THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THĂNG LONG

35 139 1
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THĂNG LONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THĂNG LONG. 2.1 Đặc điểm chung của công ty Thăng Long 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển của công ty Công ty Thăng Long có tên cũ là xí nghiệp sản xuất máy khâu Hà Nội. Đến năm 1994 công ty được đổi tên thành công ty Thăng Long, tên giao dịch là TALIMEX. Công ty có 2 cơ sở: Cơ sở 1 đặt tại số 58 đường Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội cơ sở 2 đặt tại Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội. Nhưng do điều kiện còn khó khăn về vật chất vốn sản xuất nên công việc kinh doanh bây giờ chủ yếu chỉ tiến hành ở cơ sở 2 Thanh Xuân, còn cơ sở 1 chủ yếu giao dịch dạy nghề cho công nhân. Công ty Thăng Long được thành lập vào ngày 3/10/1973 theo quyết định số 199/UBQĐ của UBNDTP Hà Nội với nhiệm vụ tổ chức chế thử sản xuất máy khâu gia đình. Thời gian đầu thành lập, cũng là thời gian chế thử sản phẩm lúc này xí nghiệp chỉ gồm 30 người, trong đó có nhiều kĩ sư thợ bậc cao về cơ khí. Nhưng bước đầu thành lập xí nghiệp còn gặp nhiều khó khăn: cơ sở vật chất kĩ thuật nghèo nàn, thiết bị hầu hết đã cũ không đồng bộ, nhà xưởng cấp 4 bị hư hại nhiều, trình độ cán bộ công nhân viên hầu hết chưa am hiểu về công nghệ sản xuất máy khâu. Song với sự giúp đỡ của UBNDTP Hà Nội cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên nên xí nghiệp đã chế thử thành công sản phẩm máy khâu gia đình bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt cố gắng nâng dần sản lượng, chất lượng. Năm 1987, xí nghiệp đạt sản lượng 300 máy khâu, đến năm 1987 xí nghiệp đạt 2520 máy/năm chế thử thành công máy khâu công nghiệp. Với sự phát triển đó xí nghiệp hy vọng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào lĩnh vực sản xuất trên thế giới. Nhưng năm 1988 do sự chuyển đổi của cơ chế thị trường làm nền sản xuất trong nước có nhiều biến động, sản phẩm làm ra không 1 1 tiêu thụ được làm cho xí nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó buộc xí nghiệp phải chuyển hướng kinh doanh để duy trì hoạt động của xí nghiệp đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Để có một hướng kinh doanh mới rất khó, xí nghiệp không thể giải quyết được ngay. Vì vậy trước mắt trong 2 năm 1991-1992 xí nghiệp phải giảm dần số lượng máy khâu sản xuất ra, đồng thời tổ chức nhiều cuộc họp bàn bạc thảo luận để tìm ra hướng đi mới. Ban lãnh đạo xí nghiệp đã mạnh dạn chuyển hướng sản xuất sang nghành may mặc phù hợp với điều kiện xí nghiệp: Vốn đầu tư thấp do đó xí nghiệp chuyển số máy khâu sản xuất ra không tiêu thụ được thành tài sản cố định của xí nghiệp. Đến năm 1992 xí nghiệp dừng hẳn việc sản xuất máy khâu chuyển sang ngành may mặc sản xuất phụ khác. Năm 1994 xí nghiệp đổi tên thành công ty Thăng Long thực hiện theo quy định 338 về thành lập lại doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước thuộc sở công nghiệp Hà Nội, với nhiêm vụ chủ yếu là sản xuất kinh doanh hàng may mặc ở trong ngoài nước. Bước đầu chuyển sang ngành may, xí nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn do phần lớn máy móc thiết bị không phù hợp với ngành nghề mới, số còn lại thì lạc hậu, năng xuất chất lượng không đảm bảo. Trong khi đó trên thị trường có nhiều nhà máy may với các dây chuyền sản xuất hiện đại. Mặc dù bước đầu có nhiều khó khăn nhưng việc chuyển hướng sang ngành may là một hướng đi đúng đắn. Trong điều kiện của công ty bối cảnh thị trường, nền kinh tế nước ta dần dần chuyển biến về mọi mặt . nên sản phẩm do công ty sản xuất ra đã có thị trường tiêu thụ nhưng nhu cầu luôn tăng lên theo đà phát triển của nền kinh tế. Vì vậy với số vốn ít ỏi lúc ban đầu đã tạo khó khăn cho công ty trong việc cải tạo nâng cấp mẫu mã chất lượng sản phẩm của mình trong những năm đầu thập kỷ 90. Năm 1995 công ty đã đầu tư cho sản xuất hai dây chuyền may mặc của Nhật Bản Đài Loan bằng nguồn vốn vay nguồn vốn huy động đồng thời xây dựng cải tạo lại nhà xưởng. Trong ba năm 95, 96, 97 tình hình tài chính của công ty rất khó khăn nên tháng 2 năm 1998 2 2 nhà nước UBNDTP Hà Nội cấp vốn cố định cho toàn bộ những tài sản cố định mà công ty đã đầu tư trong ba năm đó. Trải qua những bước thăng trầm công ty vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc phục vụ nhu cầu trong ngoài nước. Điều này được thể hiện qua các thành tựu đạt được trong những năm gần đây là: Một số chỉ tiêu kinh tế của công ty Thăng Long trong những năm gần đây Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1. Giá tri tổng sản lượng 15,600,000,000 25,200,000,000 31,700,000,000 2. Doanh thu tiêu thụ 3,672,500,000 4,101,473,000 5,510,230,000 3. Lợi nhuận trước thuế 164,821,139 228,474,143 369,133,350 4. Tổng số nộp NSNN 102,850,000 136,061,000 150,850,000 5. Tổng số vốn kinh doanh Trong đó: Vốn NN cấp 10,514,138,442 6,299,101,034 16,193,009,540 6,472,257,326 22,826,650,360 6,633,640,824 6. Tài sản cố định Nguyên giá Hao mòn luỹ kế 7,186,224,693 8,428,734,445 (1,262,509,752) 8,775,535,782 10,201,436,750 (1,425,900,968) 7,239,651,287 9,234,455,520 (2,248,484,532) 7.Thu nhập BQ đầu người/ tháng 340,000 400,000 500,000 Qua các số liệu trên cho ta thấy công ty đã có nhiều cố gắng, kết quả của các năm sau đều tăng hơn so với năm trước. Tuy số tăng lên không lớn không ổn định giữa các chỉ tiêu song đây là một nỗ lực chung của toàn công ty. Đời sống của cán bộ, công nhân viên trong công ty cũng được nâng cao là nguồn lực thúc đẩy mỗi người phấn đấu đưa công ty phát triển vững mạnh trong nền kinh tế thị trường đầy những khó khăn hiện nay. Hiện nay, sản phẩm của công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng, mỗi đơn đặt hàng là một loại sản phẩm riêng biệt, gồm các sản phẩm như: áo Jacket, quần áo bảo hộ lao động, quần áo dệt kim ngày càng nâng cao về chất lượng mẫu mã, đảm bảo tốt yêu cầu của các đơn đặt hàng. 3 3 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Theo quyết định số 945/TM-TCCB ngày 23/10/1996 của Bộ Thương mại luật doanh nghiệp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các công ty hoạt động theo pháp luật của nhà nước CNXH Việt Nam  Chức năng đặc điểm kinh doanh của công ty: - Thông qua hoạt động kinh doanh, liên kết, hợp tác đầu tư tổ chức mua gia công sản xuất chế biến, xuất nhập khẩu, dịch vụ để tạo ra sản phẩm, hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, thu ngoại tệ cho đất nước. - Kinh doanh các mặt hàng may mặc (áo Jacket, quần áo bảo hộ ) các sản phẩm phụ khác. - Bán buôn, bán lẻ trên thị trường nội địa những mặt hàng thuộc phạm vi công ty sản xuất kinh doanh.  Nhiệm vụ: - Nghiên cứu thị trường trong ngoài nước, xây dựng bộ máy tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất khẩu của công ty theo pháp luật của nhà nước, theo hướng dẫn của bộ thương mại, của các ngành hữu quan để thực hiện đúng mục đích nội dung hoạt động . - Quản lý sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ chính sách của nhà nước, bảo toàn phát triển vốn của nàh nước giao cũng như của các ngành khác. - Thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng mua bán, các hợp đồng liên doanh liên kết sản xuất, đầu tư kinh doanh dịch vụ với các thành phần kinh tế. - Chấp hành đầy đủ chính sách nhà nước, các quy định của bộ thương mại trong hoạt động kinh doanh của công ty. - Tổ chức thu mua sản xuất nâng cao năng xuất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tiến cồng nghệ nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm. - Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự chính trị trật tự an toàn xã hội theo quy định của nhà nước thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp. 4 4 - Quản lý sử dụng tốt đội ngũ cán bộ, công nhân viên, thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước đối với cán bộ, công nhân viên không ngừng nâng cao trình độ của người lao động. 2.1.3 Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất tổ chức bộ máy kế toán của công ty Thăng Long 2.1.3.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩmcông ty Thăng Long Công ty Thăng Long (TALIMEX) chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, sản phẩm chủ yếu như: áo Jacket, quần áo bảo hộ lao động, quần áo dệt kim các sản phẩm này đều mang đặc tính của sản phẩm may mặc đó là chỉthành phẩm mới có giá trị sử dụng được coi là sản phẩm để trao đổi. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuấtcông ty Thăng Long Quy trình công nghệ sản xuất của công ty là một quy trình được thực hiện trọn vẹn trong một đơn vị: Nguyên vật liệu Cắt May Đóng gói hoàn thiện Thành phẩm sản phẩm tạo ra được chế biến từ nguyên liệu chính là vải. Theo quy trình sản xuất này nguyên vật liệu sau khi xuất kho được đưa sang tổ cắt để tạo ra các chi tiết sản phẩm. Các chi tiết sản phẩm này có thể được coi như các bán thành phẩm vì trong quá trình tạo thành đã có sự tiêu hao lao động sống lao động vật hoá. Nhưng vì các bán thành phẩm này không có đặc tính sử dụng nên không thể trao đổi trên thị trường. Vì vậy chúng tiếp tục đưa xuống các phân xưởng may để tạo thành phẩm hoàn chỉnh (quần, áo, màn), các sản phẩm này trước khi thành phẩm nhập kho đều được bộ phận kỹ thuật của công ty kiểm tra chất lượng đóng gói để hoàn thiện. Với một quy trình công nghệ khép kín, công ty hoàn toàn có thể tiết kiệm được chi phí góp phần giảm giá thành, tăng thu nhập cho doanh nghiệp. 2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tổ chức sản xuất của công ty Thăng Long 5 Vắt sổ Cắt, tạo chi tiết sản phẩm Kiểm traNguyên vật liệu Đóng gói Là Nhập kho May 5 Từ một xí nghiệp sản xuất máy khâu chuyển sang công ty may mặc, công ty Thăng Long đã thay đổi cơ cấu tổ chức để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ở đây công ty thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật đã quy định, thực hiện công tác quản lý theo chế độ chủ. Công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên. Với những đặc điểm trên công ty cần có một bộ máy quản lý gọn nhẹ, có trình độ năng lực để bảo đảm cho sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế đầy năng động. Hiện nay, cơ cấu bộ máy quản lý của công ty như sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tổ chức sản xuất của công ty Thăng Long Mỗi một phòng, ban hay phân xưởng, tổ sản xuất của công ty có chức năng, nhiệm vụ riêng song lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau làm cho bộ máy quản lý kinh doanh của công ty tạo thành một khối thống nhất. Chức năng nhiệm vụ của các thành phần trong công ty: - Đứng đầu là ban giám đốc với một giám đốc một phó giám đốc. + Giám đốc công ty: Do nhà nước bổ nhiệm, là người quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định điều hành các hoạt động công ty theo chính sách pháp luật của nhà nước quyết định của đại hội công nhân viên chức, chịu trách nhiệm với nhà nước, cơ quan quản lí cấp trên tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người đại diện toàn quyền công ty trong mọi hoạt động kinh doanh, có quyền quyết định về tình hình tài chính của công ty các quyết định tổ chức bộ máy quản lí công ty đảm bảo có hiệu quả. + Phó giám đốc : Là người giúp việc giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nhiệm vụ được giao. Đồng thời phó giám đốc phụ trách về công tác kĩ thuật các kế hoạch phòng ban. Phó giám đốc là người có quyền hạn chỉ sau giám đốc công ty. 6 Ban giám đốc Phòng bảo vệ Phòng tiêu thụ Phòng tài vụ Phòng vật tư Phòng sản xuất Phòng tổ chức hành chính Tổ cắt hoàn thiệnPX IVPX IIIPX IIPX I 6 + Các trưởng phòng : là người giúp việc giám đốc tham mưu cho giám đốc, chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo đơn vị do mình quản lí, thực hiện có hiệu quả các công việc sản xuất kinh doanh của đơn vị mình quản lí theo đúng pháp luật của nhà nước các quy định của công ty. - Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban + Phòng tổ chức- hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức cán bộ, quản lí trong toàn công ty, tổ chức sắp xếp lao động cho các phân xưởng, tổ sản xuất, tuyển dụng lao động quản lí các hoạt động về tài chính, y tế của công ty. + Phòng sản xuất: Làm chức năng tham mưu về kĩ thuật sản xuất hàng hoá, nghiên cứu sản phẩm kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu kĩ thuật, nâng cấp hoặc chuyển đổi sản phẩm sao cho phù hợp với cơ chế thị trường nhu cầu người tiêu dùng. Phòng sản xuất gồm 3 bộ phận: + Kĩ thuật công nghệ: Có chức năng thiết kế mẫu mã của sản phẩm, lập các định mức kĩ thuật các tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm, lập qui trình công nghệ cho sản phẩm. + Kế hoạch sản xuất : Xây dựng kế hoạch sản xuất, lập các dự trù về vật tư, thiết bị lao động phân bổ kế hoạch cho các đơn vị sản xuất . + Quản lí tài sản thiết bị : thống tài sản cố định, lập kế hoạch di chuyển tài sản cố định, lập lịch tu sửa tài sản cố định, sửa chữa thiết bị điện lập các dự án đầu tư tài sản cố định. - Phòng vật tư : Là nơi cung ứng vật tư, bảo quản thành phẩm, hàng hoá của công ty. - Phòng tài vụ : Thực hiện chức năng giám đốc về mặt tài chính, có chức năng quản lí về tài sản, quản lí kinh doanh vốn bằng tiền, quản lí công tác thu chi, tổng hợp hệ thống hoá các số liệu hạch toán. Qua đó phản ánh giúp giám đốc tình hình bán hàng, doanh thu bán hàng, tình hình thanh toán tiền hàng, thanh toán vốn ngân sách xác định chính xác kết quả hoạt động bán hàng, tham 7 7 mưu giúp giám đốc thực hiện các nhiệm vụ kế toán thống tài chính, giám sát mọi hoạt động kinh doanh, đồng thời cung cấp cho các đối tượng sử dụng. - Phòng tiêu thụ : Phụ trách về kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. - Phòng bảo vệ: Kiểm tra bảo vệ an toàn công ty giữ gìn an ninh, chình trị, kinh tế an toàn phòng cháy chữa cháy cùng các yêu cầu khác. 2.1.3.3.Một số đặc điểm về công tác tổ chức kế toáncông ty Thăng Long A. Tổ chức bộ máy kế toáncông ty Thăng Long Như chúng ta đã biết tổ chức bộ máy kế toán là rất quan trọng của công tác kế toán. Tất cả các đơn vị có tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn, kinh phí đều phải thực hiện công tác kế toán theo pháp lệnh kế toán - thống của nhà nước để tổ chức, chỉ đạo, quản lý tốt trong đợn vị. Đối với công ty Thăng Long , bộ phận này cung cấp thông tin về tình hình tài chính của công ty qua đó giúp giám đốc nắm bắt đựơc những thuận lợi khó khăn cũng như những khả năng tiềm tàng của công ty để có các quyết định đúng đắn. Trước đây, khi còn là một xí nghiệp sản xuất máy khâu phòng kế toán gồm 13 người, sau đó do chuyển đổi cơ cấu kinh tế, công ty Thăng Long đã thực hiện giảm biên chế đến nay phòng kế toán của công ty gồm 3 người: Một kế toán trưởng 2 kế toán viên. Trong quá trình hạch toán của công ty mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm về những phần hành kế toán cụ thể tuỳ theo sự phân công của kế toán trưởng. - Kế toán trưởng : Là người trực tiếp cung cấp thông tin tài chính, kế toán cho giám đốc công ty, chịu trách nhiệm chung về các số liệu do phòng kế toán cung cấp: thay mặt giám đốc tổ chức công tác kế toán của công ty đồng thời thực hiện chức năng của một kế toán tổng hợp . Trên cơ sở số liệu do các nhân viên kế toán cung cấp, kế toán tổng hợp số liệu tính chi phí quá trình sản phẩm tiến hành lập báo cáo quyết toán quy trình cấp trên phê duyệt. - Kế toán viên : Một kế toán viên bao gồm nhiều kế toán như kế toán thanh toán, kế toán vật liệu kế toán tài sản cố định. 8 8 + Kế toán thanh toán: Theo dõi các hoạt động tiêu thụ hàng hoá, hoạt động thanh toán các khoản mua bán hàng hoá, viết các phiếu thu chi, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngân hàng + Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi tình hình nhập, xuất , tồn kho nguyên vật liệu. Căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập vật liệu, ghi thẻ kho, lập bảng tình giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho các đối tượng sử dụng. + Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong phạm vi toàn công ty , tính số khấu hao mỗi quý để lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng ở từng quý. Thủ quỹ kế toán tiền lương: + Thủ quỹ: Là người theo dõi khoản thu chi của công ty + Kế toán tiền lương: Căn cứ vào bảng chấm công các báo cáo sản xuất chuyển sang để tính lương phải trả cho cán bộ công nhân trong công ty. Trên cơ sở tiền lương phải trả thực hiện trích nộp BHXH, BHYT. Công ty Thăng Long có qui mô nhỏ, tổ chức hoạt động tập trung trên cùng một địa bàn nên bộ máy tổ chức kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng toán của công ty. Với quy mô nhỏ, khối lượng thông tin thu nhận, xử lý không lớn, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình một phòng tập trung là hợp lý. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Thăng Long Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ cung cấp số liệu : Cùng chức năng B. Hình thức kế toán tại công ty Thăng Long : 9 Kế toán trưởng Kế toán tiền lương thủ quỹ Kế toán thanh toán, kế toán nguyên vật liệu, kế toán Kế toán tổng hợp 9 - Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán, nhật kí, chứng từ này. Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức kế toán: Nhật kí chứng từ Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty Thăng Long sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng nhưng thời gian sản xuất mỗi đơn đặt hàng không dài. Hơn nữa, có thể có nhiều đơn đặt hàng cùng được thực hiện xen kẽ do đó các khoản chi phí phát sinh khá thường xuyên, để đảm bảo phản ánh kịp thời các số liệu công ty áp dụng phương pháp kế toán khai thường xuyên hạch toán theo quý. 2.2 Thực tế công tác kế toán tại công ty Thăng Long 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đặc điểm chi phí sản xuấtcông ty Thăng Long 2.2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất : Để đảm bảo thuận tiện, phù hợp giữa chi phí sản xuất giá thành sản phẩm, đơn giản hoá công tác kế toán, công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí. Theo tiêu thức này thì chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành 3 khoản mục chi phí như sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính như sau: vải các loại, bông . các chi phí nguyên vật liệu phụ như: chỉ, khoá, nhãn mác . + Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm lương chính, tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ . phát sinh trong kỳ của cán bộ công nhân viên trong công ty. +Chi phí sản suất chung: bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh phục vụ chung cho quá trình sản xuất như: vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao nhà cửa, máy móc thiết bị . 2.2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất : 10 (6) Chứng từ gốc (1) (7) (4) (5) (1) (3)(2)Sổ chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp số liệu chi tiết (4) (4) (7) (7) (6) Sổ cái Báo cáo kế toán Nhật ký chứng từ Bảng kêBảng phân bổ 10 [...]... hợp chi phí sản xuất sản phẩm Để tập hợp chi phí sản xuất của công ty làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm , kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Để theo dõi một cách chi tiết việc tập hợp chi phí sản xuất của công ty , ngoài ra còn để phục vụ cho công tác quản lý chi phí , tính giá thành sản phẩm , cuối kỳ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ Cụ thể là toàn bộ chi. .. hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm được chính xác thì yếu tố quan trọng đầu tiên là phải xác định được đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ của công ty Quy trình công nghệ sản xuất của công ty Thăng Long là quy trình công nghệ phức tạp gồm nhiều giai đoạn sản xuất, sản phẩm ở bước trước là đối tượng đầu vào của bước sau, sản phẩm hoàn thành. .. hoàn thành trong kỳ Cụ thể sản phẩm dở dang của công ty trong quý IV năm 2001 được thực hiện trên biểu 18 , ở phần sau 2.2.4 Phương pháp tính giá thành tại công ty Thăng Long (*) Đối tượng tính giá thành kỳ tính giá thành Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty phức tạp gồm nhiều giai đoạn chỉsản phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng mới là thành phẩm Mặt khác công ty tổ chức sản xuất. .. nhiêu Nhờ vậy công việc tính toán trở nên nhanh chóng , dễ dàng , đảm bảo độ chính xác cao Theo phương pháp này , giá thành SP được xác định như sau : Tổng giá thành thực tế = Chi phí sản xuất đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ Toàn bộ giá thành thực tế Giá thành đơn vị = Số lượng sản phẩm hoàn thành Trên cơ sở đó kế toán tính giá thành sản phẩm theo từng... do đó sản phẩm hoàn thành cũng gồm những chủng loại khác nhau.Với những đặc điểm như vậy, công ty xác định được đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng hoàn thành Sản phẩm của công ty sản xuất trong quý được nhập kho liên tục, vì vậy công ty xác định kỳ tính là thời gian mà đơn đặt hàng kết thúc Điều này tạo điều kiện cho công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩmcông ty đảm... từ số 7, vào các sổ cái có liên quan , từ cơ sở đó kế toán tính giá thành sản phẩm trong quý lập báo cáo chi phí sản xuất giá thành sản phẩm hàng quý 2.2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu cần thiết trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, ở công ty bao gồm nhiều chủng loại nhưng chủ yếu được chia thành: +Nguyên... chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền phải thanh toán cho nhân công trực tiếp sản xuất ra sản phẩm như tiền lương tiền thưởng có tính chất lương Để phù hợp với quy trình sản xuất, kích thích sản xuất tăng giá trị lao động, công ty sử dụng hình thức tiền lương sản phẩm cho lao động trực tiếp Công thức tính: Tiền lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá tiền lương sản phẩm. .. vị sản phẩm Để xác định giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ công ty áp dụng phương pháp hệ số giá như sau: Giá hạch toán của VL + tồn đầu kỳ Giá hạch toán của VL nhập trong kỳ Hệ số giá VL = Giá hạch toán của VL + tồn đầu kỳ Giá hạch toán của VL nhập trong kỳ Trong đó : Giá thực tế của VL nhập trong kỳ 12 = Giá hóa đơn mua VL + Chi phí thu mua VL 12 Sau khi xác định được hệ số giá. .. mang tính vừa nhỏ do đó thời gian sản xuất không dài chỉ khoảng 1 đến 2 tháng nên kế toán thường không tập hợp chi phí sản xuất của những đơn đặt hàng làm trong thời gian cuối quý mà toàn bộ chi phí cho đơn đặt hàng tính giá thành cho đơn đặt hàng này, coi là sản phẩm hoàn thành trong quý sau Cách tính giá trị sản phẩm dở dang : Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ = Toàn bộ chi phí đã tập hợp được của. .. cùng là sản phẩm giao cho khách hàng Quá trình sản xuất của công ty liên tục thông qua các đơn đặt hàng của khách Vì vậy công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là: quá trình sản xuất của từng điểm đặt hàng 2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất : Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, nên phương pháp tập hợp chi phí tương ứng là tập hợp theo từng đơn đặt hàng hoàn thành . THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THĂNG LONG. 2.1 Đặc điểm chung của công ty Thăng Long 2.1.1. xuyên và hạch toán theo quý. 2.2 Thực tế công tác kế toán tại công ty Thăng Long 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đặc điểm chi phí sản xuất ở công

Ngày đăng: 07/11/2013, 09:20

Hình ảnh liên quan

+ Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu. Căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập vật liệu, ghi thẻ kho, lập bảng kê  tình giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho và bảng phân bổ nguyên vật  liệu, công cụ dụng  - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THĂNG LONG

to.

án nguyên vật liệu: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu. Căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập vật liệu, ghi thẻ kho, lập bảng kê tình giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho và bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng Xem tại trang 9 của tài liệu.
- Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán, nhật kí, chứng từ này. - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THĂNG LONG

i.

ện nay, công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán, nhật kí, chứng từ này Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Biểu 03 Quý 4 năm 2001 - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THĂNG LONG

Bảng t.

ính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Biểu 03 Quý 4 năm 2001 Xem tại trang 19 của tài liệu.
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH Đơn hàng về Túi Du Lịch - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THĂNG LONG

n.

hàng về Túi Du Lịch Xem tại trang 32 của tài liệu.
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH Đơn Đặt Hàng 19/5 - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THĂNG LONG

n.

Đặt Hàng 19/5 Xem tại trang 33 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan