Gián án Đề thi HKI 10-11

4 312 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Gián án Đề thi HKI 10-11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng GD & ĐT Từ Liêm ĐỀ THI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2010 - 2011 Trường THCS Minh Khai MÔN CÔNG NGHỆ 7 – Đề 1 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các phương án sau: Câu 1: Sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh có những ưu điểm sau: A. Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công B. Không làm ô nhiễm môi trường C. Không gây độc hại cho người và gia súc D. Cả 3 ý trên Câu 2: Đất trong vườn gieo ươm là loại đất: A. Đất cát pha B. Đất sét C. Đất thịt nhẹ D. Cả A và C Câu 3: Loại đất nào sau đây có khả năng giữ nước kém nhất? A. Đất cát pha B. Đất thịt nhẹ C. Đất thịt trung bình D. Đất thịt nặng Câu 4: Đối với loại côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn thì giai đoạn nào phá hoại cây trồng mạnh nhất? A. Giai đoạn sâu trưởng thành B. Giai đoạn sâu non C. Giai đoạn trứng D. Giai đoạn nhộng Câu 5: Các câu sau đúng hay sai? A. Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu bệnh B. Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh C. Dùng thuốc độc phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu bệnh. D. Dùng biện pháp IPM là biện pháp phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả nhất. II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 (2 điểm): Nêu vai trò của giống cây trồng? Có những phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào? Câu 2 (4 điểm): Căn cứ vào đâu để xác định thời vụ? Nêu các vụ gieo trồng trong năm? Phòng GD & ĐT Từ Liêm ĐỀ THI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2010 - 2011 Trường THCS Minh Khai MÔN CÔNG NGHỆ 7 – Đề 2 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các phương án sau: Câu 1: Các câu sau đúng hay sai? A. Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu bệnh B. Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh C. Dùng thuốc độc phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu bệnh D. Dùng biện pháp IPM là biện pháp phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả nhất. Câu 2: Đối với loại côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn thì giai đoạn nào phá hoại cây trồng mạnh nhất? A. Giai đoạn sâu trưởng thành B. Giai đoạn sâu non C. Giai đoạn trứng D. Giai đoạn nhộng Câu 3: Loại đất nào sau đây có khả năng giữ nước kém nhất? A. Đất cát pha B. Đất thịt nhẹ C. Đất thịt trung bình D. Đất thịt nặng Câu 4: Đất trong vườn gieo ươm là loại đất: A. Đất cát pha B. Đất sét C. Đất thịt nhẹ D. Cả A và C Câu 5: Sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh có những ưu điểm sau: A. Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công B. Không làm ô nhiễm môi trường C. Không gây độc hại cho người và gia súc D. Cả 3 ý trên II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 (2 điểm): Nêu mục đích của việc làm cỏ, vun xới? Có những phương pháp tưới nào? Câu 2 (4 điểm): Nêu tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ? Kể tên các loại hình luân canh mà em biết? Phòng GD & ĐT Từ Liêm ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2010 - 2011 Trường THCS Minh Khai MÔN CÔNG NGHỆ 7 Thời gian: 45 phút ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: A (0,5 điểm) Câu 2: D (0,5 điểm) Câu 3: A (0,5 điểm) Câu 4: B (0,5 điểm) Câu 5: (2 điểm) A B C D Đúng Sai Sai Đúng 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm II. TỰ LUẬN Câu 1 (2 điểm): − Vai trò của giống cây trồng: làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng. − Có những phương pháp chọn tạo giống cây trồng là: phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp gây đột biến, phương pháp nuôi cấy mô. Câu 2 (4 điểm): − Căn cứ để xác định thời vụ: khí hậu, loại cây trồng, sâu bệnh − Các vụ gieo trồng trong năm: + Vụ đông xuân: từ tháng 11 đến tháng 4, tháng 5 năm sau trồng lúa, ngô, đỗ, lạc, rau, cây ăn quả, cây công nghiệp + Vụ hè thu: từ tháng 4 đến tháng 7 trồng lúa, ngô, khoai + Vụ mùa: từ tháng 6 đến tháng 11 trồng lúa, rau + Vụ đông: từ tháng 9 đến tháng 12 trồng ngô, đỗ tương, khoai, rau. ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: (2 điểm) A B C D Đúng Sai Sai Đúng 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 2: B (0,5 điểm) Câu 3: A (0,5 điểm) Câu 4: D (0,5 điểm) Câu 5: A (0,5 điểm) II. TỰ LUẬN Câu 1 (2 điểm): − Mục đích của việc làm cỏ, vun xới: diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp, hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn, chống đổ. − Các phương pháp tưới: tưới theo hàng vào gốc cây, tưới thấm, tưới ngập, tưới phun Câu 2 (4 điểm): − Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ: + Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu bệnh + Xen canh sử dụng hợp lý đất đai, ánh sáng và giảm sâu bệnh + Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch − Các hình thức luân canh: + Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau + Luân canh giữa các cây trồng nước với nhau + Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước Hà Nội, ngày 6 tháng 12 năm 2010 Người ra đề Hồ Thị Thùy Linh . đông xuân: từ tháng 11 đến tháng 4, tháng 5 năm sau trồng lúa, ngô, đỗ, lạc, rau, cây ăn quả, cây công nghiệp + Vụ hè thu: từ tháng 4 đến tháng 7 trồng lúa,. ngô, khoai + Vụ mùa: từ tháng 6 đến tháng 11 trồng lúa, rau + Vụ đông: từ tháng 9 đến tháng 12 trồng ngô, đỗ tương, khoai, rau. ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1:

Ngày đăng: 24/11/2013, 15:11

Hình ảnh liên quan

− Các hình thức luân canh: - Gián án Đề thi HKI 10-11

c.

hình thức luân canh: Xem tại trang 3 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan