MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

12 439 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM HỘI I. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THU BHXH Tham gia BHXH là một nghĩa vụ của các đơn vị sử dụng lao động nhằm thực hiện quyền lợi của người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động. Chính sách BHXH hiện nay đang thực hiện nhằm đạt tới mục tiêu là tạo nên một quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước, thực hiện đảm bảo về tài chính để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động, từ đó thu BHXH trở thành một nhiệm vụ quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của công tác BHXH, góp phần tăng trưởng và phát triển quỹ BHXH, góp phần thực hiện chính sách an sinh hội. II. NỘI DUNG CÔNG TÁC THU BHXH 1. Đối tượng đóng BHXH Các đối tượng sau đây phải áp dụng các chế độ BHXH quy định tại điều lệ này: - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước. - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên. - Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. - Người lao động là việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, co quan Đảng, đoàn thể. - Người lao động là việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang. - Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử, làm việc trong các cơ quan quản lí nhà nước, Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện. - Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện. 1 1 Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm hội bắt buộc. Các đối tượng quy định trên gọi chung là người lao động. 2. Căn cứ xác định mức đóng BHXH Căn cứ xác định mức đóng BHXH chính là tiền lương. Tiền lương là cấp bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp tái cử, hệ số bảo lưu nếu có) của từng người. Các khoản phụ cấp ngoài quy định trên không thuộc diện phải đóng BHXH và cũng không được đóng để tính vào tiền lương hưởng BHXH. Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh đạt hiểu quả thấp, tiền lương tháng trả cho người lao động không đủ mức lương cấp bậc, chức vụ của từng người để đăng ký đóng BHXH thì được đóng BHXH theo mức tiền lương đơn vị thực trả cho người lao động, nhưng mức đóng cho từng người không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 3. Cách xác định tổng quỹ tiền lương Cộng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của từng người lại sẽ được tổng quỹ tiền lương của đơn vị tham gia làm căn cứ đóng BHXH. Như vậy, muốn biết tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của cả đơn vị nhất thiết phải lập danh sách lao động thuộc diện đóng BHXH, bao gồm các tiêu thức sau: STT Họ và tên Năm sinh Nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ Hệ số bậc lương Mức lương Các khoản phụ cấp Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH Mức đóng của mỗi người = Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của từng người x 20% Mức đóng của cả đơn vị = Tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH x 20% Hoặc Mức đóng của cả đơn vị = số tiền đóng BHXH của từng người cộng lại. 4. Thời gian và phương thức đóng BHXH 2 2 Theo quy định, ngay sau ngày trả lương hàng tháng, nếu trả lương tháng 02 kỳ thì đóng BHXH vào ngay sau ngày trả lương kỳ thứ hai trong tháng và có thể đóng BHXH theo quý, nhưng phải đóng vào tháng giữa quý. Nếu đóng chậm tháng nào phải nộp lãi suất tiền gửi ngân hàng ở thời điểm nộp chậm (quy định tại Thông tư số 58/TC-HCSN ngày 24/5/1995 của Bộ Tài chính). Tại điều 4 phần III Thông tư số 85/1998/TT-BTC ngày 25/6/1998 của Bộ Tài chính quy định: Trường hợp các đơn vị sử dụng lao động chậm nộp BHXH từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì ngoài việc phải nộp phạt theo quy định tại điểm 8 - điều 11 trong Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996 quy định xử phạt hành chính về vi phạm pháp luật lao động còn phải nộp số tiền chậm nộp theo mức lãi suất tiền vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại điểm truy nộp, đồng thời BHXH các cấp được quyền yêu cầu Kho bực, Ngân hàng trích tiền từ tài khoản của đơn vị sử dụng lao động để nộp BHXH và tiền phạt chậm nộp BHXH mà không cần sự chấp nhận thanh toán của đơn vị sử dụng lao động. Hàng tháng, hàng quý các cơ quan đơn vị sử dụng lao động đóng, căn cứ vào kế hoạch quỹ tiền lương để đăng ký mức đóng với cơ quan BHXH. Đồng thời với việc trả lương, đơn vị sử dụng lao động trích nộp 20% tổng quỹ lương, trong đó 15% tổng quỹ tiền lương do người sử dụng lao động đóng và 5% tiền lương do người lao động đóng. Cuối mỗi quý, các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động cùng các cơ quan BHXH đối chiếu danh sách trả lương và quỹ tiền lương, lập bảng xác nhận nộp BHXH. Nếu có chênh lệch giữa số đã nộp và số phải nộp sẽ phải nộp tiếp trong quý sau hoặc coi như nộp trước cho quý sau và được quyết toán trong năm. Những đơn vị sử dụng lao động cố tình vi phạm thời hạn nộp BHXH thì cơ quan BHXH các cấp có quyền từ chối việc chi trả các chế độ BHXH đối với tất cả những người lao động của đơn vị sử dụng lao động đó, đồng thời lập hồ chuyển sang cơ quan pháp luật đối với chủ sư dụng lao động. 3 3 Vì vậy, đóng BHXH là nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị người sử dụng lao động và người lao động. Kết quả đóng BHXH là cơ sở để thực hiện tốt các chế độ hưởng BHXH… 5. Tính đặc thù của công tác thu BHXH Quá trình thu BHXH có những đặc thù sau: - Việc quy định đóng BHXH đã thành mối quan hệ 3 bên: người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, giữa các bên có sự ràng buộc giám sát lẫn nhau về mock đóng và thời gian đóng BHXH đến từng người suốt quá trình tham gia BHXH, lấy đó làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các chế độ BHXH theo luật định. Đây là một nội dung của nghiệp vụ thu BHXH không giống với các nghiệp vụ khác. - Yêu cầu theo dõi kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị theo từng tháng, để từ đó ghi nhận kết quả đóng BHXH cho từng người, tương đương với mức lương làm căn cứ đóng BHXH. Đây là công việc đòi hỏi tính chính xác cao, thường xuyên, liên tục kéo dài hàng chục năm, lại có sự biến động về mức đóng. Đồng thời việc theo dõi ghi chép kết quả đóng BHXH của mỗi người là căn cứ pháp lý để thực hiện chế độ BHXH, do đó mỗi lần giải quyết chế độ BHXH là mỗi lần kinh tế, xác định độ chuẩn xác của nghiệp vụ BHXH. - Trong nghiệp vụ Quản lý thu BHXH, ngoài nghiệp vụ kế toán thực hiện quản lý theo chế độ tài chính thực hiện thu tập trung vào một tài khoản của cơ quan BHXH các tỉnh, thành phố chuyển lên quỹ BHXH trung ương đúng kịp thời; còn có nghiệp vụ quản lý thu BHXH theo danh sách lao động đăng ký đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị cùng với sổ BHXH của từng người mà việc quản lý theo dõi phảI được thực hiện ở cả 3 cấp là: BHXH thành phố quản lý danh sách, lao động, tiền lương đơn vị, cơ quan đăng ký đóng BHXH cơ bản tăng, giảm hàng tháng để ghi nhận kết quả đóng lập thành hồ gốc. BHXH quận, huyện làm nhiệm vụ đôn đốc và đối chiếu kết quả đóng của cơ quan, đơn vị theo địa bàn quản lý, từ đó 4 4 hướng dẫn cơ quan, đơn vị ghi kết qủa đóng BHXH vào sổ BHXH của từng người. Đây là căn cứ để giải quyết chế độ hưởng BHXH. Chính vì những đặc thù trên mà hoạt động thu BHXH đòi hỏi phải được tập trung thống nhất, có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài chính tiền tệ, đảm bảo độ chính xác trong việc ghi chép kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị đến từng lao động theo tiền lương, lấy đó làm căn cứ đóng BHXH từng tháng trong nhiều năm, kể cả trường hợp liên tục cũng như gián đoạn, làm việc một nơi hay nhiều nơi . Như vậy, quá trình theo dõi ghi kết quả thu BHXH đòi hỏi liên tục trong nhiều năm, kể cả thời gian ngừng đóng BHXH vẫn phải lưu giữ để đảm bảo khi người lao động tiếp tục đóng hoặc yêu cầu giải quyết chế độ đều được thực hiện ngay. Hoạt động thu của BHXH là hoạt động của cả đời người, có tính kế thừa, cho nên nghiệp vụ quản lý thu, lưu giữ sổ biều là không có giới hạn và thời gian. III. QUY TRÌNH QUẢN LÝ THU BHXH Công tác quản lý thu BHXH thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Lập kế hoạch thu BHXH. Lập kế hoạch thu BHXH là một khâu rất quan trọng, được thực hiện một cách thường xuyên theo từng năm ở tất cả các đơn vị BHXH từ Trung ương đến địa phương, bởi vì kế hoạch thu BHXH là cơ sở để tổ chức thực hiện và quản lý công tác thu BHXH ở từng đơn vị nói riêng và trên phạm vi toàn bộ hệ thống BHXH nói chung. Hơn nữa, kế hoạch thu BHXH còn là cơ sở để các cơ quan BHXH tổ chức thực hiện và quản lý các mặt công tác khác của BHXH như hoạch định phương hướng phát triển lâu dài, hoàn chỉnh hệ thống chế độ chính sách, quản lý và bảo tồn phát triển quỹ BHXH, đảm bảo cân đối quỹ lâu dài. Chính vì vậy, kế hoạch lập ra càng sát với thực tế, phù hợp với điều kiện chung về kinh tế - hội từng địa bàn thì công tác tổ chức, thực hiện và điều hành quản lý công tác thu BHXH càng chủ động và được hoàn thiện hơn. Việc lập kế hoạch thu BHXH được thực hiện cụ thể như sau: - Đối với đơn vị sử dụng lao động: Hàng năm đơn vị phải căn cứ vào số lao động mà mình sử dụng để lập danh sách lao động và quỹ tiền lương trích 5 5 nộp BHXH cho năm sau của đơn vị mình theo mẫu quy định, gửi cho cơ quan BHXH tỉnh hoặc huyện trực tiếp quản lý thu BHXH của đơn vị trước ngày 05/12. - Đối với cơ quan BHXH huyện: Hàng năm cơ quan BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp của các đơn vị sử dụng lao động nộp cho BHXH huyện để lập dự toán thu gửi cho cơ quan BHXH tỉnh trước ngày 15/12 hàng năm. - Đối với cơ quan BHXH tỉnh: Hàng năm BHXH tỉnh căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý và dự toán thu của các cơ quan BHXH huyện gửi đến để lập kế hoạch tổng hợp thu BHXH trên địa bàn tỉnh cho năm sau và gửi cho BHXH Việt Nam. Bước 2: Phát hiện thêm các đối tượng phải tham gia BHXH trên địa bàn quản lý của các cơ quan BHXH địa phương. Trong thời kỳ đầu, khi BHXH Việt Nam mới thành lập, ngành BHXH bắt đầu quản lý trực tiếp các đối tượng tham gia BHXH đến từng cá nhân, đơn vị sử dụng lao động. Đây là một điều mà trước đó mặc dù có tồn tại hệ thống BHXH song chưa bao giờ làm, khi đó công tác phát hiện thêm đối tượng phải tham gia BHXH trên các địa bàn là một công tác hết sức quan trọng. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, công tác này vẫn còn giữ được tầm quan trọng của nó và sẽ còn tồn tại lâu dài cùng với sự tồn tại của BHXH Việt Nam, của các cơ quan BHXH địa phương. Việc phát triển thêm các đối tượng tham gia BHXH mới có nghĩ là phát hiện thêm các đối tượng thu, tạo nguồn thu cho quỹ BHXH nhằm tại nên một quỹ BHXH ngày càng lớn, càng mang tính hội và tính nhân văn, nhân bản sâu sắc, tăng cường công bằng hội, điều này góp phần tại ra một quỹ BHXH độc lập hơn và từng bước tự chủ trong công tác chi trả các chế độ, giảm thiểu sự phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước như hiện nay. Hiện nay, Việt Nam đang chuyển mình từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng hội chủ nghĩa, do đó việc đa dạng hoá các thành phần kinh tế, việc mở 6 6 cửa nền kinh tế, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước… cũng diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Chính điều này đã làm biến động số lao động, số đơn vị sử dụng lao động, cơ cấu lao động trở nên rõ nét hơn. Sự thay đổi này làm biến động các đối tượng thu BHXH, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu BHXH. Vì vậy, các cơ quan BHXH không ngừng tăng cường triển khai việc phát hiện thêm các đối tượng tham gia mới để tạo điều kiện cho công tác lập kế hoạch, điều chỉnh và quản lý các nguồn thu BHXH được thực hiện một cách tốt nhất. Bước 3: Phân cấp quản lý thu. Theo quyết định số 177/BHXH thì việc phân cấp quản lý thu BHXH được quy định cụ thể: Giám đốc BHXH tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo BHXH huyện thu BHXH của tất cả các đơn vị sử dụng lao động có tài khoản và trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh theo phân cấp quản lý như sau: BHXH tỉnh thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động gồm có: - Các đơn vị thuộc trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh - Các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Các đơn vị, tổ chức quốc tế đóng trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết có quy định khác - Các doanh nghiệp quốc doanh có sử dụng lao động lớn đến một quy mô nhất định - Các doanh nghiệp thuộc phân cấp thu của BHXH huyện nhưng BHXH huyện không đủ khả năng và điều kiện để thực hiện - Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức đưa lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài - Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức thuộc phân cấp thu của BHXH tỉnh thì có thể phân cấp cho các đơn vị BHXH huyện tổ chức thu nếu hợp lý. (2) BHXH huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại các huyện như sau: - Các đơn vị tham gia BHXH thuộc cấp huyện trực tiếp quản lý - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng số lao động theo quy định 7 7 - Các đơn vị do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu - Các cơ quan, đơn vị cấp xã, phường, thị trấn (3) Riêng đối với các đơn vị sử dụng lao động có các đơn vị trực thuộc ở nhiều tỉnh thành khác nhay, muốn nộp BHXH cho một cơ quan BHXH thống nhất thì phải có sự bàn bạc, nhất trí của các cơ quan BHXH tỉnh có liên quan (là nơi có đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn) và phải được sự chấp nhận của BHXH Việt Nam. Bước 4: Tiếp xúc với các đơn vị sử dụng lao động. Đây là một bước khá quan trọng, là căn cứ để biến những tiềm năng của quỹ BHXH thành những nguồn thu thực tế, do đó đây luôn là nhiệm vụ có tính trọng tâm, được tiến hành thường xuyên, liên tục đối với tất cả các đơn vị BHXH địa phương. (1) Đối với các đơn vị sử dụng lao động mới phát hiện, chưa tiến hành đăng ký kê khai tham gia BHXH thì ngay từ đầu các cơ quan BHXH có chức năng phải đặt mối quan hệ với các đơn vị sử dụng lao động đó thông qua các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ nhằm thực hiện các công việc sau: - Tuyên truyền, giải thích các chế độ, chính sách về BHXH và quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động. - Hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động lập và gửi các danh sách lao động và tiền lương theo biểu mẫu số C45-BH, danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp BHXH cho cơ quan BHXH quản lý đơn vị theo biểu mẫu quy định. - Thống nhất với đơn vị sử dụng lao động về thời gian làm việc, phương thức thu nộp BHXH, thông báo các thông tiên liên quan đến thu nộp BHXH như số hiệu tài khoản của các bên, địa điểm giao dịch cụ thể… - Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động làm thủ tục cấp sổ cho người lao động mà họ sử dụng. (2) Đối với các đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký tham gia BHXH những năm trước và các đơn vị vừa đăng ký tham gia BHXH năm đó, các cán bộ quản lý thu phải thường xuyen tiếp xúc với họ, làm công tác điều tra, theo dõi sát sao để 8 8 đảm bảo các thông tin mà họ nhận được về số lao động, tiền lương là hoàn toàn sát thực. Các thông tiên yêu cầu bao gồm: - Số lao động thực tế trong đơn vị - Số lao động đã đăng ký tham gia BHXH - Số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa được đăng ký (nếu còn tồn tại số lao động này thì cán bộ thu phải hướng dẫn đơn vị đăng ký tham gia và nộp bổ sung cho họ nếu cần thiết). - Tình hình biến động tăng giảm số lao động trong quý - Tổng quỹ lương trích nộp BHXH của những người tham gia BHXH Cuối cùng, cán bộ thu BHXH phụ trách thu đơn vị sử dụng lao động đó dựa vào những thông tin trên để xác định số tiền phải nộp BHXH của đơn vị sử dụng lao động đó theo từng tháng. Bước 5: Thu và ghi sổ BHXH. Quỹ BHXH có thể hình thành và tồn tại hay không phụ thuộc nhiều nhất vào bước này trong công tác quản lý thu vì chỉ có thu được tiền đóng góp BHXH từ phía người lao động để đưa vào tài khoản thu của BHXH Việt Nam thì quỹ mới có thể hình thành, phát triển và thực hiện tốt chức năng của mình. Công tác thu và ghi sổ BHXH cho người lao động được tiến hành ở tất cả các tỉnh, huyện một cách thường xuyên theo trình tự như sau: - Hàng tháng, căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH do các đơn vị sử dụng lao động lập cùng với danh sách tăng giảm nộp BHXH mà các đơn vị sử dụng lao động lập hàng quý, BHXH địa phương tiến hành đôn đốc và tổ chức thu BHXH theo mức quy định, chậm nhất là vào kỳ lương cuối cùng trong tháng. - BHXH địa phương có trách nhiệm cùng với các đơn vị sử dụng lao động kiểm tra, đối chiếu nộp BHXH của quý trước, chậm nhất là vào ngày 10 tháng đầu của quý sau. Sau khi kiểm tra, nếu có chênh lệch giữa số đã nộp và số phải nộp thì phải nộp tiếp vào đầu của quý sau nếu chênh lệch thiếu hoặc coi như đã nộp trước cho tháng đầu quý sau nếu đó là chênh lệch thừa. 9 9 - Trường hợp các đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH chậm hàng tháng thì ngoài việc nộp phạt số tiền chậm trả tính theo mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn của ngân hàng tại thời điểm truy nộp còn phải nộp phạt theo quy định tại điều 11 trong Nghị định 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ quy định và xử phạt hành chính. - Căn cứ danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH, danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp BHXH và số tiền BHXH mà các cơ quan, đơn vị đã nộp cho cơ quan BHXH thì cơ quan BHXH tiến hành kiểm tra, đối chiếu mức nộp BHXH của từng người lao động trước khi ghi vào sổ BHXH. Việc cấp sổ BHXH cho từng người lao động nếu được thực hiện thường xuyên 01 lần/năm cho các lao động không thay đổi mức đóng trong năm. Đối với các cá nhân có thay đổi nơi làm việc hoặc thay đổi đơn vị làm việc thì cần ghi rõ thời gian thay đổi, mức đóng thay đổi… Bước 6: Chuyển tiền thu BHXH cơ quan BHXH cấp trên. Quá trình thu BHXH chỉ hoàn thành khi nào toàn bộ số tiền thu BHXH đã được chuyển hoàn toàn vào tài khoản thu BHXH của BHXH Việt Nam. Và cũng chỉ khi đó, quỹ BHXH mới được hình thành, có điều kiện, cơ sở để thực hiện các biện pháp làm tăng trưởng cũng như bảo tồn quỹ, đảm bảo sự cân đối lau dài và khả năng thực hiện nhiệm vụ của quỹ BHXH. Vì vậy, trong quá trình thu BHXH cần hết sức chú trọng bước này. Để thực hiện tốt công việc này, các cơ quan BHXH địa phương cần có những biện pháp đôn đốc thu cụ thể nhằm tập trung nhanh số thu BHXH như tích cực tìm kiếm, phát hiện thêm đối tượng thu qua tuyên truyền, phổ biến, xử phạt với các trường hợp không nộp đúng, nộp đủ…, đồng thời với việc tăng cường các biện pháp để tập trung nhanh số thu càn làm các thủ tục chuyển tiền kịp thời số thu BHXH về tài khoản thu của BHXH Việt Nam theo các ngày quy định hàng tháng. Bước 7: Thống kê, tổng hợp số liệu, lập và gửi báo cáo thu về cơ quan BHXH cấp trên. 10 10 [...]... trình thu BHXH, bước này được tiến hành thường xuyên, liên tục ở các cơ quan BHXH cấp tỉnh và huyện bởi vì nhờ việc tiến hành công tác này một cách liên tục và thường xuyên thì các số liệu thống kê về công tác thu BHXH mà cơ quan BHXH đưa ra mới thực sự đảm bảo được tính chính xác và kịp thời Công tác này là cơ sở của việc lập kế hoạch thu, cơ sở của công tác tính toán khả năng đảm bảo cân đối thu chi... và là cơ sở của công tác đánh giá kết quả và hiệu quả công tác quản lý thu BHXH Có thể nói, việc thống kê, tổng hợp số liệu, lập báo cáo… của cơ quan BHXH góp phần phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý của các cơ quan BHXH cấp huyện Để thực hiện công tác này được tốt thì các cơ quan BHXH cấp dưới phải tổ chức thu thập thông tin, tổng hợp sốliệu về thu BHXH Từ các thông tin, số liệu thu thập được, lập... các thông tin, số liệu thu thập được, lập thành các báo cáo nhanh hoặc báo cáo theo tháng, quý, theo năm gửi cho cơ quan BHXH cấp trên BHXH Việt Nam là cơ quan BHXH cuối cùng tổng hợp sốliệu về tình hình thực hiện công tác thu BHXH từ các cơ quan BHXH tỉnh trong toàn quốc 11 11 12 12 . MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI I. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THU BHXH Tham gia BHXH là một nghĩa vụ của các đơn vị. hoạch thu, cơ sở của công tác tính toán khả năng đảm bảo cân đối thu chi BHXH và là cơ sở của công tác đánh giá kết quả và hiệu quả công tác quản lý thu

Ngày đăng: 07/11/2013, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan