giáo án lớp 3 tuổi

15 4.2K 18
giáo án lớp 3 tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT (5 TUẦN) Thời gian từ ngày 05/01/2009 đến ngày / 02/2009 MẠNG NỘI DUNG I. Tuần 1: Cây xanh - Trẻ biết tên gọi, các bộ phận chính, một số đặc điểm nổi bật của một số loại cây. - Biết ích lợi, nơi sống, cách chăm sóc bảo vệ cây trồng II. Tuần 2: Bé vui đón tết. - Biết được một số công việc chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền: trang trí nhà cửa, mua sắm quần áo mới, làm bánh mứt, bày mâm ngũ quả . - Biết được các loại hoa quả , món ăn của ngày Tết: hoa mai, hoa đào, dưa hấu, bánh chưng, hạt dưa, các loại bánh mứt . - Giáo dục trẻ ăn uống điều độ trong ngày Tết. III. Tuần 3: Cây cho hoa. - Biết tên gọi, đặc điểm nổi bật về màu sắc, hình dạng cấu tạo, hương vị của một số loài hoa. - Biết ích lợi của hoa và cách chăm sóc bảo vệ hoa IV. Tuần 4: Cây cho quả. - Biết tên gọi, đặc điểm nổi bật (Màu sắc, hình dạng, cấu tạo, hương vị của một số loại quả) - Ích lợi và cách chăm sóc, bảo quản quả. V. Tuần 5: Một số loại rau. - Biết tên gọi, đặc điểm nổi bật về: Cấu tạo, màu sắc, hình dạng - Các món ăn được chế biến từ rau. - Cách sử dụng và bảo quản rau MỞ CHỦ ĐỀ - Cô cùng trẻ trò chuyện, gợi mở giúp trẻ nhớ lại những kiến thức liên quan đến chủ đề: Trẻ kể tên những loại cây, hoa, trẻ biết quan sát trong các giờ hoạt động ngoài trời. - Sử dụng các bài hát, bài thơ, câu đố, trò chơi kích thích trẻ chú ý đến chủ đề. - Trang trí một số tranh ảnh về cây, hoa . và một số đồ chơi có liên quan đến chủ đề bổ sung vào các góc. - Yêu cầu cha mẹ trẻ cùng sưu tầm một số chậu cảnh, hột hạt, tranh ảnh về cây, hoa, quả. 1 MẠNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ VUI ĐÓN TẾT VÀ MÙA XUÂN (Thời gian: Từ ngày 12/01 – 16/01/2009) 1. Thể dục: - Bò cao - Tập các bài tập phát triển cơ tay, chân . 2. KPKH. - Tìm hiểu về ngày tết cổ truyền - Các lễ hội dân tộc, trang phục dân tộc, các món ăn dân tộc trong ngày tết 3. Toán - Đếm đến 5. - Tách 1 nhóm có 5 đối tượng thành 2 nhóm 4. Văn học. - Thơ “Cây đào” “Mùa xuân” - Câu đố về mùa xuân - Truyện “Sự tích bánh trưng bánh dày” 5. Âm nhạc. - Hát vận động : “Sắp đến tết rồi” “Mùa xuân đến rồi” “Em thêm một tuổi” - Nghe hát: “Cánh én mùa xuân” 6. Trò chơi: - Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh - Trò chơi góc: + Góc phân vai (Bán hàng, gia đình, bác sỹ) + Góc xây dựng ( xây vườn hoa .) + Góc học tập ( xem các loại tranh ảnh về ngày tết cổ truyền, tách, gộp tạo nhóm trong phạm vi 5, ôn nhận biết các hình vuông, tròn, chữ nhật) + Góc tạo hình( Vẽ, nặn các loại bánh, hoa quả ngày tết) + Góc thiên nhiên. Tưới cây, lau lá, gieo hạt . - Trò chơi vận động: Bóng bay, kéo co, Gieo hạt, về đúng nhà, Trời mưa, ném còn, chó sói xấu tính. - Trò chơi dân gian: Dung dăng dung dẻ, Nu na nu nống, Chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ. - Trò chơi học tập: Chuyền bóng - Trò chơi mới: “Chọn quả” Trò chơi học tập MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất: - Phát triển một số vận động cơ bản: Bò cao, bật qua rãnh nước. - Phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo và phối kết hợp các vận động. - Trẻ cảm thấy khỏe, sảng khoái khi mùa xuân đến với không khí ấm áp và mát mẻ. 2 2. Phát triển nhận thức: - Trẻ nhận biết các mùa trong năm: Xuân , Hạ, Thu, Đông. - Trẻ biết được một số điểm đặc trưng của màu Xuân: Thời tiết ấm áp, hoa đào hoa mai nở, cây cối đâm chồi nảy lộc… - Phát triển khả năng quan sát, nhận xét các dấu hiệu của mùa Xuân. 3.Phát triển ngôn ngữ: - Biết sử dụng một số từ chỉ đặc điểm nối bật của mùa xuân và cảnh đẹp của mùa xuân. - Biết nói lên những gì mà trẻ thấy vào mùa Xuân, nói lên cảm nghĩ của mình vào mùa xuân cho các bạn và người lớn cùng nghe. 4.Phát triển tình cảm xã hội: - Yêu thích cảnh đẹp mùa xuân - Cùng gia đình chuẩn bị đón Tết, trang trí , lau dọn nhà cửa và cùng đi mua sắm Tết. - Có thái độ niềm nở khi có khách đến nhà chúc Tết, biết chúc Tết mọi người. 5.Phát triển thẩm mỹ: - Hình thành và phát triển khả năng cảm nhận cái đẹp trong mùa Xuân và các phong tục tập quán trong ngày Tết cổ truyền. - Phát triển khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các họat động nghệ thuật: Âm nhạc, Tạo hình… với các sự vật hiện tượng cảnh đẹp muà Xuân. CHUẨN BỊ - Một số tranh ảnh về ngày tết cổ truyền, cành đào, cành mai, một số hoa, quả, bánh kẹo, bánh chưng . - Bánh chưng, bánh gai thật - Tranh minh họa thơ “Cây đào” - Đồ dùng đồ chơi đủ cho các góc. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ TUẦN 2: CHỦ ĐỀ NHÁNH : BÉ VUI ĐÓN TẾT – MÙA XUÂN Thứ 2 (ngày 12/01/2009 ) HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH * Thể dục : Bò cao I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết bò bằng bàn tay và bàn chân, phối hợp chân nọ, tay kia khi bò. - Phát triển cơ toàn thân cho trẻ. - Rèn luyện trẻ tính kiên trì và thi đua trong tập thể. - Trẻ hứng thú tham gia trò chơi. II. Chuẩn bị: 3 - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ. - 2 quả bóng. - 2 chiếu thể dục. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Trò chuyện. - Cô gọi trẻ lại trò chuyện với trẻ về ngày tết cổ truyền + Trong ngày tết có những gì? + Trong ngày tết thường tổ chức những trò chơi gì? - Cô chốt lại và dẫn dắt trẻ vào bài. Hoạt động 2: Khởi động. - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp đi, chạy các kiểu. Sau đó cho trẻ chuyển đội hình. Hoạt động 3: Trọng động. a) Bài tập phát triển chung. - Tay: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao ( 6 x 2). - Chân: Đứng lên, ngồi xuống ( 6 x 2). - Bụng: Đứng hai chân rộng bằng vai, quay người sang hai bên ( 4 x 2). - Bật: Bật tại chỗ. (4 x 2) b) Vận động cơ bản. - Cô giới thiệu tên bài tập. Bò cao - Cô tập mẫu. + Lần 1: Cô tập trọn vẹn động tác không phân tích. + Lần 2: Cô tập kết hợp phân tích động tác. - Cô cho 2 trẻ khá lên tập cho cả lớp quan sát. - Trẻ thực hiện: Lần lượt cô cho 2 trẻ ở hai hàng lên tập, cứ như vậy cho đến hết hàng. Trẻ thực hiện 2 – 3 lần. ->Trẻ tập cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ. + Cô cho 2 trẻ tập tốt lên tập lại cả lớp quan sát. - Hỏi lại trẻ tên bài tập. c) Trò chơi: Chuyền bóng. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Trẻ chơi cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi Hoạt động 4: Hồi tĩnh. - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 – 2 vòng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * HĐNT: Xếp hình các loại bánh, hoa quả ngày tết. - Trò chơi : Bóng bay – Kéo co. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời. 4 I. Mục đích – yêu cầu: - Rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng ở trẻ. - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xếp thành hình hoa quả, các loại bánh trong ngày tết. - Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi. II. Chuẩn bị: - Sân chơi sạch sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ. - Một số hột, hạt, lá cây, sỏi . III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Xếp hình các loại bánh - quả. - Cô gợi hỏi trẻ cha mẹ chuẩn bị những loại hoa quả, bánh gì để đón tết. - Hỏi trẻ về hình dạng, đặc điểm của những loại hoa quả đó. - Cô chốt lại và giáo dục trẻ. - Cô hướng trẻ xếp các loại bánh, hoa quả ngày tết. - Trẻ xếp xong, cô gợi trẻ gọi tên và động viên trẻ. Hoạt động 2: TCVĐ: Bóng bay – Kéo co. - Cô giới thiệu tên từng trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi từng trò chơi một ( 2 – 3 lần). - Trẻ chơi, cô quan sát động viên trẻ. Hoạt động 3: Chơi tự do. - Cô giới thiệu các nhóm chơi. - Cô cho trẻ chọn nhóm chơi mà trẻ thích. - Trẻ chơi, cô bao quát, khuyến khích trẻ. - Hết giờ cô cho trẻ thu dọn đồ chơi. Vào lớp chơi góc. Đánh giá cuối ngày: . . . . . Thứ 3( ngày 13/01/2009) HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH TOÁN: Tách 1 nhóm có 5 đối tượng thành 2 nhóm I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết đếm nhóm có số lượng là 5. Tách nhóm có 5 đối tượng thành 2 nhóm theo ý thích và theo yêu cầu của cô. - Trẻ có hiểu biết về thời tiết của mùa xuân và những lễ hội của mùa xuân - Luyện kỹ năng hát và vận động bài “Mùa xuân đến rồi” - Trẻ hứng thú chơi trò chơi. 5 II. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 5 cây (3 cây quả đỏ và 2 cây quả vàng) - Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước lớn hơn - Mô hình vườn cây có 2-3 luống cây, mỗi luống có 5 cây - Chuẩn bị 3 vườn để trẻ trồng hoa, 15 chậu hoa - Đàn ooc gan III. Tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Trò chuyện - Cô đố trẻ “Mùa gì ấm áp lòng người Trăm hoa đua nở đón mời bướm ong” - Đó là mùa gì? ( Mùa xuân) - Mùa xuân thời tiết như thế nào? - Chúng mình có muốn đi chơi xuân không? - Trẻ múa hát bài “Mùa xuân đến rồi” Hoạt động 2: Luyện đếm đến 5 * Cho trẻ đi thăm quan mô hình vườn cây (2-3 luống cây mỗi luống có 5 cây) - Cô gợi cho trẻ kể tên các loại cây trong vườn - Đếm số luống trong vườn, đếm mỗi luống xem có mấy cây? -> Mùa xuân có ngày tết cổ truyền, có nhiều lễ hội dân tộc, mùa xuân còn diễn ra tết trồng cây làm theo lời Bác Hồ dạy . Hoạt động 3: Tách một nhóm có 5 đối tượng thành 2 nhóm - Cho trẻ mang cây về trồng (Cô cho trẻ mang hết số cây xếp thành hàng ngang) - Cho trẻ đêm số lượng cây của mình có tất cả mấy cây? (Có 5 cây) - Các con có nhận xét gì về các cây? Có cây quả đỏ, có cây quả vàng * Cho trẻ trồng cây theo ý thích : (Các con sẽ trồng tách số lượng cây đó làm 2 luống theo ý thích của các con, cô hỏi 2-3 trẻ số cây ở mỗi luống) Cô gợi ý cho trẻ trồng tách làm 2 luống . - Sau đó cho trẻ gộp số cây lại và đếm. * Cho trẻ trồng cây theo yêu cầu của cô: * Lần 1: + Trồng tách số cây đó làm 2 luống: 1 luống có 1 cây, 1 luống có nhiều cây (Cô cùng làm với trẻ, kiểm tra trẻ trồng nhắc nhở động viên trẻ trồng đúng yêu cầu của cô) + Cho trẻ đếm số cây ở mỗi luống + Cho trẻ gộp số cây ở 2 luống và đếm. * Lần 2: + Trồng tách làm 2 luống: 1 luống cây quả đỏ, 1 luống cây quả vàng + Cho trẻ đếm số cây ở mỗi luống + Cho trẻ gộp 2 luống lại xem có bao nhiêu cây và đếm, vừa cất vừa đếm sô cây vào rổ. • Lưu ý: Sau mỗi lần tách, gộp cô nhấn mạnh từ “Tách, gộp” cho trẻ hiểu và cho trẻ đếm nhiều lần. Hoạt động 4: Luyện tập “Trồng hoa” 6 - Cách chơi: Chia lớp làm 3 đội, Mỗi đội có 5 cây hoa và phải trồng thành 2 luống hoa theo ý thích của mỗi đội, thời gian là 1 bản nhạc đội nào trồng nhanh và đúng theo yêu cầu của cô đội đó thắng cuộc. - Luật chơi: Phải trồng số hoa đó làm 2 luống - Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần, cô bao quát nhắc nhở trẻ chơi - Sau mỗi lần chơi cô kiểm tra các đội, động viên tuyên dương trẻ. * Kết thúc: Trẻ múa bài “Mùa xuân đến rồi” HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Quan sát có mục đích : Bánh chưng, bánh gai - Trß ch¬i: Kéo co – chi chi chành chành. I. Mục đích – yêu cầu: - Mở rộng hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Trẻ biết gọi tên bánh, nhận xét đặc điểm của bánh. - Trẻ hứng thú tham gia trò chơi. II. Chuẩn bị: - Sân chơi sạch sẽ. - Một chiếc bánh chưng, một chiếc bánh gai. Một sợi dây. - Cô và trẻ gọn gàng. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Quan sát bánh chưng, bánh gai. - Cô cho trẻ xếp hàng và đi ra ngoài sân. - Hỏi trẻ về tên gọi, đặc điểm, lợi ích của từng chiếc bánh. - Cô củng cố, mở rộng và giáo dục trẻ. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Kéo co – Chi chi chành chành. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi của từng trò chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi từng trò chơi. - Mỗi trò chơi cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ chơi. TRÒ CHƠI MỚI * Trò chơi học tập: Chọn quả I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết tên trò chơi chọn quả và biết cách chơi, luật chơi. - Trẻ nhận biết, phân biệt về các loại quả, Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Trẻ hứng thú chơi và chơi đoàn kết. II. Chuẩn bị: - Một số loại quả bằng nhựa, hộp bí mật, rổ đựng quả III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Giới thiệu tên trò chơi. 7 - Cô dẫn dắt giới thiệu tên trò chơi “Chọn quả”. Hoạt động 2: Giới thiệu cách chơi, luật chơi. * Cách chơi: Cô cho trẻ chọn các loại quả theo yêu cầu - Hãy chọn và xếp ra đĩa các loại quả dài; chọn quả có vỏ sần sùi; Chọn các loại quả tròn -> Qua sờ nhặt được -> nói tên quả - Hãy chọn các quả đã để ra đĩa sẵn : Chọn quả có vị chua; Chọn quả có múi . * Luật chơi: Chọn đúng yêu cầu của cô. - Cô chơi mẫu cho trẻ xem 1 lần. Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi. - Cô cho 3-4 trẻ lên chơi cùng cô chọn quả trong hộp bí mật -> nói tên quả. - Lần lượt tổ chức 4-5 nhóm chơi cho đến hết trẻ. - Các trẻ cùng chọn quả mà cô yêu cầu cho từng đội chơi, chơi 2-3 lần - Trẻ chơi, cô giúp đỡ và động viên trẻ. * Kết thúc: Cô hỏi trẻ tên trò chơi. Khen trẻ và cho trẻ ra chơi. Đánh giá cuối ngày: . . . . . Thứ 4 ( ngày14/01/2009 ) HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH * KPKH: Tìm hiểu về ngày tết cổ truyền I. Mục đích – yêu cầu - Trẻ biết ngày tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc VN, trẻ biết được những dấu hiệu đặc trưng của ngày tết (Có bánh trưng, cành đào .) Không khí ngày tết vui tươi, đầm ấm, mọi người xum vầy bên nhau, chuẩn bị đón tết vui vẻ và quan tâm lẫn nhau, thăm hỏi nhau. - Rèn kỹ năng đọc thơ “Cây đào”. - Luyện kỹ năng hát bài “Sắp đến tết rồi” “Inh lả ơi” - Trẻ biết chơi trò chơi ném còn và hứng thú chơi. II. Chuẩn bị: - Một số tranh ảnh về ngày tết. - Một số hoa quả, bánh kẹo đặc trưng. - 5-6 quả còn III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động1: Trò chuyện, gợi mở vào bài. - Cô cho trẻ chơi trò chơi bốn mùa (Xuân, hạ, thu, đông) 8 - Cô giới thiệu cho trẻ biết mùa xuân đã đến rồi, các con có biết mùa xuân có ngày gì đặc trưng nhất? Tết nguyên đán + Các con có mong đến tết không? + Trong ngày tết thường có gì? Trẻ kể -> Cô dẫn dắt giới thiệu vào bài Hoạt động 2: Trò chuyện về ngày tết – Quan sát tranh đàm thoại - Cô gợi cho trẻ cảm nhận về không khí khi đến trường, trang trí những gì? (Treo đèn lồng, cờ, hoa, trang trí lớp học chủ điểm mùa xuân . - Cô lần lượt xuất hiện từng tranh cho trẻ quan sát. - Hỏi trẻ về nội dung của từng bức tranh. + Tranh 1: Tranh chuẩn bị đón tết - Ông đang làm gì? Dán tranh trang trí nhà cửa - Bà, mẹ, bé đang làm gì? Bé đang dán treo tranh câu đối, bà, mẹ may áo mới . - Để chuẩn bị cho ngày tết mẹ đi chợ mua gì? Mua đồ dùng mới cho gia đình (Bát, đĩa, cốc chén, chăn gối .mua bánh kẹo, nước ngọt, thịt, gạo, lá rong .) -> Gợi hỏi trẻ cảm nhận không khí ngày tết ntn? Vui vẻ, đầm ấm. + Tranh 2,3 dựa vào chi tiết trong tranh hỏi trẻ - Sau mỗi bức tranh cô chốt lại và giáo dục trẻ. -> Tết đến muôn hoa đua nở cô dẫn dắt cho trẻ đọc bài thơ “Cây đào” - Tết đến mỗi gia đình không thể thiếu được mâm ngũ quả đó là những loại quả gì? - Cô hỏi trẻ được ăn những loại quả này chưa, cung cấp cho trẻ biết những loại quả này giàu chất VTM, giáo dục trẻ ăn uống hợp vệ sinh. -> Cô chốt: Mỗi khi tết đến mọi người, mọi nhà đều sắm sửa dọn dẹp nhà cửa để đón tết. Các con được bố mẹ mua cho quần áo mới để đi chơi xuân, chúc tết ông bà, cô gì chú bác . Hoạt động 3: Trò chơi: Ném còn - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi 4-5 phút. * Kết thúc: Cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Quan sát có mục đích: Buồng chuối - Trò chơi : Gieo hạt, Trời mưa - Chơi tự do : Chơi với hoa, lá cây, hột hạt, đồ chơi ngoài trời I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết khái niệm buồng chuối, các món ăn chế biến từ quả chuối. - Chơi trò chơi thành thạo, hứng thú chơi, đoàn kết với nhau trong khi chơi. - Rèn kỹ năng hát bài " Em yêu cây xanh, trời nắng trời mưa, đi chơi . " 9 - Thông qua giờ hoạt động, mở rộng sự hiểu biết của trẻ về tên các loại cây, giáo dục trẻ cách chăm sóc và bảo vệ cây cối. Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với các yếu tố thiên nhiên . Thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ . II. Chuẩn bị . - Cây chuối có buồng - Chiếu, dây cho trẻ xâu vòng, hoa, lá cây ,hột hạt, phấn, vòng . - Mũ thỏ ( 1trẻ/1 mũ ) - Địa điểm hoạt động: sạch sẽ, an toàn, đủ khoảng rộng cho trẻ hoạt động. Có 1 số cây xanh . III. Tổ chức hoạt động . * Hoạt động 1 : Chuẩn bị - Tập chung trẻ, kiểm tra trang phục và sức khoẻ của trẻ. Nhắc trẻ những điều cần thiết. - Cho trẻ đi ra sân trường kết hợp hát bài " Đi chơi dạo quanh sân trường " và đi đến chỗ cây chuối. * Hoạt động 2 : Quan sát có mục đích : QS buồng chuối - Gợi trẻ kể đi dạo quanh sân trường thấy có những gì ? - Hỏi trẻ các con đang đứng dưới cây gì ? - Cô hướng gợi trẻ quan sát cây chuối và đưa ra những nhận xét về : + Quả - buồng chuối ( Cô gợi trẻ nói về khái niệm buồng chuối ) + Nhận xét về lợi ích của quả chuối ( Quả chuối chín, quả chuối xanh ) - Cô khái quát lại : Chúng mình đang đứng dưới cây chuối, cây chuối này đã có buồng. Buồng chuối gồm có nhiều nải chuối sắp lại với nhau. Buồng chuối này có nải quả đẫ chín ăn rất ngon và bổ ; có nải quả vẫn còn xanh có thể dùng để nấu ốc, ăn lẩu, ăn với thịt dê-thịt chó . Giáo dục trẻ thích ăn quả chuối, các món ăn chế biến từ quả chuối. - Cô gợi trẻ kể tên 1 số loại cây trong sân trường. Giáo dục trẻ cách chăm sóc và bảo vệ các loại cây. Dẫn dắt cho lớp hát bài " Em yêu cây xanh " * Hoạt động 3 : Trò chơi . a) Trò chơi : Gieo hạt - Cô gợi trẻ nói tên trò chơi - Cô cùng trẻ chơi trò chơi khoảng 3 lần . Động viên trẻ chơi kịp thời. b) Trò chơi : Trời mưa - Nói tên trò chơi - Nhắc lại cách chơi , luật chơi. - Chỉ địa điểm chơi. - Cho trẻ chơi 2 -3 lần ( Hát - vận động minh hoạ bài " Trời nắng trời mưa ". Nhận xét, động viên trẻ chơi kịp thời. * Hoạt động 4 : Chơi tự do - Cô giới thiệu các đồ chơi và nhóm chơi : + Chơi với lá cây và hoa + Chơi với hột hạt + Chơi với phấn, vòng 10 [...]... lớp đọc 2 – 3 lần - Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân - Cô chú ý sửa sai, động viên trẻ kịp thời * Củng cố: - Hỏi lại trẻ tên bài thơ - Cho trẻ đọc lại thơ một lần Hoạt động 5: Dán hoa đào ngày tết - Cách chơi : Chia trẻ làm 3 đội Cô treo 3 bức tranh cắt dán cành đào và những bông hoa đào cắt rời để trong rổ, thời gian chơi là một bản nhạc Khi có hiệu lệnh thì 3 bạn ở 3 đầu hàng bật... nhạc Khi có hiệu lệnh thì 3 bạn ở 3 đầu hàng bật nhảy qua rãnh lên lấy một bông hoa dán lên bức tranh của đội mình rồi về cuối hàng đứng, bạn thứ 2 tiếp tục và cứ như thế cho đến khi bản nhạc kết thúc cô cùng cả lớp kiểm tra kết quả của 3 đội, đội nào dán được nhiều, đẹp đội đó thắng cuộc - Luật chơi: + Mỗi bạn chỉ được dán một bông hoa + Bạn nào không bật nhảy qua rãnh thì bông hoa đó không được tính... cho trẻ - Trẻ biết gọi tên các loại hoa: Hoa đào, hoa mai là những loại hoa đặc trưng của mùa xuân - Luyện kỹ năng dán hoa II Chuẩn bị: - Mô hình vườn hoa - Tranh minh họa nội dung bài thơ - 3 tranh cắt dán cành đào chưa có hoa, cắt hoa đào rời để trẻ dán III Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Thăm quan vườn hoa - Cô tổ chức cho trẻ thăm quan vườn hoa - Gợi hỏi trẻ về... nhanhbài hát 2 - 3 lần - Luân phiên tổ, nhóm, cá nhân hát và vận động - Cô chú ý sửa sai và động viên trẻ kịp thời - Cả lớp hát và vận động lại 1 lần nữa - Hỏi lại trẻ tên bài hát Hoạt động 3: Nghe hát bài “Em thêm một tuổi - Cô giới thiệu ND bài hát:Mùa xuân về, đất trời như thay màu áo mới, cây cối đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái, xuân về các bé thêm một tuổi và ngày... học giỏi xứng đáng là con ngoan, là những người “Bạn tốt” Mời các con nghe bài “Em thêm một tuổi ST: - Lần 1: cô hát chọn vẹn bài hát - Lần 2: cô hát kết hợp múa minh họa bài hát 1 – 2 lần - Lần 3: Cho trẻ nghe băng đài - Cô hỏi lại trẻ tên bài hát Hoạt động 4: Trò chơi: “Bao nhiêu bạn hát” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cho trẻ chơi 3 – 4 lần, cô... - Các con có muốn biết trong hộp quà có gì không? (Cho trẻ đoán) - Cô dẫn dắt cho trẻ đọc bài thơ cây đào 13 -> Những thứ này cô chuẩn bị cho ngày tết đấy Chúng mình có mong đến tết không ? Vì sao? -> Cô dẫn dắt giới thiệu bài hát “Sắp đến tết rồi” Nhạc và lời Hoàng Vân Hoạt động 2: Dạy kỹ năng hát và vận động - Cô bắt nhịp cho cả lớp hát 1 lần bài hát “Sắp đến tết rồi” - Để cho thêm vui... Hớng gợi, giúp đỡ, nhắc nhở trẻ khi cần thiết Hết giờ cho trẻ cất đồ chơi và về lớp Đánh giá cuối ngày: Thứ 6 ( ngày 16/01/2009 ) HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH * NDTT: KNVĐ: “Sắp đến tết rồi” ST Hoàng Vân * NDKH: - Nghe hát: Em thêm một tuổi - TCAN: Bao nhiêu bạn hát I Mục đích – yêu cầu: - Trẻ thuộc bài hát... hát và hưởng ứng cùng cô bài “Em thêm một tuổi - Biết cách chơi và hứng thú chơi trò chơi “Bao nhiêu bạn hát” - Luyện kỹ năng đọc thơ “Cây đào” II Chuẩn bị: - Xắc xô, mũ chóp, băng đài, phách tre, mũ múa - Tranh vẽ cảnh ngày tết III Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Trò chuyện Cô cầm cành đào và một hộp quà vào lớp Các con xem hôm nay cô đến lớp và chuẩn bị những gì? (Cây đào, hộp... cô gợi ý cho trẻ quan sát, nhận xét từng loại hoa → Cô củng cố lại và giáo dục trẻ Hoạt đông 2: Chó sói sấu tính + dung dăng dung dẻ - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi từng trò chơi - Mỗi trò chơi cô tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần - Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi Hoạt động 3: Chơi tự do - Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời, nhắc trẻ chơi... chơi ngoài trời, phấn, sỏi, lá cây I Mục đích - yêu cầu: - Trẻ gọi tên, đặc điểm và lợi ích của một số loại hoa - Giáo dục trẻ yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, qua đó trẻ biết chăm sóc và bảo vệ hoa - Trẻ biết chơi trò chơi và hứng thú chơi II Chuẩn bị: - Nơi quan sát, sân trường sạch sẽ, thoáng mát - Trang phục cô và trẻ gọn gàng III Tổ chức hoạt động: 14 Hoạt động 1: Quan sát vườn hoa - Cô dẫn trẻ . bánh kẹo, bánh chưng . - Bánh chưng, bánh gai thật - Tranh minh họa thơ “Cây đào” - Đồ dùng đồ chơi đủ cho các góc. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ TUẦN 2: CHỦ ĐỀ NHÁNH. năng dán hoa II. Chuẩn bị: - Mô hình vườn hoa. - Tranh minh họa nội dung bài thơ. - 3 tranh cắt dán cành đào chưa có hoa, cắt hoa đào rời để trẻ dán

Ngày đăng: 11/11/2013, 00:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan