Tài liệu Nuôi dạy con trong năm đầu

36 477 6
Tài liệu Nuôi dạy con trong năm đầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LTS: "Đứa con đầu lòng bạn mong đợi bấy lâu, đã cất tiếng khóc chào đời. Tuy chìm ngập trong hạnh phúc lần đầu làm cha, làm mẹ, các bạn sẽ lo lắng vì sinh mệnh nhỏ bé, non nớt kia hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Bạn phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề chưa từng có, lắm khi không biết xoay xở ra sao. Tập sách 'Phương pháp nuôi dạy con trong năm đầu' sẽ giúp bạn thực thi bổn phận cao quý của mình. Sách do Mai Linh biên dịch, được Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành năm 2001". Lời nói đầu: Đối với trẻ nhỏ, năm đầu tiên là giai đoạn phát triển nhanh nhất và biến hóa nhiều nhất, với những tiềm năng phi thường về cảm nhận và tìm hiểu thế giới xung quanh… Biết được thời cơ này, bạn nên tạo môi trường tốt nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho sự khôn lớn, thông minh của đứa con đều được phát huy tới mức tối đa, để trẻ được lớn lên một cách khoa học, làm cho mọi khả năng tiềm năng về các mặt của đứa con đều được phát huy tới mức tối đa, để trẻ được lớn lên một cách khỏe mạnh và trở thành những nhân tài ưu tú của đất nước. Phần 1: Sự phát triển, sinh trưởng của trẻ Những đặc trưng của bé sơ sinh Trẻ từ khi sinh đến 28 ngày là thời kỳ sơ sinh, chúng ta cũng thường nói là “đầy tháng”. Đây là giai đoạn đầu tiên trẻ rời khỏi cơ thể mẹ để vào đời. Từ đây trở đi, trẻ phải “phấn đấu” cho sự sinh tồn của mình. Dấu hiệu trẻ khỏe mạnh là nước da tươi tắn, tứ chi hoạt động linh hoạt, tiếng khóc vang. Tất nhiên, trẻ khóc cũng vẫn chỉ là khóc không nước mắt. Bởi vì, gần được 4 tuần trẻ mới có nước mắt. Trẻ mới sinh, cái cổ nhỏ bé non nớt không thể đỡ nổi cái đầu nặng nề. Do đó, mấy ngày đầu nên bảo vệ đầu của bé ở tư thế như trước khi sinh: đầu gục về phía trước, cằm dựa vào ngực, tay nắm lại thu về phía trong, hai đầu gối co gập thu vào bụng. Khi bạn xoa đầu trẻ sẽ thấy cái thóp trước phía trên trán và thóp sau tương đối nhỏ, nằm ở chỗ hõm như lòng thìa sau gáy thoi thóp đều đều. Ba tháng đầu sau khi sinh, thóp mới khép lại. Thóp trước to nằm ngang ở trên trán cần thời gian từ 12 đến 18 tháng mới đóng kín hoàn toàn. Giữa thóp và sức khỏe của trẻ có mối quan hệ mật thiết: đóng quá sớm sẽ khiến cho đại não của trẻ mất đi không gian phát dục cần có, dẫn đến giảm trí tuệ. Đóng muộn thì chứng tỏ trở ngại hoàn thiện xương sọ hoặc có bệnh toàn thân. Khi tre tiêu chảy mất nước nghiêm trọng, thóp sẽ lõm xuống; khi trẻ mắc bệnh viêm não hoặc các bệnh trung ương thần kinh khác thì thóp lại phồng lên vì áp lực trong hộp sọ tăng. Nếu xuất hiện những tình huống này, phải kịp thời mời bác sĩ chuyên khoa tới chẩn đoán. Ba, bốn ngày sau khi sinh, bất luận là bé trai hay gái, vú thường lồi lên, thậm chí có dịch thể như sữa chảy ra. Đó là do trẻ trong cơ thể mẹ chịu ảnh hưởng của một số kích thích tố, nói chung từ mười ngày đến nửa tháng tự nhiên sẽ tiêu tan, tuyệt đối không được dùng phương pháp dân gian phi khoa học để nặn bóp, tránh dẫn đến hậu quả xấu. Giống như vậy, bộ máy sinh dục của trẻ, trông có vẻ hơi sưng, trên tã có một số trẻ gái có thể có một ít máu loãng, mong bạn đừng nên hốt hoảng, đó chỉ là hiện tượng bình thường, rất nhanh chóng tự tiêu tan. 2. Hô hấp của bé sơ sinh có đặc điểm gì? Hô hấp của trẻ sơ sinh có ý nghĩa rất đặc biệt, là đặc trưng thứ nhất của sinh mệnh mới, sản sinh cùng với sự ra đời của trẻ. Bạn coi, chỉ mấy giây đồng hồ trước khi ra đời, trẻ phải nhờ cơ thể mẹ cung cấp ôxy qua rốn để sinh tồn, thế mà, vừa thoát khỏi lòng mẹ trẻ há ngay mồm và mũi để cho không khí xung quanh tràn vào đầy phổi bắt đầu có hơi thở. Năng lực thích ứng nhanh, phản ứng nhạy của trẻ khiến chúng ta phải kinh ngạc. Đương nhiên, trẻ vừa mới rời khỏi cơ thể mẹ, là thời kỳ năng lực cuộc sống yếu đuối nhất trong cả cuộc đời của trẻ. Hệ thống hô hấp của trẻ phát dục chưa được thành thục, vận động hô hấp tương đối nông, lượng CO2 thở ra và ôxy hít vào còn ít hơn rất nhiều lần so với người lớn. Để sinh tồn, trẻ phải tăng tần số hô hấp, mỗi phút có thể đạt tới 40 lần, sau hai tuần giảm dần. Vả lại, không phải trẻ sơ sinh nào cũng đều có thể hô hấp tốt. Nếu bạn quan sát kỹ một chút, bạn có thể sẽ phát hiện con bạn mới sinh, hô hấp nhanh chậm không đều đặn, thậm chí có khi hơi ngừng một lát. Gặp trường hợp này, bạn chớ lo sợ, chỉ cần mặt trẻ hồng hào, môi không tím tái, yên tĩnh như thường thì những biểu hiện trên chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, nhịp với công năng hô hấp của trẻ ngày một hoàn thiện, những hiện tượng đó cũng được cải thiện. 3. Tại sao tim bé sơ sinh lại đập nhanh Các bạn mới lãnh trách nhiệm làm mẹ thường thấy tim con mình đập rất nhanh, thậm chí có khi thấy ngón tay, ngón chân trẻ tái nhợt. Các bà mẹ trẻ đừng vội hốt hoảng. Hiện tượng đó không có gì đáng phải lo lắng cả. Đó chỉ là do công năng sinh lý hệ thống huyết quản của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện. Bạn cần biết sự trao đổi chất của trẻ sơ sinh rất dồi dào, lưu lượng máu trong mỗi phút trái tim nó đẩy ra nhiều hơn so với người lớn, tốc độ tuần hoàn máu cũng nhanh hơn ở người lớn nhiều. Trọng lượng cơ thể của trẻ trong một năm có thể tăng gấp 3 lần, chiều cao có thể tăng 1,5 lần. Sự phát dục cực nhanh như vậy, phải có sự bảo đảm của tuần hoàn máu. Vả lại, cơ tim của trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh, nhịp đập tương đối nhỏ, công năng của toàn bộ hệ thống tim mạch cũng tương đối yếu ớt. Muốn duy trì tuần hoàn máu bình thường ắt phải tăng thêm số lần nhịp đập của tim để bổ sung. Nhịp tim bình quân mỗi phút của trẻ khoảng trên dưới 140 lần, khi khóc thì đập nhanh hơn nữa. Đồng thời, sự phân bố máu trong toàn thân tre sơ sinh không đều, đa phần tập trung ở khu vực nội tạng tương đối gần tim, khiến cho ôn độ của tứ chi tương đối thấp. Do đó, trẻ sơ sinh về mùa lạnh, đầu ngón chân, ngón tay và môi tái nhợt là thường, không phải là sự biểu hiện tim không tốt 4. Trọng lượng của bé khi sinh có ý nghĩa gì? Thông thường, sau khi đỡ trẻ ra đời, người hộ sinh thường cân xem trẻ nặng bao nhiêu để so sánh, đánh giá với một tiêu chí quan trọng về tình hình phát dục của trẻ sơ sinh. Các bà mẹ trẻ thường tự hào về số cân nặng quá mức của con mình khi mới sinh. Kỳ thực, không phải trẻ sơ sinh càng nặng cân càng tốt. Trẻ sơ sinh nặng trong khoảng 2,5-4,5 kg là bình thường. Những trẻ này thường phát dục tốt trong cơ thể mẹ, da dẻ hồng hào, tiếng khóc vang, nói chung mau lớn, không cần chăm sóc đặc biệt. Trẻ sơ sinh không đủ 2,5 kg gọi là trẻ nhẹ cân, thường do chưa đủ tháng, nhất là những trẻ chưa đủ 37 tuần, phát dục chưa đầy đủ trong cơ thể mẹ. Loại này trọng lượng càng thấp, phát dục càng khó khăn, năng lực thích ứng càng kém, càng phải có phương sách chăm sóc đặc biệt mới nuôi sống được. Trẻ sơ sinh nặng trên 4,5 kg trở lên là “trẻ khổng lồ”. Nếu bố cao lớn, trong thời gian mang thai mẹ tẩm bổ nhiều, ngoại hình của trẻ bình thường thì không cần thiết phải xử lý đặc biệt, chỉ khi đẻ hơi khó khăn thôi. Nhưng một số trẻ mắc bệnh tiểu đường tuy cân rất nặng mà thể chất lại suy nhược, phải có phương pháp chăm sóc đặc biệt. Điều cần nói rõ thêm là, khi trẻ xuất viện về nhà, cả nhà đều rất vui mừng, nào ngờ qua hai ngày lại sụt cân so với hôm mới đẻ. Tại sao vậy? Bởi vì, sau khi sinh, trẻ đái và ra phân su, sự hô hấp của da và phổi lại làm mất một phần nước, trong trẻ ăn rất ít, dẫn đến thể trọng dần dần sút khoảng 6%-9%. Trường hợp này gọi là sút cân sinh lý, thuộc loại hiện tượng bình thường. Sau 4-5 ngày, nhịp và lượng ăn của trẻ tăng lên, thể trọng sẽ tăng mỗi ngày 20-30 g, đến ngày thứ 10 sẽ khôi phục bằng thể trọng sơ sinh. Nếu sớm nuôi dưỡng một cách hợp lý, khoa học thì có thể giảm bớt mức độ sút cân sinh lý của trẻ. Tốc độ sút cân quá nhanh hoặc sự khôi phục trọng lượng quá chậm đều phải được xem là không bình thường, cần đưa đi khám bệnh. 5. Năng lực thị giác của trẻ phát triển như thế nào? Con bạn vừa đẻ ra là một sinh linh nhỏ bé thông minh, năng lực thị giác của nó là bẩm sinh. Trẻ vừa sinh ra là biết nhìn đồ vật ngay, có năng lực thị giác linh hoạt. Mặc dù thị giác của trẻ còn mơ hồ, mông lung, không rõ ràng, nhưng cuối cùng vẫn là nhìn thấy đồ vật. Đương nhiên, vì thần kinh thị giác của trẻ sơ sinh chưa phát triển đến thành thục, nó chỉ có thể nhìn rõ vật thể cách nó khoảng trên dưới 19 cm, và chỉ chú ý độ mấy giây đồng hồ ngắn ngủi. Có điều rất thú vị là trẻ rất thích nhìn mặt người. Khi bạn cho con bú, mắt nó mở to, chăm chú nhìn bạn, thậm chí có khi ngừng bú để nhìn bạn. Lúc ấy bạn hãy nhìn thẳng vào con, dùng ngữ điệu vui vẻ nói với con. Sau nửa tháng, con bạn có thể phân biệt được sự mạnh yếu của ánh sáng và sáng tối của màu sắc. Đồng thời có thể truy tìm sự kích thích của ánh sáng. Lúc này, vật thể có âm thanh, có thể chuyển động sẽ lôi cuốn sự chú ý và hứng thú của trẻ. Đến tháng thứ hai, trẻ lại có sự tiến triển mới; đôi mắt long lanh nhỏ bé của trẻ dần dần linh hoạt, có thể nhìn theo vật thể chuyển động trong khoảng 2-3 mét. Tháng thứ ba tiến bộ của trẻ càng rõ ràng. Nó có thể nhìn vật thể chuyển động cách xa từ 4-7 mét. Cùng với sự “cứng cổ”, đầu trẻ ngẩng cao, tầm nhìn của nó càng mở rộng, sự vận động của mắt và chân tay dần dần bắt đầu hòa nhịp với nhau. Sau bốn tháng, nhìn thấy vật gì thích thú trẻ sẽ nhìn theo, đầu cũng chuyển động cùng hướng, có thể đưa tay ra nắm chính xác, và có thể chú ý thời gian dài đến những vật thể có màu đỏ, trắng, vàng, đen. Nếu bế ra ngoài nhà, mắt trẻ càng mở to, lơ láo nhìn khắp nơi, nhìn mãi không chán. Từ 8 - 9 tháng, trẻ càng thích nhìn đồ vật, rất thích thú những vật chuyển động như chim, máy bay trên trời. Xe hơi, xe đạp chạy trên đường và hình ảnh trên ti vi trong nhà, hễ phát hiện thấy mục tiêu là bé nhìn không chớp mắt. 6. Trẻ sơ sinh có thính giác không? Có thể khẳng định ngay rằng, chẳng những sau khi sinh trẻ mới có thính giác, mà trước khi sinh mấy tháng thính giác của trẻ đã phát dục rất tốt rồi, không những biết nghe mà còn phân biệt được phương hướng âm thanh truyền tới. Đặc biệt đối với tiếng đập của trái tim mẹ, trẻ rất yêu thích và cảm thấy an toàn. Do đó, có nhà y học đã đề xướng: “ Hãy đặt trẻ sơ sinh bên cạnh mẹ, để làm bạn với nhịp đập của trái tim mẹ, không chút sợ hãi, yên ổn đi vào giấc ngủ”. Trẻ trước khi sinh đã có phản ứng với tiếng nói của người (với tần suất từ 20 - 5000 hec). Sau khi sinh, nếu bạn khẽ nói bằng giọng mềm mại với trẻ, có thể bạn sẽ thấy nó đáp lại bằng ánh mắt sáng lên rất tình cảm. Khi trẻ nghe thấy tiếng động mạnh sẽ phản ứng sợ hãi, chớp mắt. Từ 2-3 tuần trẻ có thể nghe được bất cứ loại âm thanh nào. Trẻ được 3-4 tuần đã có phản ứng với âm thanh của người lớn, biểu hiện ở chỗ, sức chú ý của trẻ thường bị âm thanh của người lớn lôi cuốn. Khi đang khóc, hễ nghe tiếng dỗ mềm mại, ngọt ngào của mẹ là nín ngay, tỏ ra chú ý lắng nghe. Nhưng tiếng mẹ ngừng thì lại gào lên như cũ. Có đứa trẻ thích nghe âm thanh từ cái lúc lắc hay cái chuông phát ra. Cũng có trẻ nghe thấy tiếng hát của người là thôi khóc. Sau hai tháng, trẻ bắt đầu biết quay đầu tìm phương hướng của tiếng động, nghe thấy tiếng động lớn sẽ phản ứng toàn thân, tựa hồ như rất sợ hãi. 7. Khứu giác và vị giác của bé có đặc điểm gì? Bạn chớ coi thường thiên thần bé nhỏ của bạn mà cho rằng, nó chỉ có ăn với ngủ suốt ngày. Thực ra, nó càn có rất nhiều năng lực. Ngoài năng lực biết nhìn, biết nghe ra, nó còn biết ngửi mùi, nếm vị, biểu hiện tiềm lực trí tuệ rất lớn. Khứu giác của trẻ xuất hiện tương đối sớm. Khi thị giác, thính giác, xúc giác của trẻ vẫn còn ở giai đoạn phát dục thì khứu giác của nó đã chứng tỏ tương đối thành thục rồi. Lần đầu trẻ tiếp xúc với mẹ nó đã ngửi thấy và nhớ mùi của mẹ. Khi bú trẻ có thể dựa vào khứu giác cảm nhận được vú của mẹ đang đưa lại về phía nó, nó bèn tìm được đúng đầu vú. Khi bé ngửi thấy mùi có tính kích thích tương đối mạnh thì có hiện tượng hô hấp không bình thường với biểu hiện nét mặt không yên. Trẻ 4 tháng tuổi có thể phân biệt được mùi thơm, thối. Do đó, khi bạn cho bé ăn thêm cần phải chú ý điều hòa mùi vị, (tránh các loại cay) để tạo cho bé thói quen ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa giúp trẻ mau lớn khỏe mạnh. Vị giác của trẻ sơ sinh rất nhạy bén, có thể phân biệt chua, ngọt, cay đắng. Trong đó trẻ rất thích vị ngọt. Ăn, uống các thức có vị ngọt xong, trẻ thường tóp tép cái miệng nhỏ xíu xinh xinh như thể luyến tiếc vị ngọt đã hết. Trẻ ghét nhất vị đắng, cay, thứ đến vị chua. Do đó, khi nếm phải vị chua nó thường nhăn mặt. Khi uống thuốc đắng, dứt khoát trẻ đùn ra khỏi miệng và khóc mãi không thôi. Sau 4 tháng tuổi vị giác của trẻ phát triển thêm một bước, có thể phân biệt được mặn nhạt. 8 tháng tuổi, vị giác của bé càng nhạy bén, thích hay ghét thức ăn gì ngày càng rõ, thường biểu hiện kén chọn thức ăn ưa thích. Mặc dù mẹ có muốn cho nó ăn thức ăn gì đó, nhưng nếu là thứ nó không thích, thì nhất định bé sẽ nhè ra. Bạn rất nên chú ý đặc điểm này của bé. 8. Khả năng xúc giác của bé Trẻ không những sinh ra đã có xúc giác mà xúc giác của một vài nơi trên cơ thể của bé đã phát dục khá tốt, như môi, bàn tay, ngón chân… Trong đó môi là chỗ nhạy cảm nhất. Khi bạn dùng ngón tay khẽ chạm vào môi bé, cái môi nhỏ xíu của nó sẽ có phản ứng tìm phương hướng của ngón tay bạn và có động tác núc núc. Cảm giác ấm lạnh của trẻ cũng rất rõ. Khi đặt trẻ trong môi trường ấm áp nó sẽ ngủ khì yên ổn. Khi gặp giá lạnh, chân tay trẻ sẽ giãy đạp lung tung và khóc toáng lên. Nhiệt độ trong phòng dưới 15 độ C là sự đe dọa đối với trẻ. Do đó, bạn cần phải luôn luôn giữ ấm cho bé. Năng lực cảm giác nhức nhối của trẻ phát triển hơi chậm một chút; nói chung, sau hai tháng tuổi trẻ mới có phản ứng với kích thích đau. 9. Cách xác định thực trạng phát triển trí năng của bé Quan sát như thế nào để biết được năng lực trí tuệ của trẻ sơ sinh phát dục có bình thường không? Đây là vấn đề rất quan tâm của mỗi bạn lần đầu làm mẹ. Trẻ sơ sinh vì đại não chưa phát dục thành thục, năng lực trí tuệ (trí lực) thường biểu hiện ở hành vi phản xạ cần thiết để duy trì sinh mệnh. Do đó, thông thường nhà y học lấy sự phản xạ thần kinh đối với kích thích bên ngoài làm chỗ dựa để phán đoán tình hình phát triển trí lực của trẻ. Đứa trẻ sơ sinh khỏe mạnh trước hết phải có năng lực phản xạ “ôm”, đó là dấu hiệu quan trọng để xác định đại não phát dục bình thường hay không bình thường. Phương pháp cụ thể là: Khi trẻ đang ngủ say, đột nhiên lột chăn ra. Hai tay nó sẽ giơ lên vì lạnh. Tương tự, khi trẻ đang ngủ say, bạn thổi một hơi lên mặt nó, nó cũng sẽ có phản ứng như trên. Hành vi đó gọi là phản xạ “ôm”. Điều cần chú ý là, khi xuất hiện phản xạ này, chỉ có một tay trẻ giơ lên, thì chứng tỏ bán cầu đại não phía bên cánh tay giơ lên đó phát dục không bình thường lắm. Nếu không xuất hiện loại phản ứng này, tức là đại não của trẻ phát dục khác thường hoặc xuất huyết bên trong hộp sọ, bạn phải đặc biệt coi trọng. Thứ hai là phản xạ “bú”. Khi bạn dùng ngón tay đụng nhẹ vào bàn chân trẻ, nó sẽ rụt chân lại hoặc co bàn chân vào phía trong. Nếu đụng ngón tay vào miệng hoặc má trẻ, lập tức nó có phản ứng: miệng di động về phía ngón tay bạn và biểu hiện giống như muốn bú. Vì thế gọi là phản xạ “bú”. Khi bạn đặt ngón tay út vào lòng bàn tay trẻ, nó sẽ nắm thật chặt. Khi đặt trẻ nằm sấp, mặc dù “lực bất tòng tâm”, nó vẫn cố ngóc đầu lên một tí, sau đó sẽ quay đầu về một bên. Khi thay tã, trẻ sẽ ưỡn ẹo một cách thoải mái, hai chân vận động như đạp xe đạp. Khi vỗ nhẹ vào một bên đùi nào của trẻ, thì bên đó tự nhiên rụt lại, nếu không rụt được thì bên chân kia hỗ trợ. Nếu hai tay bạn giữ nách cho trẻ đứng lên, dùng tay ấm che vào gót chân nó, nó sẽ kiễng chân phải, chân trái lên như người đi bộ, trông rất buồn cười. Bạn chớ có xem nhẹ những cái tưởng như trò chơi vụn vặt này. Năng lực trí tuệ của con bạn sẽ phát triển trên cơ sở đó đấy! Nếu những phản ứng ấy của con bạn không nhạy bén, thì bạn phải kịp thời hỏi bác sĩ chuyên khoa để sớm phát hiện vấn đề. 10. Tại sao bé sơ sinh ngủ nhiều? Trẻ sơ sinh, sự phát triển của vỏ não vẫn chưa thành thục, công năng của hệ thống thần kinh trung ương phát dục chưa hoàn thiện. Để ứng phó với mọi kích thích bên ngoài, trẻ cần phải bỏ ra một tinh lực tương đối lớn, đại não rất dễ dàng mệt mỏi. Cho nên, nó cần phải ngủ để bù đắp. Ngủ nhiều chính là nhu cầu cho sự phát triển sinh trưởng của trẻ. Cơ thể người có một loại kích thích tố chỉ huy sự sinh trưởng, khi ngủ nó tiết ra khá nhiều. Lúc thức thì giảm bớt. Do đó, trẻ mới sinh, càng ngủ nhiều sự sinh trưởng, phát dục càng tốt. Nhịp với sự lớn lên của trẻ, thời gian ngủ sẽ giảm dần, khi ấy bạn tha hồ mà chơi đùa với “thiên thần tí hon” của bạn. 11. Mỗi tháng bé cao thêm được bao nhiêu? Năm đầu tiên sau khi sinh, là thời kỳ sinh trưởng phát dục nhanh nhất trong cả cuộc đời của con người. Chiều cao của trẻ phản ánh tình hình tăng trưởng về xương cốt của nó, và ở một mức độ tương đối, phản ánh sự phát dục và tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Do đó, cơ quan y tế và bảo vệ sức khỏe thường lấy chiều cao và thể trọng của trẻ làm tiêu chí quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng phát dục của trẻ em. Vậy thì, mỗi tháng trẻ tăng chiều cao bao nhiêu là bình thường? Trong tình hình bình thường, trẻ sơ sinh, bình quân chiều cao là 50 cm. Từ 1-6 tháng sau tăng tương đối nhanh, bình quân mỗi tháng cao thêm 2,5 cm. Từ 7-12 tháng, mỗi tháng bình quân tăng 1,5 cm. Trẻ một tuổi cao khoảng 75 cm, gấp rưỡi khi mới sinh. Muốn nắm vững tình hình phát dục của trẻ, bạn nên chú ý đo chiều cao cho trẻ. Cách đo như sau: Trước tiên để trẻ nằm ngửa trên bàn làm việc hoặc tấm phản cứng, đầu chấm sát tường. Sau đó, túm thẳng hai chân, gót chân vuông góc với mặt bàn. Lấy miếng bìa cứng hoặc quyển sách dày chặn sát ngón chân trẻ. Khoảng cách giữa mặt tường với bìa sách chính là chiều cao của trẻ. Mỗi tháng nên đo chiều cao cho trẻ một lần và đối chiếu với biểu đồ dưới đây: Các bậc cha mẹ trẻ cần hiểu rõ: Trong biểu đồ trên chỉ là trị số bình quân chiều cao của trẻ, và là trị số ước tính. Trên thực tế, do ảnh hưởng của khu vực, yếu tố di truyền, môi trường sống, mùa sinh… khác nhau, chiều cao của trẻ có thể khác nhau rất lớn, vì vậy bạn đừng quá lo lắng khi thấy chiều cao của bé thấp hơn chỉ số bình quân. Điều cần chú ý là: bạn nên định kỳ thường xuyên quan sát, không thể lấy số đo chiều cao của 1 lần đo mà đánh giá chung về sự tăng trưởng của trẻ. 12. Trẻ tăng cân thế nào là bình thường? Vấn đề trên đã đề cập tới, chiều cao và thể trọng là hai tiêu chí quan trọng nhất đề tìm hiểu về tình hình sinh trưởng phát dục và dinh dưỡng của trẻ. Trong đó, thể trọng là tiêu chí mẫn cảm bậc nhất trong việc xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Tính ổn định của thể trọng không như chiều cao, dễ dàng ảnh hưởng của bệnh tật và chất lượng thức ăn. Đo thể trọng của trẻ phải đo trước khi trẻ ăn sữa, sau khi trẻ đái, sử dụng cân bàn hoặc cân có cán để cân trẻ cần phải có độ chính xác cao. Nếu không có điều kiện, có thể dùng cách: người lớn bế trẻ cân xong, cân riêng người lớn, lấy trọng lượng khi bế trẻ trừ đi trọng lượng cân riêng người lớn, và tất, quần áo, tã lót của trẻ ra là thể trọng của trẻ. Dụng cụ dùng cân, tốt nhất là phải cố định một loại, không nên thay đổi luôn. Thể trọng bình quân của trẻ sơ sinh là 3.000 g, sau đó tăng dần, tuổi càng nhỏ tăng càng nhanh. Trẻ sơ sinh tuy có hiện tượng giảm sút thể trọng sinh lý tạm thời, nhưng sau 7-10 ngày sẽ khôi phục lại mức cũ. 3 tháng đầu tốc độ tăng bình quân mỗi ngày 30 g. Như vậy, trong 3 tháng ở giai đoạn 2, tốc độ tăng trưởng thể trọng của trẻ sẽ chậm dần so với trước. Đại thể mỗi tuần tăng khoảng 150-180 g, sau nửa năm càng chậm hơn. Như vậy trẻ một năm tuổi thể trọng có thể tăng gấp 3 lần khi mới sinh, bình quân là 9.000 g. Cụ thể tính theo công thức sau: Thể trọng từ 1-6 tháng sau khi sinh (kg) = Thể trọng lúc sinh + (0,6 x tháng tuổi). Thể trọng 7-12 tháng (kg) = Thể trọng lúc sinh + (0,5 x tháng tuổi). Đương nhiên, thể trọng tính được theo công thức trên, chỉ là trị số bình quân. Thể trọng của trẻ cùng một lứa tuổi gia tăng vẫn có sự khác biệt nhất định, chênh lệch hơn kém 10% đều có thể coi là bình thường. 13. Những đặc điểm sự phát triển cơ năng vận động của bé Năm đầu tiên, hầu như trẻ biến đổi từng ngày từng tháng. Nhịp với sự thành thục nếp nhăn dưới tầng vỏ não và sự phát dục của cơ năng vận động, trẻ từ chỗ chỉ nằm đợi bú, dần dần biết ngóc đầu, biết lẫy, ngồi, bò, đứng, đi… từ đó mà tầm mắt được mở rộng, sản sinh cảm giác về không gian, xúc tiến sự phát triển hữu hiệu về năng lực trí tuệ. Sự phát triển cơ năng vận động của trẻ có quy luật gồm 3 đặc điểm sau: 1. Từ động tác toàn khối đến động tác phân hóa. Nếu bạn để ý một chút sẽ phát hiện, khi mới sinh mỗi lần trẻ khóc thì chân tay, toàn thân động đậy lung tung, về sau mới phân hóa ra động tác phần mặt. Khi trẻ đầy tháng, nếu đắp cho chiếc khăn lên mặt, toàn thân bé sẽ động đậy phản ứng, nhưng khi bé được 8 tháng tuổi, bạn lại đắp chiếc khăn lên mặt bé thì bé đã biết dùng tay kéo chiếc khăn khỏi mặt, còn các bộ phận khác vẫn “án binh bất động”. 2. Phần trên cơ thể có động tác trước, phần dưới cơ thể tác động sau. Mới sinh ra trẻ đã biết mở mắt nhìn, trên dưới một tháng có thể khống chế vận động nhãn cầu, bắt đầu nhoẻn cười và có thể chuyển chầm chậm theo ánh sáng, 4 tháng có thể cất đầu lên, 6 tháng có thể nắm vật thể, 10 tháng có thể điều khiển đùi và chân, tiếp đó đứng dậy và đi. Như vậy có thể thấy, công năng phần đầu xuất hiện sớm nhất. Công năng tay phát dục tốt trước khi biết đi; chi dưới, sau khi trẻ biết đứng thẳng dần dần mới bắt đầu phát dục. 3. Động tác cơ bắp lớn phát triển trước, động tác cơ bắp nhỏ phát triển sau. Trước tiên là động tác cơ bắp lớn phần đầu, thân, hai cánh tay, phần đùi, sau đó mới biết sử dụng động tác cơ bắp nhỏ ngón tay. Do đó, các bậc cha mẹ trẻ cần căn cứ vào những đặc điểm phát triển cơ năng vận động của trẻ để hướng dẫn trẻ làm một số động tác tương ứng tuần tự, tiệm tiến, đặng thúc đẩy sự phát triển năng lực trí tuệ của trẻ. 14. Tiêu chí đánh giá sự phát triển động tác của bé Sự thay đổi của trẻ rất nhanh. Nhịp với sự phát triển về đại não và cơ bắp, từ những động tác phản xạ vô ý thức khi mới sinh dần dần đã có năng lực ngẩng đầu, ưỡn ngực, ngồi, đứng, đi… Chắc bạn rất vui mừng với từng chút tiến bộ của con trẻ và cũng rất múôn biết sự phát triển động tác của trẻ ra sao. Người viết xin thỏa mãn một chút lòng hiếu kỳ của bạn: Trong trường hợp bình thường khi được một tháng đầu của bé có thể động đậy. Hai tháng, đầu có thể chuyển động bình thường, khi nằm sấp đã có thể hơi nhấc được đầu lên. Khi bạn dùng tay nâng bụng bé khi nằm sấp thì đầu bé không gục xuống, có thể giữ đầu và mình trên một đường thẳng. Được 3 tháng, khi nằm sấp trẻ đã có thể ngóc cả đầu và hai vai lên. Trẻ 4 tháng đã tự lật nghiêng người, sắp lật được mình. Trong đó một số trẻ phát dục nhanh đã lẫy được, khi nằm ngửa có thể ngóc đầu vuông góc với vai, khi bế trong bọc đầu dựng thẳng, đứng vững hơn. 5 tháng, trẻ lẫy rất tự nhiên, thành thạo, khi đỡ hai nách có thể đứng lên được. 6 tháng trẻ đã có thể ngồi chốc lát, nhưng ngồi chưa vững, nếu có vịn bé có thể đứng rất thẳng và thích nhảy nhảy chân. 7 tháng bé ngồi rất vững, khi nằm ngửa rất thích cầm bàn chân đưa lên miệng gặm ngón một cách rất thú vị (hình 1). Khi nằm sấp chân tay đập quẫy lộn bậy như bơi, đạp về phía sau hoặc xoay quanh tại chỗ. 8 tháng, bé không những ngồi vững mà đang ngồi biết nằm xuống từ tư thế ngồi, khi nằm sấp biết dùng hai tay và hai đầu gối nâng mình lên. Lúc này nếu có lực giúp cánh tay thì bé có thể bò đi. 9 tháng bé đã có thể đang ngồi tự nằm xuống giường và đang nằm tự vực dậy như thường, có thể bò bò phía trước, quay bò phía sau, một số bé có thể vịn tay đứng được. 10 tháng, bé có thể vịn lan can đứng dậy và vịn tay đi được, một số bé phát dục nhanh có thể đứng vững được. 11 tháng, bé có thể tự đứng một mình và vịn vật quỳ xuống, dắt một tay đi được. 12 tháng, bé đã “kết thúc” thời kỳ tre nhỏ, bước vào giai đoạn ấu thơ, có thể đứng thẳng bước đi, nhưng vì đi chưa vững, đầu lại tương đối lớn nên dễ ngã bị thương phần đầu, nên bạn cần chú ý. Cần nói thêm rằng, sự phát triển động tác của trẻ theo tháng tuổi nói trên là trị số bình quân thông thường không nhất định đúng với mỗi đứa trẻ. Ví dụ, mùa đông trẻ mặc quần áo tương đối dày, động tác phát triển tương đối chậm. Trẻ tương đối béo và thể chất kém, trẻ không được huấn luyện đầy đủ cũng phát triển chậm. Ngược lại, trẻ khỏe mạnh, được huấn luyện thì động tác phát triển nhanh. Có một số tre 11 tháng đã biết đi như thường. Ngược lại có trẻ 17 tháng chưa biết đi. Hơn kém nhau đến 6 tháng. Như vậy, có thể thấy, sự phát triển động tác của mỗi trẻ, có khác nhau. Các bậc cha mẹ cần căn cứ vào quy luật cơ bản phát triển động tác của tre để thực hiện rèn tập tương ứng, giúp cho trẻ hoàn thành thuận lợi quá trình của cuộc “Vạn lý trường chinh” từ nằm đến đi. 15. Sự phát triển cơ năng vận động của bé có đặc điểm gì? Năm đầu tiên của đời người đối với bé của bạn, có thể nói tình hình thay đổi diễn ra thật nhanh chóng. Cùng với sự hoàn thiện của thể trạng đường mòn vỏ não sự phát triển cơ năng vận động, bé từ một đứa trẻ “thiểu năng” oe – oe đợi cho ăn, dần dần đã học được hàng loạt bản lĩnh như nhấc đầu, lật mình, ngồi, bò, đứng và đi, từ đó mà mở rộng tầm quan sát, từng bước sinh ra cảm giác về không gian, thúc đẩy một cách có hiệu quả sự phát triển của trí năng. Sự phát triển cơ năng vận động của bé là có quy luật, nó có 3 đặc điểm sau: Từ động tác chỉnh thể tới động tác phân hóa. Nếu bạn chú ý là phát hiện ra ngay, khi trẻ mới sinh khóc thì chân tay và toàn thân rung động, sau đó mới dần phân hóa thành động tác của mặt. Khi bé 1 tháng, nếu bạn che cái khăn mặt lên mặt của bé thì bé toàn thân động đậy để phản ứng lại; nhưng khi 8 tháng tuổi, nếu bạn làm tương tự, thì sẽ thấy rằng bé chỉ đơn giản dùng tay kéo cái khăn ra khỏi mặt, còn các bộ phận khác của cơ thể không hề động đậy. Động tác phía trên xuất hiện trước, sau mới đến động tác phía dưới. Khi bé sinh ra đã biết mở mắt nhìn, trong khoảng 1 tháng tuổi bé đã khống chế được sự di chuyển của mắt, bắt đầu mỉm cười, và có khả năng dõi nhìn theo ánh sáng một cách chầm chậm. Khi 4 tháng tuổi bé có thể biết nâng đầu, 6 tháng tuổi có thể khống chế được đùi và cẳng chân, tiếp đến biết đứng lên và đi. Như vậy cho thấy chức năng đầu của bé được xuất hiện trước tiên; chức năng của tay thì được phát triển trước lúc biết đi; chi dưới dần dần bắt đầu phát triển sau khi bé có thể đứng thẳng và tập đi. Phát triển động tác cơ bắp to trước, sau đó phát triển động tác cơ bắp nhỏ. Bé đầu tiên biết làm các động tác cơ bắp to như đầu, thân, hai bả vai và đùi, sau đó mới biết sử dụng động tác cơ bắp của ngón chân. Do đó, cha mẹ trẻ nên căn cứ vào những đặc điểm phát triển cơ năng vận động của trẻ, biết chủ động hướng dẫn con mình những động tác tương ứng, để thúc đẩy sự phát triển trí năng của bé. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu theo các chuyên đề. 16. Từ tư thế của bé ta có thể nhận biết được sự phát triển của hệ thống vận động có bình thường không? Trẻ nhỏ chỉ biết khóc, không biết nói. Làm thế nào biết được hệ thống vận động của trẻ phát dục có bình thường không? Trước hết, bạn phải nắm được căn cứ tư thế khác nhau của trẻ để phân biệt, tiện cho việc kịp thời phát hiện vấn đề, nếu cần thì điều trị ngay. Trẻ vừa sinh ra, vì chịu ảnh hưởng cuộc sống trong tử cung của mẹ, khi nằm ngửa, tứ chi phải giữ ở tư thế cong gập. Nếu chỉ có một bên gối tay gập vào, bên tay kia buông thõng, thì chứng tỏ bên tay buông thõng đó có vấn đề. Nếu hai chi dưới không co lên, chỉ thẳng đơ dơ, rất có khả năng trẻ có bệnh ở não. Tất nhiên loại trừ những đứa trẻ khi đẻ ngôi ngược, cánh tay và chân ra trước. Nhịp với tháng tuổi tăng, tứ chi của trẻ dần giãn ra, trẻ được 3 tháng, đặt nằm sấp, nếu khớp gối không duỗi thẳng ra, thì cần xem xét kỹ, có thể có vấn đề khác thường. Khi 7 tháng, những trẻ khỏe mạnh đều phải biết ngồi. Nếu con bạn không biết ngồi, khi bạn nắm hai tay con kéo ngồi dậy, mà đầu nó hông ngẩng lên được, toàn thân mềm nhũn, hoặc nửa thân trên gục hẳn xuống hai đùi, thì có thể do hệ thống cơ bắp có bệnh. Đến khi tập đi, trẻ bình thường, hai đùi phân cách rất xa. Vai mở ra, hai tay giơ lên. Nếu hai đùi kẹp sát vào nhau, bước không thành bước, khi bước bàn chân này giẫm lên trước bàn chân kia; một bên tay giơ cao, còn bên kia không giơ lên được, đầu gối tay gập vào ngực, tay nắm lại. Đó là những hiện tượng không bình thường cần sớm đi bệnh viện chuyên khoa khám và điều trị. 19. Cách luyện tập cho bé nằm sấp Mục đích huấn luyện bé nằm sấp là để rèn luyện cơ cổ cho bé giúp bé ngẩng đầu lên, mở rộng tầm mắt, tăng thêm cơ hội tiếp nhận kích thích ở xung quanh, thúc đẩy sự phát triển năng lực trí tuệ. Sau khi trẻ đầy tháng có thể tiến hành rèn tập trẻ nằm sấp. Trước tiên, trải nệm trên mặt giường gỗ, mặt bàn hoặc mặt sàn nhà. Sau đó, đặt bé nằm sấp, hai cánh tay đặt phía trước để chống, tứ chi nằm sát mặt nệm. Lúc này, thường bé không khóc, cái cổ mềm yếu của bé cứ ngoáy bên nọ bên kia mà không cất đầu lên được. Nhưng bé rất cố gắng chống đỡ để ngóc lên, một chút cũng không dựa vào người khác. Mới đầu thời gian rèn tập chỉ độ trên dưới một phút, về sau tăng dần, cái cổ nhỏ bé của con bạn sẽ ngày một có sức nâng cái đầu to tướng lên hãnh diện với mọi người “bé đã ngẩng đầu lên rồi”. 20. Cách dạy bé lật mình tập lẫy Khi bé được 3 tháng, có thể bắt đầu dạy bé tập lẫy được rồi. Động tác lẫy là động tác có tính toàn thân lần đầu trẻ tiếp xúc, đòi hỏi đầu, cổ , eo, tứ chi… phải phối hợp chặt chẽ, tương đối khó, cần phải tiến hành tuần tự, tiệm tiến. Nên bố trí luyện cho bé mỗi lần trước khi bú. Thoạt đầu để bé nằm ngửa trên phản gỗ hoặc mặt bàn, dùng một tay đẩy nhẹ nhàng hai cánh tay bé hướng về một bên, tay kia đẩy lưng nó, chầm chậm lật nó nằm nghiêng, ngừng giây lát lật bé nằm sấp; cho nằm một lát, với cách làm tương tự cho bé nằm trở lại vị trí cũ. Động tác làm phải rất nhẹ nhàng, nhất thiết không được thô bạo, cẩu thả. Sau khi luyện tập nhiều lần như vậy, có thể thay đổi phương pháp rèn tập: Đặt bé nằm nghiêng trên giường, dùng một thứ đồ chơi có thể phát ra tiếng vang lôi cuốn chú ý của bé, dụ bé đưa tay ra nắm, lật về vị trí nằm ngửa. Làm đi làm lại nhiều lần như vậy, khiến cho bé cơ bản nắm vững động tác từ nằm nghiêng đến nằm ngửa. Sau đó, cùng một phương pháp, lại rèn luyện cho bé động tác lật từ nằm ngửa đến nằm nghiêng. Trên cơ sở đó, rèn tập cho bé nắm vững thành thạo động tác lẫy. Cũng giống như rèn tập bé nằm sấp, mới đầu dạy bé tập lẫy thời gian không nên dài mà tuỳ theo năng lực tăng tiến của bé dần dần tăng thêm thời gian và số lần rèn tập. Mỗi khi bé hoàn thành một cách thuận lợi động tác, nên bế bé lên hôn một cái, đùa với bé một chút để động viên bé. 20. Sự phát triển động tác của tay và cách luyện tập Trong thời kỳ đầu, sự phát triển động tác tay của trẻ là cực kỳ quan trọng. Tay của trẻ biết “nói chuyện” trước miệng, là cơ quan quan trọng để trẻ nhận biết thế giới xung quanh. Nhanh trí và khéo tay cùng phối hợp và bổ sung cho nhau. Động tác tay thành thục, khéo léo, trong chừng mực nhất định sẽ thúc đẩy sự phát triển năng lực trí tuệ của trẻ. Muốn huấn luyện đôi tay nhỏ bé của trẻ, trước tiên bạn phải tìm hiểu quy luật phát triển động tác tay của trẻ, sau đó rèn tập theo từng tháng tuổi. Trẻ sơ sinh, do bản năng thường nắm chặt hai bàn tay, nếu ta gỡ ra, bé liền nắm tay lại ngay. Trong tháng đầu này, bạn có thể dùng ngón tay sờ sờ, xoa nhè nhẹ ngón tay của bé để kích thích các cảm giác phần da tay của bé. Thế là bạn đã bắt đầu luyện tập tay cho bé rồi. Tháng thứ hai, bé nắm tay lỏng hơn, có lúc bé duỗi hẳn những ngón tay ra, nhưng đó chỉ là động tác vô thức thôi. Bạn có thể tiếp tục xoa bóp nhẹ nhàng từ đầu ngón đến bàn tay của bé. Sau đó, mềm mại bẻ ra, gập vào từng ngón tay của bé. Cũng có thể tập cho bé xòe ngón tay ra, nắm ngón tay trỏ của bạn. Rồi bạn lại rút ngón tay ra, lại đặt vào, làm đi làm lại mấy lần như vậy. Tháng thứ ba, thứ tư, bé thích sờ mó mọi thứ mà bé sờ được. Ban đầu chỉ là một số động tác sờ mó vô thức với các vật ở quanh bé. Bởi vì, lúc này mắt và tay bé chưa phối hợp được với nhau. Dần dần bé sẽ liên kết được động tác tay với mắt. Đương nhiên, lúc này bé chưa có kỹ năng cầm, tay thường đưa ra quá vật thể, nắm vật cũng chưa vững, vẫn chưa thể dùng đầu ngón tay, mà dùng cả bàn tay gập xuống để cầm rất vụng về. Thời kỳ này, bạn nên chuẩn bị một ít đồ chơi để cầm nắm, kích thích trẻ đưa tay ra lấy. Tháng thứ năm, thứ sáu, động tác tay và mắt của bé căn bản đã phối hợp được, có thể tùy ý nắm bắt đồ vật ở xung quanh, nhưng vẫn không phải bằng động tác ngón tay. Cuối cùng, ngón tay cái và bốn ngón khác cũng tách rời nhau để nắm vật. Lúc này, bạn có thể luyện cho trẻ lấy đồ chơi trên bàn có mục đích, bằng cách lắc và gõ. Bạn cũng có thể chuẩn bị một số đồ chơi bằng nhựa hoặc cao su mềm, mỏng có tính đàn hồi, để trẻ tùy ý nắn bóp, tự luyện ngón tay. Khi cho bé uống nước qua vòi bình hoặc ca, cốc có nắp kín bạn có thể tập cho bé bưng hai tay, cùng với tay nâng của bạn. Tháng thứ bảy, thứ tám, bé có thể cầm đồ chơi từ tay này sang tay khác và rất thích cầm đồ chơi gõ đập trên mặt bàn hoặc vật gì trước mặt. Bây giờ, bé có thể cầm hai tay hai thứ đồ chơi, biết cầm vật bằng ngón cái và bốn ngón khác như cầm kìm. Nó cũng biết dùng ngón tay để lấy vật. Trong hai tháng này, bạn có thể dạy bé những động tác xé giấy, lăn bóng, vỗ tay, bắt tay và dùng ngón tay nhón những vật tròn nhỏ. Tháng thứ chín, thứ mười, bé đã biết dùng ngón cái và ngón trỏ nhón vật tròn, nhỏ. Lúc này bạn phải để ý bé đề phòng bé có thể nhét vật tròn, nhỏ như khuy áo, hạt đậu, bi ve vào mồm, mũi, tai. Thời kỳ này bé có thể dùng tay thay lời nói. Chẳng hạn khi hỏi tai, mũi, mồm, mắt hoặc mẹ ở đâu, bé có thể dùng tay chỉ. Bé đã biết mở ngăn kéo, nghịch ngợm, quăng quật mọi thứ không ngơi tay. Bạn có thể hướng dẫn bé bóc kẹo, chơi trò lắp ghép gỗ đơn giản, bỏ hộp nhỏ vào hộp to… tăng dần năng lực cảm nhận của trẻ đối với sự vật. Tháng thứ mười một, mười hai, hai tay bé hoạt động khá tự nhiên. Bé có thể đồng thời làm những động tác khác nhau. Ví dụ: một tay cầm “con lợn” (ống tiền tiết kiệm), tay kia có thể cầm tiền kim loại nhét vào khe ống. Mức độ linh hoạt của ngón tay cũng khá hơn, có thể tự mở nắp một số hộp dễ mở rồi thò tay hoặc ngón tay vào sâu trong hộp thăm dò xem có vật gì không. Bé cũng biết cầm bút chì vẽ nguệch ngoạc, lung tung trên mặt bàn hoặc sách vở. Lúc này, bạn có thể dạy bé xếp hình đơn giản bằng gỗ, dạy bé lật từng trang truyện tranh… Cuối cùng, mong bạn lưu ý thêm một điều: Trong quá trình luyện tay cho bé bạn phải cho bé cầm đồ vật bằng tay phải nhiều hơn để cho bé thuận tay phải. 22. Quan hệ giữa động tác tay với sự phát triển của não bộ. Giữa tay và não của người, có mối liên quan rất mật thiết không thể tách rời. Đối với trẻ thơ, ngón tay là “vọng gác tiền tiêu” của trí tuệ. Động tác tay có thể phản ánh tình hình sinh trưởng của não, tuổi càng nhỏ càng rõ rệt. Chúng ta đã biết, trẻ sơ sinh hai tay nắm chặt, đến tháng thứ mười hai mới nới lỏng. Lúc này, nếu chỉ có một tay nới lỏng, còn tay kia nắm chặt và ngón tay cái nắm ngang lòng bàn tay, những ngón tay khác áp chặt lên trên, tức là hiện tượng không bình thường, chứng tỏ não có vấn đề dị tật. Sau 3 tháng, khi trẻ tỉnh ngủ, thường giơ đôi tay nhỏ bé lên và rất chú ý nghịch ngón tay. Đó là hiện tượng không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng của trẻ. Nếu hiện tượng đó không xuất hiện, coi như không bình thường. Nếu 6 tháng tuổi vẫn không xuất hiện dấu hiệu đó, chứng tỏ sự sinh trưởng của não có chướng ngại, cần phải đặc biệt chú ý khám xét theo dõi. Trẻ 5 tháng tuổi đã biết làm rất nhiều động tác. Có thể cầm vật thể, cầm bằng hai tay, khi tắm thích dùng tay vỗ nước… Lúc này, bạn nên quan sát kỹ, xem hai tay trẻ đều có hoạt động [...]... sống của bé sẽ cong thành 3 đoạn Sau đó phát triển dần thành thục Trẻ 3 tháng tuổi, khi lẫy, biết cất đầu lên, bộ phận xương sống cổ nhô ra phía trước, hình thành một đoạn cong Lúc 6 tháng, trẻ biết ngồi, bộ phận xương sống ngực cong về phía sau, thành đoạn cong thứ 2; sau một tuổi, trẻ biết đi, bộ phận cột sống thắt lưng lại nhô ra phía trước, hình thành đoạn cong thứ 3 Khi ấy, 3 đoạn cong tự nhiên... những sự biến đổi lớn nhất về phát dục trong cuộc đời của con người Trong một năm ngắn ngủi, chiều cao, thể trọng của bé có thể tăng gấp đôi, các công năng đều phát triển nhanh chóng Điều đó, đặt cơ sở vật chất vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng về tâm lý của trẻ Các nhà nghiên cứu khoa học nuôi dạy trẻ, cũng đã chỉ rõ, thiếu dinh dưỡng tinh thần trong thời kỳ dưới 1 tuổi sẽ ảnh hưởng... 27 Bé đầu to có nhất định thông minh không? Trước hết phải khẳng định rằng, trị số vòng đầu lớn hay nhỏ của trẻ là dấu hiệu quan trọng của sự phát triển phần đầu, phản ánh mức độ phát triển của não và xương sọ, có quan hệ mật thiết với sự phát triển của não Nói chung, trị số vòng đầu của trẻ sơ sinh là 34 cm, sau một năm lớn thêm 11 cm Cùng với sự tăng trưởng của tuổi, sự tăng trưởng trị số vòng đầu. .. hãy cố gắng hết mức giúp đỡ cho con bạn, không nên giam nó trong chiếc giường cũi hoặc xe đẩy quá chật hẹp Như vậy thật chẳng công bằng với trẻ chút nào Bạn nên rộng rãi với con bạn một chút, dành cho con một “mảnh trời riêng” để con có thể bò đi bò lại, nhận thức thế giới, rèn luyện cơ bắp Đó chính là việc làm cực kỳ có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ vậy 24 Dạy bé tập bò như thế nào? Khi được... điều kiện sinh lý giữ vững sự thăng bằng của cơ thể Trong 12 tháng đầu, cột sống của trẻ tăng trưởng rất nhanh Sau đó chậm dần Lúc đầu, cột sống trẻ thẳng Do đó, cha mẹ hoặc người nuôi trẻ cần đặc biệt chú ý rằng, cột sống của trẻ rất dẻo, rất dễ biến dạng Sự coi nhẹ của cha mẹ và người bảo mẫu thường dẫn đến tình trạng cột sống của trẻ cong quá độ cong tự nhiên hoặc biến dạng thành gù hay các dạng... những kích thích, thông tin của ngoại giới, tích lũy tư liệu, sau đó sản sinh hoạt động tâm lý Do đó, ngoài nhu cầu sinh lý ra trẻ còn có nhu cầu tâm lý, nhu cầu giao lưu, tìm hiểu thế giới xung quanh, nhu cầu khác tốt cho sự cảm thụ của mình Có thể nói, năm đầu trong cuộc sống của trẻ là thời kỳ mấu chốt trong việc phát triển tâm lý Bởi vì, trong thời kỳ này, trẻ hoàn toàn cần phải dựa vào người khác,... dậy Khi dạy trẻ đứng bạn nhớ để hai đùi trẻ cách nhau, để giảm thấp trọng tâm, giúp trẻ đứng vững vàng hơn Như vậy, đến trên dưới 10 tháng tuổi là con bạn có thể đứng vững vàng một mình 26 Khi nào bắt đầu dạy bé tập đi? Lúc nào trẻ biết đi? Đây là vấn đề mỗi người làm cha, làm mẹ đều quan tâm Với nhiều bậc cha mẹ, trẻ con biết đi sớm là dấu hiệu phát dục tốt nhất Họ nóng lòng sốt ruột khi thấy con mới... “tiếp nối thân tình” Trong giai đoạn đầu tiên trẻ mới sinh ra, mẹ là người nó tiếp xúc sớm nhất và cũng là người dễ dàng để lại cho trẻ ấn tượng sâu sắc nhất Trong y học gọi hiện tượng này là “tiếp nối” “Tiếp nối” là mối quan hệ giao tiếp với con người lần đầu tiên của trẻ sơ sinh; là tình cảm nguyên thủy nhất của bé sau khi bé chào đời; là khởi điểm của sự hình thành mối giao tiếp với con người rộng rãi... đã có thân thể khá bụ bẫm và đều được cha mẹ cho ngậm đầu vú cao su Sau 50 tuổi, đo lại trí lực, thấy giảm đi 4/10 so với người cùng lứa tuổi không ngậm đầu vú cao su…” Khi cần phải dùng bình có đầu vú cao su cho trẻ uống sữa hoặc nước, không được để nghiêng bình hoặc ép đầu vú cao su xuống răng sữa của bé, làm cho hàm răng của bé khập khiễng Bắt đầu từ tháng thứ 8, cho bé ăn thêm một số thức ăn tương... thậm chí có những hành động thô bạo lúc bé khóc Nếu làm như vậy vô tình bạn đã tạo nên những thiếu hụt trong tâm lý của con bạn Điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh về tâm lý của bé Ngoài ra, nếu một số cha mẹ, vì nguyên nhân nào đó không thể tự mình săn sóc con, giao con cho bảo mẫu nuôi dưỡng thì phải chú ý lựa chọn bảo mẫu, không nên thay đổi nhiều Nếu không, sẽ bất lợi cho việc phát . có, lắm khi không biết xoay xở ra sao. Tập sách 'Phương pháp nuôi dạy con trong năm đầu& apos; sẽ giúp bạn thực thi bổn phận cao quý của mình. Sách do. cái đầu nặng nề. Do đó, mấy ngày đầu nên bảo vệ đầu của bé ở tư thế như trước khi sinh: đầu gục về phía trước, cằm dựa vào ngực, tay nắm lại thu về phía trong,

Ngày đăng: 26/11/2013, 00:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan