de thi vao chuyen 10 co dap an

17 523 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
de thi vao chuyen 10 co dap an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ở GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 CHUYÊN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ——————— NĂM HỌC 2006 – 2007 Khóa ngày: 20/6/2006 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : NGỮ VĂN (Chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ————- - Thí sinh làm bài trên giấy thi do giám thị phát (cả phần trắc nghiệm và tự luận). – Đối với phần trắc nghiệm: Nếu thí sinh chọn ý A, hoặc ý B, hoặc ý C… ở mỗi câu thì ghi vào bài làm như sau: Ví dụ: Câu 1: thí sinh chọn ý A thì ghi : 1 + A. Đề thi hai trang I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 Điểm) Câu 1: “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi là kiểu văn bản nào? A. Tự sự. B. Nghị luận. C. Biểu cảm. D. Thuyết minh. Câu 2: Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết vào thời gian nào? A. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. C. Thời kì miền Bắc hoà bình. D. Khi đất nước hoàn toàn thống nhất. Câu 3: Ý nào sau đây nói về “con đường” độc đáo của văn nghệ đến với người đọc? A. Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm; tác phẩm văn học chứa đựng tình cảm yêu ghét, vui buồn của con người trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. B. Nghệ thuật nói nhiều đến tư tưởng, nhưng tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu vào cảm xúc, nỗi niềm. C. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. D. Lời gửi của văn nghệ không chỉ là những bài học đạo đức luân lí mà cả những say sưa, vui buồn, mơ mộng, yêu ghét của người nghệ sĩ. Câu 4: Nhận định nào sau đây nêu đầy đủ nhất về nội dung của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”? A. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người B.Văn bản nêu vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống xã hội. C. Văn bản phân tích những nội dung tạo nên tiếng nói của văn nghệ và cách thể hiện rất độc đáo của văn nghệ. D. Văn bản phân tích nội dung phản ánh, thể hiện cũng như sự khẳng định cách nói độc đáo và sức mạnh to lớn của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người. Câu 5: Xác định câu chứa thành phần cảm thán: A. Trời ơi, chỉ còn năm phút! B. Sáng nay, tôi đi học. C. Sáng nay, tôi giẫm phải cái gai. D. Sao bạn vui thế? Câu 6: Xác định câu chứa thành phần tình thái: A. Với sự nỗ lực của mình, chắc chắn bạn sẽ đạt được điểm cao trong kì thi tới. B. Hôm nay, trời không mưa. C. Ôi, bông hoa đẹp quá! D. Ngày mai chúng mình cùng đi câu. Câu 7: Ý nào sau đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí? A.Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống của con người. B. Bài viết phải bố cục ba phần, luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, chính xác, sinh động. C.Văn viết cần trau chuốt, bóng bẩy, giàu hình ảnh, giàu biện pháp tu từ. D.Vận dụng linh hoạt các thao tác chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích, đối chiếu… để trình bày vấn đề. Câu 8: Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là: A. khác nhau về nội dung nghị luận. B. Khác nhau về sự vận dụng thao tác. C. khác nhau về cấu trúc của bài viết. D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt. II. PHẦN TỰ LUẬN (16 điểm) Câu 1: (6 điểm) Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Tình huống đó là gì? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện. Câu 2: (10 điểm) Phân tích bài thơ sau: SANG THU Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Hữu Thỉnh, Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn học, Hà Nội, 1991) —–HẾT—- SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 CHUYÊN THÀNH PHỐCẦN THƠ NĂM HỌC 2006-2007 ———– Khóa ngày: 20/6/2006 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : NGỮ VĂN (Chuyên) A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm, mỗi câu 0,5 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A C D A A C A B. Phần Tự luận: (16 điểm) Câu 1: (6 điểm) – Tình huống bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa chính là cuộc gặp gỡ của ngườI thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy – một họa sĩ già và kĩ sư lên thăm trong chốc lát nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên. - Tình huống cuộc gặp gỡ này là hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghỉ đến sự nghỉ ngợi, vẫn bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước. Câu 1: (10 điểm) I. Yêu cầu chung: – Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. – Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích bài thơ. II. Yêu cầu cụ thể: 1. Tác giả: – Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. – Năm 1963 tham gia quân đội rồi trở thành cán bộ văn hoá, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. – Tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá III, IV, V. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. 2. Tác phẩm: – Bài thơ Sang Thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào gần cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ. – Bài thơ ngắn nhưng nhiều hình ảnh đặc sắc, gợi cảm về thời điểm giao mùa hạ – thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ. 3. Chủ đề bài thơ: Những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. 4. Phân tích: a. Những hình ảnh, hiện tượng và tâm trạng của nhà thơ trước sự biến đổi của đất trời lúc sang thu: – Tín hiệu của sự chuyển mùa: Ngọn gió se (nhẹ, khô và hơi lạnh) mang theo hương ổi (ổi đang vào độ chín). – Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như”. b. Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế: – Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se. – Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm. – Dòng sông trôi một cách thanh thản gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên; những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn. – Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu“. – Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ. - Lúc này cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn cùng những cơn mưa rào mà mùa hạ thường có. * Trong quá trình phân tích bài thơ, học sinh cần khai thác một số những yếu tố nghệ thuật đặc sắc sau đây: - Các từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình… - Những hình ảnh thơ đặc sắc trong bài thơ ở thời điểm chuyển giao thời tiết từ hạ sang thu: “Sương chùng chình qua ngõ”, “Sông được lúc dềnh dàng”, “Đã vơi dần cơn mưa”… Tất cả những hình ảnh, từ ngữ trên giúp nhận rõ được sự cảm nhận tinh tế của tác giả về những biến chuyển của thiên nhiên, đất trời lúc sang thu. – Về hai dòng thơ cuối của bài (Sấm cũng bớt bất ngờ / Trên hàng cây đứng tuổi): Với hình ảnh giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình – khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. III. Tiêu chuẩn cho điểm: - Điểm 8-10: Cảm thụ tác phẩm tốt. Nắm vững và sử dụng thành thạo cách làm bài văn ở dạng phân tích bài thơ. Lời văn trong sáng, cảm xúc; diễn ý mạch lạc, sinh động, những đoạn văn hay, ý sâu, sáng tạo. Bố cục cân đối chặt chẽ, linh hoạt, trình bày cẩn thận, còn một vài sai sót nhỏ không đáng kể về lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 5-7: Hiểu nội dung bài thơ, nắm cách làm bài. Bố cục rõ ràng, ý diễn suôn. Sai không quá 05 lỗi về dùng từ, chính tả, chấm câu. - Điểm 2-4: tỏ ra hiểu nội dung đoạn thơ song khi phân tích còn nặng về diễn xuôi bài thơ. Bố cục thiếu cân xứng, đôi đoạn trình bày còn cẩu thả, rời rạc. Sai qua nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, chấm câu. - Điểm 0: Bài để giấy trắng hoàn toàn hay chỉ viết được một vài dòng linh tinh. * Một số điểm cần chú ý: 1. Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý, chỉ dẫn bản, tổ chấm cần trao đổi, bàn bạc kĩ để thống nhất cách đánh giá cho điểm. Tổ chấm thể cụ thể hoá một số nội dung, mức điểm để dễ chấm nhưng không được nâng cao, hoặc hạ thấp yêu cầu đã nêu trong đáp án, biểu diểm. 2. Khi vận dụng đáp án, biểu điểm vào từng bài cần cụ thể, linh hoạt, cẩn thận không nên máy móc, đại khái; chú ý trân trọng, chắt chiu mọi cố gắng, tìm tòi, sáng tạo của thí sinh. 3. Điểm toàn bài gồm hai phần (trắc nghiệm, tự luận) cộng lại, lấy điểm lẻ đến 0,5 điểm. —–HẾT—- Văn chuyên 2007-2008 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ———— Năm học 2007 – 2008 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày: 20 / 6 / 2007 MÔN: NGỮ VĂN (chuyên) Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề) ———————- - Thí sinh làm bài trên giấy thi do giám thị phát (cả phần trắc nghiệm và tự luận). – Hướng dẫn cách ghi phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Ví dụ: Ở câu 1, nếu thí sinh chọn ý A thì ghi: 1 + A; nếu chọn ý B thì ghi: 1+B;… Đề thi hai trang: A. Phần trắc nghiệm (4 điểm; gồm tất cả 08 câu, mỗi câu 0,5 đ) Dựa vào những hiểu biết về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng , em hãy trả lời từ câu 1 đến câu 7; riêng câu 8 là phần kiếm tra kiến thức Tập làm văn: Câu 1: Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong thời kì nào? A. Thời kì kháng chiến chống Pháp. B. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. C. Thời kì cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ. D. Thời kì sau năm 1975. Câu 2: Bài thơ Ánh Trăng được viết cùng thể thơ với bài nào sau đây? A. Cảnh khuya. B. Đập đá ở Côn Lôn. C. Lượm. D. Đêm nay Bác không ngủ. Câu 3: Tư tưởng của nhà thơ gửi gắm qua bài thơ này là gì? A. Con người thể vô tình lãng quên tất cả nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt. B. Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, còn cuộc đời con người thì hữu hạn. C. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người. D. Cuộc sống vật chất dù đầy đủ rồi cũng sẽ tiêu tan, chỉ đời sống tinh thần là bất diệt. Câu 4: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào đúng với lời nhắn nhủ của tác giả gửi gắm qua bài thơ Ánh trăng? A. Ăn cây nào rào cây ấy. B. Gieo gió thì gặt bão. C. Uống nước nhớ nguồn. D. Yêu nên tốt, ghét nên xấu. Câu 5: Từ “tri kỉ” trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” nghĩa là gì? A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình. B. Biết được giá trị của người nào đó. C. Người bạn hiểu biết rộng. D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình. Câu 6: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy? A. thình lình B. rưng rưng C. vành vạnh D. đèn điện Câu 7: Khổ thơ sau đây sử dụng phép tu từ gì? “Ngửa mặt lên nhìn mặt cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng” A. Nói quá. B. Nói giảm. C. So sánh. D. Cường điệu. Câu 8 : Trong các tình huống sau, tình huống nào cần viết biên bản ? A. Em bị ốm và không thể đi học được. B. Ghi lại diễn biến và kết quả Đại hội Đoàn trường. C. Lớp em muốn tổ chức đi tham quan Nhà Bảo tàng Thành phố. D. Một nhóm học sinh tự ý đi tham quan khi chưa được phép của thầy và cha mẹ. B. Phần tự luận (16 điểm) Câu 1 (4 điểm) Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên trong khổ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải những nét đặc sắc gì? Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên được thể hiện như thế nào? Câu 2 (12 điểm) Phân tích nhân vật Phương Định trong văn bản Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê. Qua truyện ngắn này và những văn bản khác đã học cùng viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ, em hình dung và hiểu biết được gì về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì ấy? —-HẾT—- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 CHUYÊN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG ————– Năm học 2007 – 2008 Khóa ngày : 20/6/2007 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (CHUYÊN) I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm, gồm tất cả 08 câu, mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D A B D B A C II. Phần tự luận: (16 điểm) Câu 1 (6 điểm) a.Yêu cầu về kiến thức Trên sở hiểu biết về tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, thí sinh nêu được các ý sau: - Khổ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. - Bức tranh mùa xuân trong sáu câu thơ đầu được vẽ bằng ít nét chấm phá những rất đặc sắc. không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, với sắc màu của bông hoa tím biếc trên dòng sông xanh. Đặc biệt, hình ảnh mùa xuân trở nên rộn rã, tươi vui với âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tiếng chim trong ánh sáng xuân lan tỏa khắp bàu trời như đọng thành “từng giọt long lanh rơi“. - Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời được thể hiện trong cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên: “Ơ… hót chi mà…“. Đặc biệt, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong một động tác trữ tình thể hiện sự đón nhận vừa trân trọng vừa thiết tha, trìu mến với mùa xuân: đưa tay hứng lấy từng giọt long lanh của tiếng chim chiền chiện. b.Cách cho điểm: Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. Điểm 3: Trình bày được khoảng nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, còn mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 1: Trình bày thiếu ý, hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 2 (10 điểm) a.Yêu cầu về kĩ năng: – Biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật văn học. – Bài văn kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận, rõ ràng. [...]... ĐÀO TẠO SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN THÀNH PHỐ CẦN THƠ KÌ THI TUYỂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG Năm học 2008 – 2009 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa ngày: 17/6/2008 MÔN: NGỮ VĂN (Chuyên) Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề) ———————————————- Thí sinh làm bài trên giấy thi do giám thị phát (cả phần trắc nghiệm và tự luận) – Hướng dẫn cách ghi phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Ví dụ: Ở câu 1,... C ảnh hưởng qua lại với văn học dân gian D nhiều thể loại mang tính dị bản Câu 5: Quy tắc “nhị tứ lục phân minh” trong thơ Đường luật là: A Các câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 cùng cấu trúc về thanh điệu B Các câu 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau C Chữ thứ 4 trong câu thơ phải ngược thanh với chữ thứ 2 và thứ 6 D Câu 3 và 4, 5 và 6 phải đối ý, đối thanh Câu 6: Tác phẩm nào sau đây thuộc phong... LUẬN (14 điểm) Câu 1 (4 điểm) Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự thương cảm sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết thành Chuyện người con gái Nam Xương Đây là một trong những truyện hay nhất được rút từ tập Truyền kì mạn lục của ông a Giải thích ý nghĩa nhan đề văn bản Truyền kì mạn lục b Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản Chi tiết... đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt – Tóm tắt tác phẩm: + Truyện kể về 3 nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom để thông... nêu bật được đặc điểm, tính cách của nhân vật Phương Định trong tác phẩm này với các ý bản sau: – Giới thi u khái quát về tác giả, tác phẩm: + Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn, tác giả gia nhập thanh nien xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70 Trong những năm chiến tranh, truyện cuqr Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn + Truyện... đối thanh Câu 6: Tác phẩm nào sau đây thuộc phong trào Thơ mới (1932 – 1945) ? A Ông đồ C Mùa xuân nho nhỏ B Sang thu D Đoàn thuyền đánh cá Câu 7: Tác phẩm nào sau đây thuộc thể loại tùy bút, bút kí ? A Tôi đi học (Thanh Tịnh) B Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng) C Tắt đèn (Ngô Tất Tố) D Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) Câu 8: Yêu cầu nào không phù hợp với thư (điện) chúc mừng ? A Nêu được lí do... Nhận xét nào sau đây nêu đúng yêu cầu của một bài văn nghị luận ? A Tái hiện sự việc, con người, sự vật, phong cảnh một cách sinh động B Kể về diễn biến của sự việc, con người một cách hấp dẫn C Bày tỏ những tình cảm, cảm xúc chân thành, sức lay động D Đưa ra được những lí lẽ và dẫn chứng giàu sức thuyết phục Câu 10: Trong những đề văn sau, đề nào không thuộc loại đề nghị luận xã hội ? A Suy nghĩ... Bình luận về đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta D Bàn về lòng dũng cảm Câu 11: Dòng nào sau đây nêu đúng tên tác phẩm gắn với những trang sử chống ngoại xâm của dân tộc ? A Em bé thông minh, Mẹ hiền dạy con, Cây bút thần B Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Lão Hạc C Sự tích Hồ Gươm, Bình Ngô đại cáo, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến D bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng, Bố của... sau đây về văn học dân gian là không chính xác ? A Chỉ được sáng tác khi chưa chữ viết B Lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng C Mang tính tập thể của quần chúng nhân dân D Gắn với cuộc sống sinh hoạt và tâm tư tình cảm của nhân dân Câu 3: “Những câu nói ngắn gọn, vần, đối, nhằm đúc kết kinh nghiệm trong đời sống” là nhận xét về thể loại nào của văn học dân gian ? A Ca dao B Tục ngữ... tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của nàng Vũ Nương làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao? Câu 2 ( 10 điểm) Hãy viết lời cảm ơn một nhân vật văn học về những ấn tượng và bài học mà nhân vật ấy đã để lại trong em ——HẾT—— SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG Năm học 2008 – 2009 Khóa ngày 17 tháng 6 năm 2008 HƯỚNG . vạn vật thì vô hạn, còn cuộc đời con người thì hữu hạn. C. Thi n nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thi t của con người. D. Cuộc sống vật chất. không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế: – Hương ổi lan vào không gian, phả vào

Ngày đăng: 07/11/2013, 09:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan