Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

26 441 0
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN ĐỨC HOÀN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HOÀ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Đà Nẵng – Năm 2011 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO HỮU HÒA Phản biện 1: GS.TS. Trương Bá Thanh Phản biện 2: TS. Trần Minh Cả Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 12 năm 2011. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm vị trí quan trọng bởi vì đây là lĩnh vực sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu nuôi sống con người. Ở nước ta kinh tế nông nghiệp chiếm tới 40% GDP, hơn 80% dân số, hơn 70% lao động và hơn 75% số hộ ở nông thôn, góp phần to lớn trong sản phẩm quốc dân và xuất khẩu. Xuất phát từ thực tế phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nông thôn ở Khánh Vĩnh trong những năm qua cho thấy việc nghiên cứu phát triển nông nghiệp của huyện nhằm đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp phù hợp để khai thác có hiệu quả nguồn lực về đất đai, lao động và nguồn vốn; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng bền vững là rất cần thiết. Đề tài “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà” hoàn thành sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn giúp cho công tác nghiên cứu, cũng như lãnh đạo chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp, vận dụng cụ thể vào điều kiện đặc thù của khu vực nông thôn miền núi Khánh Hoà; - Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp huyện Khánh Vĩnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020; - Đề xuất một số kiến nghị với các cấp, các ngành để hoàn thiện chính sách phát triển nông nghiệp tại các địa phương miền núi trong đó có huyện Khánh Vĩnh. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Ý nghĩa khoa học - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển nền nông nghiệp. - Khái quát kinh nghiệm xây dựng và phát triển nền nông nghiệp của một số địa phương trong nước và của một số quốc gia trên thế giới, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đưa ra những căn cứ và cơ sở khoa học cũng như những giải pháp cụ thể đáp ứng các yêu cầu bức thiết cho quy hoạch nông nghiệp, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Đồng thời giúp ngành nông nghiệp của huyện lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý trên quan điểm phát triển bền vững; - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để xây dựng chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công nhằm hướng dẫn nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng; - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp của huyện Khánh Vĩnh từ nay đến năm 2020. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất, nước, rừng trên từng địa bàn huyện. - Các điều kiện kinh tế, xã hội và ảnh hưởng của cộng đồng đối với sản xuất nông nghiệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Ranh giới hành chính huyện Khánh Vĩnh - tỉnh Khánh Hòa. - Lĩnh vực nghiên cứu: Các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn. - Các số liệu sử dụng để nghiên cứu được cập nhật trong giai đoạn 2000 - 2010. Tầm xa của các giải pháp đề xuất đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Kế thừa: Kế thừa những tài liệu tiền kế hoạch để đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện. - Phương pháp thống kê mô tả, phân tích. + Ứng dụng phần mềm Excel để thống kê phân tích dữ liệu. + Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý G.I.S (sử dụng các phần mềm MapInfo, Arcgis…) xây dựng và chồng ghép bản đồ. 3 6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu, kết luận; đề tài nghiên cứu gồm các nội dung sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Khánh Vĩnh Chương 3: Những giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp huyện Khánh Vĩnh đến 2015 và tầm nhìn 2020. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1. NÔNG NGHIỆP VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm tất cả những ngành sản xuất có đối tượng tác động là những cây trồng, vật nuôi gắn liền tất yếu với tự nhiên; có thời gian sản xuất bằng với thời gian lao động cộng với thời gian phát triển của cây trồng vật nuôi dưới sự tác động của điều kiện tự nhiên. Quan niệm về nông nghiệp theo cách hiểu này có tác dụng làm sản xuất nông nghiệp không bị phát triển một cách hạn hẹp, phiến diện, chia cắt. 1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp - Sản xuất nông nghiệptính vùng. - Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. - Đối tượng của SXNN là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi. - Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. 1.1.3. Vị trí, vai trò ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 1.1.3.1. Vị trí của ngành nông nghiệp Nông nghiệp là bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, gắn bó hữu cơ với những ngành nghề và lĩnh vực khác là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội tạo nền tảng vững chắc trong quá trình phát triển đất nước. Cả lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh rằng: nông nghiệp đóng góp rất quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GDP và giảm dần theo thời gian. 1.1.3.2. Vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu. Nông nghiệp chính là tiền đề của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, điều này 4 được thể hiện qua các mặt sau: - Nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội. - Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị. - Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ. - Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu. - Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường. 1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm và nội dung phát triển nông nghiệp 1.2.1.1. Tăng trưởng và phát triển Theo lý thuyết của kinh tế học phát triển, “tăng trưởng kinh tế là một phạm trù diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của chủ thể kinh tế”. Tăng trưởng đo lường kết quả sản xuất xã hội hàng năm, và thường sử dụng hai chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP và GDP. Các chỉ tiêu này phản ánh mức tăng trưởng sản xuất hàng hoá và dịch vụ của mỗi quốc gia sau một giai đoạn nhất định nào đó được biểu thị bằng chỉ số % (thường là 1 năm). Phát triển kinh tế có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Xuất phát từ lý luận trên, phát triển nông nghiệp với tư cách là ngành kinh tế được hiểu là việc gia tăng mức độ đóng góp về giá trị sản lượng và sản lượng hàng hoá nông sản của ngành nông nghiệp cho nền kinh tế, đồng thời phát huy vai trò của nó trong việc thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại gắn với yêu cầu bền vững. 1.2.1.2. Nội dung phát triển nông nghiệp Trên cơ sở khái niệm phát triển nông nghiệp đã được xây dựng, chúng ta cần làm rõ nội hàm của sự phát triển đó. Cụ thể, nội dung phát triển nông nghiệp bao gồm các khía cạnh sau đây: - Phát triển về mặt số lượng: Đó là việc gia tăng sản lượng và giá trị tổng sản lượng nông sản sản xuất ra trong năm trên cơ sở gia tăng tuyệt đối nguồn lực sản xuất. - Phát triển về mặt chất lượng: Phát triển về mặt chất lượng được thể hiện ở việc gia tăng mức độ đóng góp về giá trị sản phẩm nông sản bằng 5 cách thay đổi chất lượng bên trong của hoạt động sản xuất thông qua việc đẩy mạnh đầu tư vốn, lao động và ứng dụng các công nghệ sản xuất mới để tăng năng suất lao động hoặc sản xuất ra những nông sản có chất lượng cao hơn, giá trị lớn hơn. - Phát triển về mặt cơ cấu Phát triển về mặt cơ cấu thể hiện ở việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Cụ thể, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ quảng canh sang thâm canh; từ trồng trọt sang chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản; từ những lĩnh vực sản xuất kém hiệu quả sang những lĩnh vực sản xuất có hiệu quả hơn; từ sản xuất lệ thuộc chủ yếu vào tự nhiên sang sản xuất chủ động, mang tính chất công nghiệp cao hơn . 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển nông nghiệp Với tư cách là một ngành sản xuất vật chất, trình độ phát triển nông nghiệp được thể hiện thông qua các chỉ tiêu chủ yếu sau đây: - Giá trị sản lượng nông sản do ngành nông nghiệp tạo ra trong năm. - Tốc độ tăng giá trị sản lượng - Tỷ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp - Quy mô sử dụng các nguồn lực sản xuất - Tỷ lệ sử dụng các nguồn lực sản xuất - Hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất - Sự chuyển dịch về cơ cấu trong nội bộ ngành 1.2.3. Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp 1.2.3.1. Nhóm nhân tố tác động đến đầu vào Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn lực (vốn, lao động…) khoa học - kỹ thuật và công nghệ cũng có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trong từng giai đoạn. 1.2.3.2. Nhóm nhân tố tác động đến đầu ra - Vấn đề dự báo, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác xúc tiến thương mại…. Công nghiệp chế biến nông sản sẽ tác động đến hành vi của người sản xuất trong việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật để tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. 6 1.2.3.3. Nhóm nhân tố tổ chức, điều hành sản xuất - Cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng, đã và đang là yếu tố có tác động mạnh mẽ và giữ vai trò quyết định đối với sự phân bố và phát triển nông nghiệp cũng như kinh tế nông thôn nước ta. - Chính sách phát triển, hình thức tổ chức sản xuất, … có vai trò quan trọng để lựa chọn mô hình phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trong từng giai đoạn. 1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.3.1. Kinh nghiệm PTNN một số địa phương trong nước 1.3.1.1.Vĩnh Long mô hình HTX rau an toàn 1.3.1.2. Bến Tre mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, tôn tạo và phát triển cảnh quan môi trường 1.3.1.3. Cần Thơ mô hình PTNN gắn với du lịch toàn diện bảo vệ, tôn tạo và phát triển văn hóa, cảnh quan và môi trường sinh thái 1.3.1.4. Đăk Lăk mô hình tổ hợp du lịch * Trong các mô hình nêu trên, điểm nổi bật cần quan tâm đó là phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch với những điều kiện sẵn có tại địa phương, liên kết nông dân để thành lập nhóm sản xuất, thống nhất từ khâu đầu đến khi ra sản phẩm, mục đích cuối cùng là tạo ra sản phẩm chất lượng, đồng bộ và có tính cạnh tranh cao, tạo thế mạnh cho sản phẩm nông nghiệp. 1.3.2. Kinh nghiệm PTNN một số quốc gia trên thế giới 1.3.2.1. Bài học từ nông nghiệp Đài Loan 1.3.2.2. Kinh nghiệm của Hà Lan 1.3.2.3. Kinh nghiệm của Thái Lan * Từ những lý thuyết và kinh nghiệm thực tế của các quốc gia trên thế giới về phát triển nông nghiệp, bài học rút ra được là: - Khai thác có hiệu quả và sử dụng hợp lý những tài nguyên thiên nhiên; ngăn chặn ô nhiễm, lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. - Phát triển nông nghiệp phải gắn liền với việc giải quyết các vấn đề về xã hội, môi trường sinh thái và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. 7 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KHÁNH VĨNH 2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN KHÁNH VĨNH 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý: Huyện Khánh Vĩnh có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Phía Bắc giáp Thị xã Ninh Hoà, phía Đông giáp huyện Diên Khánh, phía Nam giáp huyện Khánh Sơn, phía Tây giáp tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng. Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các huyện khác trong tỉnh cũng như các tỉnh khác trong nước. 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo: Địa hình huyện Khánh Vĩnh được chia thành hai kiểu như sau: Tiểu vùng núi cao và tiểu vùng núi thấp. Nhìn chung địa hình Khánh Vĩnh phức tạp dốc cao, chiều dài sườn dốc ngắn; hướng dốc chủ yếu là hướng Tây -> Đông, Bắc -> Nam và Nam -> Bắc tuỳ theo các sông lớn như sông Cái, sông Chò, sông Cầu, sông Khế. Diện tích đất có thể sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở vùng có độ cao dưới 100 m. 2.1.1.3. Khí hậu thời tiết: Những đặc điểm khí hậu, thời tiết huyện Khánh Vĩnh rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Song cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi như lũ lụt về mùa mưa, khô hạn về mùa khô, gió Tây nóng ảnh hưởng đến sản xuất, đặc biệt vào mùa trổ bông, ra hoa của cây trồng. 2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất: Theo kết quả phúc tra của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Trung năm 2004, toàn huyện có 6 nhóm đất chính (nhóm đất đỏ vàng diện tích 79.640,17 ha; nhóm đất xám và bạc màu diện tích 817,30 ha; nhóm đất mùn vàng đỏ diện tích 31.243,74 ha; nhóm đất phù sa diện tích 1.813,59 ha; nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ diện tích 650,79 ha; nhóm đất phi nông nghiệp diện tích 2.548,81 ha) và 8 đơn vị đất đai. Căn cứ vào yêu cầu sinh lý, sinh thái của các loại cây trồng chính về đất đai, chế độ nước, độ dốc, tầng dày lớp đất canh tác, . theo tiêu 8 chuẩn của FAO thì quỹ đất có khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm - nông kết hợp toàn huyện có khoảng gần 14.000 ha tự nhiên (khoảng 10.290 ha canh tác), có thể trồng lúa, mía, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu, điều, cây ăn quả; đồng cỏ. * Tài nguyên nước:Huyện Khánh Vĩnh có mật độ sông suối cao so với các huyện khác trong tỉnh. Hầu hết sông suối đều xuất phát từ các dãy núi cao ở phía Nam, Tây và Bắc rồi tập trung về sông Thác Ngựa và sông Chò chảy về sông Cái Nha Trang và đổ ra biển. Mật độ sông suối bình quân 0,65 km/km 2 , thay đổi trong phạm vi 0,4 – 0,8 km/km 2 tại các xã. Hiện nay chưa tiến hành khảo sát đánh giá trữ lượng nước ngầm. Tuy nhiên, khả năng khai thác còn hạn chế, chủ yếu đào, khoan giếng lấy nước sinh hoạt. Toàn huyện có gần 500 giếng nước, độ sâu các giếng từ 6 – 12 m tuỳ theo từng điểm dân cư. * Tài nguyên rừng, thảm thực vật và động vật - Tài nguyên rừng, thảm thực vật: Theo số liệu kiểm kê đất đai 2010 toàn huyện có 87.198,99 ha đất rừng. Độ che phủ thường xuyên trên toàn huyện chiếm 75%. Trong đó diện tích đất còn rừng che phủ 62% tổng diện tích tự nhiên. - Động vật: Các loại động vật tự nhiên trong vùng chủ yếu là Lợn rừng, Chồn, Mang, . Tuy nhiên, số lượng các loài ngày càng giảm do tình trạng săn bắn vẫn xảy ra. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế 2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2000-2010 đạt 7,41%/năm. Trong đó: ngành công nghiệp – xây dựng tăng 11,71%; nông, lâm, thuỷ sản tăng 2,05%; dịch vụ tăng 22,90%. 2.1.2.2. Cơ cấu kinh tế Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh thời kỳ 2000 đến 2010 có sự biến động như sau: Tỷ trọng nông – lâm – thuỷ sản: giảm từ 74,01% năm 2000 xuống còn 44,36% năm 2010. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng: tăng từ 18,75% năm 2000 lên 27,77% năm 2010. Tỷ trọng dịch vụ: tăng từ 7,24% năm 2000 lên đạt 27,87% năm 2010. * Nhìn chung, trong 10 năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự . tầng; phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng bền vững là rất cần thiết. Đề tài Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh. về phát triển nông nghiệp Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Khánh Vĩnh Chương 3: Những giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp huyện Khánh

Ngày đăng: 23/11/2013, 00:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan