THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THĂNG LONG

38 306 0
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THĂNG LONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thăng long. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Thành lập ngày 1/4/1963, Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt nam, được xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt với truyền thống kinh doanh đối ngoại. Ngân hàng Ngoại Thương được đánh giá là Ngân hàng uy tín nhất Việt nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ tài chính khác. Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam trước là Ngân hàng Quốc doanh nhưng đã Cổ phần hoá theo quyết định của Chính Phủ vào Tháng 12 năm 2007 với vốn chủ sở hữu trên 11000 tỷ đồng (680 triệu USD) và dự kiến nâng nguồn vốn huy động này lên 2,5 - 3 tỷ USD năm 2015. Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam là NHTM hàng đầu của Việt nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, tài chính quốc tế, áp dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại với phương châm : “luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” và mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính đa năng, một tầm đoàn tầm cỡ khu vực và quốc tế. Chi nhánh cấp II Cầu giấy chính thức đi vào hoạt động từ ngày 3/3/2003,có trụ sở tại tầng 3 toà nhà 79 - 147 Hoàng Quốc Việt. Ngày 28/12/2004 Chi nhánh chuyển sang trụ sở mới tại 98 Hoàng Quốc Việt, trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Hà nội. Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội bao gồm 4 chi nhánh cấp II là : - Chi nhánh Cầu Giấy _98 Hoàng Quốc Việt - Chi nhánh Thành Công _ 30,32 Láng Hạ - Chi nhánh Chương Dương _564 Nguyễn Văn Cừ - Chi nhánh Ba Đình _ 39 Đào Tấn Sau đó các Chi nhánh lần lượt tách ra thành Chi nhánh Cấp I trực thuộc Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam. Đến ngày 13/12/2006 Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thăng long được thành lập theo quyết định số 935/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT tiền thân là Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương câp II Cầu giấy. Thực hiện đổi mới theo định hướng của NHNT VN, Chi nhánh đã tích cực đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ngân hàng bán buôn và hoạt động ngân hàng bán lẻ, cung cấp nhiều loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng trong các lĩnh vực : huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, tín dụng…phục vụ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và tiêu dùng trong nước tại Thủ đô Hà Nội, các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam, Kiều bào về thăm quê hương, các đoàn khách nước ngoài vào tham quan du lịch, huy động tiền nhàn rỗi của dân cư… 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Thăng Long gồm 4 phòng nghiệp vụ, 1 tổ kiểm tra và 2 phòng giao dịch trực thuộc. Tổng số cán bộ công nhân viên trong hệ thống là 72 người trong đó có 62 người ký hợp đồng chính thức, 10 người thử việc. Trong đó : -Ban giám đốc Chi nhánh là 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc. -Các Trưởng phó phòng là 11 người - Các cán bộ là 59 cán bộ công nhân viên. Về trình độ học vấn, NHNT CN Thăng Long có cán bộ trình độ từ Đại học trở lên chiếm tới 93%, trong đó có 6 thạc sĩ kinh tế, 61 cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, còn lại là trung cấp và cao đẳng 5 cán bộ. NHNT CN Thăng Long gồm : * Các phòng nghiệp vụ tại trụ sở chính : - Phòng hành chính nhân sự - Phòng kế toán thanh toán và dịch vụ - Phòng quan hệ khách hàng - Phòng ngân quỹ - Tổ kiểm tra nội bộ * Các phòng giao dịch - Phòng giao dịch Kim Liên – Ô Chợ Dừa - Phòng giao dịch đường Lê Văn Lương Sơ đồ 1 : Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Thăng Long Giám đốc Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Nghiệp vụ tại trụ sở chính Phòng Giao dịch Phòng Hành chính Nhân sự P. Kế toán t. toán & dịch vụ Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Ngân quỹ Tổ Kiểm tra nội bộ Phòng GD Kim liên-Ô chợ dừa Phòng GD Lê Văn Lương 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tại Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Thăng Long. Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Thăng Long luôn cố gắng duy trì sự phối hợp chặt chẽ trong tác nghiệp giữa các phòng, bộ phận trong chi nhánh. Giao kế hoạch, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng nghiệp vụ tại chi nhánh, hàng tháng họp đánh giá, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ được giao: 1.Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm bán lẻ phù hợp với nhu cầu của khách hàng là dân cư. 2.Cung cấp các giải pháp dịch vụ tổng thể : tín dụng, tiền gửi, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ… cho đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế. 3.Phòng quan hệ khách hàng chủ động tìm kiếm và phát triển các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, thuộc khu vực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để cho vay, thực hiện các biện pháp cụ thể, tích cực để giảm nợ xấu. 4.Phòng kế toán và dịch vụ ngân hàng phối hợp chặt chẽ với phòng quan hệ khách hàng nhằm nâng dần tỷ lệ tiền gửi của các doanh nghiệp tại ngân hàng. Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại tới các cá nhân theo hướng bán lẻ. 5.Phòng ngân quỹ và bộ phận hành chính phải luôn có sự phối hợp với các phòng ban trong cơ quan để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong tác nghiệp. 2.1.3.1. Phòng kế toán thanh toán và dịch vụ *chức năng : 1.Tham mưu và giúp Ban Giám đốc chi nhánh trong việc triển khai thực hiện chế độ kế toán, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán tại chi nhánh. 2.Phục vụ các khách hàng là tổ chức và cá nhân (cư trú và không cư trú) có quan hệ giao dịch với chi nhánh. 3.Phát hành và thanh toán các loại thẻ Quốc tế, thẻ Vietcombank. 4.Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. 5.Quản lý hồ sơ tín dụng, thực hiện việc thu nợ gốc, lãi các hợp dồng vay vốn của kháh hàng. 6.Thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu và dịch vụ đối ngoại liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu của đơn vị trong nước với nước ngoài qua chi nhánh. 7.Cân đối nguồn ngoại tệ, đề xuất lãi suất đầu vào, đầu ra của chi nhánh. 8.Lập và duyệt các báo cáo thống kê gửi Ngân hàng nhà nước, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. *Nhiệm vụ: 1.Tổng hợp số liệu kế toán, lập các bảng cân đối kế toán định kỳ, bảng tổng kết tài sản và kết quả kinh doanh hàng tháng, quý, năm của chi nhánh. 2.Theo dõi quản lý chi tiêu tài chính tại chi nhánh. 3.Hạch toán và quản lý tiền lương, tiền thưởng và quản lý các quỹ của chi nhánh. 4.Hạch toán và theo dỏi tình hình dự trữ bắt buộc, phí bảo hiểm tiền gửi. 5.Tổ chức thanh toán liên hàng nội bộ NHNT, thanh toán liên hàng qua NHNN. 6.In, chấm đối chiếu, quản lý sổ phụ nội bảng và ngoại bảng, các tài khoản nội bộ của chi nhánh, tài khoản tiền gửi, tài khoản tiền vay của khách hàng. 7.Đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ hàng tháng, quý, năm. 8.Hạch toán tiền gửi cho khách hàng, thu nợ gốc, lãi tiền vay của khách hàng. 9.Thẩm định khách hàng, xác định hạn mức tín dụng, hoàn tất hồ sơ và thủ tục với phòng thẻ Việtcombank TW để phát hành thẻ cho khách hàng. 10.Theo dõi hoạt động các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ để phòng ngừa thẻ giả mạo hoặc giao dịch giả mạo. 11.Tiếp cận khách hàng, quảng bá tính ưu việt của sản phẩm thẻ VCB đẩy mạnh việc phát hành thẻ. 12.Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của khách hàng bao gồm nghiệp vụ thư tín dụng, chuyển tiền, nhờ thu. 13.Thực hiện nghiệp vụ phát hành, thông báo thư bảo lãnh, mở L/C trả chậm đối với nước ngoài, các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước đối với trường hợp ký quỹ 100%. 14.Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến khách hàng. 15.Thực hiện các nghiệp vụ lấy, duyệt, cập nhật, công bố, lưu hồ sơ tỉ giá công bố hàng ngày, tỉ giá thông kê hàng tháng phục vụ báo cáo. 2.1.3.2. Phòng quan hệ khách hàng. *Chức năng: 1.Chức năng đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm Ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của Ngân hàng Ngoại Thương. 2.Thực hiện cấp tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ cho các đối tượng khách hàng là tổ chức và cá nhân. 3.Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh của chi nhánh đối với khách hàng. *Nhiệm vụ: 1.Xác định thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu. Xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia thực hiện chính sách khách hàng. 2.Chủ động tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tốt, trực tiếp triển khai các biện pháp Marketing giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ mà NHNT có lợi thế và có thể cung cấp. 3.Xác định nhu cầu tín dụng của khách hàng trong từng thời kỳ, đề xuất giới hạn tín dụng đối với khách hàng trình ban giam đốc hoặc Hội đồng Tín dụng duyệt. 4.Thực hiện việc nhận, thẩm định và định giá tài sản bảo đảm, tiến hành các thủ tục công chứng hợp đồng, đăng ký giao dịch bảo đảm các loại tài sản cầm cố thế chấp. 5.Tiếp nhận và xử lý, theo dõi việc xử lý các nhu cầu rút vốn vay theo hợp đồng tín dụng, nhu cầu sử dụng nghiệp vụ tài trợ thương mại, thấu chi…của khách hàng. 6.Theo dõi, lập báo cáo, đôn đốc thu nợ và đề xuất hướng giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ tồn đọng thuộc phạm vi quản lý của phòng. 2.1.3.3. Phòng hành chính nhân sự. *Chức năng: Phòng hành chính nhân sự là phòng chuyên môn thuộc Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Thăng Long có chức năng tham mưu và giúp giám đốc chi nhánh trong công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, công tác hành chính quản trị tại chi nhánh theo đúng bộ luật lao động, quy định hiện hành của NHNNVN và NHNTVN. *Nhiệm vụ: 1.Tham mưu cho Ban Giám đốc Chi nhánh về công tác cán bộ, công tác tổ chức, quản lý nhân sự và xây dựng kế hoạch tiền lương, xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo của Chi nhán. 2.Thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ đãi ngộ khác với cán bộ Chi nhánh. 3.Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, sữa chữa và xây dựng nhỏ… của Chi nhánh. 4.Xây dựng kế hoạch và lập đề án phát triển mạng lưới các phòng giao dịch, điểm giao dịch. 5.Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ và các báo cáo đột xuất khác. 2.1.3.4.Phòng ngân quỹ. *Chức năng: Phòng ngân quỹ có chức năng triển khai thực hiện công tác quản lý tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, giấy tờ coi như có giá, ấn chỉ quan trọng tại chi nhánh, thu chi tiền mặt VND về ngoại tệ và đảm bảo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ, chế độ quản lý kho quỹ của nhà nước, của NHNNVN và NHNTVN. *Nhiệm vụ: 1.Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tiền mặt đảm bảo sẵn sàng các loại tiền mặt để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng phục vụ khác hàng và nội bộ Ngân hàng. 2.Là đầu mối tiếp nhận và lưu giữ các tài liệu về kho quỹ, thông tin về tiền thật, tiền giả, tiền mất cắp…Có trách nhiệm xử lý thông tin, lưu giữ và cung cấp thông tin nhận được hoạch phát hiện được cho tất cả các phòng, ban có liên quan biết để phối hợp thực hiện, phòng ngừa rủi ro nhưng phải bảo đảm đúng chế độ quy định. 3.Thực hiện thu chi tiền mặt ngoại tệ, séc du lịch là các ngoại tệ tự do chuyển đổi mà NHNT VN quy định mua từng thời kỳ. Giám định tiền thật, tiền giả. 4.Thực hiện nghiêm túc và đúng quy định về việc thu, nộp tiền giả VND và ngoại tệ. 5.Trực tiếp quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp cầm cố chứng từ có giá, ấn chỉ quan trọng chưa sử dụng. 6.Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động ngân quỹ. 7.Đảm bảo mức tồn quỹ tiền mặt đồng Việt nam, ngoại tệ phục vụ hoạt động của Chi nhánhhiệu quả. 8.Xử lý tiền mặt đã hết hạn lưu hành hoạc không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo chế độ quy định. 2.1.3.5.Tổ kiểm tra nội bộ. *Chức năng: Tổ kiểm tra nội bộ có chức năng tham mưu và giúp Ban Giám đốc trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện các văn bản pháp luật của nhà nước, quy chế, quy định của NHNNVN và NHNTVN nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tín dụng của Chi nhánh, bảo vệ lợi ích của Nhà Nước, của Ngân hàng và khách hàng tại chi nhánh. * Nhiệm vụ: Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm soát nội bộ trình giám đốc Chi nhánh duyệt và tiến hành kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định của Ngân hàng Nhà Nước và các qui chế, qui trình nghiệp vụ và quy định nội bộ của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 2.1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2007 cũng với sự kiện Việt nam gia nhập TWO, theo các cam kết quốc tế đã thoả thuận, khu vực dịch vụ tài chính - ngân hàng được mở cửa tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt nam, tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong bối cảnh có nhiều biến động và thách thức của thị trường tài chính tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường hàng hoá nhưng nền kinh tế vẫn đạt được mức tăng trưởng là 8.5 % cao nhất trong 10 năm qua với sức bật mạnh mẽ và đồng đều của tất cả các ngành kinh tế. Năm 2007 Ban lãnh đạo NHNT Việt nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển bền vững của NHNT, của việc đổi mới phương thức quản trị điều hành, trong đó đặc biệt chú trọng vào quản trị doanh nghiệp theo mô thức quản lý hiện đại theo thông lệ quốc tế. Kết quả đạt được nổi bật ở các khía cạnh : tăng cường công tác quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả quản trị hệ thống, tích cực năng động trong hoạt động đối ngoại. Đặc biệt là sự kiện cổ phần hoá NHNT VN vào tháng 12/2007 là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển và hội nhập của NHNT, trong tương lai NHNT sẽ trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng. Từ tháng 1/2007 NHNT CN Thăng Long thực hiện chuyển đổi, tách dữ liệu ra khỏi NHNT Hà Nội. Do đó, công tác kế toán tại Chi nhánh đã phát sinh rất nhiều nghiệp vụ mới như: Hạch toán trên hệ thống tài khoản độc lập, chấm và theo dõi phát sinh các tài khoản tổng hợp tại Chi nhánh, nhận IBT_online làm báo cáo cân đối và các báo cáo khác,…Mặc dù đây là những nghiệp vụ hoàn toàn mới nhưng với sự nỗ lực của cán bộ Chi nhánh nên Chi nhánh vẫn đảm bảo hạch toán chính xác, kịp thời và hoàn thành các báo cáo đúng thời gian. Trong bối cảnh chung đó NHNT Thăng long cũng đã nắm bắt thời cơ và vượt qua trở ngại để đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên Ngân hàng cũng có những khó khăn đó là : -Số lượng khách hàng tăng trưởng nhanh, nhiều sản phẩm mới phát sinh trong khi số lượng cán bộ còn mỏng nên không đáp ứng được khối lượng công việc tăng này. -Đa số cán bộ còn trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác, đôi khi xử lý công việc còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, trong ứng xử còn hạn chế, chưa đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng vì chưa có hình thức đào tạo và đào tạo lại nào trong thời gian qua. -Chưa hệ thống hoá được các văn bản, quy định về kế toán, tài chính vì chưa có một cơ sở dữ liệu về văn bản,quy định để tra cứu. 2.1.4.1.Về nguồn vốn Nguồn vốn của bất kỳ một ngân hàng nào cũng đóng vai trò hết sức quan trong trong việc tồn tại cũng như hoạt đông sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Do vậy ngay từ khi được thành lập, công tác huy đông vốn tại chi nhánh được đặt lên hàng đầu, chi nhánh đã quán triệt tới từng cán bộ, chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc tiếp cận khách hàng, mở rộng các hình thức thanh toán như chuyển tiền điện tử, kết nối với khách hàng, chất lượng dịch vụ thẻ đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng… cho đến cuối năm 2007 đã có 8042 khách hàng sử dụng thẻ ATM của chi nhánh. Do đó tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh luôn rất cao và có tính ổn định, góp phần tích cực vào hoạt động điều chuyển vốn của hệ thống NHNT Việt nam. Biểu đồ 2.1 - Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh NHNT Thăng long. Đơn vị: Tỷ quy đồng Nguồn : Bảng Tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của NHNT CN Thăng Long. Năm 2005 NHNT CN Thăng Long đạt được kết quả khả quan, đặc biệt là công tác huy động vốn. Đó là do năm NHNT VN được Chính Phủ chính thức ra quyết định cổ phần hoá. Trong nhiều năm liên tiếp thì NHNT VN nói chung cũng như NHNT CN Thăng Long nói riêng đã xây dựng một hình ảnh ngân hàng “an toàn, vững chắc, tin cậy”. Thế mạnh về công nghệ đang là động lực thúc đẩy cho ngân hàng trong việc tiên phong đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, phong phú về loại hình, uy tín về chất lượng. Ngoài ra ngày càng tích hợp nhiều chức năng cho phép triển khai các tiện ích và dịch vụ đi kèm. Ở thời điểm này thì lĩnh vực ngân hàng bán lẻ đang là điểm nóng cạnh tranh giữa các NHTM, chính vì vậy Ban lãnh đạo luôn đánh giá quan tâm xác định dịch vụ [...]... trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Thăng Long Xác định công tác huy động vốn là trọng tâm và xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNT CN Thăng long Vì vậy, Ngân hàng đã tập trung thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh công tác huy động vốn Hiện nay, công tác huy động vốn đặc biệt là huy động vốn trung dài hạn đang là một bài toán khó đối với ngân hàng thương. .. dụng vốn trung và dài hạn của ngân hàng đối với khách hàng 2.2.5 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn Nguồn vốn huy động tăng lên chưa đủ để đánh giá hiệu quả của công tác huy động vốn Nếu nguồn vốn huy động lớn trong khi lượng vốn đầu tư thấp thì sẽ dẫn đến tình trạngđọng vốn, làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, vì dù cho vay được hay không ngân hàng vẫn phải trả lãi cho khách hàng. .. với cho vay có hiệu quả cao, điều này đảm bảo bảo toàn nguồn vốnngân hàng đã huy động, đảm bảo chi trả đủ cả gốc và lãi cho người gửi tiền 2.3.2 Những hạn chế trong hiệu quả huy động vốn Để nâng cao lượng huy động vốn, các NHTM đã đa dạng hóa hình thức huy động vốn; có những lúc vốn huy động tăng nhanh và cao ở từng nơi, từng lúc, vì thế có ngân hàng thừa vốn, có ngân hàng thiếu vốn Trong thời... Nếu huy động vốn ít mà nhu cầu xin vay nhiều thì ngân hàng sẽ không đáp ứng được vốn cho khách hàng, do đó khách hàng sẽ đi tìm nguồn vốn khác, ngân hàng sẽ bị mất khách hàng, uy tín của ngân hàng bị giảm sút Xuất phát từ lý do đó, song song với công tác huy động vốn NHNT CN Thăng Long luôn coi trọng công tác sử dụng vốn Bảng 2 9 - Quan hệ giữa vốn và sử dụng vốn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Vốn huy động. .. Trong thời gian qua, nguồn vốn ngắn hạn của các NHNT CN Thăng Long chưa thực sự ổn định và lượng vốn mà các Chi nhánh huy động được chưa hiệu quả, cụ thể : Thứ nhất, quy mô huy động vốn còn nhỏ, do Chi nhánh mới được tách ra từ NHNT CN Hà Nội Thứ hai, Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh chưa hợp lý, có sự mất cân đối giữa các hình thức huy động : Huy động qua tiền gửi tiết kiệm và huy động qua tiền gửi của các... khách hàng thực hành thanh toán và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Ngân hàng đã thực hiện chính sách khách hàng, tuyên truyền quảng cáo nhằm thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như Hội nghị khách hàng, quảng cáo… - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho công tác huy động vốn, ngân hàng đã thực hiện nối mạng giao dịch của ngân hàng, hệ thống này đã giúp ngân hàng. .. kết quả và hạn chế trong hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Thăng Long trong một số năm vừa qua 2.3.1 Những kết quả đạt được Trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng trưởng trong cơ cấu tài sản nợ Trong đó nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm chi m tỷ trọng ngày càng lớn, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn ngày càng lớn hơn tiền gửi không kỳ hạn Nguồn vốn. .. kế toán các năm tại NHNT CN Thăng Long Ta thấy, vốn không kỳ hạn chi m tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chỉ chi m 19,35 % còn lại là huy động từ dân cư chi m 77,4 % Như vậy, nguồn vốn của chi nhánh là tương đối ổn định Biểu đồ 2.4 - Biểu đồ cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn Đơn vị : Tỷ đồng Nguồn : Bảng cân đối kế toán các năm tại NHNT CN Thăng Long Qua bảng số... vượt số vốn ngắn hạn huy động Năm 2007, Tổng huy động vốn ngắn hạn đạt 691,826 tỷ quy đồng, sử dụng vốn ngắn hạn là 513,784 tỷ, huy động vốn trung và dài hạn đạt 459,174 tỷ, sử dụng vốn trung và dài hạn đạt 530,216 Như vậy ngân hàng đã sử dụng một phần vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn Số vốn huy động trung và dài hạn chi m tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động Mặt khác nhu cầu vốn trung... cân đối kế toán của NHNT CN Thăng long \Biểu đồ 2.3 - Kết cấu huy động vốn theo đối tượng huy động năm Đơn vị : Tỷ đồng Nguồn : Bảng cân đối kế toán năm 2007 tại NHNT CN Thăng Long Tính đến thời điểm 31/12/2007, Tổng vốn huy động của NHNT CN Thăng Long là 1151,455 tỷ quy đồng tăng 25 % so với 31/12/2006 Hiện nay, nguồn vốn huy động của NHNT CN Thăng Long chủ yếu từ các nguồn vốn sau: Tiền gửi các tổ chức . THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thăng long. 2.1.1 chất lượng dịch vụ. 2.2 .Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Thăng Long. Xác định công tác huy động vốn là trọng tâm và xuyên

Ngày đăng: 06/11/2013, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan