Chuyến tàu không hành khách

3 190 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Chuyến tàu không hành khách

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyến tàu không hành khách người Anh Cây tắc và cây lựu Nov 23 Ký ức về những người Thầy, Cô Bài viết - Sáng tác Ý kiến Nếu không có những người Thầy, người Cô đáng kính, có lẽ sẽ không có tôi toàn vẹn như hôm nay, nhất là về mặt tư tưởng. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ những hình ảnh về người Cô dạy tôi hát và múa từ lớp mẫu giáo cho đến những người Thầy mà tôi chỉ biết và học qua sách báo, internet… Tất cả họ, dù ở vị trí nào, cũng giúp tôi có được như bây giờ. Năm tôi gần 7 tuổi, mẹ dắt tôi vào trường đăng ký học lớp 1. Nhà trường từ chối vì tôi chưa đủ 7 tuổi như qui định. Thế là mẹ lại dắt tôi quay trở ra và đi thẳng xuống trường Mẫu giáo Gành Hào (Bạc Liêu), nơi có 3 lớp chia theo thứ tự Mẫu giáo nhỏ, Mẫu giáo lớn A và B. Khi đó, tôi không nhớ rõ lắm lý do vì sao tôi không được vào ngay lớp Mẫu giáo A mà phải xuống lớp nhỏ nhất là Mẫu giáo nhỏ. Tuy chưa đầy 7 tuổi nhưng tôi đã cao hơn đám bạn cùng lứa, to con và đứng hơn tụi bạn cùng lớp một cái đầu, cô “bầu” tôi làm lớp trưởng ngay tức khắc. Cô dạy lớp mẫu giáo mà tôi theo học tên là Lệ, người không mập cũng không không gầy, tóc cắt ngắn (chắc gọi là cúp-bê) và giọng điệu tuy không dịu dạng nhưng rất trầm và nhẹ. Được làm lớp trưởng, tôi phải tỏ ra gương mẫu để cả lớp noi theo. Sáng đi học phải bỏ áo vào quần, gài chiếc khăn tay bên ngực trái để lau miệng lẫn mũi. Tôi biết vâng lời, lại dạng dĩ nên rất được cô thương, thứ 7 tuần nào cũng được lên cắm cờ và được dán cho bông hoa nhỏ vào sổ. Tôi mang sổ này ra khoe với ba mẹ và luôn được khen hoặc thưởng quà. Học không bao lâu thì cô Lệ nhận thấy “trình độ” của tôi mà học lớp Mẫu giáo nhỏ thì phí uổng… nhân tài. Thế là tôi được cô gởi lên lớp Mẫu giáo B, khi đó do cô Nguyệt chăm sóc. Lớp mẫu giáo B xem ra vừa vặn với tôi hơn nên tôi càng tỏ ra hăng hái và ngoan ngoãn hơn nữa. Cuối năm, tôi và 4 bạn cùng lớp được trường (gồm 3 lớp mẫu giáo) cử đi ra huyện Giá Rai thi bé khỏe, bé ngoan. Lần đầu tiên ra huyện, tôi ngủ say và đái dầm hồi nào không biết. Xui cái là cô bé cùng lớp nằm bên cạnh bị vạ lây, ướt mất bộ đồ đẹp nên liền đi mét cô Nguyệt. Cô gọi tôi ra và hỏi khẽ: “Sao chỗ trò nằm bị ướt vậy?”. Quá lúng túng và mắc cỡ, lại nghĩ Cô không đã biết chuyện và đang hỏi khéo mình, tôi liền viện lý do: “Thưa cô, tại tối qua mưa dột!”. Câu chuyện này thành một đề tài vui và một kỷ niệm đẹp mà hễ khi gặp lại nhau, bạn bè mang ra đùa một cách vui vẻ. Hai người Cô hiền hậu đi qua ký ức tuổi thơ tôi rất nhanh. Cô Lệ giờ không biết ở phương trời nào, riêng cô Nguyệt thì vẫn còn ở lại quê tôi nhưng cũng không làm nghề giáo như trước. Nghe bạn bè kể lại, cuộc sống của cô từ ngày thôi dạy trẻ đã gặp phải nhiều điều không may mắn, kinh tế khó khăn. Mấy năm sau này tôi cũng không còn thấy mặt cô nữa. Từ giã mái trường mẫu giáo nghèo khó nhưng rất đáng yêu, tôi được chính thức lên lớp 1 của cô Thúy. Cô Thúy khó tính và rất có kỷ luật nên tụi tôi dù ham chơi cũng không dám trốn học, nhờ thế mà vừa học xong năm lớp 1, tôi đã có thể đánh vần và viết được nhiều chữ lắm rồi. Sau lớp cô Thúy, tôi lần lượt học các lớp 2 của cô Phúc, lớp 3 của cô Đào, lớp 4 của Thầy Bốn và lớp 5 của Thầy Dũng. Năm học nào cũng có nhiều kỷ niệm, cũng vui mà nếu kể hết ra đây chắc cũng không dưới mươi trang giấy A4. Sự thay đổi mang tính bước ngoặt chính là lúc tôi học cấp 2 ở trường Trung học Cơ sở Gành Hào, từ lớp 6 đến lớp 9. Quê tôi nghèo, điều kiện kinh tế còn khó khăn thì việc học tập và đáp ứng nhu cầu tinh thần chỉ là hàng thứ yếu. Người lớn đi biển đánh cá, trẻ con đến đường, cuộc sống đơn sơ đến tội nghiệp. Ấy vậy mà đây mới chính là giai đoạn quan trọng nhất giúp tôi hình thành nhân cách, thói quen đọc sách và viết lách (dù viết rất dở) cho đến tận bây giờ. Trường chỉ có ba lớp 6, hai lớp 7, hai lớp 8 và một lớp 9. Tôi học Lớp 6A do thầy Hồ Công Hoài Thanh làm chủ nhiệm. Thầy Thanh nổi tiếng nghiêm khắc từ lâu, chúng tôi thường được nghe các anh chị học trên mình nói nhiều giai thoại về Thầy. Ngày tôi biết mình sẽ vào học lớp do Thầy Thanh chủ nhiệm, thú thiệt tôi như muốn đái dầm lần thứ hai, sợ quá mà! Rồi một năm học cũng nhanh chóng qua đi, chúng tôi thích cách dạy của Thầy Thanh lúc nào không biết. Sang năm lớp 7, chúng tôi lại may mắn được học lớp do Thầy làm chủ nhiệm. Sách giáo khoa lớp 7 rất nặng về phần ngữ pháp tiếng Việt, Thầy đã khó lại càng khó hơn để chúng tôi không xao nhãng chuyện học hành. Để học trò học tốt, Thầy lập ra nhóm học tập, bày phương pháp và kỹ năng cũng như lên kế hoạch học tập cho tất cả các môn. Thầy khuyến khích chúng tôi viết truyện ngắn, làm thơ mà theo Thầy, muốn viết hay thì phải đọc nhiều sách báo. Vậy là phong trào đọc sách báo được khởi sướng, đến nổi nhà trường dù không có cái văn phòng biệt lập cũng gáng dành ra một góc nhỏ để thành lập “thư viện” (tôi cũng là thủ thư đầu tiên đấy, oai chưa). Cũng từ năm lớp 7, tôi được chị Ba mua cho 2 quyển sách đầu tiên trong đời là cuốn “Từ điển Tiếng Việt 1992″ do Hoàng Phê chủ biên và quyển kim chỉ nam học tập mang tên “Làm sao để học giỏi” của Hạnh Hương. Niềm đam mê đọc sách bắt đầu từ ngày đó. Đến giờ, tôi vẫn còn dùng quyển “Từ điển tiếng Việt 1992″ để làm công cụ tra cứu tiếng Việt, riêng cuốn “Làm sao để học giỏi” thì bị ướt và rách nhiều trang vì tôi xem đi xem lại nhiều lần mà giấy thì quá mỏng. Những năm tiếp theo của chương trình Trung học cơ sở vui không thể tưởng tượng. Thầy trò ngoài giờ học còn thường xuyên sinh hoạt ngoại khóa, làm báo tường, đóng kịch, bắt cá… không thiếu trò vui nào. Tôi vẫn tin rằng đó là quãng thời gian đẹp nhất trong đời của mình, giờ ngồi nhớ lại để viết bài này, tôi vẫn còn thấy rất rõ những hình ảnh ngày xa xưa ấy, cứ như vừa xảy ra. Chia tay mái trường thị trấn nghèo, chúng tôi bôn ba mỗi người mỗi hướng. Tôi chạy tọt lên Sài Gòn học tiếp chương trình phổ thông, Thầy Thanh ở lại trường dạy thêm 3 năm nữa rồi cũng xin nghỉ, trở về quê cũ tìm kế sinh nhai. Buồn thay, sức khỏe Thầy vốn không tốt, gặp phải kinh tế thị trường khắc nghiệt, lương thầy giáo cấp 2 ít ỏi thì làm gì nuôi nổi vợ với con. Tính Thầy lại cương trực và thẳng thắng, Thầy càng không thích vì miếng ăn mà luồn cúi. Những năm sau này Thầy và gia đình sống rất vất vả, phận làm trò mà không giúp được Thầy mình nhiều hơn, đó là điều tôi ân hận đến tận bây giờ. Lên cấp 3, môi trường học tập và cuộc sống hoàn toàn khác so với hồi còn ở dưới quê. Phải mất 2 năm tôi mới dần thích nghi với hoàn cảnh hiện tại. Tại ngôi trường cấp 3 ở Sài Gòn, tôi cũng may mắn có được những người bạn tốt và cũng người Thầy chủ nhiệm tên Thanh, Lê Bá Thanh. Thầy dạy dỗ và quan tâm đến việc học của học sinh Thầy rất kỹ, nhờ thế mà dù học không lấy gì làm xuất sắc, tôi cũng bon chen vào được cổng trường đại học. Gia đoạn cuối cùng của thời cấp sách đến trường, tôi lại được học ở những Thầy giỏi như GS. Trần Tuấn Lộ, BS. Lâm Xuân Điền, GS. Lê Bá Hán, GS. Chu Xuân Diên, TS. Đinh Phương Duy và nhiều Thầy Cô rất có uy tín trong ngành giáo dục. Trong 4 năm học đại học, tôi cũng có được kỷ niệm về những người Thầy mà bây giờ chỉ cần gặp lại họ, tôi có cảm giác mình đang ngồi trong giảng đường để nghe giảng bài cách đây 7 năm về trước. Một điều thú vị là sau khi ra trường, tôi được nhận vào Bệnh viện Tâm Thần TP. HCM làm việc. Đồng nghiệp và cũng là sếp của tôi ở Khoa Tâm lý Y học chính là Cô giáo đã dạy tôi môn “Chẩn đoán Tâm lý”. Tuy là sếp, là Cô nhưng cô xem chúng tôi như bạn bè, đối đãi với chúng tôi ngoài tình thầy trò là tình bạn gần gũi, chân tình. Làm việc với Cô, lâu dần, chúng tôi xem Cô ngoài vai trò một nhà giáo còn là một người chị đã hết lòng dìu dắt chúng tôi trong những ngày đầu bước chân vào cuộc sống tự lập. Ngoài những kiến thức học được từ những người Thầy trực tiếp đứng lớp, tôi còn biếtơn những Thầy Cô góp phần giáo dục tôi qua các phương tiện khác như sách, báo, tài liệu nghiên cứu… Họ là những người Thầy không bị giới hạn bởi trường lớp, môn học hay giáo trình. Ngày Nhà giáo VN đã trôi qua 3 ngày, lẽ ra bài viết bài này sớm hơn để làm một món quà tinh thần kính gởi đến các Thầy Cô. Thế nhưng, hôm nay cũng là ngày ễ Tạ ơn ở Mỹ, là ngày người ta tổ chức những buổi lễ hầu nhắc nhớ công ơn của tạo hoá, ông bà và tất cả những người đã phù hộ, nuôi nấng và giúp đỡ chúng ta. Tôi cũng muốn nhân dịp này bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả các Thầy Cô giáo. Những ký ức chợt hiện về đến nỗi viết ra không kịp, bỗng phút chốc, tôi có cảm giác nhớ và thèm cái áo trắng, quần xanh, những tiếng giảng bài và những giờ vui đùa cùng chúng bạn! . Chuyến tàu không hành khách người Anh Cây tắc và cây lựu Nov 23 Ký ức về những người Thầy, Cô Bài viết - Sáng tác Ý kiến Nếu không có những. mà tôi theo học tên là Lệ, người không mập cũng không không gầy, tóc cắt ngắn (chắc gọi là cúp-bê) và giọng điệu tuy không dịu dạng nhưng rất trầm và nhẹ.

Ngày đăng: 08/11/2013, 09:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan