SKKN thường dùng./.

9 186 0
SKKN thường dùng./.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TỈNH KIÊN GIANG . PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TP RẠCH GIÁ. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint ĐỂ DẠY ÂM , VẦN LỚP 1 TIỂU HỌC Người viết : Đỗ Thị Phương Hoa Đơn vị : Trường TH Kim Đồng . Thành phố Rạch Giá , tháng 3 năm 2008. KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint ĐỂ DẠY ÂM , VẦN LỚP I TIỂU HỌC A.ĐẶT VẤN ĐỀ : Để có được một người hữu ích cho đất nước :có tâm ,có tầm; có tài ,có đức ; nắm lí thuyết , thực hành; có kiến thức đồng thời cũng phải có những kĩ năng đáp ứng thực tiễn cuộc sống sinh động - việc đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học là cần thiết . Sự đổi mới hình thức dạy học tạo cơ hội cho từng học sinh hình thành các kĩ năng phục vụ học tập lẫn kĩ năng sống cho một con người toàn diện, đáp ứng sự đòi hỏi của xã hội phát triển hiện nay. Nhằm tạo ra sản phẩm là con người như mục tiêu giáo dục đề ra , người giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học , đổi mới hình thức tổ chức dạy học , đa dạng hóa các hoạt động học tập của HS trong từng tiết dạy để tạo ra môi trường học tập tích cực , môi trường giáo dục lành mạnh phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi . 1. Dẫn nhập : Trong các môn học ở Tiểu học môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng vì : Môn Tiếng Việt là môn học chủ đạo , là môn học công cụ . Các kiến thức , kĩ năng của môn Tiếng Việt có nhiều ứng dụng trong cuộc sống , chúng rất cần thiết để học các môn học khác ở trường Tiểu học và học tiếp môn Ngữ văn ở Trung học.Đặc biệt, lứa tuổi Tiểu học : là giai đoạn chuyển tiếp từ hoạt động chơi ở mẫu giáo sang hoạt động học là chủ đạo ở Tiểu học , nó đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người Việt Nam . - Tiếng Việt ở lớp 1 có 10 tiết / tuần x 35 tuần = 350 tiết , chia làm hai phần học vần và luyện tập tổng hợp : Học vần : 24 tuần Luyện tập tổng hợp : 11 tuần ( 3 tuần 1 chủ điểm ) 2. Những thuận lợi , khó khăn : 2 * Thuận lợi : - Phòng học thoáng , mát , đủ ánh sáng . - Có phòng cho bộ môn tự chọn : tin học , âm nhạc - Đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về tay nghề. - BGH rất quan tâm đến việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. - Học sinh phần lớn chăm ngoan học tập , đa số là người địa phương . - Trường Tiểu học Kim Đồng là môi trường tốt cho công tác “ hai tốt “ , Ban Giám Hiệu và tổ khối chuyên môn thường xuyên góp ý , tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ được giao . - Giáo viên có trình độ tin học nhất định , chịu khó học hỏi . * Khó khăn : Do một số HS thiếu chuyên cần , lo ra , không chuẩn bị trước khi đến lớp . Do một số học sinh chưa mạnh dạn , thiếu tự tin khi đứng trước tập thể . + Học sinh chưa nắm được cách đánh vần một vần , một tiếng . + Học sinh chưa nắm được cách phân tích một âm , một tiếng. + Học sinh đọc chưa chạy vì chưa nhớ mặt chữ. + Học sinh viết chữ chưa đúng chữ mẫu , Học sinh gặp nhiều khó khăn khi viết chính tả. Do đổi mới chương trình sách giáo khoa lớp 1 đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều thời gian để soạn giáo án . Từ những cơ sở thực tiễn nói trên tôi chọn đề tài “sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint để dạy âm - vần lớp 1 bậc Tiểu học. “ để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học theo quan điểm đổi mới của Đảng và nhà nước ta . B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : Dạy âm,vần được trải dài suốt học kì 1 cho đến hết tuần 24 của học kì 2, lớp 1. Các âm ,vần đã học hầu hết rất gần gũi với thực tế, cuộc sống, học sinh cần phải nắm vững và vận dụng vào thực tế ,có cơ sở tiếp tục học những bài tập đọc ở học kì 2 , ÁP DỤNG KIẾN THỨC đã học để học lên lớp trên. 1.KHÂU CHUẨN BỊ : a. Đối với giáo viên : - Giáo viên tự nghiên cứu nội dung môn Tiếng Việt ( sách giáo khoa , sách hướng dẫn giảng dạy ) và các tài liệu khác có liên quan . - Thường xuyên cập nhật kiến thức tin học (thao tác trên máy , lên mạng truy cập thông tin , …) để vận dụng vào bài dạy tạo sự hứng thú cho học sinh khi tham gia bài học . 3 - Trong qúa trình dạy : giáo viên là người tổ chức (thiết kế ) và học sinh (thi công ) là trung tâm trong quá trình dạy học . - Thiết kế những tiết dạy , những Slide phải mang tính khoa học , thẩm mĩ, logich , phải phù hợp với tâm sinh lí học sinh . - Đưa ra những ví dụ cụ thể , quen thuộc đối với học sinh . - Có hình ảnh ( tĩnh hoặc động ) trung thực , rõ nét phù hợp với thực tế . - Tự học cách phát âm chuẩn , dễ nghe . - Tự rèn luyện nét chữ sao cho chuẩn , hoặc cận chuẩn . - Tất cả những ý tưởng của giáo viên định thể hiện ở bài dạy đều được thiết kế sẵn trong những slide , vì vậy trong quá trình dạy học người giáo viên có rất nhiều thời gian kiểm tra từng thao tác của HS , uốn nắn kịp thời những sai sót của HS. Định dạng Font chữ , chỉnh sửa màu , Font nền , tạo sự lạ mắt , thích thú cho học sinh . * Phương pháp giảng dạy có thể dùng kết hợp nhiều phương pháp nhưng có hai phương pháp đặc trưng : phương pháp trực quan và thực hành luyện tập . Đặc biệt là phương pháp thực hành ( thực hành chọn các con chữ , thực hành phát âm , thực hành viết từng nét chữ , …) , tuyên dương . b. Đối với học sinh : Buộc phải chuẩn bị trước bài ở nhà . 2. KHÂU THỰC HIỆN : Đầu năm học , sau khi nhận lớp, công việc đầu tiên là khảo sát học sinh : về nhận diện con chữ , về tìm hiểu môi trường xung quanh ,về nhận diện các số, … Bước vào chương trình Tiếng Việt lớp 1,tôi phát hiện ở các em có một số lỗ hổng như sau : a . Trường hợp 1 : - Em hãy đánh vần : vần an Kết quả : Một số em không đánh vần được , một số em đọc được a ,n nhưng chưa biết ráp a – n – an , một số em lại đánh vần a - n – na …. b . Trường hợp 2 : - Em hãy đánh vần tiếng : năm Kết quả : Một số em đánh vần : ă – m - ăm , n – ăm – năm . Một số em đánh vần : n – ă – ná – m – ăm , năm. c. Trường hợp 3 : - Em hãy viết vào bảng con : làm Kết quả : àml , lan, lám , … d . Trường hợp 4 : - Em hãy phân tích tiếng đàn . 4 Kết quả : Tiếng đàn có : vần an đứng trước , đ đứng sau , dấu sắc trên a . Nguyên nhân : * Về học sinh : - Chưa nắm cấu tạo của âm vần , chưa thấy rõ mối quan hệ âm vần . - Chưa biết cách đánh vần âm , đánh vần tiếng . - Chưa biết phân tích một tiếng . - Chưa nắm cấu tạo tiếng , chưa biết cách tạo tiếng . 3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC : 1 . Nhận diện âm , vần : Dạy cho học sinh nhận diện đúng âm : Trong bài dạy âm , các em đều được quan sát hình ảnh : trái lê , con dê , cái nơ , trái me , (tĩnh và động ) … các em đều được nghe phát âm mẫu , được phát âm , được nghe các bạn phát âm . - Trong mỗi bài học chính các em được tự tay chọn âm , được viết bóng , được tự tay viết từng nét . - Mô tả từng nét cơ bản của các con chữ để giúp học sinh nhớ lại các con chữ . Trong lúc mô tả , luôn cho các em viết lên không trung ( viết bóng) để giúp các em tưởng tượng dễ dàng hơn . Ví dụ : Một nét cong hở phải : C chữ / cờ / Một nét khuyết trên : , một nét thắt : chữ / bờ / Một nét móc xuôi : , một nét móc hai đầu : chữ / nờ / - Khi đã nắm chắc âm , việc tạo vần sẽ dễ dàng với các em hơn . Khi hình thành vần mới việc đầu tiên là các em phải phân tích vần ấy một cách chắc chắn . Ví dụ : - Em hãy phân tích Vần ai Vần ai có a đúng trước , i đứng sau . - Em hãy phân tích vần ang Vần ang có a đứng trước , ng đứng sau . 2. Dành thời gian cho học sinh thực hành chọn chữ Các em sẽ chọn chữ cái a , sau đó mới chọn chữ cái i , giáo viên làm mẫu trên màn hình để học sinh so sánh đối chiếu , điều chỉnh kịp thời . 3. Sau khi đã chọn chính xác các vần , việc đánh vần sẽ dễ dàng hơn : con chữ nào đứng trước thì đọc trước , sau đó ráp lại thành vần . Từng cá nhân tham gia đánh vần , giáo viên nên khuyến khích các em còn chưa tự tin khi đứng trước tập thể . Ví dụ : Đánh vần : en : e – n – en ung : u –ng – ung 4.Cách tạo tiếng : 5 - Giáo viên là người làm mẫu trên màn hình .Sau khi có vần mới ,học sinh sẽ tự tin chọn thêm một phụ âm ,dấu thanh để tạo tiếng .Trước khi tạo tiếng , học sinh lại được nghe bạn mình phân tích tiếng đó một lần nữa . Với hoạt động dạy học : thầy làm mẫu, cá nhân thực hành ,kết quả dạy học sẽ cao hơn . Ví dụ : Chọn thêm chữ m , dấu huyền, để tạo tiếng mèo . Chọn thêm chữ s , để tạo tiếng sơn . Đã có Chọn thêm Tạo tiếng eo m , dấu huyền mèo ơn s sơn Sau khi tạo tiếng , cá nhân sẽ tự được đứng lên phân tích tiếng mình vừa chọn . Ví dụ : Tiếng mèo có : m đứng trước , eo đứng sau , dấu huyền trên e . 5. Hướng dẫn học sinh nhận biết sự giống nhau , khác nhau của các âm ,vần mới và các âm ,vần đã học Các bước so sánh : Vần ao , vần eo có gì giống nhau ? ( giống nhau o) Vần ao , vần eo có gì khác nhau ? (khác nhau : ao có a , eo có e ) Để tập cho học sinh làm quen với thao tác tư duy , phân tích, tổng hợp , so sánh , khái quát hoá mỗi khi làm bài tập điền âm ,vần , học sinh phải biết nắm vững yêu cầu của bài tập , sự kiện đã cho , phải điền là gì . Biết vận dụng các âm vần đã học để giải được các bài tập cụ thể • Ngoài ra , các quy tắc chính tả ( g, ng , c , k , qu , .) được lồng ghép vào các trò chơi học tập , thi đua ở mỗi tổ , nhóm . Ví dụ : Em hãy điền g , gh vào chỗ trống sau : Con .à , .ế tựa .i nhớ , .õ mõ …ềnh thác , …ọn …àng Em hãy giải thích vì sao ? (âm / gờ / đứng trước e, ê , i em phải viết bằng gh ) Qua đó , liên hệ thực tế với từ ngữ sử dụng ở địa phương để các em nắm trong thực tế . lượm lúa = bó lúa quả muỗm = quả xoài cái xẻng = cái leng cái chổi = cây chổi trỉa đỗ = gieo hạt đậu ( xuống đất ) trảy vào = hái vào trái bòng = trái bưởi 6 Đồng thời giáo dục các em tính cẩn thận , chính xác trong khi viết chính tả , trong lúc đọc bài , trong lúc làm bài Đặc biệt là biết vận dụng những điều đã học để làm quen với việc viết chính tả , làm bài tập điền âm vần , đọc đúng , đọc chuẩn , rồi tiến tới đọc diễn cảm. 6. Giáo viên thường xuyên giám sát , động viên hay giúp đỡ học sinh (nhất là đối với HS yếu ) trong suốt quá trình học tập , đánh giá đúng kết quả luyện tập của HS để có biện pháp dạy học tiếp theo sao cho phù hợp . * Về hình thức dạy học : Phối hợp nhiều hình thức : học toàn lớp , học theo nhóm , tổ chức thi đố vui , trò chơi , sử dụng các phiếu bài tập . GIÁO ÁN : BÀI 82 : ICH - ÊCH A . Mục đích , yêu cầu : - HS đọc và viết được : ich, êch , tờ lịch , con ếch - Đọc được từ , các câu ứng dụng . - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Chúng em đi du lịch . B . Chuẩn bị : Giáo viên : - Máy tính , máy chiếu , pont chiếu , bài dạy thiết kế lưu trong máy . Học sinh : - Bộ đồ dùng Tiếng Việt , bảng con , phấn . C . Hoạt động : ( Đính kèm giáo án minh hoạ ) C. KẾT QUẢ : Với những biện pháp nêu trên , tôi đã rèn học sinh trong suốt học kì một . Qua các tiết dạy , những slide tôi đưa lên trình chiếu hoàn toàn làm học sinh hứng thú , liên tục có những tiếng xuýt xoa, trầm trồ, … Không khí lớp học dường như có một chất xúc tác vô hình nào đấy ,làm cho các em đọc hay hơn, chọn chữ nhanh hơn , chính xác hơn ,và dĩ nhiên tiết dạy đạt hiệu quả cao,…và tôi cũng vui lây với niềm vui của các em . Đó là một thực tế mà tôi đã trải qua . Riêng môn Tiếng Việt , học kì một lớp tôi đạt được kết quả như sau : 7 Giỏi Khá Trung bình Yếu 21 (63,6%) 9(27,2) 1(3%) 2(6%) D . KẾT LUẬN CHUNG : Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học là một việc làm tất yếu , là một bước đi tất yếu của thời đại . Dạy học âm , vần ở lớp 1 theo quy trình trên là dạy theo quan điểm giao tiếp và tích cực hoá hoạt động của HS .Trong giờ học mọi học sinh đều được tham gia học tập một cách tích cực . Như vậy , các kĩ năng phụcvụ học tập như : nghe , nói , đọc , viết , tính toán , quan sát , đối chiếu , so sánh , lập luận , trao đổi , chia sẻ , hợp tác , … sẽ dần hình thành . Đó chính là cái nền cho phươg pháp tự học sau này . Bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về công nghệ thông tin như: một số bộ phận của máy tính , một số thuật ngữ thường dùng , rèn luyện một số kĩ năng sử dụng máy tính . - Hình thàmh cho HS một số phẩm chất và năng lực cần thiết của người lao động hịên đại như : + Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lí thông tin. + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động hoc tập,lao động trong xã hội hiện đại . + Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học. + Có ý thức tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội . - Sử dụng tin học như một công cụ tích cực đổi mới PPDH ở tiểu học trong giai đoạn mới . Khi đã nắm vững các kĩ thuật dạy học bằng GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ sẽ giúp bạn tự tin và mong muốn sử dụng chúng để dạy cho học sinh của mình.Tuy nhiên thời gian đầu sử dụng có thể chưa đạt hiệu quả như mong muốn . Nhưng chúng ta sử dụng dần dần sẽ trở nên dễ dàng , tiện ích rất nhiều đối với HS và GV.Qua đó bạn sẽ thấy HS mình say mê ,tích cực học tập và học tập hiệu quả hơn.Bạn hãy thử xem, chúc bạn thành công ! Hội đồng đánh giá SK Người viết Đỗ Thị Phương Hoa . 8 9

Ngày đăng: 06/11/2013, 20:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan