Tài liệu Mac-Ăngghen

6 261 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tài liệu Mac-Ăngghen

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CON ĐƯỜNG DẪN MÁC ĐẾN VỚI CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN(CNCS) KHOA HỌC Có cuộc sống ấm no bình đẳng và hạnh phúc là ước mơ của nhân lao động từ hàng ngàn đời nay. Và con người đã đi tìm các lí luận các con đường xây dựng một xã hội công bằng không có áp bức bóc bất công; không có nghèo đói và ngu muội. Bao nhiêu trí tuệ nhân tài đã cống hiến cho công cuộc tìm tòi. Bao nhiêu chiến sĩ cách mạng đã đấu tranh quên mình cho lợi ích của nhân dân, cho độc lập và tự do của các dân tộc. Song cùng với hạn chế về bản thân của các nhà tư tưởng trước Mác, hạn chế về điều kiện lịch sử nên ươc mơ của nhân dân lao động chưa bao giờ được thực hiện. Các tư tưởng xã hội tiến bộ trước Mác tuy đã có một số phân tích, dự đoán cá biệt sáng suốt; nhưng xét đến cùng thì vẫn không hiểu được tiến trình và triển vọng của sự phát triển lịch sử. Chỉ có chủ nghĩa Mác mới thực hiện được ước mơ từ bao đời nay của nhân dân lao động. Chủ nghĩa Mác được coi là “ học thuyết vạn năng” , là “đỉnh cao của nền văn minh thế giới” (Lênin), vì nó là một lí luận khoa học, xuất phát từ phân tích thực tế đời sống xã hội mà vạch ra những phương hướng và biện pháp hiện thực để giải phóng cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Kể từ khi ra đời (1844) cho đến nay liên tục chiến đấu và chiến thẳng mọi kẻ thù, chủ nghĩa Mác Lênin ngày càng chứng tỏ sức sống của nó trong việc “soi đường, dẫn lối” cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là động lực thúc đẩy lịch sử tiến lên những bước nhảy vọt. Năm 1991 (19/08/1991) cả thế giới hoang mang giao động khi mà hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, nhưng chúng ta cần khẳng định ngay rằng đó là sự sụp đổ của một mô hình xã hội cụ thể chứ không phải là sự sụp đổ nguyên lí của chủ nghĩa Mác- Lênin. Tuy hệ thống chủ nghĩa xã hội sụp đổ nhưng các nước chủ nghĩa xã hội còn lại (Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba,…) vẫn kiên định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xa hội tiến lên CNCS. Thực tế, những thành tựu của các nước xã hội chủ nghĩa mang lại trong gần 20 năm qua chính là lịch sử phát triển trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin. Điều đó chứng tỏ sự đúng đắn khoa học và cách mạng; chứng tỏ sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác-Lênin. Mác-Ăngghen là những người sáng lập ra chủ nghĩa CNCS khoa học- hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Mác-Ăngghen là lãnh tụ của giai cấp công nhân, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nhưng Mác lại xuất thân từ một gia đình trí thức tư sản, còn Ăngghen xuất thân từ một gia đình tư sản. Bản thân Mác, Ăngghen là trí thức tư sản. Trong điều kiện đó, tại sao Mác, Ăngghen lại trở thành là người đề xướng, sáng tạo ra chủ nghĩa cộng sản? Tại sao có những thiên tài trí tuệ hoạt động cùng thời với Mác, Ăngghen mà không đi được đến với CNCS? Tại sao có những chiến sĩ cách mạng xuất thân là công nhân mà không trở thành người cộng sản hoặc họ chỉ đi theo chủ nghĩa cộng sản một đoạn đường rồi không đi tiếp nữa? Tại sao chủ nghĩa xã hội trước Mác chỉ dừng lại ở mức không tưởng? Không phải tất cả những người cách mạng dân chủ đều đi đến CNCS, cũng như không phải tất cả những người yêu nước đều trở thành cộng sản. Lịch sử chứng minh có rất nhiều nhà cách mạng dân chủ tiên tiến, lỗi lạc cùng thời với Mác, đã nêu ra nhiều dự đoán thiên tài nhưng không trở thành người cộng sản. Lịch sử chứng minh rằng có nhiều nhà yêu nước vĩ đại đã không trở thành người cộng sản. Đó là vì những nhà cách mạng ấy thiếu những điều kiện và đã không “vươn lên nhận thức về mặt lí luận và toàn bộ cuộc vận động lịch sử” như Mác, Ăngghen. “Chủ nghĩa xã hội hiện đại trước hết xuất phát từ tư liệu tư tưởng đã tích lũy từ trước, mặc dầu có nguồn gốc sâu xa trong các sự kiện kinh tế, vật chất” ( C.Mác- Ăngghen tuyển tập, tập II, NXB sự thật, Hà Nội, 1962, trang 181). Cùng với đầu óc ham học hỏi nghiên cứu kế thừa những thành tựu của nhân loại đã đạt được trên cơ sở chọn lọc phê phán với một thái độ khoa học nghiêm túc của Mác; chính là tinh thần cách mạng triệt để của Mác. Ngoài việc học tập nghiên cứu, kế thừa những tinh hoa của 1 nhân loại, Mác đã đi sâu vào thực tiễn của công cuộc đấu tranh cách mạng lúc bấy giờ- ông tham gia cuộc cách mạng dân chủ mà đi tới sáng tạo ra học thuyết kinh tế của mình là chủ CNCS khoa học. Tư tưởng yêu tự do, dân chủ ghét chế độ chuyên chế, quan điểm nhân đạo của Mác được biểu hiện đầu tiên trong bản luận văn tốt nghiệp trung học tháng 8/ 1835, Mác viết: “ Nếu một người chọn một nghề trong đó người ấy có thể cống hiến nhiều nhất cho nhân loại, người ấy sẽ không cảm thấy gánh nặng của người ấy, vì nó chính là sự hi sinh vì mọi người, khi đó người ấy cảm thấy không phải là sự vui ích kỷ, hẹp hòi và nhỏ nhen, mà hạnh phúc của người ấy thuộc về hàng triệu người”. “Kinh nghiệm cho thấy, người nào đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất thì người đó là hạnh phúc nhất” (Mác- Ăngghen, những tác phẩm đầu tay, Macxcơva, 1956, trang 5(tiếng Nga)). Mới 17 tuổi, Mác đã nêu lên được quan điểm vĩ đại như vậy nhưng đây mới chỉ là quan điểm yêu tự do và nhân đạo chung chung của những nhà cách mạng dân chủ, chưa phải là chủ nghĩa nhân đạo của CNCS. Cái gì sẽ đưa Mác đến những bước tiếp theo? Cái gì thúc đẩy Mác vươn tới đỉnh cao của trí tuệ loài người ? Chính là đầu óc ham học hỏi thể hiện thái độ khoa học nghiêm túc của Mác; chính là tinh thần triệt để của Mác tinh thần triệt để cách mạng này được nung nấu khi Mác vấp phải trật tự phản động đang thống trị ở Đức. trong học tập nghiên cứu lí luận và đấu tranh cách mạng, Mác đã phát hiện ra những vấn đề quan trọng mà những nhà tư tưởng những nhà cách mạng trước Mác không thấy được. Mốc thứ nhất trên con đường đi đến CNCS của Mác là việc nghiên cứu triết học Hêghen, tiếp thu lý luận khoa học và tinh thần cách mạng của phép biện chứng (PBC). Hêghen là một nhà triết học lớn, là một trong ba đại biểu lớn của triết học cổ điển Đức (cùng với Kant và Phơ Bách). Công lao kiệt xuất của ông là lần đầu tiên trong lịch sử triết học đã đề xuất một cách có hệ thống phép biện chứng. Theo Hê ghen toàn bộ thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy đều không ngừng vận động, phát triển, biển đổi từ thấp đến cao. Quá trình phát triển là sự thống nhất của tính gián đoạn và tính liên tục của sự tích lũy dần về lượng dẫn đến những bước nhảy vọt chuyển sang chất mới. Phép biện chứng không thừa nhận một sự đình trệ nào. Ở Hê ghen Mác còn tiếp thu được nhận thức về vai trò của lao động sáng tạo, tuy chưa rõ rệt và chưa hoàn chỉnh. Nhưng phép biện chứng của Hêghen lại dựa trên cơ sở duy tâm(“ Ý niệm” là cơ sở của phép biện chứng ) Đó là mặt hạn chế của triết học Hêghen là mâu thuẫn của bản thân Hêghen. Sau khi Hêghen mất (1831), học trò của Hêghen chia thành hai phái. Phái Hêghen già(Hêghen cánh hữu), giáo điều, phản động, khư khư giữ lấy học thuyết siêu hình, bảo vệ tôn giáo, bảo vệ nhà vua. Phái Hêghen trẻ (Hêghen cánh tả), cách mạng, bảo vệ PBC, phê phán đạo Thiên chúa, phê phán chế độ chuyên chế. Nhưng họ có nhược điểm căn bản là theo chủ nghĩa duy tâm (CNDT). Họ tin vào tính vạn năng của sự phê phán bằng lí luận, coi vũ khí phê phán có tầm quan trọng quyết định ở những cá nhân kiệt xuất và không đánh giá đúng mức hoạt động thực tiễn của con người, của quần chúng nhân dân. Mác đã biết tới triết học của Hêghen ngay từ trước khi đến học khoa luật trường Đại học tổng hợp Bon (1836). Nhưng đến năm 1837, Mác mới nghiên cứu kỹ những tác phẩm của Hêghen. Tiếp thu triết học của Hêghen, Mác đã tìm thấy một nguồn sinh lực mới về tinh thần cách mạng và thái độ khoa học trong PBC của Hêghen. Chuyển sang lập trường Hêghen là một bước ngoặt trong cuộc đời Mác, là điểm xuất phát để xây dựng học thuyết về CNCS khoa học. Mác là một thành viên của phái Hêghen trẻ, phái này lập ra “câu lạc bộ tiến sĩ”. Mác tham gia và trở thành người lãnh đạo tinh thần của câu lạc bộ. Những thành viên trong câu lạc bộ, lớn tuổi hơn, có uy tín xã hội nhất định, họ khâm phục Mác, coi Mác là một người đã kết hợp trong mình cả Rút-xô, Vôn-te, Hôn-bách, Lét-xinh, Hai-nơ và Hêghen. 2 Nhưng Mác không dừng lại ở nhóm Hêghen trẻ, triết học Hêghen chưa gải đáp được những điều băn khoăn của Mác, vì thế Mác lại tiếp tục học tập, nghiên cứu với tinh thần phê phán, sáng tạo. Từ 1839, Mác bắt tay nghiên cứu triết học cổ đại, đặc biệt là trường phái Ê-pi-quy (Epicure 341-270 Tcn) của Hy lạp-La mã cổ đại. Trong những công trình khoa học đầu tiên, Mác đã hướng theo sự cần thiết phải xây dựng một thế giới quan có thể giải đáp được vấn đề ông đang băn khoăn- Làm thế nào để giải phóng con người khỏi sự lệ thuộc, làm cho con người tự do? Mác chế giễu loại triết gia mà “công việc hằng ngày là than khóc về sự bất lực của mình và sức mạnh của sự vật”. Mác đánh giá cao nguyện vọng của Ê-pi-quy muốn vươn tới sự tự do và độc lập về tinh thần, muốn thoát khỏi xiềng xích ràng buộc của tôn giáo và mê tín. Và Mác tán thành những kết luận của Ê-pi-quy. Trong bản luận án tiến sĩ triết học, năm 1841 Mác đã đề cập những vấn đề lí luận trên lập trường triết học tích cực can thiệp vào cuộc sống, cải tạo thế giới bất công, nhấn mạnh nguyên lí về sự thống nhất giữa triết học và đời sống, Mác viết:“ Trong chừng mực thế tục trở thành triết học, thì triết học cũng trở thành thế tục”. Đây là mầm móng đầu tiên của học thuyết về sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn. Tuy Mác đã công khai nói lên những quan điểm vô thần và tuyên bố nguyên lí về thái độ tích cực của triết học với hiện thực, nhưng xét đến cùng, đến giai đoạn này Mác vẫn còn là một nhà duy tâm. Đúng vào năm này, khi Mác viết xong bản luận án tiến sĩ thì cuốn sách “Thực chất về đạo cơ đốc” của Phơ-bách cũng ra đời. Phơ-bách là triết gia đầu tiên đã khắc phục CNDT của phái Hêghen trẻ. Ông đã phê phán tôn giáo theo quan điểm duy vật khi tuyên bố rằng tự nhiên tồn tại độc lập với thức con người, tự nhiên chính là cơ sở để trên đó con người sinh ra và bản thân con người cũng là sản phẩm của tự nhiên. Ông đã nói câu nói bất hũ: “Không phải Chúa tạo ra con người, mà con người tạo ra chúa theo hình tượng của con người”. Mác coi cuốn sách của Phơ-bách là một bản tuyên ngôn của chủ nghĩa vô thần triệt để, và Mác đã đứng hẳn về phía Phơ-bách, người mà sự vật ‘trong thực tế như thế nào” thì nhận thấy “chúng như thế ấy”. Đây là mốc quan trọng thứ hai trong quá trình dẫn Mác đến với CNCS. Đây là bước ngoặt quan trọng nhất trong quá trình chuyển biến lập trường tư tưởng của Mác. Lênin nhận xét: “Đến năm 1841 CNDV đã hoàn toàn chinh phục Mác”. Kể lại quá trình đó Ănghen nói: “ngay lập tức chúng tôi trở thành những người theo phái Phơ bách”. Nhưng Phơbách, ở con người này có nhược điểm là không đánh giá đúng mức PBC của Hêgen(Phơ bách phủ nhận triệt để triết học của Hêgen), là tính chất trực quan, duy tâm về lịch sử. với Phơ bách, quan điểm duy vật về giới tự nhiên đã hình thành, nhưng duy vật đến với xã hội thì chưa. Chính hạn chế duy tâm về lịch sử của Phơ bách đã không giúp Mác trả lời được câu hỏi: Cái gì quyết định sự phát triển của xã hội loài người? Mác không chịu dừng lại ở những vấn đề chưa thành công của Phơ bách. Với đầu óc luôn tìm tòi sáng tạo phê phán Mác đã vươn lên khắc phục được mặt hạn chế của Phơ bách, sau khi vượt ra khỏi hạn chế của Hêghen. Móc quan trọng thứ ba của Mác là thời gian tham gia đấu tranh chính trị trên báo sông Ranh (1842 – 1843). Đây là mốc thời gian đánh dấu bước tiến căn bản trong việc Mác chuyển từ CNDT sang CNDV từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang CNCS. Tháng 7/1841 Mác đến Bon chuẩn bị vào giảng dạy triết học ở trường đại học tổng hợp. nhưng chế độ chuyên chế của nhà nước Phổ lúc này, đứng đầu là Vinhhem IV khủng bố phong trào dân chủ, nhiều giáo sư có quan điểm tiến bộ như Mác đều bị đuổi ra khỏi trường đại học. Tình hình đó không cho phép Mác thực hiện được ý định đó. Trước thực tế mới của xã hội Mác đã dứt khoát chọn cho mình số phận của một chiến sĩ cách mạng, tham gia vào cuộc đấu tranh trực tiếp chống chủ nghĩa chuyên chế Phổ, giành những quyền tự do, dân chủ, kết hợp lí luận với thực tiễn. 3 Tháng 10/1843, Mác là tổng biên tập báo sông Ranh, tờ báo của những người tư sản cấp tiến ở Ranh. Mục tiêu của tờ báo là công kích chế độ quân chủ chuyên chế phản động, đấu tranh giành quyền tự do dân chủ. Trong thực tế, dưới sự lãnh đạo của Mác tờ báo đã đi tới những mụ tiêu xa hơn. Trước hết Mác chống chế độ kiểm duyệt của chính phủ Phổ, Mác đã gắn việc phê phán các điều kiện kểm duyệt với việc lên án kiên quyết và triệt để toàn bộ chế độ nhà nước Phổ. Kết luận của ông toát lên tinh thần cách mạng: “ Việc chữa cháy thật sự, triệt để cho chế độ kiểm duyệt sẽ là thủ tiêu nó đi, bởi vì chế độ đó là vô dụng” (C.Mac-Ph.Ăngghen: toàn tập, tập I. Như trên, trang 4-5) Kết luận này cho chúng ta thấy rằng phải cải tạo tận gốc toàn bộ trật tự xã hội chứ không phải cải tạo từng bộ phận, ông cũng đã rút ra kết luận cho mình là không chỉ đấu tranh về mặt triết học mà phải đấu tranh về mặt chính trị nữa, phải gắn chặt lí luận với thực tiễn thì mới chống được chế độ phản động. Một loạt bài viết của Mác về tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội đang diễn ra ở nước Phổ lúc bấy giờ đã thể hiện rõ những quan điểm dân chủ cách mạng của ông: Căm ghét chế độ đẳng cấp phong kiến, đấu tranh giành quyền tự do dân chủ toàn dân. Bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân rộng rãi, những người bị áp bức đã trở thành ngọn cờ cách mạng của Mác. Chính lòng mong muốn và bảo vệ những lợi ích thực sự của nhân dân đã thúc đẩy Mác đến với CNCS. Nhưng hoạt động chưa được bao lâu, do khuynh hướng cách mạng của tờ báo sông Ranh đã trở thành mối lo nghiêm trọng đối với chính phủ Phổ, Chính phủ đã tăng cường kiểm soát và cuối cùng quyết định đình bản tờ báo. Thái độ phản động của chính phủ Phổ cùng với sự hèn nhát, thỏa hiệp của giai cấp tư sản đã thúc đẩy cách mạng tiến nhanh tới con đường triệt để cách mạng hơn, Mác quyết định đi sâu tìm hiểu lực lượng xã hội nào là động lực thật sự của cách mạng, những biện pháp và hình thức nào làm biến đổi thế giới. Từ đây, vấn đề bản chất, nguyên nhân và động lực của cách mạng trở thành vấn đề chủ yếu mà ông nghiên cứu. Hơn một năm hoạt động thực tiễn Mác đã rút ra cho mình hai bài học quan trọng. Thứ nhất là, lợi ích vật chất đóng vai trò rất lớn lao trong đời sống xã hội loài người. Hai là, Nhà nước hoàn toàn không phải là hiện thân của lý trí thế giới, hiện thân của cái chung đứng trên các lợi ích như Hêghen khẳng định. Với hai kết luận đó Mác đã tiến sát đến cửa ngõ của CNDV và CNCS. Một lần nữa, tinh thần cách mạng, thái độ khoa học của Mác đòi hỏi Mác phải giải quyết vấn đề: Nhà nước nào thực sự vì quyền lợi của quần chúng nhân dân? Giải quyết được vấn đề này tức là phải xem xét lại quan điểm của Hêghen về Nhà nước và xã hội, phải xem lại hệ thống triết học của Hêghen về pháp quyền. Sứ mệnh lịch sử ấy được Mác hoàn thành trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1843, ở thành phố Croi-xơ-nac(Ranh).Trong những ngày tháng ở đây, là những tháng tươi sáng nhất trong cuộc đời vĩ đại và khó khăn của mình, Mác tiến hành một công việc lao động được sáng tạo, rất khẩn trương có nghĩa lịch sử lớn lao, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong sự phát triển thế giới quan của Mác. Kết quả của công việc đó là bản thảo “Góp phần phê phán triết học pháp quền của Hêghen” ra đời. Trong tác phẩm này Mác đã thanh toán triệt để CNDT của Hêghen đã khắc phục nhược điểm máy móc, duy tâm lịch sử của Phơ-Bách và bổ sung nâng cao một số quan điểm trước đây chưa thật đúng hoặc còn phiến diện của mình. Mác khẳng định: không phải những tư tưởng hay “Tinh thần thế giới” của Hêghen đã chi phối lịch sử, mà chính là những quan hệ kinh tế- xã hội đã đóng vai trò quyết định đời sống xã hội. Tư tưởng trung tâm của bản thảo là mối quan hệ giữa Nhà nước và lợi ích vật chất và những quan hệ xã hội gắn liền với chúng, lúc đó Mác gọi là “Xã hội công nhân”. Việc giải quyết vấn đề đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích vật chất với Nhà Nước đã đem lại chiếc chìa khóa để nhận thức nguyên nhân cơ bản của toàn bộ quá trình lịch sử và dẫn Mác tới luận điểm có tính quyết định. 4 Nghiên cứu lịch sử các nước Châu Âu và Bắc Mĩ, đặc biệt là cách mạng tư sản Pháp 1789 Mác đã thấy rõ đường lối chính trị của giai cấp tư sản phụ thuộc vào nhân tố kinh tế nhất là vào những mối quan hệ sở hữu, đã thấy rõ các cuộc cách mạng không có khả năng đảm bảo một sự bình đẳng thật sự, để có sự bình đẳng thật sự thì phải thay đổi quan hệ sở hữu, chỉ có xóa bỏ chế độ tư hữu mới có bình đẳng, tự do thật sự cho con người. Kết luận trên đây của Mác đã khiến Mác vượt qua ngoài khuôn khổ của chủ nghĩa dân chủ cách mạng và tiến đến quan điểm của CNCS. Đây là mốc quan trọng thứ tư trên con đường dẫn Mác đến với CNCS. Trong quá trình phê phán Hêghen, Mác đã phác họa ra mô hình xã hội mới, giải phóng con người, làm cho con người bình đẳng thật sự: chế độ dân chủ chân chính. Khái niệm này tuy còn ảnh hưởng nhất định chủ nghĩa nhân đạo của Phơ-Bách, nhưng đã thực hiện được một bước đi tới CNCS của Mác. Chỉ có một vấn đề cần phải giải quyết là lực lượng nào, giai cấp nào có sứ mệnh lịch sử để xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ dân chủ và bình đẳng thật sự nửa mà thôi. Lịch sử cuộc đời hoạt động cách mạng và khoa học của Mác chứng minh rằng, Giải quyết được vấn đề đó tức là giải quyết được điều chủ yếu trong học thuyết của Mác. Đây chính là mốc quan trọng thứ năm- mốc cuối cùng hoàn thành quá trình chuyển từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản, từ CNDT sang CNDV. Bước chuyển này được thể hiện trong tác phẩm: Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen-lời mở đầu. Sau khi cự tuyệt đề nghị cộng tác của chính phủ Phổ, tháng 10/1943 Mác cùng với gia đình đến ở Paris, thủ đô của nước Pháp, ở đây Mác đã chịu ảnh hưởng của những nhà xã hội Pháp và đời sống Pháp. Để chuyển sang lập trường CNCS, theo Lênin có hai nhân tố khách quan: Thứ nhất, là lí luận XHCN; Thứ hai, là đời sống xã hội pháp luật bấy giờ. Paris chính là mảnh đất tốt cho học thuyết Mác phát triển. Chính ở đây Mác đã xác lập sự tiếp xúc chính trị đầu tiên với đại biểu của giai cấp vô sản. Trong bài: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen- lời mở đầu”, dựa trên sự phân tích kinh nghiệm của các cuộc cách mạng trước đây Mác đã đi đến kết luận rằng: Một giai cấp chỉ có thể đảm nhận vai trò người giải phóng toàn bộ xã hội khi mà về khách quan: “Những yêu sách và những quyền của bản thân nó… thật sự là những quyền và những yêu sách của chính ngay xã hội ”( Mác-Ăngghen, tuyển tâp, tập I, NXB Sự thật, Hà nội, 1980,trang 428).Giai cấp có thể thực hiện việc giải phóng toàn thể nhân loại phải là giai cấp mâu thuẩn với toàn bộ xã hội, do đó là giai cấp không thể tự giải phóng mình nếu như không giải phóng toàn thể xã hội. Giai cấp đó là giai cấp vô sản. Lí luận về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản hết sức lớn lao. Điểm hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản đã được vượt qua; Bệnh không tưởng đã được khắc phục. Lênin đánh giá: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chổ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội XHCN” (Lênin toàn tập, tập 23 nxb tiến bộ, Maxcơva, 1980,trang 1). “Hai ông đã dạy cho công nhân tự nhận thức được mình và có ý thức về mình, và đã đem khoa học thay thế cho mộng tưởng” (Lênin toàn tập, tập 2, NXB Tiến bộ, Maxcơva, 1980,trang 5). Trong bài viết: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen-lời mở đầu’, Mác cũng nêu lên luận điểm hết sức quan trọng, luận điểm có ý nghĩa cách mạng to lớn của lí luận tiên phong và vai trò của lí luận đó với tư cách là một nhân tố mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh nhằm cải tổ xã hội một cách cơ bản. Mác viết: “Dĩ nhiên, vũ khí phê phán không thể thay thế cho sự phê phán bằng vũ khí, sức mạnh vật chất phải dược lật đổ ngay bằng chính sức mạnh vật chất nhưng lí luận cũng có thể trở thành sức mạnh vật chất khi nó thâm nhập vào quần chúng”( Mác-Ăngghen, tuyển tâp, tập I, NXB Sự thật, Hà nội, 1986, trang 422). Mác coi giai cấp vô sản là giai cấp có sứ mệnh sử dụng một cách thật sự những kết luận của học thuyết cách mạng và thực hiện những kết luận đó, “Nếu triết học tìm được ở giai cấp vô sản cái vũ khí vật chất, thì giai cấp vô sản tìm được ở triết học cái vũ khí tinh thần của mình"( Mác-Ăngghen, tuyển tâp, tập I, NXB Sự thật, Hà nội, 1986, trang 428) 5 Lần đầu tiên, trong lịch sử loài người, quần chúng nhân dân có một hệ tư tưởng khoa học chỉ đường để bước vào kỷ nguyên tự do, làm chủ tự nhiên, xã hội và tư duy và kể cả chính bản thân mình; thay thế những câu chuyện hoang đường, những phép thần kì lạ, những ước mơ không tưởng, chấm dứt cuộc khủng hoảng về lí luận khoa học của phong trào vô sản, chuyển phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác, giành thắng lợi cuối cùng. Là nhà khoa học và cách mạng Mác không dừng lại ở đây. Với đầu óc ham hiểu biết, học hỏi và tìm tòi; Mác tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh không ngừng học thuyết của mình, trước hết là phải luận chứng khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Thành công Mác đã đạt được, phải kể đến những thành tựu mà loài người đã đạt được về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đã giúp Mác có những tiền đề để xây dựng nên học thuyết của mình. Ai cũng biết rằng không có triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và CNXH không tưởng Pháp thì không có chủ nghĩa Mác. Nhưng có rất nhiều thiên tài cùng thời với Mác nhưng chỉ có Mác và Ăngghen đến được với CNCS, uẩn khúc ở đây là gì? Thiên tài của Mác là một sự thật lịch sử đã cho Mác làm nên sự nghiệp, đây là điểm khác căn bản của Mác so với những thiên tài bình thường. “Toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải đáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra” (Lênin toàn tập, tập 23, NXB Tiến bộ, Maxcơva, 1980, trang 48). Nhận xét của Lênin vừa nói lên công lao của Mác, vừa đánh giá đúng thiên tài của Mác. Những thế hệ sau, khi nhắc đến tên Mác đều phải ngã mũ cúi đầu. Tìm hiểu về nguồn gốc của chủ nghĩa Mác giúp cho những người mác- xit, lênin- nit rút ra những bài học có giá trị./. 6 . Mác. Nhưng có rất nhiều thiên tài cùng thời với Mác nhưng chỉ có Mác và Ăngghen đến được với CNCS, uẩn khúc ở đây là gì? Thiên tài của Mác là một sự thật. nghiệp, đây là điểm khác căn bản của Mác so với những thiên tài bình thường. “Toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải đáp được những vấn đề

Ngày đăng: 22/11/2013, 14:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan