BÁO CÁO THỰC TẬP TOUR XUYÊN VIỆT

57 1.8K 5
BÁO CÁO THỰC TẬP  TOUR XUYÊN VIỆT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v... Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hoá nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này sang đời khác như “Bát danh hương”: “Sơn- Hà- Cảnh - Thổ- Văn- Võ- Cổ - Kim”. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoă - xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Thanh Đạt...

Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực Trang số 1 TRƯỜNG CĐ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN BÁO CÁO THỰC TẬP TOUR XUYÊN VIỆT NĂM HỌC : 2007 – 2011 Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực Trang số 2 HUẾ Lịch sử: Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới các triều đại Tây Sơn và triều Nguyễn, Huế nổi tiếng với những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. Thành phố Huế tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương. Huế nằm ở phía bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km.Thế mạnh du lịch Huế là văn hóa – lễ hội, lịch sử Thành phố Huế có toạ độ địa lý vĩ bắc và kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông được giới hạn bởi Biển Đông. Diện tích tự nhiên 83.3 km2, dân số trung bình năm 2003 ước là 350.400 người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nước. Huế cách biển Thuận An 12 km, GIAO THÔNG  Đường Bộ : đi theo quốc lộ 1A và quốc lộ 49, tỉnh lộ 49B, tỉnh lộ 14  Đường Không : sân bay Phú Bài 8 km  Đường Sắt : Ga Phú Cam Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực Trang số 3  Đường Thủy : cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính, gồm 24 phường và 3 xã:  Phường An Cựu  Phường An Đông  Phường An Hoà  Phường An Tây  Phường Hương Sơ  Phường Kim Long  Phường Phú Bình  Phường Phú Cát  Phường Phú Hậu  Phường Phú Hiệp  Phường Phú Hòa  Phường Phú Hội  Phường Phú Nhuận  Phường Phú Thuận  Phường Phước Vĩnh  Phường PhườngĐúc  Phường Tây Lộc  Phường Thuận Hòa  Phường Thuận Lộc  Phường ThuậnThành  Phường Trường An  Phường Vĩnh Ninh  Phường Vỹ Dạ  Phường Xuân Phú  Xã Hương Long  Xã Thủy Biều  Xã Thủy Xuân Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực Trang số 4 Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống .Ngoài ra tỉnh thừa thiên Huế có 2 di sản văn hóa thế giới : Cố Đô Huế, Nhã Nhạc Cung Đình Huế. Kiến trúc Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại .Những công trình kiến trúc công phu,đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Hu xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. Nghệ thuật tuồng ở Huế Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. Trong Đại Nội Huế có nhà hát Duyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Tại Khiêm Lăng, có Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực Trang số 5 Minh Khiêm Đường. thời Minh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng. Ca Huế Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền. Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian. Lễ nhạc cung đình Huế Bắt nguồn từ 8 loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực Trang số 6 Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn. Vũ khúc cung đình Huế Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của người Việt. Mỹ thuật, mỹ nghệ Huế Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế. Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phương. Trang trí cung đình Huế còn tiếp nhận và nâng cao nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhiều lọai hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm vàng bạc, dệt, thêu,đan .đã được các tượng cục triều Nguyễn nâng lên thành những nghệ thụât tinh xảo, sang trọng. Về hội họa nhiều họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc sơn thủy, trúc lan, tranh gương, các ấn phẩm nhất thi nhất họa đặc sắc. Đặc biệt, từ Huế xuất hiện người họa sĩ vẽ tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực Trang số 7 Miên (1870-1912) .Về điêu khắc, cố đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ. Trong điêu khắc gỗ, phần khắc chạm gỗ trang trí với những bức chạm nổi, chạm lộng trên các chi tiết công trình kiến trúc đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Về mỹ thuật ứng dụng, ngoài việc nâng cao các loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Huế còn một thời sản xuất đồ mỹ nghệ pháp lam cao cấp. Lễ hội Huế Là vùng có truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc. Huế có rất nhiều lễ hội dân gian. Đặc điểm của các lễ hội ở Huế là được tổ chức rất công phu, bài bản, khiến nhiều du khách thích thú với các sản phẩm du lịch văn hóa này. Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật . còn được tổ chức và thu hút đông người xem. Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực Trang số 8  Hội đua ghe truyền thống Hội đua ghe truyền thống tỉnh TTHuế là một lễ hội mới được tổ chức sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam nam 1975. Hội được tổ chức trong một ngày nhằm ngày lễ Quốc khánh 2-9(dương lịch) Ðịa điểm đua là bờ Nam sông Hương trước trường Quốc học. Hội nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho thanh niên nam nữ có cơ hội thi tài trên sông nước, qua đó rèn luyện tăng cường bảo vệ sức khoẻ và tạo không khí vui tươi lành mạnh cho nhân dân. Ðây cũng là dịp để biểu lộ lòng vui mừng của nhân dân nhân ngày Quốc khánh. Quy mô hội có tính chất rộng rãi liên phường xã và các huyện trong tỉnh. Hội tổ chức theo định kỳ, mỗi năm một lần theo phong tục.  Hội vật Làng Sình Vật võ cũng là một hình thức để tưởng nhớ ngài khai canh làng đã truyền dạy dân làng nghề vật. Nên đến ngày giỗ Ngài, dân làng tổ chức vật võ. Lễ chính tế Ngài khai canh được cử hành vào sáng mồng mười tháng giêng âm lịch lúc 2h sáng. Lễ tất mới vật võ, lúc 7h sáng. Thể thức thi đấu hễ "tấm lưng trắng bụng" là thua nhưng có cuộc tranh tài quá quyết liệt, có khi đô vật bị tử vong. Trọng tài của hội vật do một người có uy tín trong làng đảm nhiệm. Lễ vật không hạn chế số đô vật ở các làng xã khác tham dự. Thứ tự cuộc đấu chiến bắt đầu là các thiếu niên, sau đó là cuộc thi vật của thanh niên và trung niên. Sự tổ chức cũng theo thời gian mà thay đổi. Người thắng cuộc vật thời trước là tay thượng võ đài chiến thắng mọi đối thủ đến phút cuối, khi Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực Trang số 9 không còn ai dám lên đấu vật nữa mới được gọi là vô địch. Ngày nay các đô vật được chia thành từng cặp đấu chiến, để qua các vòng sơ kết, bán kết và chung kết. Người thắng vòng chung kết là vô địch. Như vậy đô vật khỏi bị mất sức vì phải đấu liên tiếp với nhiều người.  Lễ hội Ðiện Hòn Chén Tại Huế, Thánh Mẫu được thờ tại điện Hòn Chén, làng Hải Cát, huyện Hương Trà. Nghi lễ tại Ðiện Hòn Chén rất long trọng. Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Ðám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả. Lễ hội giống như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp nập những chiếc “bằng” (thuyền kết đôi) với cờ phướn, hương án đủ màu sắc, hành hương về điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu. Tại khu vực điện sẽ diễn ra Thánh Mẫu tuần du làng Hải Cát, lễ tế làng Hải Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóng sanh, phóng đăng . Ðám rước cử hành trên những chiếc “bằng”. Trên mỗi bằng có bàn thờ Thánh Mẫu cùng với long kiệu. Trên long kiệu có hòm sắc của vua ban Thánh Mẫu, liền kế đó là một bằng khác có bàn thờ, kiệu và hòm sắc của nhị vị thượng Ngàn và Thuỷ Cung Thánh Mẫu. Sau đó là những chiếc bằng chở các tự khí, tàn tán cờ quạt. Trải qua những thăng trầm lịch sử, những năm gần đây lễ hội này đã được phục hồi theo các tập tục truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa dân gian địa phương. Lễ hội điện Hòn Chén còn được gọi là Lễ Vía Mẹ, Báo Cáo TourXuyên Việt Học Viên :Huỳnh Thanh Trực Trang số 10 không chỉ là của những tín đồ Thiên Tiên Thanh Giáo, mà còn là của những người theo đạo thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người. Theo ý nghĩa đó, việc phục hồi lễ hội điện Hòn Chén là phục hồi một giá trị văn hóa truyền thống của một vùng đất.  Hội chợ xuân Gia Lạc Trong ba ngày Tết cũng như nhiều vùng khác, tất cả các chợ ở Huế đều nghỉ mua bán để mọi người tổ chức lễ hội, cúng ông bà, thăm hỏi nhau. Tuy nhiên, chỉ có một chợ Tết độc nhất đã mở trong những ngày đầu xuân- Ðó là chợ Gia Lạc- đông vui chỉ trong 3 ngày Tết. Có thể hiểu Gia Lạc theo 2 cách:” nhà nhà vui tươi”; hoặc “thêm vui” (ngụ ý ngày xuân đã vui rồi, chợ lập ra để tăng thêm nguồn vui- cách lý giải này được nhiều người chấp nhận) Chợ lập được từ thời Minh Mạng (1820-1840) do Ðịnh Viễn Công Nguyễn Phước Binh, con thứ tư của Gia Long. Lúc đầu chợ chỉ họp nhóm trong giới hạn thân nhân nơi phủ đệ của ông nhằm trao đổi hàng hóa, vui chơi. Sau thấy vui, nhân dân quanh vùng đến mua bán, rồi bày các trò chơi dân gian. Do vậy, chợ Gia Lạc trở thành một hình thức hội chợ xuân, loại chợ phiên trong ngày Tết. Ðịa điểm chợ ở tại ngã 3, giáp ranh làng Nam Phổ, trên 2 nẻo đường, 1 về Dương Nổ, 1 về Ngọc Anh- cách trung tâm thành Huế, đi theo hướng về Vĩ Dạ khoảng 3km. Chợ cách bờ sông Hương khỏang 300m. Bên kia sông là chợ Dinh hiện nay. Hàng mua bán ở chợ Gia Lạc rất phong phú, thay đổi theo năm: từ

Ngày đăng: 08/11/2013, 13:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan