HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN KIM LOẠI MÀU THÁI NGUYÊN

11 328 0
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN KIM LOẠI MÀU THÁI NGUYÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN KIM LOẠI MÀU THÁI NGUYÊN 3.1 Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ kết quả tiêu thụ tại Công ty Trách nhiện hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên: Trải qua hơn 30 năm hình thành phát triển Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên đã có những cống hiến to lớn cho nền kinh tế nước nhà. Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh Công ty đã vượt qua nhiều thử thách, nắm lấy mọi cơ hội, đó là sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Góp phần vào những thành tích chung của Công ty phải kể đến những thành công trong công tác kế toán, đặc biệt là kế toán tiêu thụ kết quả tiêu thụ tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên. 3.1.1 Đánh giá về tổ chức bộ máy kế toán tiêu thụ: Công tác kế toán tại đơn vị đã cung cấp được những thông tin tài chính kế toán cần thiết phục vụ cho quản lý sản xuất. Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung đảm bảo cho bộ máy kế toán được gọn nhẹ, hiệu quả lại vừa tiết kiệm được chi phí. Các cán bộ trong phòng kế toán được bố trí đảm nhiệm các phần hành phù hợp với năng lực trình độ của mỗi người. Với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm nhiệt tình trong công việc, công tác kế toán của Công ty đang đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động quản lý tài chính. Trong đó kế toán tiêu thụ kết quả tiêu thụ thành phẩm đã cung cấp được những thông tin cần thiết phục vụ cho quản lý sản xuất tiêu thụ của đơn vị. Kế toán đã phản ánh ghi chép đầy đủ tình hình xuất bán, thanh toán tiền hàng, hàng tồn kho, đồng thời theo dõi rất chi tiết doanh thu tiêu thụ của từng mặt hàng cùng các khoản giảm trừ doanh thu. Việc xác định kết quả tiêu thụ cuối cùng cho từng mặt hàng qua bảng chi tiết tiêu thụ năm là rất cần thiết để đưa ra quyết định sản xuất trong tương lai. 3.1.2 Đánh giá về hình thức sổ sách kế toán: Hệ thống sổ sách sử dụng trong Công ty khá đầy đủ theo quy định từ các sổ chi tiết đến các sổ, các bảng tổng hợp. Đồng thời một số mẫu sổ, mẫu bảng cũng được thiết kế sáng tạo cho phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty. Công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ là rất phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Tuy đây là một hình thức ghi sổ phức tạp hơn các hình thức khác nhưng lại dễ để kiểm tra đối chiếu số liệu giúp cho việc lập các báo cáo tài chính kịp thời chính xác. Nhờ đó công tác kế toán tại Công ty đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty đạt kết quả cao. 3.1.3 Đánh giá về chứng từ kế toán tiêu thụ kết quả tiêu thụ: Các chứng từ sử dụng trong việc hạch toán theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Quá trình luân chuyển chứng từ cũng được tổ chức tương đối hợp lý khoa học trong việc lập, phê duyệt, sử dụng, bảo quản lưu trữ, đồng thời được ghi chép kịp thời, chính xác đúng với nghiệp vụ thực tế phát sinh. Đây là điều kiện đầu tiên để công tác tài chính kế toán có thể thực hiện một cách chặt chẽ hiệu quả. Tuy nhiên việc lập hóa đơn GTGT của Công ty đôi khi vẫn còn vi phạm chế độ kế toán như đối với một số khách hàng quen Công ty không tiến hành lập hóa đơn GTGT ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế mà thường tiến hành lập sau. Nhiều hóa đơn GTGT vẫn còn thiếu chữ ký của các bên liên quan như chữ ký của người mua… 3.1.4 Đánh giá về hệ thống tài khoản sử dụng: Hệ thống tài khoản trong Công ty được xây dựng trên cơ sở hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành. Là doanh nghiệp thực hiện toàn bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ nên Công ty đăng ký sử dụng hầu hết các tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành. Tuy nhiên Công ty không mở nhiều tài khoản cấp hai để theo dõi chi tiết những đối tượng chi tiết được theo dõi trên sổ chi tiết. Nói chung việc sử dụng hệ thống tài khoản cũng đã phản ánh tương đối chính xác bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 3.1.5 Đánh giá về công tác quản lý kế toán tiêu thụ, kết quả tiêu thụ: - Về công tác tiêu thụ hàng hóa: Doanh thu tiêu thụ được kế toán phản ánh kịp thời chi tiết từng hóa đơn, từng loại thành phẩm, từng hình thức thanh toán. Từ đó giúp cho việc xác định doanh thu bán hàng trong kỳ chính xác đầy đủ. Mặt khác Công ty áp dụng phương pháp bán hàng linh hoạt với nhiều phương thức thanh toán có chế độ khuyến khích khách hàng bằng cách chiết khấu cho khách hàng nên công tác tiêu thụ được đẩy mạnh. - Về kế toán thanh toán với khách hàng: Kế toán đã mở sổ chi tiết thanh toán với từng đối tượng khách hàng cụ thể giúp cho lãnh đạo Công ty nắm được tình hình công nợ của từng khách hàng cũng như toàn bộ công nợ của khách hàng từ đó có biện pháp thu hồi nợ tránh bị chiếm dụng vốn quá nhiều. - Về phương pháp tính giá vốn của hàng xuất kho: Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá thành phẩm xuất kho. Theo phương pháp này thì đến cuối kỳ khi tính ra giá đơn vị bình quân thì chỉ tiêu giá trị mới được bổ sung, còn trong kỳ chỉ theo dõi về mặt số lượng. Như thế việc cung cấp thông tin kịp thời cũng gặp khó khăn công việc dồn vào cuối quý nên có thể xảy ra sai sót. - Về các khoản giảm giá dự phòng: + Dự phòng phải thu khó đòi: Hiện nay Công ty chưa lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi vì có thể do khách hàng của Công ty hầu hết là các khách hàng quen có quan hệ mua bán với Công ty trong nhiều năm. Tuy nhiên các khoản phải thu cũng có thể gặp phải những rủi ro nhất định. Có những khách hàng sau khi mua hàng với khối lượng lớn đã không có khả năng thanh toán. Việc không lập dự phòng cho các khoản phải thu khách hàng đôi khi làm cho Công ty không chủ động được về mặt tài chính, đồng thời không tận dụng được những lợi ích trên phương diện thuế, vì dự phòng được tính vào khoản chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. + Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Công ty không tiến hành trích lập giảm giá hàng tồn kho điều đó đã tác động không tốt đến kết quả kinh doanh của Công ty khi đánh giá hàng hóa nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa. - Về áp dụng kế toán máy: Hiện nay công tác kế toán của Công ty vẫn phải làm trên EXCEL dẫn đến lượng ghi chép gấp đôi. Trong thời gian tới Công ty cần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán máy. Nó vừa đơn giản giảm được việc ghi chép bằng tay tránh sai sot trong hạch toán, tăng độ chính xác góp phần nâng cao năng suất hiệu quả công tác kế toán nói riêng công tác kinh doanh nói chung. 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ kết quả tiêu thụ tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên kim loại màu Thái Nguyên: Qua một thời gian ngắn thực tập tại Công ty, đồng thời trên cơ sở những kiến thức tiếp thu được trong thời gian học tập tại trường, dưới góc độ là một sinh viên em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp như sau: 3.2.1 Hoàn thiện về chứng từ sổ sách: Kế toán tại Công ty cần tuân thủ tính kịp thời khi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh dù trong nội bộ hay bên ngoài kế toán cũng phải lập chứng từ ngay tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng thứ tự thời gian, việc này hạn chế được sự bỏ sót hay nhầm lẫn số liệu. Hóa đơn GTGT cần phải được lập ngay khi có sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, các thông tin trên hóa đơn phải được ghi đầy đủ. 3.2.2 Hoàn thiện về phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Để khắc phục những hạn chế do phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ đem lại. Công ty có thể lựa chọn phương pháp giá bình quân liên hoàn khi đã áp dụng kế toán máy. Còn hiện nay khi chưa triển khai được phần mềm kế toán máy Công ty cũng có thể sử dụng phương pháp giá hạch toán thay cho phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ để giảm sự chậm chễ trong việc cung cấp thông tin kế toán. 3.2.3 Hoàn thiện về các khoản giảm giá dự phòng: 3.2.3.1 Về dự phòng phải thu khó đòi: Cuối mỗi niên độ kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc xác nhận khoản nợ của khách hàng, tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng mà kế toán xác định các khoản nợ phải thu có thể thất thu phù hợp với chế độ tài chính hiện hành để lập dự phòng phải thu khó đòi, mức lập dự phòng được xác định như sau: Mức dự phòng cần lập = Số nợ thực tế x Số % có khả năng mất nợ Số % mất nợ được quy định như sau: - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm - Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, hoặc đang thi hành án…thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng Các khoản dự phòng này được tập hợp vào bảng chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý kinh doanh. + Khi đã lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi, kế toán sẽ phản ánh: Nợ TK642: (Chi phí quản lý kinh doanh) Có TK139: (Dự phòng phải thu khó đòi) + Nếu mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cuối niên độ sau lớn hơn mức dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được lập thêm dự phòng: Nợ TK642: Có TK139: + Nếu dự phòng nợ phải thu khó đòi cuối niên sau thấp hơn mức dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập dự phòng: Nợ TK139: Có TK642: 3.2.3.2 Về dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng hàng thuộc tài sản của Công ty được chứng nhận bởi các chứng từ kế toán có liên quan tới hàng tồn kho căn cứ vào giá cả thị trường của mỗi loại hàng hóa đó, kế toán tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Mức dự phòng cần lập = Số lượng hàng hóa tồn mỗi loại x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho + Mức dự phòng này cũng được lập cho từng loại hàng hóa tổng hợp vào bảng chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào giá vốn hàng bán của Công ty, khi đó kế toán ghi: Nợ TK632: (Mức dự phòng cần lập) Có TK159: (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho) + Nếu sang niên độ kế toán tiếp theo, số dự phòng cần lập mà lớn hơn số dự phòng đã lập thì lập thêm khoản dự phòng chênh lệch đó: Nợ TK632: Có TK159: +Nếu số dự phòng năm sau nhỏ hơn số dự phòng đã lập thì kế toán sẽ hoàn nhập dự phòng theo bút toán: Nợ TK159: Có TK632: 3.2.4 Hoàn thiện về áp dụng kế toán máy: Hiện nay Công ty có rất nhiều máy tính không sử dụng hết, phòng kế toán nên lựa chọn một phần mềm kế toán như: FAST, EFFECT…sao cho phù hợp với đặc điểm của Công ty các phần mềm này hiện nay bán rất nhiều trên thị trường. Công ty cần thiết phải sử dụng phần mềm kế toán bởi vì để: + Giảm bớt khối lượng ghi chép tính toán + Tạo điều kiện cho việc thu thập, xử lý cung cấp thông tin kế toán nhanh chóng, kịp thời về tình hình tài chính của Công ty + Tạo niềm tin vào các báo cáo tài chính mà Công ty cung cấp cho các đối tượng bên ngoài + Giải phóng các kế toán viên khỏi công việc tìm kiếm, kiểm tra số liệu trong việc tính toán số học đơn giản, nhàm chán để họ giành nhiều thời gian cho lao động sáng tạo của cán bộ quản lý. 3.2.5 Hoàn thiện về công tác kế toán quản trị trong Công ty: Kế toán tiêu thụ kết quả tiêu thụ có vai trò rất lớn trong việc ra quyết định sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo. Nhưng hiện nay công tác kế toán nói chung công tác kế toán phần hành tiêu thụ kết quả tiêu thụ nói riêng mới dừng lại ở việc cung cấp thông tin chứ chưa thực hiện đi sâu phân tích trình bày sao cho các nhà quản trị có thể sử dụng chúng một cách hữu ích cho quá trình ra quyết định, đây cũng là một bài toán phức tạp của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Thực chất những hạn chế này có nguyên nhân xuất phát từ cả bên trong bên ngoài doanh nghiệp. Vì thế muốn khắc phục chúng cần phải có sự nỗ lực của trước hết là Công ty, đặc biệt là của các cán bộ phòng kế toán. Công ty cần tổ chức cho nhân viên kế toán đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu, các lớp phổ biến kiến thức pháp luật để có thể nâng cao được nghiệp vụ chuyên môn vận dụng linh hoạt chế độ vào thực tế tại đơn vị. Đồng thời phía Nhà nước cũng cần nghiên cứu thay đổi một số quy định cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh tình trạng có quá nhiều văn bản hướng dẫn có thể gây lúng túng trong việc áp dụng. KẾT LUẬN Nền kinh tế thị trường bên cạnh những hạn chế của mình thì nó còn bộc lộ nhiều ưu điểm mà không có một cơ chế kinh tế nào có được: Tự điều tiết giá cả, tạo ra sự năng động nhạy bén trong kinh doanh, thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển mạnh mẽ. Một trong những động lực thúc đẩy đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế. Đứng trước tình hình đó mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình hướng đi riêng để có thể tồn tại phát triển. Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng Ủy, Ban Giám Đốc cùng sự quyết tâm nỗ lực lao động sản xuất của toàn thể cán bộ công nhân viên. Sau 30 năm xây dựng phát triển, vận động trong nền kinh tế chuyển đổi Công ty đã thu dược nhiều thành tựu lớn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả, hầu hết các sản phẩm sản xuất của Công ty đều có lãi, thu nhập năm sau cao hơn năm trước, việc làm đời sống cán bộ công nhân viên luôn được cải thiện nâng cao. Bên cạnh những thành tích kết quảCông ty đã đạt được, thì Công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn vấn đề tồn tại. Chính vì vậy mà Công ty cần đưa ra những kế hoạch, biện pháp cụ thể hơn nữa như: Tổ chức sắp xếp lại lao động nhằm tăng năng suất lao động, nâng cấp thiết bị sản xuất, lên kế hoạch mọi khoản chi, tiết kiệm mọi chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán nói chung công tác kế toán tiêu thụ kết quả tiêu thụ nói riêng cũng là một trong những vấn đề cấp thiết tất yếu của Công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên đã cho em nắm bắt, thâm nhập thực tế tìm hiểu những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý cũng như công tác kế toán tại Công ty. Do thời gian tìm hiểu không nhiều cũng như trình độ lý luận còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú anh chị trong phòng kế toán Công ty để em có thêm kiến thức cho mình, phục vụ tốt cho quá trình công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS.Nguyễn Văn Công cùng các cô chú, anh chị trong phòng kế toán của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên để em hoàn thành chuyên đề thực tập này. [...]... trình kế toán tài chính doanh nghiệp_chủ biên PGS.TS Đặng Thị Loan_Trường Đại học Kinh tế Quốc dân_Hà Nội 2006 2 Hệ thống tài khoản kế toán_ NXB Tài chính, Hà Nội, 2006 3 Báo cáo tài chính, chứng từ sổ sách kế toán_ NXB Tài chính, Hà Nội, 2006 4 Tài liệu phòng tổ chức hành chính Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên 5 Tài liệu phòng kế toán của Công ty Trách nhiệm. .. Hà Nội, 2006 4 Tài liệu phòng tổ chức hành chính Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên 5 Tài liệu phòng kế toán của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên 6 Trang web: www.mof.gov.vn . HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN KIM LOẠI MÀU THÁI NGUYÊN 3.1 Đánh. pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên kim loại màu Thái Nguyên: Qua một thời gian

Ngày đăng: 05/11/2013, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan