CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM

23 461 0
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM 3.1 Giải pháp với môi trường kinh doanh kiểm toán độc lập 3.1.1 Xây dựng Luật kiểm toán độc lập - văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động kiểm toán độc lập Sau 17 năm hoạt động (từ năm 1991 đến nay), kiểm toán độc lập ở VN đã phát triển nhanh về số lượng, quy mô, các công ty kiểm toán độc lập và số lượng KTV từng bước nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp. Hoạt động kiểm toán độc lập đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chugn của đất nước. Thông qua hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư ván tài chính kế tóan các doanh nghiệp, tổ chức nắm bắt kịp thời, đầy đủ và tuân thủ đường lối chính sách kinh tế, tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo lập được những thông tin tin cậy, và tăng cường lòng tin của người sử dụng. Các thông tin tài chính, từng bước đưa công tác quản lý tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp vào nề nếp…Có thể nói hoạt động kiểm toán độc lập đã xác định được vị trí trong nền kinh tế thị trường, góp phần ngăn ngừa và phát hiện lãng phí, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện công khai minh bạch báo cáo tài chính (BCTC), phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành kinh tế-tài chính, của doanh nghiệp và Nhà nước. Tuy nhiên, đến nay văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động này chỉ là Nghị định của Chính phủ chưa tương xứng với tầm quan trọng và quy mô phát triển của ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, cần phải xây dựng một văn bản luật để quy định và định hướng phát triển cho hoạt động kiểm toán độc lập. Đồng thời để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của kiểm toán độc lập, đáp ứng xu thế phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và hội nhập kinh tế thế giới, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế, cần phải tăng cường hơn nữa vị trí, vai trò, hoạt động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Ngày 09/10/2006 Chính phủ đã có Nghị quyết số 25/2006/NQ-Cp ban hành Chương trình của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết Quốc hội khóa XI về kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm (2006- 2010), trong đó có việc xây dựng Luật Kiểm toán độc lập (Điểm 39 Mục I). Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá XII về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ 2007-2011 và năm 2008, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật Kiểm toán độc lập. Trên thực tế, các văn bản về kiểm toán độc lập như hiện nay bao gồm Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 105 cũng đã tạo cơ sở pháp lý căn bản cho hoạt động kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ có tính pháp lý cao, góp phần quan trọng làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư ở VN và công khai minh bạch nền tài chính quốc gia. Tuy nhiên, Nghị định của Chính phủ về kiểm toán độc lập đã bộc lộ một số hạn chế. Do đó để nâng lên thành luật cho phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế ở nước ta,cần thực hiện một số giải pháp sau : 1/ Nghị định về KTĐL cần đáp ứng đầy đủ vai trò, vị trí hoạt động KTĐL trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động của các công ty kiểm toán trước hết là cung cấp dịch vụ KTĐL BCTC cho mọi đối tượng theo luật định hoặc tự nguyện. Nhưng điều quan trọng hơn là trách nhiệm của công ty kiểm toán, của KTV đối với cơ quan Nhà nước và những người sử dụng kết quả kiểm toán. Người sử dụng kết quả kiểm toán phải được đảm bảo rằng những thông tin họ được cung cấp là khách quan, có độ tin cậy cao để đưa ra các quyết định theo trách nhiệm của mình liên quan đến việc mua, bán tài sản, đầu tư vốn, cho vay. Sự đảm bảo này chỉ có thể thực hiện được khi BCTC đã được kiểm toán trên cơ sở tuân thủ những quy định pháp lý về kiểm toáncác văn bản này cần quy định đầy đủ, có hiệu lực pháp lý cao và đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành. 2/ Các quy định trong NĐ về KTĐL phải phù hợp với thông lệ quốc tế và đòi hỏi của thị trường Việt Nam .Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế thị trường đang phát triển rất mạnh, một số quy định trong nghị định của chính phủ cần thay đổi để phù hợp thực tế Ví dụ, một số quy định mang tính hành chính, bao cấp về trách nhiệm, cứng nhắc về thủ tục, không phù hợp với thông lệ quốc tế nên rất khó khăn khi triển khai trong thực tế như quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về kiểm toán độc lậpBộ Tài chính. Làm được điều này, Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán và cập nhật kiến thức hàng năm, thực hiện đăng ký và quản lý hành nghề hoạt động kiểm toán, kiểm tra chất lượng hoạt động kiểm toán. Tiếp nữa, cần quy định rõ tiêu chuẩn, điều kiện và trách nhiệm của KTV và DNKT. Một KTV chỉ được làm ở một DNKT; KTV phải đăng ký hành nghề kiểm toán, có chứng chỉ kiểm toán cần thiết. Phải có quy định và biện pháp phù hợp ngăn chặn trường hợp KTV đã đăng ký hành nghề kiểm toán mà trên thực tế không hành nghề, không ký báo cáo kiểm toán; cả hiện tượng cho mượn, cho thuê chứng chỉ KTV. Các DNKT hiện đang cung cấp các dịch vụ kinh doanh có điều kiện đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề. Các KTV trong các DNKT đã và sẽ có các chứng chỉ hành nghề khác nhau như Chứng chỉ KTV, thẻ thẩm định về giá, chứng chỉ hành nghề làm đại lý thuế. Ở một số nước, KTV hành nghề phải là hội viên, phải đăng ký và chịu sự quản lý hành nghề bởi một tổ chức nghề nghiệp mà cơ quan nhà nước không quản lý hành nghề. Ở Việt Nam, các quy định về đăng ký và quản lý hành nghề cũng như kiểm soát chất lượng hành nghề còn khác biệt so với thông lệ quốc tế, đó là phân theo từng hoạt động dịch vụ. Theo đó, một KTV hành nghề muốn thực hiện các dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải đăng ký, chịu sự quản lý, kiểm tra chất lượng hành nghề của các tổ chức khác nhau làm tăng thủ tục hành chính không cần thiết và đi ngược với chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Nhà nước. Do vậy, các quy định liên quan đến quản lý nhà nước đối với các hoạt động: KTĐL, hành nghề kế toán, làm đại lý thuế và thẩm định giá phải được phối hợp nghiên cứu một cách đồng bộ để quản lý có hiệu quả các hoạt động trên đồng thời phải đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đưa quy định điều kiện thành lập và hoạt động của chi nhánh của DNKT nước ngoài ở Việt Nam; về liên doanh, liên kết giữa các DNKT trong nước hoặc giữa các tổ chức hành nghề kiểm toán nước ngoài với DNKT ở Việt Nam; Về cung cấp dịch vụ kiểm toáncác dịch vụ có liên quan qua biên giới (hiện diện thể nhân); Mối quan hệ giữa KTĐL với kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ (về sử dụng kết quả kiểm toán, cung cấp thông tin và xác định trách nhiệm của từng bên,…) Nâng cao chất lượng hoạt đông kiểm toán cho DNKT nhỏ, nhằm mục đích đáp ứng được yêu cầu thực tế, bằng các biện pháp như: bắt buộc hồ sơ kiểm toán phải qua 3 cấp độ soát xét, đi về kiểm tra chất lượng kiểm toán của từng DNKT. 3/ Đối tượng áp dụng Nghị định về KTĐL cần bao quát, đầy đủ và toàn diện hoạt động của nền kinh tế quốc dân, nhằm đáp ứng được các bước chuyển đổi về nghề nghiệp kiểm toán trong thời kỳ đổi mới và đảm bảo cho kiểm toán Việt Nam hội nhập với kiểm toán khu vực và quốc tế. Kiểm toán độc lập là hoạt động độc lập, khách quan, cần được hành nghề theo những thông lệ, chuẩn mực do các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán công bố. Do đó, trong tương lai gần, ngoài Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về kiểm toán độc lập cần được luật hoá để giảm bớt công việc của cơ quan quản lý nhà nước. Việc luật hoá các quy định liên quan đến trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán độc lập làm cơ sở pháp lý để chuyển giao dần các công việc quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán cho Tổ chức nghề nghiệp đồng thời cũng là công việc phải triển khai để thực hiện các cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. 3.1.2 Xây dựng và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Hệ thống kiểm soát nội bộ thực chất là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. Có thể hiểu đơn giản, hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống của tất cả những gì mà một tổ chức cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh. Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung - quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song hành. Nếu không có hệ thống kiểm soát nội bộ, làm thế nào để người lao động không vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức, của người sử đụng lao động? Làm sao quản lý được các rủi ro? Làm thế nào có thề phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính ? Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong SXKD (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch. Tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm .). Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt của tổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ (trường hợp Công ty cổ phần). Ở Việt Nam, trừ các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và các doanh nghiệp đã có và đang xây dựng hệ thống chứng chỉ ISO, TQM . Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, phần lớn các doanh nghiệp chưa hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích cũng như cách xây dựng, tổ chức và vận hành bài bản một hệ thống kiểm soát nội bộ. Công tác kiềm tra, kiểm soát thường chồng chéo, phiến điện, tập trung vào các chỉ số kinh tế - tài chính và kết quả cuối cùng với thói quen tìm lỗi, đổ trách nhiệm chứ ít chú trọng kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của tổ chức, lấy ngăn chặn, phòng ngừa là chính.Đây là một trong các điểm yếu mà các doanh nghiệp cần khắc phục để nâng cao sức cạnh tranh khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu Khi hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt,doanh nghiệp sẽ có được những thông tin đáng tin cậy để đưa ra các quyết định kinh doanh,bảo đảm sự tuân thủ pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động.Đồng thời, khi hệ thống kiếm soát nộ bộ hoạt động hiệu quả ,Chi phí cho kiểm toán trên BCTC của KTĐL thực hiện sẽ giảm bớt vì khối lượng công việc mà KTV độc lập thực hiện sẽ giảm đi.Không những thế ,điều này làm cho năng suất hoạt động của nền kinh tế được nâng cao do hạn chế được những tổn thất vì lí do không kiểm soát tốt gây ra. môi trường kinh doanh sẽ trở nên lành mạnh hơn tạo điều kiện để phát triển kinh doanh một cách vững chắc.Đối với hoạt động kiếm toán BCTC , việc phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ nâng cao hiệu quả kiểm toán,giảm rủi ro kiểm toán. Trong việc xây dựng và phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ của các Doanh nghiệp Việt Nam, vai trò của nhà nước là hết sức quan trọng.Nếu như ở các nước đang phát triển, những quy định về kiểm soát nội bộ do các hội nghề nghiệp xây dựng và ban hành,thì ở Việt Nam, trong cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, các doanh nghiệp có xu hướng tôn trọng những quy định do cơ quan quản lí nhà nước ban hành hơn là là những quy định do hiệp hội nghề nghiệp ban hành. Những quy định về kiểm soát nội bộ cần được ban hành một cách có hệ thống và ban hành trong một văn bản dưới Luật Kế toán ( bao gồm cả hướng dẫn KSNB trong môi trường xử lí thông tin bằng máy tính ).Cụ thể :Ban giám đốc có trách nhiệm thành lập, điều hành và kiểm soát hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Để hệ thống này vận hành tốt, cần tuân thủ một số nguyên tắc như: Xây dựng một môi trường văn hóa chú trọng đến sự liêm chính, đạo đức nghề nghiệp cùng với những quy định về trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi. Các quy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ được văn bản hoá cụ thể và được truyền đạt rộng rãi trong nội bộ tổ chức. Xác định các hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Mọi hoạt động quan trọng phải được ghi lại bằng văn bản. Bất kỳ thành viên nào của tổ chức cũng phải tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ. Quy định rõ trách nhiệm kiểm tra và giám sát. Tiến hành định kỳ các biện pháp kiểm tra độc lập. Định kỳ kiểm tra và nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nội bộ. Việc quy định những hướng dẫn về KSNB như trên sẽ giúp cho các doanh nghiệp thiết lập được một hệ thống kiểm soát đảm bảo được yêu câu và phù hợp với đơn vị mình, đồng thời cũng giúp cho kiểm toán viên rất nhiều trong việc đánh giá mức độ thực hiện được của thủ tục KSNB của đơn vị so với yêu cầu,từ đó có thể xác định mức độ tin cậy của KSNB giảm bớt những thủ tục cơ bản khi thực hiện cuộc Kiểm toán đối với Doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kiểm toán. 3.1.3 Tăng cường vai trò của hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán đối với công tác quản lí chất lượng Cũng như các ngành nghề khác trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước ,hoạt động của kiểm toán độc lập phải tuân theo các quy định pháp lí ( Luật, nghị định, thông tư .).Các quy định này điều chỉnh hoạt động kiểm toán, xác định địa vị pháp lí của kiểm toán độc lập,quy định các chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lí của tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên.Chính các quy định này làm cơ sở đảm bảo tính pháp lí của các ý kiến kiểm toán.Cùng với sự tuân thủ pháp lí, kiểm toán độc lập còn phải tuân theo các quy định mang tính nghề nghiệp có tính mực thước mà cụ thể là các chuẩn mực kiểm toán.Ở các nước có hoạt động kiểm toán phát triển, việc ban hành các quy định mang tính nghề nghiệp (chuẩn mực và các quy định khác ) và hoạt động giám sát tính tuân thủ do tổ chức nghề nghiệp thực hiện.Trong điều lệ Hội kế toán - kiểm toán Việt Nam cũng quy định điều này.Tuy nhiên đến nay, hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp vẫn còn rất hạn chế.Hiện nay, việc ban hành các chuẩn mực kiểm toán và giám sát hoạt động của các công ty kiểm toán đều do Bộ tài chính thực hiện.Điều này dẫn đến một số hạn chế trong việc đảm bảo tính độc lập của công ty kiểm toán cũng như không phát huy hết vai trò của tổ chức nghề nghiệp, thúc đẩy kiểm toán phát triển.Do vậy, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lí và giám sát chất lượng của các công ty kiểm toán, cần tăng cường vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp(Hội Kế Kế toán Kiểm toán Việt Nam- VAA , hội kiểm toán viên hành nghề Việt nam - VACPA ), nhắm thưc hiện đầy đủ các chức năng như điều lệ quy định. Theo quyết định 47/2005/QĐ - BTC ban hành ngày 14/7/2005 ,Bộ tài chính đã chuyển giao cho VAA và VACPA một số chức năng như : Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cập nhật kiến thức cho người hành nghề quản lí thống nhất và công khai danh sách người hành nghề kế toán,kiểm toán.Bên cạnh đó,Việt Nam cần phải tranh thủ sự quan tâm của Tổ chức nghề nghiệp quốc tế như việc tham khảo và học hỏi kinh nghiệm của Liên đoàn kế toán quốc tế IAFC trong việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực chung áp dụng cho các doanh nghiệp kiểm toán độc lập Việt Nam. Để các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán đi vào hoạt động có chiều sâu và hiệu quả cần cần có quy định cụ thể về trách nhiệm quản lí hội viên và chức năng giám sát hoạt động chuyên môn.Hiện nay chưa có các quy định những người hành nghề kiểm toán phải tham gia hội nghề nghiệp, nhưng các nước trên thế giới, các kiểm toán viên phải là hội viên của hội nghề nghiệp mới được hành nghề.Vì vậy, trong thời gian tới cần có quy chế rõ ràng cho vấn đề nêu trên.Điều này cũng tạo điều kiện để Hội nghề nghiệp tăng cường công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ của công ty kiểm toán.Hiện nay, VACPA đang tham gia ý kiến với vụ Chế độ Kế toánkiểm toán (BTC) về việc xây dựng quy chế kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán. Chu kỳ kiểm tra có thể từ 3 - 5 năm một lần. Mỗi đoàn kiểm tra gồm đại diện VACPA, Ban kiểm tra của Hội và có thể huy động KTV từ các công ty kiểm toán theo kiểu kiểm tra chéo.Tuy nhiên về lâu dài, để thể hiên tình khách quan, việc kiểm tra sẽ do BTC và VACPA đảm trách.Việc kiểm tra nhằm phát hiện ra những sai phạm và uốn nắn các hoạt động của các công ty kiểm toán theo một quỹ đạo lành mạnh,trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý hành nghề và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán.Khi một hiệp hôi kế toán kiểm toán phát hiện ra có phản ánh vi phạm pháp luật trong hoạt động của công ty kiểm toán,nhất thiết phải tiến hành kiểm tra đột xuất và có biện pháp xử lí thích đáng nhằm đảm bảo môi trường hoạt động, cạnh tranh công bằng cho các công ty kiểm toán độc lập và uy tín hội viên. Bên cạnh công tác quản lí chất lượng, các hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán cần tập trung phát triển và quản lí hội viên, tiếp nhận và công khai danh sách các công ty kiểm toáncác kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề, tổ chức các lớp học cập nhật kiến thức, đẩy mạnh hoạt động tư vấn chuyên môn, tham gia vào việc tổ chức thi tuyển KTV ( đặc biệt là thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề - CPA ). 3.2 Giải pháp với mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán hiện hành 3.2.1 Khuyến khích hình thành văn phòng kiểm toán tư Văn phòng kiểm toán tư là loại hình doanh nghiệp kiểm toán đươc hình thành bởi một hoặc một vài kiểm toán viên độc lập (kế toán công chứng - CPA ) để kinh doanh dịch vụ kiểm toáncác dịch vụ khác liên quan.Các văn phòng tư được hình thành lập theo các quy định chung cho các văn phòng phòng tư.Đồng thời người lập văn phòng phải có bằng ( chứng chỉ kiểm toán viên độc lập và có đủ điều kiện hành nghề khác. Trong điều kiện nên kinh tế mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một tỷ lệ đông đảo, mô hình văn phòng tư mang nhiều ưu điểm vì loại hình này phát huy tính năng động cao của máy kiểm toán.Trên thế giới, mô hình này phát triển rất phổ biến(ở Pháp có khoàng 2500 văn phòng, ở Mỹ với nền kiểm toán phát triển cũng có tới 95% công ty nhỏ từ 1-25 người).Tuy nhiên, ở mô hình này các văn phòng chỉ thực hiện giới hạn các dịch vụ và sức cạnh tranh của mỗi tổ chức kiểm toán cũng hạn chế bởi quy mô và trình độ.Bên cạnh đó. sự hợp tác tự bồi dưỡng kinh nghiệm nghiệp vụ giữa các kiểm toán viên cũng hạn chế.Do đó khi thành lập văn phòng, kiểm toán viên độc lập phải có năng lực khá toàn diện và có trình độ chuyên môn vững. Tại Việt Nam, thởi gian từ năm 2000( khi luật Doanh nghiệp 1999 ra đời ) cho đến nay, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.Việt Nam đứng trong top 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất về đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia giai đoạn 2007-2009.Các thủ tục gia nhập thị trường được cải thiện, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn đã tạo điều kiện cho 58.916 doanh nghiệp dân doanh mới ra đời trong năm 2007 với tổng vốn đăng ký lên tới gần 490.182 tỉ đồng.Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới và bổ sung cũng lên tới con số kỷ lục: [...]... nền kinh tế thị trường ở Việt nam hiện nay.Vì vậy, việc nhanh chóng hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng là một yêu cầu tất yếu Trong nội dung của đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã khái quát mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập trên phương diện lý thuyết, nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập thực tế ở Việt Namcác nước trên thế giới Đồng... chế kiểm tra nội bộcác qui định về thể thức tiến hành việc kiểm tra lại các dịch vụ kiểm toán đã cung cấp cho khách hàng bởi một nhóm các kiểm tra viên của công ty nhằm khẳng dịnh về tính tuân thủ của các cuộc kiểm toán toán đó, đồng thời xác định những điểm tồn tại để đề ra các cách thức cải tiến thích hợp cho các năm tiếp theo Đối với các công ty kiểm toán độc lập của năm, việc xây dựng cơ chế kiểm. .. khách hàng ổn định ,chính bản thân các văn phòng kiểm toán cần không ngừng phát huy thế mạnh, tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường 3.2.2 Đẩy nhanh qua trình chuyển đổi hóa hình thức công ty kiểm toánViệt Nam a.Quá trình chuyển đổi loại hình doanh nghiệp kiểm toánViệt Nam Khi bàn về các hình thức sở hữu và mô hình của các công ty kiểm toán độc lậpViệt Nam, có thể thấy rằng: chúng ta chưa... xác định nhóm các viên thực hiện công việc kiểm tra; thời điểm và tần suất kiểm tra, các đối tượng bị kiểm tra việc tổ chức thực hiện cơ chế này phụ thuộc vào qui mô của từng công ty kiểm toán (số lượng các phòng ban trong công ty, các chi nhánh và văn phòng trực thuộc) cơ chế kiểm tra nội bộ cần đảm bảo công việc kiểm tra phải được tiến hành độc lập. Người kiểm tra có vị trí độc lập với các thành viên... pháp như cho phép công ty kiểm toán trong nước tham gia với tư cách thành viên trong các công ty kiểm toán đa quốc gia thuộc nhóm các tập đoàn kiểm toán lớn nhất trên thế giới, khuyến khích công ty kiểm toán nước ngoài liên doanh với các công ty kiểm toán Việt nam Theo hình thức này, các công ty thành viên sẽ được hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo KTV, hỗ trợ kỹ thuật kiểm toán và tư vấn từ công ty mẹ Cần... thuận lợi có thể giải thể các công ty kiểm toán thuộc sở hữu Nhà nước.Sau đó, tức sau khi giải thể các cán bộ nhân viên (CBNV) của các công ty này có thể tự nguyện liên kết thành lập doanh nghiệp kiểm toán phù hợp với tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động doanh nghiệp kiểm toán theo quy định tại Thông tư 60 của Bộ Tài chính Phương án này xem ra là đơn giản và thuận tiện nhất đối với các cơ quan hữu... giữa các công ty kiểm toán do cạnh tranh không lành mạnh Để đáp ứng nhu cầu phát triển nghề kiểm toán cần nghiên cứu đào tạo chuyên ngành kiểm toáncác trường đại học Bởi lẽ các trường đại học sẽ giúp các công ty kiểm toán tiết kiệm thời gian và kinh phí huấn luyện tại công ty và tạo điều kiện để phát triển nhanh chóng số lượng KTV Cũng không nên khống chế quỹ tiền lương ở các công ty kiểm toán. .. nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập thực tế ở Việt Namcác nước trên thế giới Đồng thời nhóm đã kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập bao gồm giải pháp với môi trường kinh doanh; giải pháp với mô hình tổ chức bộ máy hiện hành và một số kiến nghị khác Dưới góc độ sinh viên, do vốn kiến thức còn hạn chế và hiểu biết thực tế không nhiều nên đề... hỉnh thức sở hữu các công ty kiểm toán là điều kiện cần thiết, đặc biệt là khi Việt Nam đang là thành viên của các tổ chức kinh tế thương mại quốc tế như WTO, APEC Chúng ta đã kí cam kết thực hiện việc chuyển đổi hình thức sở hữu của các công ty kiểm toán nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế và coi đây là cơ hội tốt để các các công ty kiểm toán tiếp tục phát triển Đối với công ty kiểm toán việc chuyển... chuyên gia kế toán, kiểm toán do các chuyên gia EU xây dựng trong khuôn khổ dự án Kế toánKiểm toán EURO – TAPVIET, đã được Hội đồng khoa học ngành tài chính nghiệm thu Cần có qui định về thời gian đào tạo hàng năm cho KTV đang thực hiện kiểm toáncác công ty KTDL tối thiểu là 40 giờ 1 năm Ngoài ra ,các công ty kiểm toán cần có chính sách phù hợp đào tạo chất lượng cho nhân viên kiểm toán cảu mình, . CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM 3.1 Giải pháp với môi trường kinh doanh kiểm toán độc lập 3.1.1 Xây dựng Luật kiểm toán. chức kiểm toán, kiểm toán viên.Chính các quy định này làm cơ sở đảm bảo tính pháp lí của các ý kiến kiểm toán. Cùng với sự tuân thủ pháp lí, kiểm toán độc lập

Ngày đăng: 07/11/2013, 18:20

Hình ảnh liên quan

3.2.1 Khuyến khích hình thành văn phòng kiểm toán tư - CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM

3.2.1.

Khuyến khích hình thành văn phòng kiểm toán tư Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bên cạnh đó, để loại hình văn phòng kiểm toán tư có thể duy trì đứng vững trong môi trường cạnh tranh về dịch vụ kế toán kiểm toán ngày càng lớn mạnh, công tác tổ chức hoạt động cần có những bước đi cụ thể và đúng đăn.Bước đầu, các văn phòng này nên tích  - CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM

n.

cạnh đó, để loại hình văn phòng kiểm toán tư có thể duy trì đứng vững trong môi trường cạnh tranh về dịch vụ kế toán kiểm toán ngày càng lớn mạnh, công tác tổ chức hoạt động cần có những bước đi cụ thể và đúng đăn.Bước đầu, các văn phòng này nên tích Xem tại trang 11 của tài liệu.
3.2.2 Đẩy nhanh qua trình chuyển đổi hóa hình thức công ty kiểm toán ở Việt Nam - CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM

3.2.2.

Đẩy nhanh qua trình chuyển đổi hóa hình thức công ty kiểm toán ở Việt Nam Xem tại trang 12 của tài liệu.
Mỗi doanh nghiệp- cụ thể ở đây là DNNN- có phương án chuyển đổi hình thức sở hữu công ty khác nhau, tuy nhiên để qua trình này diễn ra thuận lợi, các công ty cần có thời gian nghiên cứu và lựa chọn cách thức thích hợp. - CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM

i.

doanh nghiệp- cụ thể ở đây là DNNN- có phương án chuyển đổi hình thức sở hữu công ty khác nhau, tuy nhiên để qua trình này diễn ra thuận lợi, các công ty cần có thời gian nghiên cứu và lựa chọn cách thức thích hợp Xem tại trang 14 của tài liệu.
Ngoài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng: Để chuyển đổi hình thức sở hữu các công ty kiểm toán nhà nước có thể thực hiện việc đấu giá mua lại phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và chỉ áp dụng giữa các nhóm thành viên CBNV của công ty kiểm toán có đủ tiêu  - CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM

go.

ài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng: Để chuyển đổi hình thức sở hữu các công ty kiểm toán nhà nước có thể thực hiện việc đấu giá mua lại phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và chỉ áp dụng giữa các nhóm thành viên CBNV của công ty kiểm toán có đủ tiêu Xem tại trang 15 của tài liệu.
Tóm lại, việc chuyển đổi hình thức sở hữu các công ty kiểm toán thuộc sở hữu Nhà nước đang có nhiều cách thức lựa chọn khác nhau.Lựa chọn nào cũng tồn tại tính tính cực và chưa tích cực của nó.Do vậy, cần có thời gian suy nghĩ và sự quan tâm đặc biệt của  - CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM

m.

lại, việc chuyển đổi hình thức sở hữu các công ty kiểm toán thuộc sở hữu Nhà nước đang có nhiều cách thức lựa chọn khác nhau.Lựa chọn nào cũng tồn tại tính tính cực và chưa tích cực của nó.Do vậy, cần có thời gian suy nghĩ và sự quan tâm đặc biệt của Xem tại trang 16 của tài liệu.
Trong nội dung của đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã khái quát mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập trên phương diện lý thuyết, nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập thực tế ở Việt Nam và các nước trên thế giới - CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM

rong.

nội dung của đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã khái quát mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập trên phương diện lý thuyết, nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập thực tế ở Việt Nam và các nước trên thế giới Xem tại trang 23 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan