Hỏi đáp về bệnh đa khoa – Kỳ 3

9 313 1
Hỏi đáp về bệnh đa khoa – Kỳ 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hỏi đáp về bệnh đa khoaKỳ 3: Viêm lồi cầu Viêm lồi cầu. Gần đây tôi bị đau khuỷu tay phải, đi khám được biết bị viêm lồi cầu. Xin bác sĩ cho biết rõ về bệnh và cách chữa? Viêm lồi cầu là do những cử động xoay quá mức lặp đi lặp lại của cẳng tay làm rạn, rách, viêm mạn tính gân cơ duỗi và gân cơ gấp chung nơi bám vào xương ở các lồi cầu khuỷu tay. Bệnh thường gặp ở tay thuận, tuổi trung niên. Triệu chứng chính là đau ở mặt trong hoặc ngoài của khuỷu tay; đau tăng khi cầm nắm, khi gấp hay duỗi cổ tay; đau lan lên cánh tay hay lan xuống cẳng tay. Điểm đau nhất thường cách lồi cầu 1-2cm, nhưng cũng có khi đau ở xa hơn trên các bắp cơ. Điều trị bằng các thuốc chống viêm, giảm đau thông thường kết hợp với nghỉ ngơi; dùng một băng thun quấn phía trên cẳng tay giúp bệnh nhân dễ chịu khi phải cử động và mang xách nặng. Có những trường hợp phải tiêm thuốc tê vào chỗ đau cộng corticosteroid để điều trị. Những ca khó điều trị bằng thuốc không được phải dùng phẫu thuật. Bạn nên khám và điều trị ở chuyên khoa xương khớp của các bệnh viện. Khi nào nên dùng laser chữa vết bớt? Điều trị vết bớt bằng laser. Cháu 20 tuổi, từ bé bị một vết bớt đỏ bằng 3 ngón tay ở ngay dưới cổ. Cháu nghe nói hiện nay có thể làm mất vết bớt bằng laser có phải không? Sự ứng dụng của tia laser trong y học là một bước tiến của điều trị các bệnh lý ngoài da cũng như chuyên ngành thẩm mỹ, do đó các vết bớt, sẹo, trị nám, triệt lông là những lựa chọn điều trị của biện pháp này. Sau nhiều lần điều trị (tùy vào mức độ của bớt) thì các vết bớt được loại bỏ mà không cần phải phẫu thuật. Gần đây người ta còn sử dụng loại laser V beam mới có bước sóng dài, năng lượng cao hơn, có hệ thống xịt lạnh lên da đi kèm nên được ứng dụng trong điều trị các dị dạng mạch máu bề mặt da rất hiệu quả, người ta cũng có thể dùng trong điều trị các bệnh ngoài da khác trong đó có bớt, thời gian điều trị cũng ít lần hơn. Trong tình trạng của cháu là bớt bẩm sinh thì có thể xóa bỏ bằng tia laser, tuy nhiên để có kết quả tốt cháu nên đi khám ở chuyên khoa da liễu xem dạng bớt bẩm sinh của cháu nên điều trị bằng biện pháp gì là tốt nhất. Loét giác mạc Các vị trí loét giác mạc tại mắt. Xin bác sĩ cho biết những nguyên nhân nào dẫn tới bệnh loét giác mạc? Giác mạc bị loét có thể dẫn tới mù vĩnh viễn không? Loét giác mạc là một trong những tổn thương rất nặng của giác mạc. Đây là bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân dẫn đến mù lòa. Loét giác mạc chính là hiện tượng mất tổ chức giác mạc do hoại tử, gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra loét giác mạc: do vi khuẩn, do nấm, do virut hoặc do sinh trùng. Khi giác mạc còn nguyên vẹn thì hầu hết các yếu tố gây bệnh không xâm nhập được vào giác mạc. Nhưng khi bị một chấn thương gây tổn hại lớp tế bào bề mặt của giác mạc, các tác nhân nói trên sẽ xâm nhập vào giác mạc và gây loét. Ngoài chấn thương, thì một số bệnh tại mắt như lông quặm, lông xiêu cọ vào mắt; do những phương pháp điều trị bệnh mắt phản khoa học . cũng gây loét giác mạc. Khi bị loét giác mạc, bệnh nhân sẽ thấy mắt bị đỏ, đôi khi sưng nề, mắt cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, rất khó mở mắt. Thị lực bệnh nhân giảm nhiều, trường hợp nặng mắt chỉ còn cảm nhận được ánh sáng. Loét giác mạc là một bệnh nặng, khó điều trị và gây ra nhiều biến chứng. Khi điều trị khỏi bệnh sẽ để lại sẹo trên giác mạc gây giảm thị lực. Trường hợp bệnh nặng, điều trị không hiệu quả có thể phải bỏ nhãn cầu. Chính vì thế, ngoài việc phòng ngừa chấn thương, phòng các bệnh về mắt, khi thấy có những biểu hiện khó chịu chúng ta không nên tự ý điều trị, mà phải đi khám chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt. Vảy phấn hồng là bệnh gì? Cháu 19 tuổi mới bị các vết ngứa hình quả soan trên da đùi, khám được biết bị bệnh vảy phấn hồng Gibert. Xin quý báo cho biết rõ về căn bệnh này? Vảy phấn hồng Gibert là một bệnh viêm nhẹ trên da cấp tính, gặp ở phụ nữ chiếm tỷ lệ 50%, phần lớn là lứa tuổi thanh niên. Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân và mùa thu. Biểu hiện của bệnh gồm: ngứa, đôi khi có ngứa dữ dội. Tổn thương là các dát màu nâu, hình ô van, đường kính khoảng 4 - 5mm. Ở trung tâm da tổn thương nhăn như "giấy cuộn thuốc lá", hay có viền vảy, ở chu vi của tổn thương có ít vảy nhưng vùng trung tâm không có vảy. Tổn thương thường khu trú ở gốc chi. Các thể bệnh mà tổn thương có ở các nếp gấp như bẹn, nách, người ta gọi là thể đảo ngược của vảy phấn hồng Gibert. Tổn thương xuất hiện đầu tiên có kích thước lớn hơn các tổn thương có sau và có trước các tổn thương sau từ 1-2 tuần. Bệnh kéo dài 4 - 8 tuần, thường tự khỏi sau 6 tuần. Điều trị với phương pháp hiệu quả nhất là dùng UVB hằng ngày, trong một tuần; có thể sử dụng prednison uống; thuốc bôi steroid nồng độ trung bình như triamcinolon 0,1%; thuốc kháng histamin được dùng để chống ngứa. Chú ý chỉ dùng thuốc do bác sĩ da liễu khám và chỉ định. Viêm tai giữa thanh dịch Hình ảnh viêm tai giữa thanh dịch. Con tôi 12 tuổi, thời gian vừa qua cháu đột nhiên bị giảm sức nghe, ảnh hưởng đến học tập. Đi khám phát hiện bị viêm tai giữa thanh dịch. Xin hỏi bác sĩ bệnh này do nguyên nhân nào, điều trị ra sao? Viêm tai giữa thanh dịch là biến chứng thường gặp nhất của viêm VA. Lứa tuổi thường bị viêm VA nhiều nhất là từ 1 - 3 tuổi. Khi VA bị viêm, quá trình viêm nhiễm có thể lan vào vòi nhĩ (vòi nhĩ là một cái ống nối thông từ hòm nhĩ - tai giữa ra vòm họng), khi vòi nhĩ bị viêm nó sẽ bị tắc lại. Đến lúc này thì sự thông khí của hòm nhĩ (tai giữa) bị ngừng trệ, điều này dẫn đến việc áp suất trong hòm nhĩ bị giảm dần, khi đó niêm mạc hòm nhĩ sẽ tiết dịch nhày và làm cho hòm nhĩ ứ đầy dịch nhầy, ảnh hưởng tới sức nghe của trẻ. Biểu hiện của bệnh viêm tai giữa thanh dịch rất nghèo nàn, trẻ không sốt, không đau tai, rất ít khi có ù tai, không có chảy dịch ở tai, triệu chứng duy nhất là trẻ bị nghễnh ngãng. Đối với viêm tai giữa thanh dịch ở trẻ em thì điều trị căn nguyên viêm VA để tránh tái phát là điều rất cần thiết. Để điều trị viêm tai giữa thanh dịch, thầy thuốc sẽ trích một lỗ nhỏ ở màng nhĩ và đặt vào đó một cái ống thông nhỏ, mục đích là làm thông khí hòm nhĩ, một khi hòm nhĩ được thông khí nó sẽ hồi phục dần dần. Để hiệu quả hơn việc đặt ống thông khí sẽ được làm cùng với việc nạo VA trong một lần mổ. Phòng ngừa bệnh cho trẻ là phải giữ gìn vệ sinh mũi họng hằng ngày được sạch sẽ, hạn chế tối đa viêm mũi họng ở trẻ. Nếu trẻ bị viêm mũi họng và viêm VA thì phải điều trị dứt điểm, đúng cách. . Hỏi đáp về bệnh đa khoa – Kỳ 3: Viêm lồi cầu Viêm lồi cầu. Gần đây tôi bị đau khuỷu tay phải, đi khám được biết bị. mạc là một bệnh nặng, khó điều trị và gây ra nhiều biến chứng. Khi điều trị khỏi bệnh sẽ để lại sẹo trên giác mạc gây giảm thị lực. Trường hợp bệnh nặng,

Ngày đăng: 07/11/2013, 12:15

Hình ảnh liên quan

Cháu 19 tuổi mới bị các vết ngứa hình quả soan trên da đùi, khám được - Hỏi đáp về bệnh đa khoa – Kỳ 3

h.

áu 19 tuổi mới bị các vết ngứa hình quả soan trên da đùi, khám được Xem tại trang 6 của tài liệu.
Hình ảnh viêm tai giữa thanh dịch. - Hỏi đáp về bệnh đa khoa – Kỳ 3

nh.

ảnh viêm tai giữa thanh dịch Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan