Bài soạn giao an tuan 19 chinh sua roi

10 365 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bài soạn giao an tuan 19 chinh sua roi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD &ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG THCS ĐẠ M RÔNG TUẦN 19 Ngày soạn : 20.12.’10 TIẾT 91+92 Ngày dạy : 27.12.’10 Văn bản : A . Mức độ cần đạt : Hiểu cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến Thức: - Ý nghĩa tầm quan trọng của đọc sách và phương pháp đọc sách. - Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch - Bố cục chặt chẽ , hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận - Rèn cách viết văn bản nghị luận. 3. Thái độ: tự giác học hỏi, đọc sách. C. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận. D .Tiến trình dạy học 1. Ổn định: 9a1 9a4 2. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện 3. Bài mới: Để nâng cao hiệu quả học tập, ta phải làm gì? (Học hỏi, tìm…). Đọc sách cũng là một việc để phục vụ cho quá trình học tập và tích luỹ tri thức của mỗi con người… HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1. giới thiệu chung Gv: giới thiệu khái quát vài nét về tác giả ? Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu nội dung bài. * HOẠT ĐỘNG 2. hướng dẫn tìm hiểu văn bản. ? Bài văn được trình bày bằng các luận điểm nào? Tương ứng đoạn nào? (3 luận điểm – bố cục 3 phần của văn bản). Hs: phát hiện, trình bày. Gv: định hương Tìm hiểu đoạn 1. I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) nhà mĩ học và lí luận nổi tiếng của Trung Quốc. 2. Tác phẩm; (sách giáo khoa) II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN. 1. Đọc – tìm hiểu từ khó. 2. Tìm hiểu văn bản. a. Bố cục văn bản: + Từ đầu → phát hiện thế giới mới: Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách. +Tiếp → tiêu hao lực lượng: Nêu những khó khăn,của việc đọc sách hiện nay. + Còn lại: bàn về phương pháp đọc sách cho có hiệu quả. GV: Lê Thị Hường BÀN VỀ ĐỌC SÁCH Chu Quang Tiềm PHÒNG GD &ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG THCS ĐẠ M RÔNG ? Ở phần đầu của văn bản, tác giả đã đặt ra vấn đề gì? ? Tác giả đã nhận thức về học vấn như thế nào? (Không chỉ là hiểu biết của con người thu nhận được qua quá trình học tập mà còn là những tích luỹ của con người từ mọi mặt). ? Sách có vai trò gì đối với cuộc sống con người? Hs: phát biểu. ? Các kiến thức khoa học tự nhiên và xh nhờ đâu mà được lưu truyền đến ngày nay? ? Ý nghĩa quan trọng của việc đọc sách như thế nào?( tác dụng của việc đọc sách) Hs: trả lời. ? Nhận xét về cách trình bày lí lẽ của tác giả ở luận điểm này? (chặt chẽ, logic). HẾT TIẾT 91 CHUYỂN TIẾT 92 Hướng dẫn hs tìm hiểu đoạn 2. ? Đọc sách có dễ không? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc? (Hiện nay sách vở càng nhiều thì việc đọc sách không dễ). ? Tác giả Chu Quang Tiềm chỉ rõ 2 thiên hướng sai lạc thường gặp khi đọc sách là gì? Nghệ thuật? (So sánh). Hs: trao đổi theo cặp (2’) trình bày. Gv: định hướng. ? Tác giả đã nêu ra những phương pháp đọc sách nào có hiệu quả ? Nhận xét của em về cách trình bày vấn đề của tác giả trong luận điểm 2 này? (Lí lẽ + liên hệ thực tế + so sánh giàu hình ảnh → thuyết phục). ? Cách đọc sách nào theo tác giả không có hiệu quả? (Đọc lướt qua, đọc để trang trí: liếc qua… đọng ít…) ? Văn bản nghị luận bàn về đọc sách. Vậy theo em tính thuyết phục và sức hấp dẫn của văn bản thể hiện ở yếu tố nào? b. Phân tích. b1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách * Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn. * Tầm quan trọng của đọc sách: + Sách là kho tàng quí: ghi chép, cất giữ di sản tinh thần nhân loại. + Lưu truyền mọi thành tựu, tri thức mà loài người tìm tòi, tích luỹ qua từng thời đại. * Ý nghĩa đọc sách: là tích lũy kiến thức,mở mang học vấn,nâng cao hiểu biết cho mình để khám phá thế giới,phuc vụ bản thân. b2. Những khó khăn khi đọc sách hiện nay: − Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, không nghiền ngẫm. − Sách nhiều khiến người đọc khó chọn dược sách hay lãng phí sức lực, thời gian vào những cuốn không có ích. b3. Phương pháp đọc sách có hiệu quả: * Cách chọn sách: + Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển có giá trị, có lợi. + Cần đọc kĩ sách thuộc lĩnh vực chuyên môn và phổ thông. + cần tích lũy kiến thức ở nhiều môn học. * Cách đọc sách: + Đọc ít mà đọc kĩ “trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do”. + Không đọc tràn lan mà đọc có kế hoạch, có hệ thống. -> Dùng nhiều hình ảnh so sánh, lập luận chặt chẽ cho thấy muốn tích lũy tri thức và rèn luyện bản thân thì cần chọn phương pháp đọc có hiệu GV: Lê Thị Hường PHÒNG GD &ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG THCS ĐẠ M RÔNG (– Cách trình bày đạt lí thấu tình: ý kiến, lí lẽ đưa ra thật xác đáng với tư cách là một học giả + trình bày bằng giọng trò chuyện tâm tình chia sẻ kinh nghiệm… Hs: Liên hệ bản thân. * HOẠT ĐỘNG 3. Hướng dẫn tự học Gv: hướng dẫn học sinh thực hiện bài ở nhà. Soạn bài “Khởi ngữ.” quả. 3. Tổng kết. * Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ hợp lí. - Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò - Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị. *Ý nghĩa văn bản. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài - Những phương pháp nghị luận có sử dụng trong bài. E. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… GV: Lê Thị Hường PHÒNG GD &ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG THCS ĐẠ M RÔNG TUẦN 19 Ngày soạn : 25.12.’10 TIẾT 93 Ngày dạy : 29.12.’10 Tiếng Việt : A . Mức độ cần đạt : - Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu - Biết đặt câu có khởi ngữ B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến Thức: - Đặc điểm của khởi ngữ - Công dụng khởi ngữ 2. Kĩ năng: - Nhận diện khởi ngữ trong câu - Đặt câu có khỏi ngữ 3. Thái độ: Nghiêm túc học tập. C. Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận. D .Tiến trình dạy học 1. Ổn định: 9a1 9a4 2. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện 3. Bài mới: Cho 2 ví dụ: a.Tôi đọc quyển sách này rồi. b. Quyển sách này tôi đọc rồi. Những cụm từ gạch chân có giống nhau về chức năng cú pháp không? (Ở (a) là bổ ngữ, còn ở (b) có một chức năng khác). HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY. *HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu chung. Gv: yêu cầu hs Đọc các ví dụ a, b, c trong (1). ? Xác định chủ ngữ của những câu có chứa từ ngữ in đậm? ? Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ về vị trí. Có nhiệm vụ gì? (Đứng trước chủ ngữ, là đối tượng của câu). Gv: Những từ ngữ in đậm là khởi ngữ. Vậy khởi ngữ là gì? ? Trước những từ ngữ in đậm, có thể thêm quan hệ từ nào? Gv: giải thích: Về ý nghĩa, nếu khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với một yếu tố nào đó trong phần câu còn lại thì yếu tố khởi ngữ có thể lặp lại y I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu: a. Còn anh, anh không ghìm nỗi xúc động. b. Giàu ,tôi cũng giàu rồi. − Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. GV: Lê Thị Hường KHỞI NGỮ PHÒNG GD &ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG THCS ĐẠ M RÔNG nguyên… Giàu, tôi cũng giàu rồi. hoặc lặp lại bằng một từ thay thế: Quyển sách này tôi đọc nó rồi. Hai câu trên đều có khởi ngữ, ta có thể thêm từ “về” hoặc từ “đối với “ vào trước 2 câu này. ? Tìm khởi ngữ cho các câu bên? *HOẠT ĐỘNG 1. Hướng dẫn luyện tập. Gv: hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sgk. Hs: thực hiện *HOẠT ĐỘNG 3. Hướng dẫn tự học ở nhà: ? Muốn nhận diện khởi ngữ, ta căn cứ vào đặc điểm gì? (vị trí, thêm vào trước khởi ngữ các quan hệ từ về, đối với). Học bài và chuẩn bị bài “Các thành phần biệt lập”. Hs: lắng nghe thực hiện. − Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với. 2. Bài tập nhanh. Về học tập, bạn ấy rất chăm chỉ. a. Việc ấy, tôi không làm được. b. Quyển sách này,tôi chưa đọc nó. c. Với tôi ,học tập là trên hết. * Ghi nhớ (SGK). II. LUYỆN TẬP . 1.Tìm khởi ngữ của các câu sau đây: A, , Khởi ngữ: “Điều này”. B, “Đối với chúng mình”. C “Một mình”. D ,“Làm khí tượng”. E, “Đối với cháu”. 2. Viết thành câu có khởi ngữ A, Về làm bài thì anh ấy… B,Hiểu thì tôi hiểu, nhưng giải thì tôi… III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. Đọc đoạn văn tùy chọn và xác định khởi ngữ trong đoạn văn nếu có . Đặc 5 câu có khởi ngữ. E. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… TUẦN 19 Ngày soạn : 25.12.’10 GV: Lê Thị Hường PHÒNG GD &ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG THCS ĐẠ M RÔNG TIẾT 94 Ngày dạy : 29.12.’10 Tập làm văn : A. Mức độ cần đạt : Hiểu và vận dụng các phép phân tích lập luận tổng hợp khi làm bài văn. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến Thức: - Nắm được đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp - Phân biệt được sự khác nhau giữa 2 phép lập luận phân tích và tổng hợp - Tác dụng 2 phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được phân tích và tổng hợp trong các bài văn nghị luận. - Vận dụng phân tích và tổng hợp khi tạo lập và đọc hiểu văn bản nghị luận 3. Thái độ: tích cực phát biểu xây dựng bài. C. Phương pháp: thảo luận, thực hành viết D .Tiến trình dạy học 1. Ổn định: 9a1 9a4 2. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện 3. Bài mới: Trong văn bản nghị luận phép lập luận chủ yếu là phân tích và tổng hợp. Vậy làm thế nào để nhận diện và viết được đoạn văn theo phương pháp phân tích và tổng hợp chúng ta cùng tìm hiêu trong tiết học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY *HOẠT ĐỘNG 1. tìm hiểu chung. Gv: gọi hs đọc văn bản trong sách giáo khoa trang 9. ? Đoạn mở đầu, bài viết đã đưa ra 2 dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì? (Văn hóa trong trang phục – qui tắc ngầm của văn hoá buộc mọi người phải tuân theo). ? Phần thân bài đưa ra 2 luận điểm chính đó là những luận điểm nào? Hs thảo luận (3’) trình bày Gv; định hướng. ? Để làm sáng tỏ các luận điểm trên tác giả đưa ra các dẫn chứng nào? ? Sau khi phân tích các luận điểm trên tác giả I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp * Tìm hiểu văn bản “trang phục” * Mb: - Không ai ăn mặc chỉnh tề lại đi chân đất - Không ai đi dày mà phơi hết da thịt ra ngoài. - > Ăn mặc phải chỉnh tề, đồng bộ, phù hợp với việc đang làm và hoàn cảnh. * Tb: Đưa ra hai luận điểm về quy tắc ăn mặc: a. Ăn cho mình ,mặc cho người: + Cô gái trong hang + Anh thanh niên đi tát nước + Đi đám tang,đi đám cưới -> Ăn mặc cũng có quy tắc ngầm, cần tuân thủ: phải phù hợp môi trường. GV: Lê Thị Hường PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP PHÒNG GD &ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG THCS ĐẠ M RÔNG muốn nhấn mạnh điều gì? Em hiểu như thế nào là phép phân tích? ? Câu “ăn mặc ra sao…xã hội” có phải là câu tổng hợp ý trên không? (Tổng hợp ý của 2 đoạn). ? Vậy mặc đẹp là mặc như thế nào? Vấn đề đó thể hiện ở phần nào của văn bản? (Phần cuối). đó là phép lập luận gì? (Tổng hợp). ? Em hiểu như thế nào là phép tổng hợp? ? Vậy phép phân tích, tổng hợp thường nằm ở vị trí nào trong bài văn? Hai phép này nó có vai trò gì đối với bài văn nghị luận? (Phép phân tích giúp người đọc hiểu cụ thể vấn đề; phép tổng hợp giúp người đọc tổng hợp kết quả vấn đề). *HOẠT ĐỘNG 2. Hướng dẫn luyện tập. Gv: hướng dẫn hs làm bài tập 2 Bài 3. học sinh thực hiện theo nhóm nhỏ *HOẠT ĐỘNG 3. hướng dẫn tự học Gv: yêu cầu học sinh về nhà viết đoạn văn vận dụng kiến thức đã học. Chuẩn bị tốt cho tiết luyện tập. Hs: lắng nghe thực hiện. b. Y phục xứng kì đức : + Cái đẹp là cái giản dị, phù hợp môi trường + Trang phục phải xứng với hiểu biết và đạo đức của con người. ->Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh riêng và chung. → Phép phân tích, sau đó tổng hợp lại. * Kb Trang phục đẹp là phải: phù hợp với môi trường, hiểu biết, đạo đức, văn hoá. → Phép tổng hợp. * Vai trò của phép lập luận phân tích và tổng hợp làm rõ ý nghĩa của sự vật hiện tượng. * Ghi nhớ (SGK) II. LUYỆN TẬP. Bài tập 2: lí do cần chọn sách để đọc: - Sách nhiều, chất lượng khác nhau, chọn sách tốt để đọc. - Sức người, thời gian có hạn. - Kết hợp đọc sách chuyên môn + thường thức. Bài tập 3: tầm quan trọng của đọc sách là gì? ( GV hướng dẫn học sinh làm) III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn khai triển theo phương pháp phân tích - Xem trước bài “Luyện tập phân tích và tổng hợp”. E. Rút kinh nghiệm: . TUẦN 19 Ngày soạn : 25.12.’10 GV: Lê Thị Hường PHÒNG GD &ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG THCS ĐẠ M RÔNG TIẾT 95. Ngày dạy : 29.12.’10 Tập làm văn : A. Mức độ cần đạt : Có khả năng phân tích và tổng hợp khi làm bài văn. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến Thức: Nắm được mục đích , đặc điểm , tác dụng của việc sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp 2. Kĩ năng: - Nhận diện được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp - Vận dụng phân tích và tổng hợp nhuần nhuyễn hơn khi tạo lập và đọc hiểu văn bản nghị luận 3. Thái độ: nghiêm túc học tập C. Phương pháp: thực hành viết D .Tiến trình dạy học 1. Ổn định: 9a1 9a4 2. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp bài mới.) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY *HOẠT ĐỘNG 1. Ôn tập lí thuyết. Gv: Củng cố lại lí thuyết về sự khác nhau giữa 2 phép pt và t.h Công dụng của hai phép trong văn bản. *HOẠT ĐỘNG 2. hướng dẫn luyện tập Hs: Đọc đoạn văn (a) và cho biết tác giả vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào? Tìm luận điểm? (nhóm 1-2). (Phép phân tích, tác giả chỉ ra từng cái hay hợp thành cái hay của cả bài). Đọc đoạn (b) và thảo luận theo ý trên. ( nhóm 3-4) I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT II. LUYỆN TẬP Bài tập 1 a. Luận điểm: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác * Trình tự phân tích cái hay: − Ở điệu xanh (dẫn chứng). − Ở những cử động. − Ở các vần thơ. − Cách sử dụng chữ tự nhiên, không non ép. b.Luận điểm: Mấu chốt của sự thành đạt * Trình tự phân tích sự thành đạt: − Nêu các quan niệm về thành đạt. − Phân tích từng quan niệm đúng, sai như thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi GV: Lê Thị Hường L.T PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP PHÒNG GD &ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG THCS ĐẠ M RÔNG Gv: hướng dẫn học sinh làm bt 2. ? Phân tích bản chất của lối học đối phó ? Tác hại của lối học đối phó? ? Biểu hiện cụ thể của lối học đối phó? ? Nên tổng hợp ý trên như thế nào? Hs: thực hiện theo gợi ý trên. Giáo viên gợi ý vấn đề ở bài tập 3 và cho học sinh thảo luận.? (Bài tích hợp cả phép phân tích và tổng hợp). *HOẠT ĐỘNG 3. hướng dẫn tự học Gv: yêu cầu học sinh thực hiện bài tập tích hợp. Cách soạn bài mới. Hs: thực hiện . người. Bài tập 2: Phân tích thực chất của lối học đối phó: * Bản chất: − Không lấy việc học làm mục đích, việc phụ. − Không chủ động, cốt để đối phó sự đòi hỏi của gia đình, thầy cô, thi cử. * Tác hại: + Hiệu quả học tập thấp + Dốt nát, đầu óc rỗng tuếch, làm việc kém hiệu quả * Những biểu hiện: + Đến lớp đầy đủ, lo thi cử, kiểm tra để đối phó với thầy cô, cha mẹ để không bị la. * Tổng hợp: Học đối phó là học bị động, không lấy việc học là mục đích chính. Lối học đó chẳng những làm cho người học mệt mỏi mà không tạo ra những nhân tài đích thực cho đất nước. Bài tập 3: Bàn về đọc sách −Sách vở đúc kết tri thức… −Muốn tiến bộ, phát triển phải đọc sách để tiếp thu tri thức, khái niệm. −Không cần đọc nhiều mà đọc kĩ hiểu sâu. −Đọc sách chuyên sâu + kiến thức thường thức → hiểu biết rộng. → Tổng hợp: muốn đọc có hiệu quả phải chọn, đọc kĩ, chú trọng đọc rộng thích đáng. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC . - Đọc trước bài “ Tiếng nói ” và tìm các đoạn văn có sử dụng phép phân tích và tổng hợp. - Soạn các câu hỏi trong sgk - Lập dàn bài cho bài nghị luận sau đó triển khai thành đoạn văn có sử dụng 2 phép pt,th. E. Rút kinh nghiệm: . GV: Lê Thị Hường PHÒNG GD &ĐT ĐAM RÔNG TRƯỜNG THCS ĐẠ M RÔNG GV: Lê Thị Hường . các quan hệ từ về, đối với). Học bài và chuẩn bị bài “Các thành phần biệt lập”. Hs: lắng nghe thực hiện. − Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ. hợp với việc đang làm và hoàn cảnh. * Tb: Đưa ra hai luận điểm về quy tắc ăn mặc: a. Ăn cho mình ,mặc cho người: + Cô gái trong hang + Anh thanh niên đi

Ngày đăng: 25/11/2013, 00:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan