VAI TRÒ CỦA GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ

10 1.8K 11
VAI TRÒ CỦA GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM  Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VAI TRÒ CỦA GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀMNÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ 1. Khái niệm công nghiệp hoá- hiện đại hoá, thực chất và mục tiêu của công nghiệp hoá-hiện đại hoá nước ta. 1.1 Khái niệm và thực chất của công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Khái niệm công nghiệp hoá-hiện đại hoá được thể hiện rất rõ trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khoá VII: “Công nghiệp hoá- hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đó là một quá trình lâu dài”. Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá là một tất yếu và nhiệm vụ này đã được đặt ra từ năm 1960. Đối với Việt Nam, công nghiệp hoá những năm 90 khác căn bản so với công nghiệp hoá những năm 60 trên các mặt: + Công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá. + Công nghiệp hoá tiến hành trong điều kiện phát triển nền kinh tế mở với các nước thuộc các chế độ chính trị khác nhau, đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ đối ngoại. + Công nghiệp hoá-hiện đại hoá được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam hiện nay còn là một nước dựa trên sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (sản xuất nông nghiệp chiếm 27,2% tổng sản phẩm trong nước; 80% dân số nông thôn), do đó để thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước thì công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn chiếm vị trí quan trọng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định: “Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá- hiện đại hoá trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là: đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệpnông thôn”. Công nghiệp hoá nông thôn là một quá trình phát triển kinh tế xã hội mà nội dung chủ yếu của nó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội nông thôn gắn liền với đổi mới công nghệ theo hướng công nghiệp và dịch vụ - là những ngành kinh tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong kinh tế nông thôn. Hiện đại hoá nông thôn có nghĩa là nói về tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và văn minh tiến bộ trong đời sống vật chất tinh thần cũng như lối sống nông thôn. Công nghệ tiến bộ hơn về chất và công nghệ đó có trình độ hiện đại hơn so với công nghệ hiện có, đời sống và lối sống được nâng cao và văn minh hơn thì đó chính là quá trình hiện đại hoá. Với ý nghĩa như vậy: công nghiệp hoá sẽ gắn liền với hiện đại hoáhiện đại hoá chỉ tiến hành thực hiện được khi tiến hành công nghiệp hoá. 1.2. Mục tiêu của công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông thôn. + Giải quyết việc làm cho lao động dư thừa nông thôn, nâng cao thu nhập và mức sống cho dân cư nông thôn. + Đa dạng hoá nền kinh tế nông thôn, đa dạng hoá ngành nghề lao động nông thôn trên cơ sở thị trườngạo ra ngành nghề mới. + Sử dụng lao động dư thừa tại chổ trên địa bàn nông thôn, vừa là ruộng vừa làm nghề khác như công nghiệp và dịch vụ nông thôn hay phương thức làm nghề khác như làm các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ nông thôn làng xã, thị trấn huyện lỵ (nhưng vẫn sinh sống làng) đi đôi với hiện đại hoá nông nghiệp và đô thị hoá nông thôn. 2. Vai trò của giải quyết vấn đề lao động việc làmnông thôn Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá. 2.1. Về mặt kinh tế Sau hơn 10 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại không ít khó khăn cản trở sự phát triển của nền kinh tế mà thất nghiệp được xem là một trong những khó khăn lớn nhất. Vấn đề giải quyết thất nghiệp ngày càng bức xúc hơn khi đất nước bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Vì vậy, việc giải quyết việc làm cho lao động trong cả nước nói chung và nông thôn Việt Nam nói riêng có ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để thấy rõ ý nghĩa về mặt kinh tế của vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cần xem xét trên hai mặt của lao động: đó là chi phí và lợi ích. Để có sản xuất cần phải có sự kết hợp của rất nhiều nhân tố như vốn, tài nguyên, lao động, khoa học công nghệ . Như vậy, về mặt chi phí khi giải quyết việc làm cho người lao động thì số người tham gia vào quá trình sản xuất sẽ tăng lên, việc sử dụng lao động trong sản xuất đạt hiệu quả hơn. Mặt khác, việc giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn sẽ khai thác được tối đa những nguồn lực quan trọng đang còn tiềm ẩn trong khu vực kinh tế nông thôn như tài nguyên, vốn, ngành nghề .thông qua lao động của con người. Thực tế cho thấy những tiềm năng trên nông thôn còn rất lớn cả về mặt nhiên liệu, năng lượng, khoáng sản, cảnh quan thiên nhiên, vốn nhàn rỗi trong nông thôn và các ngành nghề truyền thống . Tuy nhiên tất cả chỉ là tiềm năng nếu con người không biết sử dụng sức lao động để khai thác, cải biến chúng phục vụ cho mục đích của con người. Khi người lao độngviệc làm sẽ mang lại thu nhập cho bản thân họ và từ đó tạo tích luỹ, Nhà nước không những không phải chi trợ cấp cho những người nghèo không có việc làm mà khi giải quyết việc làm cho họ, họ có thể mang lại tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân. Tăng tích luỹ sẽ giúp cho sản xuất được mở rộng, thu hút thêm nhiều lao động. Về mặt lợi ích, khi người lao động có thu nhập sẽ làm tăng sức mua của khu vực nông nghiệp nông thôn trong tổng sức mua của xã hội. Theo thống kê cho thấy lao động nông thôn chiếm khoảng 76% tổng số lao động cả nước và nếu tính theo đóng góp GDP thì sức mua của khu vực nông nghiệp nông thôn ước tính chiếm hơn 40% tổng sức mua của toàn xã hội. Việc tăng tiêu dùng có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam hiện nay. Bởi vì Việt Nam là một thị trường tương đối lớn mà đặc biệt là khu vực nông thôn, dân số tập trung cao (80% dân số) nhưng chưa khai thác được nhiều. Nếu mức tiêu dùng của khu vực này tăng có tác động rất lớn đến sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là những ngành sản xuất phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, việc giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn vừa có tác dụng làm tăng tích luỹ, vừa có tác dụng làm tăng tiêu dùng. Tăng tích luỹ sẽ giúp cho sản xuất được mở rộng, tức là tác động đến tổng cung; tăng tiêu dùng sẽ làm cho tổng cầu của nền kinh tế tăng lên kích thích sự phát triển của sản xuất từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. 2.2. Về mặt xã hội Bên cạnh những cản trở gây ra cho nền kinh tế, thất nghiệp đồng thời là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội. Số lao động tăng thêm khoảng trên 1 triệu người/năm, số người thất nghiệp hoàn toàn chưa được giải quyết. Trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá, do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sắp xếp lại các doanh nghiệp, số lao động dôi ra phải timf việc làm mới khoảng 3 triệu người. Vấn đề tệ nạn xã hội nảy sinh từ nhiều nguyên nhân, song một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là do thất nghiệp. Bởi vì trong lực lượng lao động, tầng lớp thanh niên chiếm một tỷ lệ cao mà đối tượng này dễ bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh nên dễ dàng sa đà vào các tệ nạn xã hội, làm rối loạn trật tự an ninh xã hội, tha hoá nhân phẩm người lao động, làm cản trở sự phát triển của đất nước. Mặt khác, trong thời gian qua với sự dư thừa lao động quá nhiều nông thôn đã tạo ra sức ép di dân rất lớn từ nông thôn ra thành thị và giữa các vùng không kiểm soát được. Đặc điểm của lao động di cư thường là lao động trẻ, có sức khoẻ nhưng trình độ chuyên môn thấp. Việc di dân này đã bổ sung một lượng đáng kể cho lao động các đô thị, góp phần tích cực vào việc sử dụng đầy đủ và hiệu quả hơn nguồn lao động nông thôn, đồng thời góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho bản thân người lao động và các thành viên trong gia đình họ nông thôn. Song bên cạnh những mặt tích cực đó cũng tạo nên sức ép quá lớn cho đô thị về nhà cửa, điện nước sinh hoạt, y tế, thậm chí gây ra cả những rối loạn về mặt xã hội. Do đó nếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngay tại chổ sẽ làm giảm đáng kể sức ép di dân tự do như tình trạng hiện nay. Hơn nữa khi người lao động nông thôn được giải quyết việc làm sẽ làm cho thu nhập tăng lên, trong chừng mực nào đó sẽ nâng cao hiểu biết của người dân. Bởi vì khi thu nhập tăng thì việc chi cho giáo dục đào tạo, cho đời sống tính thần sẽ cao hơn. Họ sẽ nhận thức được về nguyên nhân, hậu quả của việc gia tăng dân số, từ đó có ý thức làm giảm tốc đọ này. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thất nghiệp như hiện nay. Bản chất của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Việt Nam được đặc trưng bởi hai yếu tố quan trọng là tính hiệu quả và tính công bằng. Do vây, trong số những vấn đề kinh tế đáng quan tâm thì thu nhập của nông dân là hết sức quan trọng có liên quan đến cả hai đặc trưng nêu trên và là một vấn đề lớn Việt Nam. Vấn đề thu nhập của người nông dân có liên quan đến khoảng 80% dân cư sống nông thôn, mà để nâng cao thu nhập của người nông dân thì chỉ có biện pháp là giải quyết việc làm và nâng cao năng suất lao động của họ. Như vậy, việc giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn là rất quan trọng bởi nếu có chính sách giải quyết cho khu vực này ngày càng giàu mạnh thì sẽ làm cho quá trình đổi mới kinh tế của chúng ta càng thêm bền vững. IV. KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.Đài Loan Khi bước vào công nghiệp hoá nền kinh tế, Đài Loan đã lựa chọn mô hình công nghiệp hoá không chỉ tập trung đô thị mà còn mở mang cả nông thôn. Công nghiệp hoá Đài Loan đi từ nông nghiệp ngay từ đầu đã kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp với nông nghiệp, đồng thời phát triển cả công nghiệp đô thị và công nghiệp nông thôn với những nội dung, hình thức thích hợp đan xen nhau. Trong nông nghiệp, ngay từ những năm 50, kinh tế trang trại được hình thành. Nhà nước rất chú trọng khuyến khích tạo điều kiện cho mô hình kinh tế trang trại nông thôn phát triển thông qua những biện pháp tích cực để hiện đại hoá nông nghiệp. Đó là tác động công nghệ sinh học và cây trồng vật nuôi. Do vây, năng suất đã tăng lên rõ rệt. Sản xuất nông nghiệp Đài Loan được hiện đại hoá cao cả về điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá và cơ giới hóa trong các khâu sản xuất. Máy móc sử dụng trong nông nghiệp là các loại máy nhỏ phù hợp với điều kiện sản xuất của trang trại quy mô nhỏ. Năm 1990, 98% diện tích canh tác, 95% diện tích lúa, 70% lượng ngũ cốc được sử dụng máy móc. Đài Loan đã xây dựng được các xí nghiệp vừa và nhỏ các vùng nông thôn. Đài Loan, năm 1993, có trên 700.000 xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm 98% tổng số xí nghiệp và 60% tổng số lao động của ngành công nghiệp. ậ các làng xã Đài Loan, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được mở mang. Các xí nghiệp gia đình cũng được hình thành. Kinh tế dịch vụ hàng tiêu dùng, vật tư kỹ thuật cho nông nghiệp cũng rất phát triển . Trong qúa trình công nghiệp hoá nông thôn, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm vừa đáp ứng yêu cầu phục vụ nông nghiệp tại chỗ vừa thu hút lao động địa phương tạo thêm việc làm mới. Trong vòng bốn thập kỷ từ 1951 đến 1990 cơ cấu ngành của Đài Loan đã có sự cải biến sâu sắc triệt để. Ngành nông nghiệp từ 35,5% trong GDP giảm xuống còn 4,2%. Điều đó chứng tỏ nông thôn nông nghiệp cũng cải biến một cách sâu sắc triệt để. Công nghiệp hoá nông thôn Đài Loan đã thu được những thành tựu quan trọng. Thu nhập hộ nông dân năm 1972 tăng lên hai lần so với năm 1952. Năm 1952, bình quân thu nhập đầu người nông thôn nông nghiệp chỉ là 122 USD thì đến năm 1990 là 5648 USD, tức là trong vòng ba thập kỷ, Đài Loan đã nâng thu nhập bình quân đầu người trong lĩnh vực nông thôn nông nghiệp lên 42,29 lần. Sự tăng thu nhập chủ yếu do nguồn thu nhập ngoài nông nghiệp: năm 1952 chiếm 13%, năm 1966 chiếm 34%, năm 1979 chiếm 69%. Công nghiệp hoá nông thôn thúc đẩy sự hình thành các liên hiệp nông - công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị nông sản, thực phẩm. Công nghiệp hoá nông thôn đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội. Năm 1952, Đài Loan lao động nông nghiệp chiếm 56%, lao động công nghiệp chiếm 16,9%, lao động dịch vụ chiếm 27%. Đến năm 1992, lao động nông nghiệp giảm còn 12,8%, lao động công nghiệp tăng lên 40,2%, lao động dịch vụ tăng lên 46,9%. 2. Thái Lan Nếu so với Đài Loan thì công nghiệp hoá nông thôn Thái Lan còn nhiều hạn chế. Về điều kiện tự nhiên trong nông nghiệp, Thái Lan có nhiều thuận lợi. Diện tích canh tác bình quân đầu người cao nhất so với các nước vùng Đông Nam Á. Những năm 50,60 Thái Lan thực hiện công nghiệp hoá tập trung vào đô thị, nhưng công nghiệp phát triển không hiệu quả, nông nghiệp vẫn trong tình trạng trì trệ. Do vậy, Thái Lan đã kịp thời chuyển hướng chiến lược công nghiệp hoá từ đơn thuần tập trung cho công nghiệp hoá đô thị sang công nghiệp hoá cả đô thị và nông thôn, công nghiệpnông nghiệp đều hướng vào xuất khẩu. Qúa trình công nghiệp hoá nông thôn Thái Lan vừa tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá vừa mở mang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Về nông nghiệp, sản xuất lúa được cơ giới hoá 90% khâu làm đất, 50% khâu tưới nước, 90% khâu đập tuốt lúa và 10% khâu sẩy hạt. Diện tích sản xuất mía, cơ giới khâu làm đất đạt 100%, trồng mía đạt 75%, chế biến đường đạt 100%. Máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng nhanh. Năm 1957, số lượng máy kéo là 250 cái, năm 1967 là 19.500 cái, năm 1992 là 1.084.331 cái. Nhìn chung, đến năm 1993, cơ giới hoá nông nghiệp đã đạt được một số kết quả quan trọng, chi phí lao động làm đất giảm xuống từ 875 giờ công/1ha xuống 613 giờ công với máy kéo nhỏ loại hai bánh và 452 giờ công/1ha với loại máy kéo bốn bánh. Về điện khí hoá, trong nông nghiệp nông thôn cũng có những tiến bộ, năm 1991, Thái Lan có 58.044 làng có điện trong tổng số 64.205 làng đạt tỷ lệ 94%. Để khuyến khích nông nghiệp nông thôn phát triển, Nhà nước đã có một số chính sách, biện pháp hỗ trợ, cung cấp vốn tín dụng, bồi dưỡng tay nghề, tạo mối quan hệ hợp đồng gia công giữa công nghiệp nhỏ và công nghiệp lớn. Do vậy, các ngành nghề thủ công truyền thống, ngành nghề mới chế biến nông phẩm, cơ khí nhỏ và các loại hình dịch vụ thương mại, tín dụng cũng phát triển tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn đồng thời di chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành sản xuất ngoài nông nghiệp. Nhìn chung công nghiệp hoá nông thôn Thái Lan đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nông nghiệp. Thu nhập và đời sống nông dân tăng lên, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhưng nguồn thu nhập chủ yếu vẫn từ nông nghiệp, thu từ các ngành kinh tế ngoài nông nghiệp còn thấp. 3. Nhật Bản Sau năm 1945, nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề do chiến tranh. Dòng người thất nghiệp từ thành thị đổ về nông thôn làm cho số hộ nông thôn tăng lên nhanh chóng. Trước năm 1945, số hộ nông thôn khoảng 5,5 triệu, năm 1960 là 6,18 triệu hộ. Nhật Bản đã có chính sách và biện pháp nhằm thực hiện công nghiệp hoá nông thôn vừa biến nền nông nghiệp cổ truyền kiểu Châu á thành nền nông nghiệp tiên tiến, vừa phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng đa dạng nhằm giải quyết việc làm nông thôn. Hiện đại hoá nông nghiệp Nhật Bản, các loại máy đơn giản, rẻ tiền được trang bị và sử dụng theo từng hộ gia đình, còn các loại máy phức tạp, đắt tiền (máy gặt đập, máy kéo lúa, .) được trang bị sử dụng chung. Đến những năm 1990, nông dân Nhật Bản đã đủ máy móc thiết bị để cơ giới hoá đồng bộ trong canh tác. Cơ giới hoá đạt 98%-100% khâu làm đất, tưới tiêu 100%, gặt đập 99%, sấy thóc 95%. Do vây, chi phí sản xuất ra một tạ thóc giảm từ 60 giờ công xuống còn 8 giờ công. Giá trị sản phẩm nông nghiệp của Nhật năm 1990 tăng 30 lần so với năm 1960. Do năng suất lao động tăng nên chi phí lao động giảm, hàng chục triệu lao động từ nông nghiệp đã được chuyển sang công nghiệp. Tỷ trọng lao động công nghiệp đã giảm đi nhanh chóng, năm 1950 là 45%, năm 1990 còn 6,3% trong tổng số lao động toàn xã hội. Cơ cấu kinh tế của các trại gia đình Nhật Bản đã chuyển dịch từ thuần nông sang nông công nghiệp . Công nghiệp nông thôn cũng được chú trọng phát triển, xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ cũng có nhiều cơ sở. Công nghiệp ra đời có vai trò vô cùng quan trọng với kinh tế nông thôn, xí nghiệp gia đình thường làm nhiệm vụ gia công chi tiết máy đơn giản. Người lao động không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, chỉ cần đào tạo bồi dưỡng trong thời gian ngắn là có đủ kiến thức đảm nhận các công việc chế tạo đơn giản. Do đó, một bộ phận lớn lao động nông thôn đã được giải quyết việc làm , đồng thời di chuyển dần lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống cũng được khuyến khích phát triển. Vào những năm 1970, tỉnh OITA (Tây nam Nhật Bản) đã có phong trào “mỗi thôn làng một sản phẩm” nhằm khai thác các ngành nghề cổ truyền nông thôn. Ngay năm đầu tiên họ đã tạo ra 143 loại sản phẩm thu được 250 triệu USD. Đến năm 1992 tăng lên 1,2 tỷ USD. Phong trào phục hồi ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống lan rộng ra cả nước, Nhật Bản đã giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động nông thônlàm tăng mức sống cũng như tốc độ đô thị hoá của nông thôn Nhật Bản. Do nhu cầu sản xuất và đời sống nông thôn, các ngành dịch vụ thương mại, tín dụng, kỹ thuật và những ngành chế biến nông lâm thuỷ sản cũng phát triển làm biến đổi nhanh chóng cơ cấu ngành nông thôn. Như vậy, từ kinh nghiệm của Đài Loan, Nhật Bản và Thái Lan cho thấy quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông thôn đã giải quyết được lao động dư thừa nông thôn, nâng cao mức sống dân cư nông thôn, đa dạng hoá kinh tế, ngành nghề lao động nông thôn trên cơ sở tạo thêm ngành nghề mới sử dụng lao động dư thừa tại chổ và tạo sự phân công lao động tại khu vực. . VAI TRÒ CỦA GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ 1. Khái niệm công nghiệp hoá- hiện đại. quyết vấn đề lao động việc làm ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá. 2.1. Về mặt kinh tế Sau hơn 10 năm đổi mới, Việt Nam đã

Ngày đăng: 05/11/2013, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan