Tài liệu Giáo án Huong nghiệp 9

11 508 0
Tài liệu Giáo án Huong nghiệp 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

© Thế Duy – Trường THCS-DTNT Ba Tơ Giáo án Hướng nghiệp 9 NS: 4/1/2011 ND:6/11/2011 Chñ®Ò1: Th¸ng 9 Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC I. MỤC TIÊU : - Biết được ý nghĩ, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học. - Nêu được dự định ban đầu về sự lựa chọn hướng đi sau khi Tốt nghiệp THCS. - Bước đầu có ý thức lựa chọn nghề có cơ sở khoa học. II. TRỌNG TÂM: - Hiểu 3 nguyên tắc chọn nghề và hình thành cho HS ý thức chọn nghề theo 3 nguyên tắc đó. Đồng thời có ý thức phấn đấu trong học tập, rèn luyện để có thể đạt được việc chọn nghề. III. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: các tài liêu, thông tin về giáo dục hướng nghiệp, các nghề mà HS có thể lựa chọn, phiếu học tập. - Học sinh: một số bài hát, bài thơ, mẫu chuyện ca ngợi lao động. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động1: GV yêu cầu HS đọc mục 1(SGV) và đưa câu hỏi. ? Theo em việc chọn nghề có cần dựa vào cơ sở khoa học không? ? Khi chọn nghề cần dựa vào những cơ sở khoa học nào? ? Theo em việc chọn nghề không có cơ sở khoa học sẽ có ảnh hưởng gì? GV nhận xét và kết luận. - Sức khỏe. - Tâm lí. - Sinh sống. GV yêu cầu HS nêu một số VD. 1. C¬ së khoa häc cña viÖc chän nghÒ: Hoạt động 2: những nguyên tắc chọn nghề GV đọc nội dung ba câu hỏi thảo luận. HS nghe và thảo luận trả lời. Trang 1 © Thế Duy – Trường THCS-DTNT Ba Tơ Giáo án Hướng nghiệp 9 ? Khi chọn nghề cần trả lời được những câu hỏi nào? ? Mối quan hệ chặt chẽ giữa ba câu hỏi đó được thể hiện ở chỗ nào? ? Nếu thiếu một trong ba yếu tố thì việc chọn nghề sẽ như thế nào? ? Khi chọn nghề cần đáp ứng những nguyên tắc nào? GV đưa kết luận. Nguyên tắc chọn nghề: - Không chọn những nghề mà bản thân không ưa thích. - Không chọn những nghề mà bản thân không đủ điều kiện khả năng. - Không chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. ? Khi chọn nghề nếu không dựa vào các nguyên tắc đó thì điều gì sẽ xảy ra? GV nêu một số mẫu chuyện bổ sung về vai trò của hứng thú và năng lực nghề nghiệp GV yêu cầu HS nêu một số ví dụ về việc chọn nghề thiếu cơ sở khoa học. GV có thế nêu thêm một số VD khác. - Thích nghề gì. - Làm được nghề gì. - Cần làm nghề gì. HS thảo luận và trả lời (nhu cầu - năng lực - ý thức). HS trả lời. Không chọn được nghề phù hợp. HS thảo luận trả lời. HS lắng nghe. HS trả lời. Không chọn được nghề phù hợp. HS nêu ví dụ. HS lắng nghe. Hoạt động 3: ý nghĩa của việc chọn nghề GV cho HS đọc mục 3 (SGV) và đưa câu hỏi thảo luận. ? Khi chọn nghề đáp ứng được những ý nghĩa gì? GV tổng hợp ý kiến và nêu nội dung chính về ý nghĩa của việc chọn nghề. * Ý nghĩa kinh tế: - Đẩy nhanh tiến độ CNH, HĐH, đưa đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp năm 2020. - Xóa tình trạng đói nghèo, giải quyết tình trạng thất nghiệp. - Nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế thế giới. * Ý nghĩa xã hội: - Làm đúng chuyên môn, theo sự phân công của tổ chức (phân bố nghề nghiệp) làm giảm sức ép đối với nhà nước. * Ý nghĩa giáo dục: HS đọc sách và thảo luận nhóm về ý nghĩa của việc chọn nghề. HS trả lời. HS lắng nghe và ghi chép. Trang 2 © Thế Duy – Trường THCS-DTNT Ba Tơ Giáo án Hướng nghiệp 9 - Phát triển nhân cách, đạo đức con người và năng lực lao động (ý thức trách nhiệm, tinh thần tập thể, sự tôn trọng của công, năng lực kỉ thuật, tư duykinh tế .). * Ý nghĩa chính trị: - Phân luồng cho HS sau khi tốt nghiệp là nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh. Hoạt động 4 : tổ chức trò chơi GV tổ chức cho HS thi đua tìm ra những bài hát, bài thơ hoặc truyện ngắn nói về sự nhiệt tình lao động xây dựng đất nước trong các nghề khác nhau. GV nhận xét. VD: - Người đi xây hồ kẻ gỗ. - Đường cày đảm đang. - Mùa xuân trên những giếng dầu. - Tôi là người thợ lò. - Bài ca xây dựng. -… HS làm theo nhóm, cử đại diện trình bày vào phiếu học tập HS lắng nghe và có thể bổ sung. Hoạt động 4 : đánh giá kết quả chủ đề GV cho HS trình bày ý kiến của bản thân sau buổi hướng nghiệp. Với những gợi ý này, GV có thể cho HS viết thành bài viết. - Nêu cảm nhận của em sau khi học buổi giáo dục hướng nghiệp. - Em thích nghề gì? - Nghề nào phù hợp với khả năng của em? - Hiện nay ở địa phương em, nghề nào đang cần nhân lực? V. RÚT KINH NGHIỆM: NS:11/1/2011 ND:13/1/2011 Trang 3 © Thế Duy – Trường THCS-DTNT Ba Tơ Giáo án Hướng nghiệp 9 Chủ đề2: Tháng 10 TÌM HIỂU NĂNG LỰC BẢN THÂN VÀ TRUYỀN THỐNG NGHỀ NGHIỆP GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU : - Tự xác định điểm mạnh và điểm yếu của năng lực lao động học tập của bản thân và những đặc điểm truyền thống nghề nghiệp của gia đình mình có thể kế thừa, từ đó liên hệ với những yêu cầu của nghề mà mình yêu thích để quyết định việc lựa chọn. - Hiểu được thế nào là sự lựa chọn nghề nghiệp. - Bước đầu biết đánh giá năng lực bản thân và phân tích được truyền thống gia đình - Có được thái độ tự tin vào bản thân trong việc rèn luyện để đạt được phù hợp với nghề định chọn (có truyền thống nghề nghiệp gia đình). II. TRỌNG TÂM: - Một số khái niệm: năng lực, phù hợp nghề - Tự đánh giá năng lực bản thân theo yêu cầu nghề nghiệp - Phát triển và bồi dưỡng năng lực III. CHUẨN BỊ: - GV tham khảo tâm lý học đại cương của GS-TS Phạm Tất Dong, PGS -TS Nguyễn Quang Uẩn, PGS -TS Nguyễn Hải Khoát. - GV sưu tầm một số tấm gương có khả năng đặc biệt trên sách , báo, truyền hình,… IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: tìm hiểu năng lực là gì? GV kể một số tấm gương có khả năng đặc biệt trên sách, báo, truyền hình,… Qua các VD, GV nêu câu hỏi. ? Vậy năng lực là gì? GV tổng hợp ý kiến và đưa khái niệm. Năng lực là sự tương xứng giữa một bên là những đặc điểm tâm lí và sinh lí của một con người với một bên là những yêu cầu của hoạt động đối với con người đó. Sự tương xứng ấy là điều kiện để con người hoàn thành công việc mà hoạt động phải thực hiện. GV đặt vấn đề. ? Khi nào thì ta nói về một người nào đó không có năng lực? HS lắng nghe. HS suy nghĩ phát biểu. HS quan sát và ghi chép. HS suy nghĩ, thảo luận trả lời. Người không có năng lực là không có Trang 4 © Thế Duy – Trường THCS-DTNT Ba Tơ Giáo án Hướng nghiệp 9 GV yêu cầu HS nêu VD về những người không có năng lực? GV đặt vấn đề. ? Có ý kiến cho rằng: con người ta ai cũng có năng lực? Em hiểu câu nói đó như thế nào? GV tổng hợp ý kiến và kết luận. Người ta, ai cũng có năng lực, không có năng lực này thì có năng lực khác. Ngay cả những người khuyết tật về cơ thể cũng có năng lực làm việc. Một người mù có thể trở thành ca sĩ hay nhạc công, người câm điếc có thể trở thành nhà điêu khắc . Tóm lại, trừ những người đang ốm liệt giường, hay mất hết khả năng lao động, còn lại người ta ai cũng có năng lực, không có năng lực này thì có năng lực khác. Có những người có nhiều năng lực, ví dụ như người mẫu có thể là diễn viên điện ảnh, ca sỹ. GV đặt vấn đề. ? Năng lực có thể do bẩm sinh hay không? ? Yếu tố quan trọng để tạo năng lực cho mỗi con người là gì? GV có thể nêu VD. GV đặt vấn đề. ? Năng lực có phải là tài năng không? GV phát biểu bổ sung. sự tương xứng giữa những đặc điểm tâm lý, sinh lý với yêu cầu của hoạt động. HS suy nghĩ trả lời. - Nói ngọng, nói lắp không có năng lực để làm phát thanh viên. - Những người có chiều cao dưới 1m50 không thể làm người mẫu. - … HS thảo luận, trả lời. HS lắng nghe. HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. Năng lực không phải tự nhiên mà có. Nó được hình thành trên cơ sở rèn luyện, học tập trong sách vở, học mọi người xung quanh, tích luỹ kinh nghiệm mới đạt được kết quả cao. Yếu tố quan trọng để tạo năng lực cho mỗi con người là sự học hỏi, luyện tập và ý chí vươn lên. HS lắng nghe. HS thảo luận trả lời. Năng lực không phải là tài năng, mà nếu năng lực giúp cho con người hoạt động có kết quả thì tài năng sẽ mang lại cho hoạt động có chất lượng và hiệu quả cao, đạt được thành tích xuất sắc. Trang 5 © Thế Duy – Trường THCS-DTNT Ba Tơ Giáo án Hướng nghiệp 9 Năng lực là do con người thường xuyên rèn luyện, còn tài năng ngoài sự rèn luyện ra ít nhiều còn có yếu tố thiên bẩm. GV có thể yêu cầu HS lấy VD. GV phát biểu và đặt câu hỏi. Như vậy, những người có tài năng xuất chúng như: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Lê Lợi, Bác Hồ là những thiên tài của dân tộc. ? Vậy tài năng là gì? GV kết luận. Tài năng là kết quả của lao động kiên trì, không mệt mỏi với một lí tưởng kiên định. Đội ngũ nhân tài là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát xã hội. HS lắng nghe. HS trả lời. - Thể thao: Nguyễn Thúy Hiền; Hồng Sơn. - Thời trang: Nhà thiết kế Minh Hạnh. - Y học: GS Tôn Thất Tùng, Tôn Thất Bách. - Khoa học: GS Hoàng Thụy, GS Lê Văn Thiêm. - … HS lắng nghe và suy nghĩ trả lời. HS lằng nghe và ghi chép. Hoạt động 2: Sự phù hợp nghề GV nêu vấn đề. Như vậy lựa chọn một nghề phù hợp với năng lực của mình không phải dễ. Để biết được một người nào đó có phù hợp với nghề mà mình đang làm thì phải căn cứ vào điều gì? GV nêu câu hỏi. ? Phải làm gì để có sự phù hợp nghề? ? Nếu chẳng may gặp một nghề không phù hợp thì ta phải làm như thế nào? GV kết luận. Nếu không thể đổi nghề được thì cố gắng rèn luyện phấn đấu để tạo ra hứng thú từ đó hình thành các yếu tố tâm sinh lý để có sự phù hợp nghề. HS suy nghĩ phát biểu. Căn cứ vào yếu tố tâm lý, sinh lý, … HS suy nghĩ trả lời. Học hỏi, phấn đấu, rèn luyện, quyết tâm, chịu khó thì có thể tạo ra sự phù hợp nghề. HS trả lời. Có thể đổi sang nghề khác mà mình có thể làm tốt hơn. HS lắng nghe và ghi nhớ. Hoạt động 3: phương pháp xác định năng lực bản thân để hiểu được mức độ phù Trang 6 © Thế Duy – Trường THCS-DTNT Ba Tơ Giáo án Hướng nghiệp 9 hợp nghề GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm: Tìm hiểu hứng thú môn học (SGV). GV đọc từng câu hỏi trong bảng câu hỏi tìm hiểu hứng thú môn học, dừng lại khoảng 30 giây ở mỗi câu để HS tự cho điểm vào cột điểm. Nếu đồng ý cho 1 điểm, không đồng ý cho 0 điểm. GV hướng dẫn HS cộng điểm. Môn nào có số điểm cao thì môn đó gây được hứng thú đối với HS. GV có thể hướng dẫn HS tự làm bài trắc nghiệm 2. HS làm bài trắc nghiệm theo hướng dẫn của GV. HS cộng điểm để biết được bản thân mình phù hợp với nghề gì. HS tự làm trắc nghiệm theo hướng dẫn. Hoạt động 4: tự tạo ra sự phù hợp nghề GV đặt câu hỏi. ? Sự phù hợp nghề có phải tự dưng mà có hay không? GV kết luận. Phải rèn luyện bản thân để có được những phẩm chất, những thuộc tính tâm sinh lý tương ứng với những yêu cầu của nghề định chọn. Đó chính là sự hứng thú nghề nghiệp, là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người vượt qua mọi khó khăn trở ngại để đạt kết quả cao. GV đặt câu hỏi. ? Yếu tố cơ bản nào để tao ra sự phù hợp nghề? GV phát biểu kết luận. Trước khi chọn nghề, nhất thiết phải khám toàn diện sức khoẻ của bản thân. VD vào trường Sư Phạm thì cần chữa cho dứt điểm bệnh lao, viêm phế quản. Để trở thành GV thì không được mắc tật nói ngọng. Tóm lại, không nên có thái độ thụ động trước yêu cầu về sự phù hợp nghề. Sự nổ lực chủ quan do lòng yêu nghề có thể giúp con người rất nhiều trong việc tự tạo ra sự phù hợp nghề. HS suy nghĩ trả lời. HS lắng nghe. HS trả lời. Học tập là một tiêu chí không thể thiếu trong việc tạo ra năng lực nghề nghiệp. HS lắng nghe. HS ghi nhớ. Hoạt động 5: nghề truyền thống gia đình và việc học nghế GV đặt câu hỏi. ? Thế nào gọi là nghề truyền thống? GV kết luận. HS trả lời. HS lắng nghe. Trang 7 © Thế Duy – Trường THCS-DTNT Ba Tơ Giáo án Hướng nghiệp 9 Là công việc mà ông bà, cha mẹ đã làm để nuôi sống gia đình, có tính chất cha truyền con nối (không phổ biến). VD: Nghề đúc đồng, tạc tượng, đồ gốm, kim hoàn, tranh sơn mài . GV đặt câu hỏi. ? Nghề truyền thống gia đình có ý nghĩa như thế nào? GV kết luận. Hình thành nên lối sống và "tiểu văn hóa” của gia đình. Lớn lên trong không khí lao động ấy, nhiều trẻ em đã tiếp thu được lòng yêu nghề truyền thống và hình thành những kĩ năng lao động của nghề. GV đưa VD minh họa. VD: Đặng Thái Sơn (giải thưởng quốc tế dương cầm) là con trai của nghệ sĩ dương cầm Thái Thị Liên. Ca sĩ Thanh Lam là con của nhạc sĩ Thuận Yến. Trần Thu Hà có cha là ca sĩ Trần Hiếu và chú ruột là nhạc sĩ Trần Tiến . GV phát biểu. Ở nước ta, nghề truyền thống gắn với làng nghề truyền thống (một nghề được nhiều gia đình phát triển): Gạch Bát Tràng, bưởi Phúc Trạch, mộc Thái Yên, tranh Đông Hồ . - Mặc dù nghề nghiệp phát triển đa dạng nhưng Đảng và nhà nước vẫn chủ trương khuyến khích phát triển nghề truyền thống. Một số sản phẩm có sức cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế . HS suy nghĩ phát biểu. HS lắng nghe. HS lắng nghe. HS lắng nghe và ghi nhớ. Hoạt động 6: đánh giá kết quả chủ đề Đánh giá về ý thức thảo luận trong các nhóm: khen, chê kịp thời. HS lắng nghe. V. RÚT KINH NGHIỆM: Trang 8 © Thế Duy – Trường THCS-DTNT Ba Tơ Giáo án Hướng nghiệp 9 Chủ đề3:Tháng 11 CÁC HƯỚNG ĐI SAU KHI TỐT NGHIỆP THCS I. MỤC TIÊU: - Biết được các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS. - Biết lựa chọn hướng đi thích hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp THCS. - Có ý thức lựa chọn một hướng đi và phấn đấu để đạt được mục đích đó. II. TRỌNG TÂM: - Thực trạng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS - Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS - Lựa chọn hướng học tập và nghề sau khi tốt nghiệp THCS: thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục. III. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: - Nghiên cứu kĩ nội dung của chủ đề. - Đọc tài liệu tham khảo: Sự lựa chọn tương lai của Phạm Tất Dong, Nguyễn Như Ất. - Sưu tầm một số mẫu chuyện về những gương vượt khó và thành đạt trong nghề nghiệp. - Chuẩn bị về tổ chức chủ đề và lên kế hoạch cho buổi sinh hoạt. * Học sinh: - Tìm hiểu ý kiến của cha mẹ về hướng đi của mình sau khi tốt nghiệp. - Sưu tầm một số câu chuyện trong báo, sách về những tấm gương điển hình và vượt khó trong cuộc sống và học tập. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: giới thiệu GV giới thiệu chủ đề. GV chia lớp thành 6 nhóm. GV cho các nhóm bầu nhóm trưởng và thư ký. GV nêu nhiệm vụ của nhóm trưởng và thư ký. HS lắng nghe. HS làm việc theo sự hướng dẫn của giáo viên. HS lắng nghe, ghi nhớ nhiệm vụ. Hoạt động 2: tìm hiểu về các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS GV đặt câu hỏi thảo luận. ? Hãy kể các hướng đi có thể có sau khi tốt nghiệp THCS? GV phát phiếu học tập yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ. HS lắng nghe, thảo luận. HS nhận phiếu học tập và hoàn thành. Trang 9 © Thế Duy – Trường THCS-DTNT Ba Tơ Giáo án Hướng nghiệp 9 GV kết luận và kiểm tra bài làm của các nhóm. (1): THPT (hệ chính quy). (2): THPT (hệ không chính quy). (3): THCN (hệ THCS). HS lắng nghe và kiểm tra. Hoạt động 3: tìm hiểu về yêu cầu tuyển sinh của các trường THPT ở địa phương và trường PT Nội trú tỉnh GV cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển sinh những năm học trước của một số trường mà HS nội trú có thể theo học. PT Nội trú tỉnh: dành khoảng từ 20 - 30 chỉ tiêu cho huyện Ba Tơ (xét kết quả từ cao xuống thấp). THPT Ba Tơ: nhận hồ sơ, không thi tuyển. TT GDTX Ba Tơ: nhận hồ sơ, không thi tuyển (hệ bổ túc). Chỉ trường THPT Ba Tơ là có đầy đủ các ban KHTN, KHXH, cơ bản, còn lại chỉ có ban cơ bản. GV giới thiệu một số ngành, nghề và trường ở Quảng Ngãi phù hợp với trình độ HS THCS. Trường Dạy nghề Dung Quất. Trường Dạy nghề Quảng Ngãi. Trường Cơ giới. Trường TH Y tế. … GV đưa câu hỏi thảo luận. ? Em đã tìm hiểu được gì về trường mà em có dự định theo học sau khi tốt nghiệp THCS? GV lưu ý học sinh về các điều kiện trong khi chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS. + Nguyện vọng, hứng thú cá nhân. + Năng lực học tập của bản thân. HS chú ý lắng nghe. HS lắng nghe. HS làm việc theo nhóm. HS lưu ý. Trang 10 1 2 3 Dạy nghề (dài hạn) Dạy nghề (ngắn hạn) THCS [...]... hướng đi cần phải cân nhắc kĩ lưỡng + Cần đánh giá đúng năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình để chọn con đường vào đời cho phù hợp + Việc đi vào các hướng khác nhau sau khi tốt nghiệp THCS là bình thường và hợp lý GV nên những tấm gương điển hình về sự lựa chọn đúng đắn Hoạt động 4: đánh giá kết quả chủ đề Giáo viên nêu câu hỏi SGV cho học sinh trả lời Qua đó đánh giá việc tiếp thu bài học của các em...© Thế Duy – Trường THCS-DTNT Ba Tơ Giáo án Hướng nghiệp 9 + Hoàn cảnh gia đình GV hướng dẫn các nhóm thảo luận tập trung vào những ý - Có hay không việc xảy ra mâu thuẫn giữa các điều kiện trên? + Mâu thuẫn giữa năng lực và nguyện vọng của mỗi cá . THCS-DTNT Ba Tơ Giáo án Hướng nghiệp 9 Chủ đề3:Tháng 11 CÁC HƯỚNG ĐI SAU KHI TỐT NGHIỆP THCS I. MỤC TIÊU: - Biết được các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS Thế Duy – Trường THCS-DTNT Ba Tơ Giáo án Hướng nghiệp 9 Chủ đề2: Tháng 10 TÌM HIỂU NĂNG LỰC BẢN THÂN VÀ TRUYỀN THỐNG NGHỀ NGHIỆP GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU : -

Ngày đăng: 25/11/2013, 15:11

Hình ảnh liên quan

GV đọc từng cõu hỏi trong bảng cõu hỏi tỡm hiểu hứng thỳ mụn học, dừng  lại khoảng 30 giõy ở mỗi cõu để HS tự  cho điểm vào cột điểm - Tài liệu Giáo án Huong nghiệp 9

c.

từng cõu hỏi trong bảng cõu hỏi tỡm hiểu hứng thỳ mụn học, dừng lại khoảng 30 giõy ở mỗi cõu để HS tự cho điểm vào cột điểm Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan