NỘI DUNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

47 247 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
NỘI DUNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NỘI DUNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT: 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) đối tượng tính giá thành sản phẩm (GTSP). 1.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (CPSX). Là giới hạn bởi các khoản CPSX phát sinh cho nhu cầu hạch toán của DN mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí chịu chi phí -Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất của DN. Việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng DN có sự khác nhau điều đó phụ thuộc vào các đặc điểm sau đây: +Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sẽ tác động tới nhu cầu thông tin quản lý. +Đặc điểm của hoạt động kinh doanh, nghành nghề kinh doanh. +Tính chất cụ thể của sản phẩm, sản phẩm đơn chiếc hay sản phẩm sản xuất hàng loạt. +Yêu cầu thông tin về CPSX GTSP cho công tác quản lý. +Trình độ khả năng của bộ máy kế toán đáp ứng được nhu cầu công việc. Tuỳ theo đặc điểm sản xuất của DN mà đối tượng hạch toán CPSX có thể từng phân xưởng, từng bộ phận, từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm. Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí, sau đó căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí. Tác dụng:Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí đúng phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất, từ việc tổ chức ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết. 1.2.Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm , bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây truyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ tiêu thụ sản phẩm. Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên, cần thiết trong toàn bộ công việc tính giá thành của kế toán. Phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh loại sản phẩm của DN sản xuất … để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp với thực tế của DN. Bên cạnh đó kế toán cần phải xác định kỳ tính giá thành, đơn vị tính giá thành. ý nghĩa: Xác định đối tượng tính giá thành đúng, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của DN giúp cho kế toán tổ chức mở sổ kế toán, các bảng tính giá tính giá thành sản phẩm theo từng đối tượng quản lý kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành có hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ DN. 1.3. Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất (CPSX) giá thành sản phẩm (GTSP). +Giống nhau về bản chất đều là sự hao phí về lao động sống lao động vật hoá biểu hiện bằng tiền mà DN bỏ vào sản xuất. +Khác nhau về mặt lượng CPSX GTSP có thể thống nhất hoặc không thống nhất phụ thuộc vào chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Công thức tính tổng giá thành sản phẩm : Tổng giá thành sản phẩm CPSPSXDD kỳ trước chuyển sang CPSX chi ra trong kỳ CPSXSP DD chuyển sang kỳ sau Các khoản giảm chi phí = + - - Giá thành đơn vị SP = Tổng giá thành/ số lượng SP sản xuất 1.4. Phân biệt đối tượng hạch toán chi phí đối tượng tính giá thành. Để phân biệt đối tượng hạch toán chi phí đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, cần dựa vào đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất (giản đơn hay phức tạp), vào loại hình sản xuất (đơn chiếc hay hàng loại), vào yêu cầu trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh (cao, thấp) . Đối tượng hạch toán chi phí đối tượng tính giá thành giống nhau ở bản chất, chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí giá thành. Điểm khác nhau: + Xác định đối tượng hạch toán chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí chịu chi phí. +Xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. +Một đối tượng tập hợp chi phí có thể có nhiều đối tượng tính giá thành. Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán CPSX đối tượng tính GTSP mà có sự phân biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp hạch toán CPSX là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. 2.Phương pháp tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm . 2.1.Trình tự hạch toán tập hợp CPSX. Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản trực tiếp liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí giá thành sản phẩm. Trường hợp chi phí phát sinh không tập hợp trực tiếp thì kế toán tập hợp chung sau đó phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Bước 2: Tiến hành tính toán phân bổ lao vụ của các nghành sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ giá thành đơn vị lao vụ, như chi phí quản lý phân xưởng. Bước 3: Tập hợp phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng có liên quan theo tiêu chuẩn phân bổ nhất định. Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong DN mà nội dung, cách thức hạch toán CPSX có những điểm khác nhau. 2.2 Phương pháp tập hợp chi phí cơ bản trực tiếp. Chi phí cơ bản là những chi phí sản xuất thuộc các yếu tố cơ bản của sản xuất, có mối liên hệ trực tiếp với sản phẩm sản xuất trong kỳ, chi phí cơ bản của DN bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. -Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí NVLTT” TK 622 “Chi phí NCTT” -Phương pháp tập hợp chi phí cơ bản: Đối với chi phí cơ bản việc tập hợp vào các đối tượng chịu chi phí có thể theo một trong hai phương pháp sau: +Đối với chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí(từng loại sản phẩm, từng hoạt động, dịch vụ .) thì tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi tiết đó, gọi là phương pháp tập hợp trực tiếp. Phương pháp này được áp dụng với những chi phí có thể xác định được đối tượng chịu chi phí ngay từ khi phát sinh. Căn cứ vào chứng từ ban đầu, kế toán hạch toán vào TK phù hợp theo từng loại chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. 2.3. Phương pháp phân bổ gián tiếp: Đối với chi phí cơ bản có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí (NVL xuất dùng để sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều hoạt động, dịch vụ .) thì vận dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. Các chi phí này phát sinh được ghi chép trên chứng từ ban đầu tập hợp vào TK chung sau đó phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo các tiêu chuẩn phân bổ thích hợp. Việc phân bổ chi phí này được thực hiện theo trình tự: Bước1: Xác định hệ số phân bổ: Hệ số phân bổ (H) = C/T Trong đó: C: chi phí cần phân bổ T: Tổng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng (T = ∑t i ). T i : Tổng tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng i. Bước 2: Xác định mức chi phí phân bổ cho đối tượng i (c i ): c i =t i x H 2.4.Phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là cách thức xác định chi phí cho một đơn vị sản phẩm căn cứ cụ thể vào quy trình công nghệ sản phẩm cụ thể. Tuỳ theo đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ SX, tính chất của SP yêu cầu hạch toán . của mình các doanh nghiệp thường áp dụng một trong các phương pháp tính giá thành sản phẩm: 2.4.1.Phương pháp trực tiếp (giản đơn): Phương pháp này thường áp dụng ở các DN có quy trình sản xuất giản đơn, sản ra ít chủng loại sản phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đối tượng tính giá thành cụ thể. Ví dụ các nhà máy điện,nước, khai thác than thường sử dụng phương pháp này. Theo đó, giá thành sản phẩm được xác định như sau: CPSX kì trước chuyển sang Tổng giá thành sản phẩm CPSX chi ra trong kì CPSX chuyển sang kì sau Các khoản giảm chi phí = + - - 2.4.2. Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất gồm nhiều công đoạn nối tiếp nhau. Mỗi công đoạn trong quy trình thực hiện việc sản xuất hoàn chỉnh một chi tiết sản phẩm. Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công đoạn (chi tiết sản phẩm). Giá thành sản phẩm sẽ bằng tổng cộng chi phí sản xuất phân bổ cho thành phẩm của các công đoạn chế tạo sản phẩm. Z TP =Z 1 +Z 2 + .+ Z n Các doanh nghiệp thường vận dụng phương pháp này đó là công ty sản xuất lắp ráp máy, thiết bi cơ khí, ô tô . 2.4.3. Phương pháp hệ số. Phương pháp này được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hoặc một loại sản phẩm cùng tiêu hao các loại chi phí như nhau, các sản phẩm chỉ khác nhau về kích, cỡ, trọng lượng . Do vậy chi phí sản xuất thường tập hợp theo nhóm sản phẩm. Phương pháp này thường vận dụng ở các doanh nghiệp như may, da, bánh kẹo . Cách thức tiền hành của phương pháp hệ số như sau: Bước 1: Xác định tổng giá thành của cả nhóm sản phẩm bằng phương pháp giản đơn Bước 2: Quy đổi số lượng sản phẩm từng loại trong nhóm thành sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy định. = × Bước 3: Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn = Bước 4: Xác định giá thành đơn vị thực tế từng thứ sản phẩm trong nhóm: Giá thành đơn vị từng thứ sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn Hệ số quy đổi của từng thứ sản phẩm = × 2.4.4. Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp mà mỗi phân xưởng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm cách khác nhau. Các chi phí nguyên liệu, nhân công không thể tính riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp theo nhóm sản phẩm. Do vậy đối tượng tập hợp chi phí thường là các phân xưởng, đối tượng tính giá thành là các sản phẩm cụ thể. Căn cứ vào tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế với tổng giá thành định mức hoặc kế hoạch đã xây dựng để xác định giá thành từng loại đơn vị sản phẩm. Giá thành từng loại sản phẩm trong nhóm được xác định như sau: = × Trong đó: Số lượng sản phẩm mỗi thứ sản phẩm trong nhóm Hệ số quy định cho từng thứ sản phẩm Số lượng sản phẩm quy chuẩn Tổng giá thành sản phẩm Tổng số lượng sản phẩm tiêu chuẩn Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn Tỷ lệ giá thành Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm cùng loại Giá thành kế hoạch (định mức) đơn vị sản phẩm từng loại Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của các loại sản phẩm = × 100 Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của các loại sản phẩm hoàn thành Σ (q i X z i ) = = ( ) ∑ × ii zq Trong đó: q i : Số lượng thành phẩm loại i z i : Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị thành phẩm i 2.4.5. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Phương pháp này thích hợp với các DN sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, mỗi đơn đặt hàng tương ứng là một hợp đồng kinh tế. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành theo phương pháp này là từng đơn đặt hàng (hợp đồng kinh tế). Đến cuối kỳ khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng sản phẩm chính là cáckhoản chi phí được tập hợp theo đơn. Trường hợp đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì các khoản chi phí tập hợp theo đơn được coi là chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ. Các DN sửa chữa ôtô, thiết kế, khảo sát, tư vấn .thường áp dụng phương pháp này để tính giá của sản phẩm. 2.4.6. Phương pháp tính giá thành phân bước. Phương pháp này thường được áp dụng trong các DN có quy trình sản xuất phức tạp như luyện kim, cơ khí, dệt may .Trong các DN này công nghệ sản xuất được chia ra thành nhiều công đoạn chế biến nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Thông thường mỗi phân xưởng đảm nhận một công đoạn chế biến chế tạo ra một bán thành phẩm. Bán thành phẩm được sản xuất ra của công đoạn trước được tiếp tục đưa vào chế biến ở công đoạn tiếp sau, bước cuối cùng chế tạo ra sản phẩm. Phương pháp tính giá này có hai cách tính như sau: +Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Phương pháp này thường áp dụng ở các DN có thể được đem bán ra ngoài bán thành phẩm, yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ giữa các phân xưởng cao. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành như sau: Bước 1: Mở phiếu tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành theo từng phân xưởng, phiếu này ở phân xưởng cuối cùng chính là phiếu tính giá thành sản phâm. Bước 2: Tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ở từng phân xưởng, tính tổng giá thành giá thành đơn vị bán thành phẩm theo từng phân xưởng. Tỷ lệ giá thành Giá thành sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng cuối cùng được coi là thành phẩm của toàn bộ quy trình công nghệ. Giá thành bán thành phẩm bước 1 Chi phí nguyên, vật liệu chính Chi phí SX dở dang bước 1 Chi phí chế biến bước1 Các khoản giảm trừ chi phí = + - - Giá thành bán thành phẩm bước 2 Giá thành BTP bước 1 chuyển sang Chi phí SX dở dang bước 2 Chi phí chế biến bước2 Các khoản giảm trừ chi phí = + - - Giá thành bán thành phẩm bước n Giá thành bán thành phẩm bước (n-1) chuyển sang Chi phí SX dở dang bước 1 Chi phí chế biến bước1 = + - + Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm. Phương pháp này áp dụng trong các DN không bán BTP ra ngoài hoặc yêu cầu hạch toán nội bộ kinh tế không cao. Theo phương pháp này ở mỗi phân xưởng chế biến chỉ cần tính chi phí sản phẩm phân bổ cho thành phẩm sản phẩm dở dang. Giá thành sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng cuối cùng được tính bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất ở các phân xưởng trước chuyển cho thành phẩm. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm theo phương pháp này như sau: Bước 1: Mở phiếu tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng. Bước2: Phân bổ chi phí sản xuất ở từng phân xưởng cho thành phẩm ở bước cuối cùng. Chi phí vật liệu chính trong TP Giá trị vật liệu chính xuất dùng Sốlượng BTP bước1 + Số lượng sản phẩm DD bước 1 Số lượng BTP bước1 trong TP = X CPCB bước i phân bổ cho TP Tổng chi phí chế biến bước i Sốlượng BTP bướci + Số lượng SP DD bước i quy đổi Số lượng BTP bướci trong TP = ĩiiX X Bước 3: Xác định giá thành sản phẩm như sau: Giá thành TP CP vật liệu chính trong TP CP chế biến bước1 phân bổ cho TP CP chế biến bước2 phân bổ cho TP = + + + . 2.4.7.Phương pháp tính giá thành theo định mức. Phương pháp này thường áp dụng trong các DN sản xuất ổn định, các định mức chi phí được xây dựng phù hợp với thực tế sản xuất. Do vậy kế toán chi phí sản xuất tính giá sản phẩm có nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện mọi chênh lệch chi phí thực tế so với định mức đã xây dựng, từ đó xác định nguyên nhân là cơ sở để xây dựng định mức mới. Giá thành thực tế của sản phẩm được tính như sau: Giá thành thực tế của SP Giá thành định mức Chênh lệch CPSX do thay đổi định mức Chênh lệch CPSX thoát li định mức = ± ± 2.4.8.Phương pháp tính giá thành liên hợp. Phương pháp này thường kết hợp các phương pháp trên để tính giá thành sản phẩm cho một DN cụ thế. Ví dụ tính giá thành sản phẩm rượu kết hợp các phương pháp như: phương pháp tỷ lệ, phương pháp phân bước. 3. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN. 3.1.Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. CPNVLTT bao gồm giá trị NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu .được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ .) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm . *Chứng từ sử dụng: Sử dụng phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, các hoá đơn GTGT. *Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản chi phí NVL TT, kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. TK này cuối kỳ không có số dư được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng .). Nội dụng sau: Bên nợ: Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết. - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp. Việc hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp được tiến hành như sau TK152 TK 621 TK154 (1) (4) TK111,112,141, 331,411,311 . (2) TK152 TK133 (5) (2’) (3) (1) Vật liệu xuất kho sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ. (2) Mua vật liệu không qua kho sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm, thực hiện DV (2’) Thuế GTGT (nếu có). (3) NVL dùng cho sản xuất (tính Thuế theo phương pháp trực tiếp) (4) Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. (5) Vật liệu dùng không hết nhập kho hay chuyển sang kỳ sau. 3.2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. CPNCTT là khoản thù lao lao động phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, làm thêm .). Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. *Chứng từ: Bảng thanh toán lương, phiếu chi. . . *Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản này cuối kỳ không có số dư được mở chi tiết theo từng đối tượng sử dụng hạch toán chi phí giống như TK 621. [...]... bổ) vào giá vốn 3.7.Tổng hợp chi phí sản xuất Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tập hợp vào TK 621, 622, 627 Cuối kỳ kế toán kết chuyển các chi phí sản xuất về Tk 154 để tổng hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm *Tài khoản sử dụng: TK 154 Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang”, được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, ... sẽ được phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành: Nợ TK 631 Có TK 627 5.4.Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631 Giá thành sản phẩm TK này được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, lao vụ… tương... CNTTSX Chi phí nhân công thuê ngoài Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 3.3 Hạch toán chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) Khái niệm: Chi phí trả trước là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ này mà được phân bổ vào nhiều kỳ tiếp theo *Nội dung chi phí trả... giảm chi phí sản xuất (phế liệu thu hồi trong sản xuất, vật liệu xuất dùng không hết, sản phẩm hỏng ngoài định mức không sửa chữa được hay thiếu hụt trong sản xuất ) Tổng giá thành công xưởng thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành nhập kho vật tư, SP Tổng giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành gửi bán Tổng giá thành thực tế sản phẩm , lao vụ tiêu thụ thẳng 4 KIỂM KÊ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG Sản. .. tổ, đội sản xuất Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Phân bổ chi phí SXC cho các đối tượng chịu chi phí kết chuyển vào TK tổng hợp chi phí sản xuất chung TK 622 không có số dư cuối kỳ được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK... ngoài định mức Những sản phẩm hỏng mà DN dự kiến sẽ sảy ra trong quá trình sản xuất được coi là sản phẩm hỏng trong định mức, đây là những sản phẩm hỏng được coi là không tránh khỏi trong quá trình sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này ( giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được) được coi là chi phí sản xuất chính phẩm Sở dĩ phần lớn... nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ của các bộ phận sản xuất- kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả vật tư, sản phẩm, hàng hoá thuê ngoài gia công chế biến) Nội dung phản ánh của TK như sau: Bên nợ: Tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm - Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ,... số 7 Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các sổ chi tiết, bảng phân bổ phục vụ cho hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Chứng từ gốc về chi phí, bảng phân bổ 1, 2, 3 Bảng kê 4 Bảng kê 5 Bảng kê 6 Thẻ tính giá thành Nhật ký chứng từ 7 Sổ cái TK: 621, 622, 627, 154, 631 Báo cáo tài chính ` PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY IN... kiểm kê xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho đang đi đường Nội dung phản ánh của TK 621 như sau: Bên nợ: Giá trị vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Bên có: Kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ TK 621 cuối kỳ không có số dư được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao... 3.6 .Hạch toán chi phí sản xuất chung (CPSXC) Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất những chi phí sản xuất khác phát sinh ở phân xưởng sản xuất chính của DN Ngoài các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp chi phí nhâncông trực tiếp các chi phí khác phát sinh ở các phân xưởng được hạch toán vào CPSXC CPSXC được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, theo từng phân . NỘI DUNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT: 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (CPSX) và đối tượng tính. thiệt hại. 3.6 .Hạch toán chi phí sản xuất chung (CPSXC). Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí sản xuất khác phát

Ngày đăng: 07/11/2013, 20:20

Hình ảnh liên quan

Tình hình lợi nhuận sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua. - NỘI DUNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

nh.

hình lợi nhuận sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua Xem tại trang 39 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan