Tuần 19 (tiết 1)

3 296 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tuần 19 (tiết 1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường PTDT Nội Trú Giáo viên: Trần Hữu Tường Ngày soạn: 18.12.2009 Vật Lý 9 Ngày dạy: 21.12.2009 Tuần 19 ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hướng dẫn học sinh ôn tập lại một số kiến thức cơ bản của chương điện từ học. 2. Kỹ năng: - Học sinh có kỹ năng hệ thống hóa kiến thức theo hướng dẫn của giáo viên. 3. Thái độ: - Có ý thức nhớ lại kiến thức cơ bản của chương. II. Chuẩn bị: - Đối với giáo viên: Phấn màu, bảng phụ ghi sẳn đề các bài tập. - Đối với học sinh: chuẩn bị bài. III. Tổ chức hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng * Hoạt động 1: Lý thuyết (35’) Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi: Câu 1: Nam châm điện có đặc điểm gì giống và khác nam châm vĩnh cửu? Câu 2: Từ trường tồn tại ở đâu? Làm thế nào nhận biết được từ trường? Biểu diễn từ trường bằng hình vẽ như thế nào? 1. Nam châm điện – nam châm vĩnh cửu: * Giống nhau: Nam châm điện và nam châm vĩnh cửu đều có từ tính: + Tương tác lẫn nhau: cùng tên đẩy – khác tên hút. + Hút sắt, thép và các vật liệu từ khác. * Khác nhau: + Nam châm điện có cấu tạo gồm một cuộn dây và 1 lõi sắt non và hoạt động được dựa vào dòng điện đưa vào. + Nam châm vĩnh cửu cấu tạo chỉ là một thanh thép – gang (có hàm lượng Cacbon trong cấu tạo) được làm nhiễm từ. 2. Từ trường. * Từ trường tồn tại xung quanh thanh nam châm và xung quanh dây dẫn mang dòng điện. (Từ trường của Trái Đất) * Cách nhận biết từ trường: Để kiểm tra một không gian nào đó có từ trường hay không ta có cách xác định sau: + Đưa 1 nam châm thử vào khoảng 131 Trường PTDT Nội Trú Giáo viên: Trần Hữu Tường Câu 3: Lực điện từ do từ trường tác dụng lên dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có đặc điểm gì? Câu 4: Trong điều kiện nào thì xuất hiện dòng điện cảm ứng? Câu 5: Máy phát điện xoay chiều có cấu tạo và hoạt động như thế nào? Câu 6: Vì sao ở hai đầu đường dây tải điện phải đặt máy biến thế? không gian đó, nếu nam châm bị lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì không gian đó có từ trường. Ngược lại thì không có. * Biểu diễn từ trường: Ta đã biết hình ảnh của từ phổ biểu diễn các đường sức từ và cũng là hình ảnh của từ trường. Ta biểu diễn từ trường bằng các đường sức từ là các đường cong – kín đi vào ở cực Nam và ra ở cực Bắc. 3. Lực điện từ: Lực điện từ do từ trường tác dụng lên dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có chiều phụ thuộc vào quy tắc bàn tay trái: “Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ chiều của dòng điện khi đó ngón cái choải ra 90 o chỉ chiều của lực điện từ”. 4. Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây xuất hiện khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó biến thiên. 5. Máy phát điện xoay chiều: a. Cấu tạo: * Máy phát điện xoay chiều có 2 loại: - Loại có cuộn dây quay: có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là cuộn dây (Rôto) và nam châm (Stato), ngoài ra còn có 2 vành khuyên và 2 thanh quét. - Loại có nam châm quay: có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là nam châm điện (Rôto) và cuộn dây (Stato). b. Hoạt động: Khi nam châm hay cuộn dây quay, số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên ⇒ xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây. 6. Truyền tải điện năng đi xa. Khi truyền tải điện năng đi xa sẽ có một phần năng lượng điện bị hao phí trên đường dây. 132 Trường PTDT Nội Trú Giáo viên: Trần Hữu Tường Lượng điện năng hao phí được tính bằng: 2 hp 2 R.P P U = Vì vậy để giảm lượng hao phí trên đường dây người ta phải tăng hiệu điện thế. Để tăng hiệu điện thế thì ở hai đầu đường dây người ta phải đặt các máy biến thế (Máy tăng thế hoặc máy hạ thế). * Hoạt động 2: Củng cố - Hướng dẫn về nhà (10’) 1. Củng cố: - Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: + Dòng điện trong gia đình em sử dụng có từ đâu? Người ta dựa trên nguyên lí nào để tạo ra được dòng điện như vậy? + Cực Bắc Địa Lý là cực Nam hay cực Bắc từ? Vì sao? + Làm thế nào để kiểm tra một dây dẫn có mang điện hay không khi em chỉ có trên tay một kim nam châm? + Công thức tính lượng điện năng hao phí là: 2 hp 2 R.P P U = Vì sao ta không chọn giải pháp tăng giảm R? 2. Hướng dẫn về nhà: + Yêu cầu học sinh xem lại một số kiến thức cơ bản của chương này. + Giải thích được một số hiện tượng, ứng dụng thực tế trong cuộc sống. + Xem lại các câu trả lời của câu hỏi ở phần đầu của chương. + Chuẩn bị tiết sau ôn tập về các kiến thức thực tế và một số bài tập. 133 . viên: Trần Hữu Tường Ngày soạn: 18.12.2009 Vật Lý 9 Ngày dạy: 21.12.2009 Tuần 19 ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hướng dẫn học sinh ôn tập lại một

Ngày đăng: 22/11/2013, 08:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan