông tin mà bạn có được sẽ làm bạn trả lời mạch lạc, khoa học hơn. Như một công ty đang đứng trước vấn đề vận chuyển hàng hoá bằng đường tàu thuyền thì họ sẽ rất vui khi nghe câu trả lời: “Tôi có kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá, rất thông thạo các thiết bị mà quý cô có, điều nãy sẽ làm tôi nhanh chóng hoà nhập với công việc. Tôi hiểu về những yêu cầu kế hoạch giao hàng và vận chuyển hàng hoá bằng tàu thuyền. Điểm cuối cùng là tôi luôn chú trọng tới lợi ích kinh tế, luôn cố gắng hạn chế việc hỏng hóc các linh kiện và tránh không bị trả lại hàng”. • Câu hỏi: “Anh (chị) thích và không thích điểm gì ở công việc?” Vị giám khảo đang muốn tìm một điểm yếu của bạn. Nếu một sinh viên tốt nghiệp trường Luật lại nói là mình không thích tranh luận nhiều với các đồng nghiệp thì điều đó đã khiến sinh viên đó bị trừ điểm. Vì vậy phải trả lời là bạn thích tất cả những việc trước kia, nói rằng công việc trước kia đã tạo cho bạn có được rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Nếu bạn chỉ trích sếp cũ của mình thì rất có thể bạn cũng sẽ bị mất điểm. Tiếp đó, bạn hãy nói: “Tôi rất thích công việc này. Cô xem, trước đây công ty chúng tôi phân công công việc rất tỷ mỹ, nhấn lạnh tính chuyên môn hoá. Còn đối với công ty quý cô, tôi luôn mong muốn được cống hiến nhiều hơn ở mọi lĩnh vực”. • Câu hỏi: “Qua quá trình làm việc, anh (chị) đã học được những điều gì?” Bạn cần phải trả lời xoay quanh tình hình chuyên môn và nghiệp vụ. Người phỏng vấn muốn tìm hiểu xem bạn có khả năng tìm kiếm và chấp nhận những ý kiến mang tính xây dựng hay không, thái độ lao động có xuất phát từ lợi ích cơ bản của công ty hay không? Hay là cá nhân có những suy nghĩ thiên kiến riêng tư. “Điều quan trọng là tôi đã hiểu lợi ích của tôi thống nhất với lợi ích của công ty”. 0x §o¹n II: • Câu hỏi: “Anh (chị) cảm thấy thế nào với những kết quả của ngày hôm nay?” Người phỏng vấn hỏi câu này không chỉ đơn giản là để đánh giá sự tiến bộ của bạn mà còn muốn đánh giá về sự tự khẳng định của bạn. Bạn cần phải có câu trả lời khẳng định, xong không nên tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng là hình như mình đã làm xong công việc tốt nhất rồi. Bạn cần phải cho người phỏng vấn tin rằng, bạn coi mỗi một ngày là một cơ hội để học tập và để giành được thành công, coi công ty này là một môi trường tốt để bạn phát triển khả năng của mình. “Chỉ cần giành được một chút tiến bộ thì tôi cũng không tự thỏa mãn, càng có được nhiều tiến bộ thì tôi càng muốn làm việc và học hỏi nhiều hơn”. • Câu hỏi: “Anh (chị) hãy nói sơ qua về việc anh (chị) đã được thăng tiến ở công ty cũ?” Trả lời câu hỏi này khá phức tạp. Câu trả lời này phải phản ánh được cá tính, mục tiêu, quá khứ và tương lai của bạn và cả việc bạn có say mê công việc hay không. Trong khi nói, bạn nên thiên về đặc điểm quan trọng của cá tính. Khi nói về việc thăng tiến, bạn sẽ thể hiện được kết quả của quá trình phấn đấu chăm chỉ, thành tích và cơ hội tốt của bạn. • Câu hỏi: “Anh (chị) hãy nói qua về việc giải quyết những vấn để gai góc của mình?” Người phỏng vấn hỏi bạn câu này là muốn tìm hiểu khả năng, đặc biệt là khả năng phân tích của bạn. Khi xử lý vấn đề khó khăn, tôi thường chia thành 4 bước. Một là, xem xét vấn đề. Hai là, nêu ra những biện pháp giải quyết. Ba là, tính toán sự được mất của mỗi một biện pháp giải quyết và xác định ra phương án tốt nhất. Bốn là, tôi phản ánh vấn đề này với cấp trên đồng thời nêu ra phương án của mình và ghi nhận những ý kiến khác của các đồng sự. Sau đó bạn hãy nêu ra một ví dụ thực tế về một vấn đề và cách giải quyết vấn đề đó. • Câu hỏi: “Trong công việc trước kia, anh (chị) đã có những quyết định và biện pháp nào?” Câu trả lời của bạn nên đề cập đến sự thật: Những quyết định của bạn đều căn cứ vào công việc cụ thể. Có thể người phóng vấn sẽ muốn tìm hiểu thêm bạn sẽ phải chịu trách nhiệm đến mức độ nào, và cũng muốn biết xem bạn có vượt quyền hạn hay không. Đây là một cơ hội tốt để bạn thể hiện thành tích của mình, tuy nhiên đối với công việc thì bạn cần phải chừng mực hơn một chút. Ví dụ: “Khi phụ trách bộ phận thu mua, công việc của tôi luôn đảm bảo để mọi người được nhận thông tin một cách kịp thời. Quy định của công việc này rất nghiêm ngặt, các quyết định của tôi không có gì khó khăn. Hơn một năm trước, tôi đã chú ý rằng: Vào 10h00 sáng mỗi ngày khi tôi đi phân phát các giấy tờ thì công việc của những người khác phải dừng lại 20 phút. Tôi lấy một ví dụ và báo cáo lại với cấp trên. Sếp của tôi đã thống nhất với tổng giám đốc và từ đó về sau tôi sẽ đi phân phát các giấy tờ vào trước giờ ăn trưa. Cô tổng giám đốc cho rằng, tôi đã chú ý nâng cao hiệu quả công việc tiết kiệm thời gian, ông ấy mong rằng tất cả mọi người trong công ty, ai cũng sẽ có được ý thức này”. §o¹n III: Câu hỏi: “Anh (chị) tìm việc trong bao nhiêu lâu?” Nếu như bạn đang có việc làm thì trả lời thế nào cũng không quan trọng. Bạn chỉ cần nói là bạn muốn tìm một công việc, một công ty phù hợp với bản thân mình, tìm kiếm những cơ hội và thách thức mới. Nếu như bạn đang đợi xin việc thì trả lời như thế nào lại trở nên vô cùng quan trọng. Bạn sẽ không giành được điểm nào nếu trả lời tùy tiện. Vì vậy, bạn chỉ nên trả lời là đã tìm việc khoảng nửa năm hoặc lâu hơn một ít thôi, và hãy nhớ thêm vào những câu như: “Tôi đã tìm việc làm hơn 2 năm rồi. Trong khoảng thời gian ấy cũng có người giới thiệu việc làm cho tôi và cũng có công ty đã đồng ý nhận, nhưng tôi luôn cho rằng công việc phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân mỗi người là vô cùng quan trọng, nên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng" . • Câu hỏi: “Công việc của chúng tôi hiện nay có thể so sánh với các công việc trước đây mà anh (chị) đã làm hay không?” Bạn không cần phải nghiền ngẫm xem dụng ý của người phỏng vấn là gì mà có thể thẳng thắn nói: “Không có công việc nào hoàn toàn giống công việc nào. Công việc hiện nay tất nhiên là khác với nhũng công việc tôi đã từng làm”. Nếu người đối diện cần bạn giải thích rõ ràng hơn, bạn hãy nói: “Để trả lời câu hỏi của cô được kỹ càng tôi xin hỏi một vài vấn đề liên quan đến công việc của quý công ty”. •Câu hỏi: “Anh (chị) có thể đảm đương công việc cho chúng tôi mà người khác không làm được không?” Câu trả lời của bạn cần phải nêu bật về những yếu tố có liên quan đến nhu cầu hiện nay của công ty, cũng như những vấn để liên quan đến bạn. Hãy tổng kết những giải thích của người phỏng vấn đối với công việc và đối chiếu năng lực của bạn với từng nhu cầu. Khi kết thúc nên nói: “Tôi có đầy đủ các điều kiện mà quý cô cần (Hãy liệt kê ra). Ngoài ra, quý cô có yêu cầu gì nữa không?” •Câu hỏi: “Cấp trên có đánh giá tất với những biểu hiện công việc của anh (chị) hay không ?” Nếu như công ty trước đây đã từng yêu cầu bạn viết một bản tổng kết chính thức về công việc thì bạn nên viết. Khi không còn làm ở công ty đó nữa, bạn nên đề nghị họ giúp bạn viết một lá thư giới thiệu. Tuy nhiên, bạn không được đường đột nhét lá thư xin việc này vào tay của người phỏng vấn. Họ sẽ có thái độ nghi ngờ với bất cứ một loại văn bản không hỏi mà đưa. Khi họ hỏi đến, bạn nên đường hoàng đưa cho họ. Nếu như không có văn bản thì bạn có thể nói: “Cấp trên của tôi luôn đánh giá tốt về những gì tôi đã làm ông ấy luôn cho rằng tôi có thể đảm nhận được trách nhiệm to lớn”. • Câu hỏi: “Trách nhiệm công việc của một nhân viên thống kê (hoặc là kế toán, kỹ sư) là gì?” Đây là một câu hỏi được người phỏng vấn đề cập đến nhiều nhất. Thứ nhất, nó đòi hỏi người xin việc cần phải có đầu óc tính toán về hiệu quả công việc, nó đòi hỏi bạn phải hiểu được công việc của chính bạn, đồng thời còn phải hiểu được làm như thế nào để thích ứng với tất cả công việc. Thứ hai, trả lời câu hỏi này sẽ phản ánh được mức độ bạn bằng lòng chấp nhận mệnh lệnh và sắp xếp công việc như thế nào. Thứ ba, đây là một câu hỏi có sự lựa chọn rất cao, nếu như thiếu hiểu biết về toàn diện vấn đề thì bạn sẽ bị loại ngay từ vòng đầu. Câu trả lời này còn có thể phản ánh được sự hiểu biết của bạn với công việc, nhưng cần nhớ không nên cứ xoay quanh các chi tiết về chuyên môn: Như ở công ty này thì là một nhân viên thống kê nhưng sang một công ty khác có thể bạn sẽ là một thực tập viên về mạng. Vì vậy, bạn có thể nói thẳng thắn: “ Cho dù tên gọi công việc của tôi, trách nhiệm, tính chất đôi với công việc có khác với của công ty cô, nhưng trong công việc hiện nay trách nhiệm của tôi gồm: .”. Nếu như bạn cảm thấy có điều gì đó chưa ổn thì hãy hỏi: “Tôi còn thiếu những trách nhiệm trong công việc nào nhỉ?”. Điều này sẽ giúp cho bạn có thể sửa chữa. §o¹n IV: Câu hỏi: “Hãy nói rõ về mối quan hệ công việc của anh (chị) với mục tiêu của phòng, của công ty?” Câu hỏi này của người phỏng vấn nhằm khảo sát mức độ hiểu biết của bạn đối với nhiệm vụ cá nhân, của phòng và của công ty; đồng thời cũng xem xét năng lực làm việc của bạn, cũng như tác dụng của bạn trong tập thể câu trả lời của bạn cần phải thể hiện như sau: “Tất nhiên tôi cản phải hoàn thành 100% nhiệm vụ của mình. Nhưng chất lượng công việc của tôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công việc của người khác. Vì vậy là một thành viên của tập thể, tôi cần phải quan tâm đến những người khác. Ngoài ra,tôi cần phải ghi nhớ về mục tiêu của công ty. Để thực hiện được mục tiêu đó, tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì mà công ty cần”. • Câu hỏi: “Anh (chị) cho rằng vấn đề nào trong công việc là quan trọng nhất?” Câu bỏi này nhằm xác định xem người trả lời phỏng vấn sẽ sắp xếp thời gian ra sao nắm vững nghệ thuật điều chỉnh công việc một, cách phù hợp nhất. Bạn cần phải phân tích đầy đủ về công việc của mình, vấn đề quan trọng của công việc là khai thác, nghiên cứu hay là thiết kế. Đó là tiêu thụ, quy hoạch hay là đào tạo. Đó là chất lượng, tiến độ hay là an toàn? . Tất cả những điều đó bạn cần phải nắm chắc trong đầu, đồng thời cũng không được coi nhẹ bất cứ vấn đề nào khác. • Câu hỏi: “Anh (chị) có chấp nhận đi xa, khi mà công ty yêu cầu hay không?” Nếu bạn không muốn phải đi đến một nơi xa xôi thì có thể hỏi bằng cách: “Cô muốn nói đó là đi công tác hay là chuyển đến đó làm việc? Hay là quý cô muốn đào tạo chúng tôi ở nước ngoài?”. Hãy hỏi rõ ngọn ngành, và câu trả lời của bạn nên là: “Đồng ý”. Bạn có thể không chấp nhận công việc này, nhưng nếu bạn không được tuyển dụng thì bạn cũng không có sự lựa chọn như vậy. • Câu hỏi: “Thành tích lớn nhất trong công việc của anh (chị) là gì?” Câu trả lời của bạn cần xoay quanh chủ đề công việc. Nếu bạn có thể trả lời bằng các con số, hoặc bạn là người phụ trách chính thì câu trả lời thật dễ dàng. Nhưng nếu bạn không thể trả lời được như vậy, hoặc bạn chỉ là một nhân viên bình thường thì không nên thổi phồng cống hiến của mình đối với một công việc nào đó. Khi ấy, bạn nên bắt đầu trả lời là: “Thành tích lớn nhất của tôi trong công việc vẫn là dựa vào sự cố gắng của chính bản thân mình. Tôi đã cố hết sức mình trong tập thể, và qua đó đã học được nhiều điều. Chúng tôi cố gắng làm việc, đoàn kết với nhau và hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra”. • Câu hỏi: “Anh (chị) đã tổ chức, quy hoạch những công việc quan trọng như thế nào?” Quy hoạnh một công việc có hiệu quả đòi hỏi cần phải có sự suy nghĩ chu đáo (yếu tố con người, công cụ để hoàn thành công việc. Việc đó sẽ được hoàn thành vào ngày nào, tiến độ ra sao? sẽ hoàn thành vào giờ nào ngày nào?). Quy hoạch có hiệu quả còn bao gồm cả phần kinh phí. Bạn cần phải thể hiện được một số yếu tố cơ bản mà bạn đã suy nghĩ đến. §o¹n V: Câu hỏi: “Anh (chị ) theo đuổi công việc mới bởi những mục đích gì?” Bạn cần một công ty để bản thân phát huy sở trường và khả năng chuyên môn của mình. Bạn đừng bao giờ nói rằng, mình đòi hỏi công ty này sẽ đem lại cho bạn cái gì, mà cần phải nói bạn mong muốn làm được gì cho công ty. Điều quan trọng nhất của câu trả lời chính là “cống hiến” tức là bạn cống hiến cho công ty bằng cách chăm chỉ làm việc, thông qua công việc để nâng cao khả năng chuyên môn của mình. • Câu hỏi: “ Anh (chị) đảm nhận trách nhiệm lớn hơn trong công việc bằng biện pháp nào?” Đây là một câu hỏi quan trọng hay gặp nhất. Người phỏng vấn đang tìm kiếm một thực tế trong việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ của bạn. Vì vậy, bạn cần phải nói rõ bằng những ví dụ thực tế. Cách trả lời sau đây sẽ thể hiện được tính trung thực, biết lắng nghe ý kiến của người khác và sự chín chắn của bạn. Một phần trong đó có thể kết hợp với kinh nghiệm cá nhân của bạn. Khi trả lời, cần phải chú ý đến nơi chốn và thời gian. “Khi tôi vừa nhận công việc đó thì cấp trên cũng đã chỉ bảo cho một đôi điều. Thời gian trôi qua, tôi được đảm nhận trách nhiệm lớn hơn (hãy nêu ra một vài ví dụ). Bây giờ mỗi sáng gặp nhau, chúng tôi thường thảo luận đến tiến độ công việc, như vậy tôi cũng hiểu được cấp dưới. Tôi cho rằng điều này không những thể hiện được sự tiến bộ của tôi mà còn cho thấy khả năng phán đoán trong công việc quản lý của bản thân mình. Từ đó, tôi càng tin tưởng vào khả năng làm việc của mình một khi được đảm nhận những trách nhiệm lớn lao hơn”. • Câu hỏi: “Anh (chị) có sẵn sàng mang hết khả năng của mình để hoàn thành tốt công việc được giao không?” Muốn trả lời được những câu hỏi loại này, bạn cần phải nói rõ cá tính của mình. Đối với những câu hỏi đặc biệt như vậy thì khi trả lời, bạn cần phải thể hiện được tinh thần: “Đến nay tôi luôn thấy tự hào về những thành tích công việc của mình, đặc biệt là. . . (Hãy nêu những ví dụ thực tế). Nhưng tôi tin là sau này tôi sẽ làm tốt hơn nhiều”. • Câu hỏi: “Có phải anh (chị) đang làm việc với nhiều áp lực?” Có thể bạn sẽ không kìm được lòng mình mà trả lời một cách rất đơn giản là “Có” hoặc “Không”. Chúng tôi khuyên bạn không nên nói như vậy. Nói như vậy không thể hiện được vấn đề mà còn đánh mất cơ hội giới thiệu bản thân mình. Rất có thể đây là câu hỏi của người phỏng vấn không có kinh nghiệm nêu ra. Bạn chỉ cần trả lời đầy đủ và ngắn gọn: “Tôi có thể chấp nhận các áp lực: Tôi tin rằng làm việc có kế hoạch, quản lý rõ ràng và hoàn thành những công việc mình được giao thì không thể lúng túng như thợ vụng mất kim được. Nhưng khi áp lực và thách thức lớn nhất xuất hiện thì cần phải có sự chuẩn bị về tâm lý. Tôi luôn giải quyết công việc bằng sức lực, tinh thẩn của mình. Đối khi áp lực lại có tác dụng thúc đẩy tôi làm việc tốt hơn”. • Câu hỏi: “Điều làm anh (chị) hài lòng nhất trong công việc này là gì?” Bạn cần trả lời bằng những thông tin mà người đối diện đã cung cấp cho bạn, trong tình huống cẩn thiết nên nêu câu hỏi để làm rõ vấn đề: “Hiện nay phòng nào của quý cô ít người nhất?”, hoặc là: “Cô có thể nói khái quát tình hình của công việc trong một ngày không?”. Về công việc, thì lợi ích lớn nhất đều tồn tại ở các phòng và cả công ty, đó chính là lợi ích của chính bạn vì vậy câu trả lời của bạn cần phải thể hiện phù hợp với thách thức và yêu cầu hiện nay, đó cũng chính là điều bạn thích nhất và chính đó là những đòi hỏi và thách thức mà công ty đang phải đối mặt như nơi làm việc bận rộn nhất, những phòng quan trọng nhất, hoặc là những vị trí đem lại nhiều lợi ích nhất cho công ty. §o¹n VI: Câu hỏi: “Anh (chị) đối phó với công việc căng thẳng như thế nào?” Câu hỏi này khác với câu hỏi: “Có phải anh (chị) đang làm việc với nhiều áp lực?”. Câu hỏi này chủ yếu là muốn hỏi việc bạn xử lý áp lực như thế nào. “Khi vừa bắt tay vào công việc là tôi đã làm một cách chu đáo, cẩn thận, nên không gây ra những căng thẳng sau này cho công việc. Tôi thấy nếu như phân tích kỹ càng các nhiệm vụ nặng nề thì bản thân sẽ giảnh được tính chủ động hơn rất nhiều. Hơn nữa, nâng cao khả năng, phát huy, và giải quyết vấn đề của mình, làm việc khoa học thì sẽ không còn lo lắng đến những công việc căng thẳng”. • Câu hỏi: “Anh (chị) có thể làm việc trong thời gian bao nhiêu lâu ở công ty chúng tôi?” Người phỏng vấn có thể đang suy nghĩ đến việc tuyển bạn vào làm, vì vậy bạn cần phải thúc đây họ ra quyết định cuối cùng. Trả lời câu hỏi này, bạn cần phải kết thúc bằng một câu hỏi của mình, hãy đá bóng trở về sân của người đối diện. Có thể nói là: “Tôi rất muốn có được việc làm ổn định trọng công ty của cô. Tôi biết chấp hành các mệnh lệnh, nhiệt tình công tác. Với sự tiến bộ và khả năng chuyên môn thì tội không có lý do gì phải tìm công việc khác. Cô cho rằng tôi có thể làm việc ở công ty cô trong bao nhiêu lâu?” • Câu hỏi: “Anh (chị) đánh giá như thế nào về cấp trên của mình?”. Tôi luôn luôn tôn trọng cấp trên và đã học hỏi được rất nhiều từ cấp trên của mình. Thực sự là cấp trên đã dẫn dắt tôi có thể đối mặt với các thách thức lớn lao. • Câu hỏi: “Khi không đồng ý với quan điểm của cấp trên, anh (chị) có nêu quan điểm của mình bay không?” Hãy nói là: “Có thể”, bạn hãy nói từ góc độ đề xuất ý kiến để nâng cao hiệu quả công việc. “Nếu cuộc họp trưng cầu ý kiến của mọi người thì tôi sẽ phát biểu ý kiến. Nhưng tôi sẽ suy nghĩ kỹ càng đến cảm nhận của người khác. Tôi tuyệt đối không bao giờ mạt sát cấp trên ngay tại buổi họp. Giám đốc cũ của tôi đã nói rất rõ rằng: Giám đốc rất coi trọng ý kiến của tôi vì vậy mà thường xuyên hỏi ý kiến tôi. Nếu tôi thấy có ác cảm với điều gì thì tôi sẽ trao đổi cách suy nghĩ riêng với giám đốc”. • Câu hỏi: “Anh (chị) sẽ nói gì với cấp trên thiếu công bằng?” Nếu như muốn nói tỷ mỷ thì bạn hãy nới như sau: “Tôi sẽ hẹn gặp vị cấp trên thiếu công bằng đó, lựa lời giải thích về những điều tôi cảm thấy lo lắng về mối quan hệ của tôi và cấp trên. Cũng có thể là do tôi thể hiện không theo ý của cấp trên về vấn đề nào đó, vì vậy mà tôi rất mong được chỉ bảo rõ ràng. Tôi sẽ nói chuyện với cấp trên với thái độ và trách nhiệm về mối quan hệ giữa con người với con người”. • Câu hỏi: “Hãy nói một chút về vai trò của anh (chị) trong tập thể?” Các bộ phận cần phải dựa vào sự hợp tác của tập thể thì mới hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy cần phải tìm mọi cách để nói mình là một người luôn luôn có tinh thần hợp tác: “Khi triển khai công việc, tôi cố gắng để những việc dễ cho người khác, làm như vậy để nâng cao hiệu quả làm việc của đôi bên. Chúng tôi đều phải có trách nhiệm cải thiện bầu không khí làm việc và môi trường làm việc. Điều này đòi hỏi mỗi người chúng tôi đều phải làm việc vì mục tiêu chung của cả tập thể và cần phải hy sinh quyền lợi cá nhân cho những mục tiêu chung ấy”. §o¹n VII: • Câu hỏi: “Anh (chị) vẫn đang Iàm việc, vậy làm thế nào để đến đầy phỏng vấn xin việc?” Bạn nói gì cũng được, nhưng đừng bao giờ nói là bạn xin nghỉ ốm để đến phỏng vấn. Bạn cần phải trả lời thật bình tĩnh và đường hoàng. Câu trả lời tốt nhất là cần phải để người phỏng vấn cảm thấy thuận tai: bình thường tôi hay làm thêm ca, nên có thời gian nghỉ bù, vì vậy mà hôm nay trước khi đi đến đầy, tôi đã xin phép cấp trên cho tôi nghỉ 1-2 ngày để giải quyết việc riêng. Mặc dù có ý định không muốn làm việc ở đó nữa,nhưng không bao giờ tôi muốn làm tổn thương điều gì đó đối với cấp trên vào giờ phút quan trọng nhất”. • Câu hỏi: “Hợp tác là gì?”. Câu hỏi này đòi hỏi bạn phải giải thích tác dụng của một thành viên trong công việc như thế nào: Hợp tác là một người khi cần thì cần phải hy sinh ham muốn cá nhân, vứt bỏ lợi ích cá nhân để đảm bảo cho tập thể giành được mục tiêu chung. Đó là yêu cầu của tập thể. Hợp tác là thông qua công việc và sự hiểu biết lẫn nhau để tạo ra một sức mạnh tập thể. Sức mạnh ấy được kết hợp từ sức mạnh của từng thành viên trong tập thể. • Câu hỏi: “Anh (chị) chấp hành mệnh lệnh như thế nào?” Câu hỏi này thực chất bao gồm hai câu hỏi: “Anh (chị) chấp hành mệnh lệnh như thế nào?”, và: “Anh (chị) tiếp nhận sự phê bình như thế nào?”. Vì vậy, mà câu trả lời của bạn cũng cần phải bao gồm cả hai vấn đề này. “Tôi chấp hành các mệnh lệnh của cấp trên rất tốt. Tôi thấy nên chia thành hai loại: Một là, mệnh lệnh cụ thể, tức là cấp trên bố trí công [...]... buổi phỏng vấn nào nữa không Nếu như vẫn còn phải tham gia các buổi phỏng vấn khác thì bạn cẩn phải hỏi rõ vấn đề với thái độ tích cực và nhiệt tình, hỏi rõ về thời gian và địa điểm Nếu như trình tự tuyển dụng nhân viên quy định cẩn phải phỏng vấn nhiều lần thì bạn cũng phải tỏ rõ là mình muốn được tham dự các buổi phỏng vấn tiếp theo với thái độ thẳng thắn và thành thực “Tôi xin hỏi là buổi phỏng vấn. .. tuyển dụng Khi người đối diện hỏi bạn có còn vấn đề gì không thì đây chính là tín hiệu cho thấy buổi phỏng vấn sắp kết thúc Bạn cần phải nêu câu hỏi và thông qua câu hỏi để làm nổi bật sở trường của bản thân Bạn cần phải rời khỏi nơi phỏng vấn với thái độ tự tin và lịch sự như khi bạn bước vào trong phòng phỏng vấn Bạn cần phải nhìn thẳng vào người phỏng vấn với nự cười rạng rỡ trên môi bắt tay nhiệt... đến phỏng vấn, tôi có thể làm tốt được công việc này và sẽ có những cống hiến cho công ty” Ngoài những vấn đề đó, bạn cần phải tuân thủ theo bốn nguyên tắc nên và không nên sau: Bốn nguyên tắc không nên: 1 Bạn không nên đề cập đến vấn đề tiền lương, chế độ đãi ngộ và ngày nghỉ Chúng tôi nói như vậy không có nghĩa là những vấn đề ấy không đáng được nói đến Trước khi được nhận vào làm nếu nêu những vấn. .. ty nào sẽ là đồi thủ cạnh tranh của công ty? Cô cảm thấy tình hình công ty của họ với công ty của ta như thế nào? 10 Tốc độ tăng trưởng trong 5 năm qua của công ty như thế nào? 11 Nếu như có tài liệu giới thiệu về công ty thì tôi có thể mượn được không? KÐt thóc buæi pháng vÊn: Đi phỏng vấn xin việc cũng như lên sân khấu, mỗi người đều cần phải ra sân khấu lúc đèn sáng và đều phải rút về hậu trường... nhân sự của công ty thường phỏng vấn trên 15 người chỉ vì tìm một nhân viên làm việc cho công ty Tiến độ và sự căng thẳng của người chủ trì buổi phỏng vấn sẽ vô tình làm cho giám đốc không có ấn tượng gì về những người xin việc Nếu bạn bị người đối diện quên thì tất cả những cố gắng trước kia của bạn đã tan thành mây khói Bạn cần phải áp dụng một số biện pháp để người phỏng vấn nhớ tới bạn Biện pháp... nhân vật nào đó của công ty • Côy tỏ thái độ lịch sự, cảm ơn người phỏng vấn đã đành thời gian gặp bạn trong khi công việc còn bộn bề • Khi thích hợp, bạn có thể nêu một vài cái tên mà bạn đã gặp hôm phỏng vấn Có thể nhắc đến những chủ đề mà người phỏng vấn thích để khơi gợi sự chú ý của họ • Hãy gửi lá thư này cho người phỏng vấn quan trọng nhất Xuất phát từ mong muốn thành công, bạn cũng nên viết... • Câu hỏi: “Anh (chị) có hỏi gì không?” Đây đúng là một câu hỏi tuyệt vời Đó là một tín hiệu cho thấy buổi phỏng vấn có thể sắp kết thúc, và bạn cần phải gây ấn tượng đối với người phỏng vấn Bạn cần phải thể hiện sự quan tâm, chú ý đến người đối diện Bạn có thể nêu câu hỏi từ những vấn đề sau: 1 Trước kia ai làm công việc này? Họ đã xảy ra chuyện gì? Họ được đề bạt hay là đã thôi việc? Trong vòng hai... quá ủ ê, thất vọng Khi tham dự phỏng vấn, nếu như bạn không được nhận vào làm, hoặc chưa được nhận ngay lúc ấy thì cũng đừng tỏ ra quá chán nản và tuyệt vọng Thái độ ấy nói lên sự thiếu tự tin và mất cân bằng tâm lý của bạn Khi ra khỏi phòng phỏng vấn, bạn cẩn phải có thái độ nhiệt tình, vui vẻ và thẳng thắn Đó cũng là một ưu điểm nổi bật của bạn trong cả buổi phỏng vấn 4 Không nên yêu cầu người đối... diện nhận xét về những biểu hiện của mình trong buổi phỏng vấn Bằng cách này, bạn đã dồn người phỏng vấn vào hoàn cảnh khó xử, và sẽ nảy sinh một số câu hỏi một số vấn đề bất lợi Bạn có thể nói rằng bản thân tha thiết mong muốn được trúng tuyển và hỏi xem mình còn cần phải làm những gì thì mới có thể được nhận vào làm tại công ty Bốn nguyên tắc nên: 1 Bạn nhất định phải hỏi Khi bạn có cơ hội nêu câu... mọi vấn đề trong quá trình phỏng vấn, bạn nên ghi tất cả vào một quyển sổ Nếu như đầu óc đang rối tung, bạn có thể sắp xếp theo cách trả lời những câu hỏi sau: • Bạn đã gặp ai? (Tên tuổi và chức vụ) • Công việc đó cần có những yêu cầu gì? Thứ tự công việc là gì? Thách thức lớn nhất của công việc là gì? • Tại sao bạn có thể làm được công việc ấy? • Những việc gì bạn làm không tốt trong buổi phỏng vấn? . rời khỏi nơi phỏng vấn với thái độ tự tin và lịch sự như khi bạn bước vào trong phòng phỏng vấn. Bạn cần phải nhìn thẳng vào người phỏng vấn với nự cười. họ với công ty của ta như thế nào? 10 Tốc độ tăng trưởng trong 5 năm qua của công ty như thế nào? 11 Nếu như có tài liệu giới thiệu về công ty thì tôi

Ngày đăng: 26/11/2013, 00:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan