Đề thi Trắc Nghiệm sinh học 10 GDTX cấp THPT

3 1.7K 13
Đề thi Trắc Nghiệm sinh học 10 GDTX cấp THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT HẬU GIANG TTGDTX CHÂU THÀNH A ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ I GDTX CẤP THPT Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀ CHUẨN KHÔNG IN Mã đề thi SH10 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Câu 1: Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì: A. Chúng sống trong những môi trường giống nhau. B. Chúng đều được cấu tạo từ tế bào. C. Chúng đều có chung một tổ tiên. D. Tất cả các điều nêu trên đều đúng. Câu 2: Tế bào từ đâu mà có? A. Tế bào do tạo hóa tạo ra. B. Tế bào là do tế bào có trước sinh ra. C. Tế bào là do các bào quan hợp lại tạo thành. D. Tất cả đều sai. Câu 3: Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc nào? A. Nguyên tắc thứ bậc. B. Nguyên tắc bổ sung. C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc đồng dạng. Câu 4: Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là: A. Ngành - Bộ - Họ - Lớp - Chi - Loài. B. Loài - Chi - Họ - Bộ - Lớp - Ngành. C. Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài. D. Lớp – Ngành – Bộ - Họ - Chi – Loài. Câu 5: Những giới sinh vật nào gồm các sinh vật nhân thực? A. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Động vật. B. Giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật. C. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật. D. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Động vật. Câu 6: Sự khác biệt cơ bản giữa giới Thực vật và giới Động vật? A. Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng. B. Giới Thực vật gồm những sinh vật sống cố định, cảm ứng chậm; giới Động vật gồm những sinh vật phản ứng nhanh và có khả năng di chuyển. C. Giới Thực vật gồm 4 ngành chính, nhưng giới Động vật có 7 ngành chính. D. Cả a và b. Câu 7: Cacbohiđrat là gì? A. Đường. B. Lipit. C. Prôtêin. D. Axit amin. Câu 8: Saccarôzơ là loại đường có ở loại cây trồng nào? A. Cây dừa. B. Cây mía. C. Cây chuối. D. Tất cả đều sai. Câu 9: Khi một phân tử glyxêrol kết hợp với 3 axit béo no sẽ tạo thành: A. Dầu. B. Mỡ. C. Đường. D. Axit amin. Câu 10: Tinh bột là một loại đường: A. Đường đơn. B. Đường đôi. C. Đường đa. D. Đường 3 cacbon. Câu 11: Phân tử Prôtêin có mấy bật cấu trúc: A. 2 bậc. B. vô số C. 3 bậc. D. 4 bậc. Câu 12: Các nuclêôtit trong một mạch đơn của phân tử AND liên kết với nhau bằng liên kết: A. Hiđrô. B. Photphođieste. C. Ion. D. Tất cả đều đúng. Câu 13: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ? A. Sự trao đổi chất và năng lượng diễn ra nhanh hơn so với tế bào có kích thước lớn. B. Dễ dàng lẫn tránh kẻ thù. C. Sự trao đổi chất và năng lượng diễn ra chậm hơn so với tế bào có kích thước lớn. Trang 1/3 - Mã đề thi SH10 D. Cả a và c đều đúng. Câu 14: Bản chất của enzim là: A. ADN. B. ARN. C. Prôtêin. D. Axit amin Câu 15: ATP là gì? A. Là một đại phân tử có cấu trúc đa phân do nhiều đơn phân axit amin hợp lại tạo thành. B. Là đồng tiền năng lượng của tế bào. C. Là một hợp chất cao năng và được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào. D. Là Prôtêin. Câu 16: Đồng hóa là gì? A. Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản. B. Là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản. C. Là quá trình phân giải các chất hữu cơ đơn giản thành chất hữu cơ phức tạp. D. Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ đơn giản thành chất hữu cơ phức tạp. Câu 17: Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất? A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào cơ tim. D. Tế bào xương. Câu 18: Lục lạp là bào quan chỉ có ở: A. Tế bào Thực vật. B. Tế bào Vi khuẩn. C. Tế bào Động vật. D. Tế bào Nấm. Câu 19: Cấp độ tổ chức sống thấp nhất của sinh vật là A. Phân tử. B. Tế bào. C. Cơ thể. D. Quần thể. Câu 20: Mô là do… A. Các bào quan hợp lại tạo thành. B. Các tế bào hợp lại tạo thành. C. Các cơ quan hợp lại tạo thành. D. Do các tế bào có cùng chức năng hợp lại tạo thành. Câu 21: Nước trong tế bào tồn tại dưới những dạng nào? A. Nước liên kết và nước đông đặc. B. Nước đông đặc và nước tự do. C. Nước tự do và nước liên kết. D. Tất cả đều sai. Câu 22: Xenlulôzơ là thành phần chính cấu tạo nên: A. Vách tế bào Vi khuẩn. B. Vách tế bào Thực vật. C. Vỏ của các loài Giáp xác. D. Vách tế bào của Virút. Câu 23: Đơn phân của ADN là A. Nuclêôtit. B. Nuclêic. C. ribônuclêôtit. D. Nuclêôxôm. Câu 24: ADN ở tế bào nhân sơ thường có cấu trúc dạng mạch gì? A. Mạch thẳng. B. Mạch đơn. C. Mạch vòng. D. Mạch xoắn đơn. Câu 25: Chức năng của mARN thông tin là gì? A. Vận chuyển các axit amin. B. Mang thông tin di truyền từ ADN truyền sang. C. Mang các axit amin. D. Vận chuyển bộ ba đối mã. Câu 26: Kích thước của tế bào nhân sơ dao động từ: A. 1-5µm. B. 2-5µm. C. 1-7µm. D. 2-7µm. Câu 27: Thành phần hóa học quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi kuẩn là: A. Tinh bột. B. Xenlulôzơ. C. Kitin. D. Peptiđôglican. Câu 28: Bộ máy Gôngi có các chức năng chính là: A. Lấp ráp, phân phối sản phẩm của tế bào. B. Lấp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào. C. Đóng gói, phân phối sản phẩm của tế bào. D. Phân phối sản phẩm của tế bào Câu 29: Chức năng chính của lục lạp là: A. Hô hấp. B. Hô hấp và quang hợp. C. Quang hợp. D. Bài tiết. Trang 2/3 - Mã đề thi SH10 Câu 30: Chất nền Strôma có trong loại bào quan nào? A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Không bào. D. Lizôxôm. Câu 31: Hạt Grana có trong loại bào quan nào? A. Ti thể. B. Không bào. C. Ribôxôm. D. Lục lạp. Câu 32: Điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào Động vật và tế bào Thực vật là gì? A. Tế bào Thực vật có không bào lớn, có vách tế bào, có lục lạp. Còn ở tế bào Động vật thì không. B. Tế bào Thực vật có ti thể. Còn ở tế bào Động vật thì không có ti thể. C. Tế bào Thực vật có mạng lưới nội chất, bộ máy Gôngi. Tế bào Động vật thì không. D. Tế bào Động vật có màng tế bào bao bọc. Còn ở tế bào Thực vật thì không. Câu 33: Phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng là phương thức vận chuyển: A. Chủ động. B. Thụ động. C. Thụ động và chủ động. D. Xuất bào. Câu 34: Dị hóa là gì? A. Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ đơn giản thành các chất hữu cơ phức tạp. B. Là hình thức phân giải các chất hữu cơn đơn giản thành chất hữu cơ phức tạp. C. Là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành chất chất hữu cơ đơn giản. D. Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản. Câu 35: Enzim Pepsin là loại enzim được tiết ra từ dịch dạ dày có tác dụng tiêu hóa: A. Lipit. B. Prôtêin. C. Cacbohiđrat. D. Cacbohiđrat và lipit. Câu 36: Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại. A. Đường đơn. B. Đường đôi. C. Đường Đa. D. Cacbohiđrat. Câu 37: Đường lactôzơ là loại đường chủ yếu có trong: A. Trái cây. B. Sữa. C. Trứng. D. Thịt. Câu 38: Prôtêin có nhiều trong các loại thực phẩm nào? A. Thịt, trứng, sữa. B. Rau, củ, quả. C. Rau, trứng, quả. D. Tất cả các loại thực phẩm. Câu 39: Cacbon, Hiđrô, Oxi, Magiê, Photpho là những nguyên tố khoáng: A. Vi lượng. B. Đa lượng. C. Vi lượng và đa lượng. D. Không phải là nguyên tố khoáng. Câu 40: Lizôxôm là bào quan chỉ có ở A. Tế bào Nấm. B. Tế bào Thực vật. C. Tế bào Động vật. D. Tế bào Vi Khuẩn ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- GIÁO VIÊN RA ĐỀ LÊ QUỐC VẸN Trang 3/3 - Mã đề thi SH10 . TTGDTX CHÂU THÀNH A ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ I GDTX CẤP THPT Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀ CHUẨN KHÔNG IN Mã đề thi. 5: Những giới sinh vật nào gồm các sinh vật nhân thực? A. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Động vật. B. Giới Nguyên sinh, giới Nấm,

Ngày đăng: 22/11/2013, 09:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan