LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH SAU CHÁY

32 170 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH SAU CHÁY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH SAU CHÁY I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH SAU CHÁY 1.1. Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy. Bảo hiểm là một hoạt động tài chính, có tính chất chuyên ngành mà thông qua hoạt động này các cá nhân và tổ chức kinh tế xã hội cùng tham gia đóng góp một khoản tiền nhất định để tạo lập nên quỹ bảo hiểm. Khi không may gặp rủi ro, tổn thất ngoài mong đợi của các thành viên thì lúc đó quỹ bảo hiểm mới phát huy tác dụng của nó là giúp đỡ các thành viên nhanh chóng ổn định hoạt động sản xuất cũng như đời sống, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh một cách bình thường. Ngày nay, hoạt động bảo hiểm được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của các tổ chức bảo hiểm. Hoả hoạn là một rủi ro mang tính chất thảm hoạ, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, hậu quả của nó gây ra thường rất nặng nề và kéo dài trong nhiều năm. Theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới trung bình có khoảng 5 triệu vụ hoả hoạn, gây thiệt hại ước tính hơn 600 tỷ USD. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm, chúng ta thấy bảo hiểm có từ rất xa xưa trong lịch sử nền văn minh nhân loại. Ở buổi sơ khai, khi mới hình thành nghiệp vụ bảo hiểm không phong phú và đa dạng như hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển, hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng dần dần nảy sinh nhiều nhu cầu bảo hiểm mới. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy là một trong số những nghiệp vụ bảo hiểm mới đó. Nếu so nghiệp vụ bảo hiểm này với các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải hay bảo hiểm cháy thì bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy ra đời muộn hơn rất nhiều. Vào những năm đầu của thế kỷ 20, mặc dù chịu sự thúc ép từ phía chính phủ và yêu cầu của các nhà sản xuất nhưng các công ty bảo hiểm của Anh vẫn chưa tiến hành bất cứ loại hình bảo hiểm “tổn thất hiệu quả nào”. Có sự chậm trễ này là do tính phức tạp trong việc phân tích các chi phí tài chính, xác định phạm vi bảo hiểm trong điều kiện kinh tế chính trị chưa ổn định. Sau đó, với sự ra đời của hai nguyên tắc Herry Booth & Commircial Union (1923) và PolikoffLtd vs North British and Mercantile (1836) mới thực sự đặt nền móng cho bảo hiểm gián đoạn kinh doanh nói chungbảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy nói riêng hình thành và phát triển. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh còn được biết đến dưới tên gọi khác là “Bảo hiểm mất lợi nhuận” hay “tổn thất hậu quả”, mục đích của nghiệp vụ bảo hiểm này là bồi thường cho người được bảo hiểm đối với trường hợp mất lợi nhuận do doanh thu giảm và chi phí hoạt động gia tăng do hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ do hậu quả của một rủi ro hoả hoạn. Tổn thất này thường phát sinh sau một khiếu nại thiệt hại về tài sản do cháy hay do một số rủi ro đặc biệt khác.Trong thực tế, khi một doanh nghiệp không may gặp phải rủi ro hoả hoạn thì doanh nghiệp không những phải gánh chịu những thiệt hại về mặt vật chất mà còn gánh chịu những thiệt hại mang tính chất hậu quả như chi phí hoạt động gia tăng, chi phí trả lương, trả tiền thuê nhà xưởng… Ngoài ra doanh nghiệp còn bị tổn thất do lợi nhuận thuần dự kiến thu được đã bị giảm hoặc mất. Đối với thiệt hại vật chất trực tiếp, doanh nghiệp có thể khắc phục thông qua việc mưa bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt cho tài sản,với số tiền bồi thường nhận được từ phía bảo hiểm, người được bảo hiểm có đủ tài chính để phục hồi cơ sở hạ tầng, sửa chữa, mua lại các máy móc trang thiết bị… phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng đơn bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt không chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại gián tiếp - những thiệt hại mang tính hậu quả - trong khi doanh nghiệp lại có nhu cầu được bảo đảm trước các tổn thất này. Do đó, việc xuất hiện bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là một nhu cầu tất yếu khách quan. Mặc dù, “mầm mống” ra đời của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh xuất hiện từ những năm 1923 nhưng phải đến năm 1985 giao dịch bảo hiểm gián đoạn kinh doanh đầu tiên mới xuất hiện tại Uỷ ban tổn thất hậu quả (một bộ phận của Uỷ ban bảo hiểm hoả hoạn ở Anh). Đây là nơi đánh giấu sự ra đời bản mẫu đơn bảo hiểm đầu tiên về đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Mẫu đơn này đã được thông qua và được sử dụng ở một số nước Tây Âu. Vào tháng 10/1989, Hiệp hội các nhà bảo hiểm London ( ABI ) đã xem xét lại mẫu đơn này trên cơ sở thống nhất lại phạm vi bảo hiểmsau đó chính thức phát hành. Từ đó đến nay, hầu hết các quốc gia đều áp dụng theo mẫu đơn đó. Ngày nay, ở các nước phát triển, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh nói chungbảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy nói riêng đã không còn xa lạ, góp phần đắc lực vào việc ổn định tâm cũng như an toàn sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Ở Việt Nam nghiệp vụ bảo hiểm này mới được triển khai từ 1994, trên cơ sở mẫu đơn bảo hiểm của Anh (ABI). Tuy mới triển khai, nhưng nghiệp vụ bảo hiểm này đã bước đầu khẳng định được vai trò, tiềm năng cũng như ưu điểm không thua kém gì các nghiệp vụ “đàn anh đàn chị khác”. Trong vài năm trở lại đây, nghiệp vụ này đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà bảo hiểm. Năm 1997 tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo bảo hiểm ngừng trệ kinh doanh do Muniche và Vina Re đồng tổ chức. Từ đó đến nay, hàng năm các công ty bảo hiểm đều liên kết với nhau tổ chức hội thảo đề cập tới vấn đề này. 1.2. Tác dụng của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy 1.2.1. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là “lá chắn kinh tế” của các doanh nghiệp góp phần giảm thiểu những hậu quả của các rủi ro đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mặc dù con người đã chú ý đề phòng hạn chế rủi ro nhưng rủi ro vẫn xảy ra ở bất kì đâu, bất kì lúc nào không ai có thể lường trước được. Các rủi ro đã và đang không chỉ gây lên những tổn thất thiệt hại về tài sản tính mạng con người mà còn làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoả hoạn là một trong những rủi ro gây thiệt hại ghê gớm cho con người. Hoả hoạn xảy ra do nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân gây cháy có thể là do sơ xuất khi dùng lửa, do vi phạm nội quy an toàn phòng cháy, do nghịch ngợm của trẻ hay do các sự cố về điện … Phần lớn các nguyên nhân dẫn đến hoả hoạn là do sơ suất hay bất cẩn của con người. Hoả hoạn không chỉ gây thiệt hại mang tính thảm hoạ về tài sản, mà còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều thành tựu khoa học công nghệ đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất kinh doanh, điều này làm cho qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, giá trị tài sản của doanh nghiệp ngày càng lớn. Nếu chẳng may xảy ra hoả hoạn thì hậu quả thường rất lớn và để lại ảnh hưởng lâu dài không chỉ với chính doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới cả những cá nhân, doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên với doanh nghiệp. Để khắc phục những tổn thất này, doanh nghiệp thường áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để bù đắp những tổn thất đó, vay ngân hàng và vay của các tổ chức tín dụng khác là một trong những biện pháp khá phổ biến, song biện pháp này lại có bất lợi lớn là mang lại gánh nặng nợ nần cho doanh nghiệp về lâu dài điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phục hồi sản xuất. Nhưng có thể nói rằng ngoài biện pháp hiện nay đang được áp dụng rộng rãi, hiệu quả là tham gia bảo hiểm thì hầu hết các biện pháp còn lại đều chỉ là các biện pháp thụ động. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm đó. Sự ra đời của các công ty bảo hiểm đã giúp các đơn vị sản xuất kinh doanh ổn định tình hình sản xuất, đảm bảo công việc kinh doanh được tiến hành bình thường. Thông qua việc bồi thường một cách kịp thời, chính xác bảo hiểm đã giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục được hậu quả thiệt hại . Bên cạnh đó, với sự chuyển đổi của cơ chế quản lý, việc Nhà nước đã chủ động giao vốn cho các doanh nghiệp nhà nước. Theo đó các doanh nghiệp Nhà nước không còn nhận được nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước như trong thời bao cấp, vì thế việc bảo toàn và phát triển vốn đối với các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn trước. Nếu có thiệt hại gây ra bởi các rủi ro đặc biệt là những rủi ro các công ty bảo hiểm trong nước đã triển khai hay với các loại hình tương tự. Vì vậy, bảo hiểm thực sự là “lá chắn kinh tế” giúp các doanh nghiệp bảo toàn vốn khi không may gặp phải rủi ro. Trên thực tế, sau khi gặp bất cứ rủi ro nào ví dụ như rủi ro hoả hoạn thường thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể tiến hành bình thường như kế hoạch đã định. Phần thiệt hại vật chất sẽ được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, nhưng hoả hoạn xảy ra không chỉ gây thiệt hại về mặt vật chất mà nó còn có ảnh hưởng hậu quả lâu dài đến hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy còn rất nhiều khoản tổn thất khác không được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm tổn thất vật chất. Để đối phó với tình huống doanh nghiệp có thể bị phá sản hay lâm vào tình huống tài chính khó khăn khi phải đối mặt với những tổn thất đó, tham gia bảo hiểm gián đoạn kinh doanh mà cụ thể ở đây là bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy là cách tốt nhất để bù đắp phần thiệt hại này. Khi tham gia loại hình bảo hiểm này, trong trường hợp xảy ra tổn thất, doanh nghiệp không những được bồi thường những hoạt động gia tăng nhằm duy trì hoạt động kinh doanhdoanh nghiệp còn được bồi thường phần lợi nhuận ròng đáng ra họ có thể thu được nếu không xảy ra hoả hoạn. Như vậy, cùng với đơn bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy đã góp phần làm hạn chế đến mức tối thiểu những hậu quả ảnh hưởng của hoả hoạn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy thực sự là “lá chắn kinh tế” giúp các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh khi không may gặp phải rủi ro hoả hoạn. 1.2.2. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy góp phần mang lại sự an toàn trong xã hội, giảm thiểu rủi ro. Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, nước ta đã và đang thu hút được lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư, vì mục đích kinh doanh của mình luôn quan tâm đến việc bảo toàn vốn, làm sao có thể tránh được các rủi ro đáng tiếc xảy ra với đồng vốn của họ. Song, trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường chứa đựng nhiều rủi ro mang tính ngẫu nhiên bất ngờ có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào mà không ai có thể lường trước được. Các công ty bảo hiểm là các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở xử lý, chuyển giao và phân tán rủi ro, vì vậy để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thu được hiệu quả cao nhất có thể, các doanh nghiệp bảo hiểm luôn tìm cách giảm thiểu xác suất cũng như mức độ tổn thất của rủi ro. Một biện pháp mà các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đang áp dụng rất hiệu quả là biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất. Hàng năm, trên cơ sở số phí thu được, doanh nghiệp bảo hiểm thường trích ra một khoản theo tỷ lệ nhất định trên cơ sở nguồn phí thu được để chi cho công tác này. Ở Bảo Việt Hà Nội tỷ lệ này tính cho tất cả các nghiệp vụ là 0.37% phí thu. Phí thu được từ nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tất yếu cũng sẽ góp một phần trong đó. Vì vậy có thể nói, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn xã hội cũng như tạo tâm an tâm trong sản xuất kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp. 1.2.3. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển. Cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy góp phần làm tăng thu cho ngân sách nhà nước. Không những thế, phần phí tạm thời nhàn rỗi thu được từ các hợp đồng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tạo ra nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế thông qua hoạt động đầu tư . Trên đây là một vài minh chứng cho sự cần thiết khách quan của việc tham gia bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy. II. NHỮNG NỘi DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH SAU CHÁY 2.1. Đặc điểm của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy bảo hiểm cho các tổn thất mất giảm thu nhập thực tế và tiềm năng cũng như các chi phí hoạt động gia tăng phát sinh từ hậu quả tổn thất vật chất khi không may xảy ra hoả hoạn. Nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy mang một số đặc điểm khác biệt so với các loại hình bảo hiểm khác: 2.1.1. Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy là đối tượng vô hình. Khi xảy ra rủi ro hoả hoạn, doanh nghiệp phải gánh chịu những thiệt hại vật chất trực tiếp do cháy như: nhà xưởng, hàng hoá, máy móc trang thiết bị bị phá huỷ. Phần thiệt hại về tài sản, doanh nghiệp có thể khắc phục thông qua việc tham gia bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. Nhưng, bên cạnh những thiệt hại về vật chất thì chủ doanh nghiệp còn phải gánh chịu những tổn thất hậu về kinh doanh khác như: mất lợi nhuận, mất khả năng kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Không những thế, anh ta còn phải chịu những chi phí khác như: chi phí thuê nhà tạm, tiền trả cho công nhân viên làm ngoài giờ, lãi suất ngân hàng… mặc dù không thực hiện sản xuất kinh doanh. Hay nói khác đi, tuỳ vào mức độ thiệt hại gây ra, mà hoạt động sản xuất kinh doanh của người được bảo hiểm sẽ bị ngưng trệ hay giảm sút. Chúng ta hãy cùng xem xét một ví dụ dưới đây: T 12 T 12 T 3 T 6 T 9 Cháy Doanh thu (Nguồn: hình 4.1-4/7-112) Thời kỳ xây dựng lại Hình trên miêu tả tổn thất doanh thu có thể xảy ra sau một vụ cháy nghiêm trọng. Cần chú ý rằng doanh thu của doanh nghiệp sẽ chỉ trở lại bình thường sau 9 tháng kể từ khi có vụ cháy xảy ra mặc dù công việc xây dựng lại chỉ mất 3 tháng. Có tình huống này là do nguyên nhân một số khách hàng không chắc chắn được liệu công ty có tiếp tục kinh doanh nữa hay không và nếu khách hàng có thể dễ dàng tìm được hàng hoá đó từ các đối thủ cạnh tranh khác thì thời gian phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp sẽ kéo dài hơn. Không giống như thiệt hại về mặt vật chất, thiệt hại mà nhà kinh doanh phải gánh chịu trong trường hợp gián đoạn kinh doanh là rất trừu tượng và chỉ có thể được xác định trong tương lai, tại thời điểm doanh nghiệp của người được bảo hiểm trở lại tình trạng tài chính như trước khi tổn thất xảy ra. Tóm lại, đối tượng của bảo hiểm kinh gián đoạn kinh doanh là đối tượng vô hình. Trong biểu đồ trên, người ta giả định một doanh thu tĩnh song thực tế, có rất nhiều ngành nghề biến động theo mùa, yếu tố này cần được xem xét khi giải quyết bất kỳ khiếu nại nào. Vì vậy trong đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh nói chung và trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy nói riêng thường nêu rõ công thức sẽ được sử dụng khi giải quyết bồi thường 2.1.2. Thời hạn bồi thường. Một đặc trưng cơ bản của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là người được bảo hiểm được chọn một thời hạn bồi thường. Thời hạn bồi thường được định nghĩa: “Thời hạn bồi thường là khoảng thời gian mà trong suốt khoảng thời gian đó kết qủa kinh doanh bị ảnh hưởng do hậu qủa của hoả hoạn được bắt đầu từ ngày xảy ra hoả hoạn và không kéo dài quá thời hạn bồi thường tối đa do người được bảo hiểm lựa chọn”. Thời hạn bồi thường tối đa là giai đoạn mà theo tính toán của người được bảo hiểm sẽ đủ để người đó khôi phục lại kinh doanh, hoàn toàn khôi phục lại khả năng hoạt động và doanh thu kể cả khi xảy ra vụ hoả hoạn nghiêm trọng nhất. Không giống với thời hạn bảo hiểm, thời hạn bồi thường được tính từ ngày bắt đầu xảy ra rủi ro hoả hoạn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của người được bảo hiểm tại địa điểm được bảo hiểm. Nếu tại một thời điểm chưa hết thời hạn bồi thường tối đa mà quả kinh doanh của doanh nghiệp được khôi phục thì thời hạn bồi thường cũng chấm tại thời điểm đó. Và ngược lại, nếu đến hết thời hạn bồi thường tối đa mà kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa đạt được mức dự kiến thì thời hạn bồi thường cũng không vượt quá thời hạn bồi thường tối đa được xác định trước. Người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm về bất cứ khoản tổn thất doanh thu nào xảy ra sau thời hạn đó. Thời hạn bồi thường có thể là 6 tuần, 8 tuần, 10 tuần hay kéo dài cả thời hạn bồi thường tối đa. Người được bảo hiểm phải cân nhắc kĩ lưỡng khi lựa chọn thời hạn bồi thường tối đa. Bởi, thời hạn bồi thường tối đa không chỉ ảnh hưởng tới phạm vi bảo hiểm tối đa mà còn ảnh hưởng tới số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm. Do trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy số tiền bảo hiểm là số lợi nhuận gộp ước tính lẽ ra thu được trong thời hạn đó. Nếu thời hạn bồi thường tối đa kéo dài thì số tiền bảo hiểm càng lớn và tỷ lệ phí bảo hiểm càng nhỏ vì kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được khôi phục dần theo thời gian đó, khi đó mức độ giảm doanh thu sẽ bớt nghiêm trọng, hay số tiền mất lợi nhuận bình quân cho cả thời hạn bồi thường tối đa sẽ thấp và ngược lại nếu thời hạn bồi thường tối đa ngắn thì số tiền mất lợi nhuận bình quân cho cả thời hạn bồi thường sẽ cao. Thời hạn bồi thường tối đa thường được lựa chọn là 12 tháng 18 tháng hay nhiều hơn, ít khi thời hạn này được chọn dưới 12 tháng bởi khoảng thời gian đó không đủ dài để người được bảo hiểm trở lại vị trí tài chính đáng ra doanh nghiệp sẽ đạt được nếu không xảy ra hoả hoạn. Xét tiếp ví dụ trên ta thấy, việc lựa chọn thời hạn bồi thường tối đa dưới 12 tháng không chỉ dẫn đến tình huống người được bảo hiểm không thoả mãn với kết quả bồi thường, mà còn là nguyên nhân dẫn đến tranh cãi giữa hai bên khi giải quyết bồi thường. Thời hạn bồi thường tối đa sẽ được ghi rõ trong phụ lục của hợp đồng . Thời hạn bồi thường tối đa phụ thuộc vào một số yếu tố sau :  Sự sẵn có của các loại tài sản thay thế.  Thời gian sửa chữa –xây dựng lại các tài sản bị thiệt hại bao gồm cả thời gian thu dọn hiện trường, thời gian lên kế hoạch, thời gian thiết kế và thời gian xin các loại giấy phép.  Mức độ sẵn có của nguyên vật liệu.  Thời gian sửa chữa lắp đặt máy móc thiết trang thiết bị.  Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của các đối thủ cạnh tranh kéo dài hơn.  Thời gian giành lại khách hàng sau khi hoạt động kinh doanh được khôi phục hoàn toàn.  Đặc điểm mùa vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một yếu tố quan trọng khi quyết định thời hạn bồi thường tối đa.Ví dụ như một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá phục vụ giáng sinh có đặc điểm là hoạt động kinh doanh không diễn ra đều đặn trong cả năm mà phần lớn doanh thu của doanh nghiệp thu được trong trong một vài tháng trước lễ giáng sinh. Giả sử không may xảy ra một vụ hoả hoạn vào thời điểm gần kết thúc mùa kinh doanh, khi đó nếu thời hạn bồi thường tối đa được lựa chọn là dưới 12 tháng thì sẽ không đủ dài để đưa người được bảo hiểm về vị trí tài chính lẽ ra họ có nếu không xảy ra hoả hoạn.  Thời gian tuyển và đào tạo nhân viên mới. Thời hạn bảo hiểm của đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy có thể trùng với thời hạn bảo hiểm của đơn bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt hoặc bắt đầu sau khi hợp đồng bảo hiểm tổn thất vật chất có hiệu lực nhưng phải không kéo dài quá thời điểm kết thúc của hợp đồng bảo hiểm đó. Còn thời hạn bồi thường bắt đầu từ ngày xảy ra hoả hoạn trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kéo dài cho đến khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được khôi phục hoàn toàn mà không quan tâm đến việc hợp đồng có tiếp tục tái tụng hay không 2.1.3. Rủi ro được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy trừ những trường hợp loại trừ phải trùng khớp với rủi ro trong đơn bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. Điều kiện tiên quyết để người được bảo hiểm có quyền đòi bồi thường theo đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy là “tại thời điểm xảy ra hoả hoạn, các thiệt hại vật chất của tài sản được bảo hiểm tại địa điểm được bảo hiểm phải được bảo vệ bởi đơn bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt”. Việc đảm bảo có đơn bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy là cực kì quan trọng bởi:  Khi hoả hoạn xảy ra dẫn đến thiệt hại về tài sản được bảo hiểm của người tham gia tại địa điểm bảo hiểm, thì đơn bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt sẽ nhanh chóng bồi thường phần thiệt hại vật chất. Do đó, người được bảo hiểm có thể nhanh chóng phục hồi những thiệt hại đó. Điều này có giúp tối thiểu hoá thiệt hại gián đoạn kinh doanh. Đơn bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt là điều kiện cần để đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy được giao kết.  Không những thế, đơn bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt sẽ thực hiện các khâu công việc như điều tra nguyên nhân gây ra tổn thất, xác định trách nhiệm bồi thường khi phát sinh khiếu nại bồi thường. Nếu bên phía bảo hiểm vất chất quyết định chấp thuận bồi thường thì phía bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy cũng tự động chấp thuận bồi thường. Điều này không chỉ có lợi cho phía bảo hiểm mà còn có lợi cho cả bênn tham gia bảo hiểm vì việc điều tra, giám định tổn thất chỉ phải tiến hành một lần, giúp tiết kiệm thời gian và tiền cho cả hai bên.  Theo đó, người ta không xét tới yếu tố doanh nghiệp tham gia đơn bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt đầy đủ hay không mà chỉ nhấn mạnh cần phải sự bảo vệ của đơn bảo hiểm tổn thất vật chất đối với tài sản được bảo hiểm. Rủi ro được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy, trừ những trường hợp loại trừ, phải trùng khớp với rủi ro trong bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. 2.2. Nội dung cơ bản trong hợp động bảo hiểm nói chung và trong hợp đồng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy nói riêng. 2.2.1. Hợp đồng bảo hiểm. 2.2.1.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm là một thoả thuận giữa bên mua bảo hiểmdoanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo [...]... bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy được xác định như sau: Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm × Tỷ lệ phí bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy Tỷ lệ phí bảo hiểm lại phụ thuộc vào nhân tố:  Rủi ro vật chất (thể hiện bằng tỷ lệ phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt)  Giai đoạn bồi thường  Rủi ro gián đoạn kinh doanh Để xác định tỷ lệ phí bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy đầu tiên công ty bảo. .. tượng bảo hiểm là hữu hình, đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh nói chungbảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy nói riêng do tính trừu tượng Chính điều nàyđã gây không ít khó khăn cho các nhà bảo hiểm Đây cũng chính là do khiến cho một nghiệp vụ bảo hiểm quan trọng như bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy ra đời muộn hơn hẳn so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác Theo đơn bảo hiểm. .. hiểm khác Theo đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh của Anh (ABI), thì đối tượng của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là “tổn thất mang tính hậu quả do việc ngừng trệ hay gián đoạn kinh doanh phát sinh sau một rủi ro hoả hoạn đối với đối tượng được bảo hiểm tại địa điểm được bảo hiểm 2.2.3 Phạm vi bảo hiểm và rủi ro bảo hiểm a Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy chịu trách nhiệm bồi thường... do người được bảo hiểm do người được bảo hiểm lựa chọn 2.2.2 Đối tượng bảo hiểm Như đã đề cập trong phần đặc điểm của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy, đối tượng của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là đối tượng vô hình Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy bồi thường cho phần lợi nhuận gộp bị mất vì doanh thu giảm và chi phí hoạt động gia tăng Không giống như các loại nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại... giá trị với doanh nghiệp bảo hiểm Giấy yêu cầu bảo hiểm chính là cơ sở của hợp đồng và là một phần không thể thiếu trong hợp đồng bảo hiểm b Giấy chứng nhận bảo hiểm: Nếu đơn bảo hiểm được trình bày hợp và công ty bảo hiểm chấp thuận bảo hiểm, thì công ty sẽ cấp cho người được bảo hiểm đơn bảo hiểm kèm theo giấy chứng nhận bảo hiểm Đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng về việc xác... Số tiền bảo hiểm Khác với các số tiền bảo hiểm trong các nghiệp vụ bảo hiểm khác, số tiền bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy được xác định dựa trên giá trị lợi nhuận gộp hàng năm của doanh nghiệp tham gia bảo hiểm Số tiền bảo hiểm trong loại hình bảo hiểm này do người được bảo hiểm xác định dựa trên số liệu sổ sách kế toán của người được bảo hiểm có sự điều chỉnh với tốc độ tăng trưởng doanh thu... đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm phải đề cập được các nội dung chính sau : - Tên, địa chỉ doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng - Đối tượng bảo hiểm - Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản - Phạm vi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm - Thời hạn bảo hiểm - Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí - Thời... của bảo hiểm Trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy, rất khó xác định số tiền bồi thường mặc dù đã có công thức xác định cách giải quyết tổn thất được ghi trong nội dung đơn bảo hiểm Kế toán của người được bảo hiểm thường tham gia xác định mức lãi kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thu được nếu như hoả hoạn hay một hiểm hoạ nào đó không xảy ra Bồi thường trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy. .. có thể được bảo hiểm và rủi ro loại trừ: Như đã trình bầy ở phần đặc điểm của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy thì rủi ro trong đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy, trừ những trường hợp loại trừ, phải trùng khớp với rủi ro trong đơn bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt Theo đó, ta có: * Các rủi ro có thể được bảo hiểm: Rủi ro là những sự cố không chắc chắn, rủi ro có thể được bảo hiểm chia làm... sự đánh giá thấp số tiền bảo hiểm, người ta còn tính đến hệ số tăng doanh thu bình quân của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách so sánh nhiều năm tài chính dựa trên cơ sở tính toán trước khi kí kết hợp đồng gián đoạn kinh doanh sau cháy Bằng cách đó người ta có thể tính được số tiền bảo hiểm Trong đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy thông thường, số tiền bảo hiểm sẽ giảm đi một khoản . cho bảo hiểm gián đoạn kinh doanh nói chung và bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy nói riêng hình thành và phát triển. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. gia bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy. II. NHỮNG NỘi DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH SAU CHÁY 2.1. Đặc điểm của bảo hiểm gián đoạn kinh

Ngày đăng: 06/11/2013, 23:20

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan