MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

12 523 0
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Thứ nhất, với vị trí quốc sách hàng đầu của giáo dục, trong cả hiệ tại tương lai, Đảng Nhà nước ta đã đang nỗ lực tìm mọi biện pháp để tăng chi NSNN cho giáo dục đào tạo. Nghị quyết 37/2004/QH11 đã nêu rõ “ Đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo bảo đảm tỷ lệ 20% tổng chi NSNN trước năm 2010 từ 2 đến 3 năm”. Nhưng về thực tiễn khả năng của NSNN để đầu tư phát triển nền giáo dục quốc dân chỉ có giới hạn. Mặc dù ưu tiên NSNN đầu tư cho giáo dục nhưng do nguồn lực mối quan hệ đầu tư từ nguồn NSNN cho các lĩnh vực kinh tế xã hội khác của nền kinh tế nên NSNN cho giáo dục đào tạo luôn bị ràng buộc. Việc dành ngân sách đến 20% trong hoàn cảnh kinh tế của chúng ta hiện nay cũng là một cố gắng rất lớn của Nhà nước xã hội dành cho Giáo dục- đào tạo.Vì vậy, bên cạnh những nỗ lực tăng đầu tư từ NSNN cho giáo dục đào tạo thì việc hoàn thiện cơ chế quản NSNN cho giáo dục đào tạo là cần thiết. Thứ 2, cơ chế quản NSNN cho giáo dục đào tạo hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế như đã trình bày ở chương 2. Thứ 3, để đạt được mục tiêu phát triển giáo dục từ nay đến 2010 những năm tiếp theo chúng ta phải không ngừng hoàn thiện cơ chế quản NSNN cho giáo dục đào tạo là hết sức cần thiết có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN cho giáo dục đào tạo, phát triển giáo dục- đào tạo theo định hướng của Đảng Nhà nước. 3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 3.2.1 Hoàn thiện cơ chế lập phân bổ dự toán NSNN 3.2.1.1 Đối với căn cứ lập, phân bổ dự toán NSNN Một là, việc áp dụng tiêu chí phân bổ ngân sách giáo dục theo đầu dân ở nhiều nơi chưa đảm bảo sự hợp lý. Việc phân bổ giao dự toán cho các cơ sở giáo dục đào tạo thiếu căn cứ xác đáng chưa gắn quy mô, khối lượng nhiệm vụ sự nghiệp của mỗi đơn vị đựợc cấp có thẩm quyền giao. Vì vậy, Bộ tài chính cân nghiên cứu lựa chọn tiêu chí đầu học làm đối tượng xây dựng định mức phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hệ số ưu tiên hợp giữa các vùng. Các tiêu chí phân bổ: - Định mức phân bổ tính theo đầu học sinh - Áp dụng hệ số ưu tiên định mức phân bổ theo vùng: Đô thị, đồng bằng, vùng sâu- vùng xa, biên giới- hải đảo. - Bổ sung ngân sách đảm bảo tỷ lệ chi ngoài lương- có tính chất- trích theo lương tối thiểu đạt 20% tổn chi sự nghiệp giáo dục của địa phương. - Áp dụng bổ sung ngân sách cho các địa phương có xã 135 học sinh của xã 135 Lựa chọn học sinh làm đối tượng xây dựng định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục các tỉh thành phố trực thuộc trung ương thay cho lựa chọn dân số trong đọ tuổi đến trường (từ 1 đến 18 tuổi ) nhằm tạo độn lực khuyến khích các địa phương tăng tỷ lệ nhập học, đẩy nhanh giữu vững kết quả phổ cập giáo dục, đảm bảo ngân sách sự nghiệp giáo dục phân bổ cho các địa phương gắn kết chặt chẽ với việc phân bổ ngân sách tới đối tượng sự dụng là ngân sách là học sinh. Áp dụng hệ số định mức phân bổ ngân sách theo vùng là cần thiết vì tỷ lệ học sinh/ lớp, tỷ lệ giáo viên / lớp, chế độ phụ cấp,…giữa các vùng là khác nhau. Vi vậy áp dung hệ số định mức phân bổ ưu tiên theo vùng là tạo điều kiện cho các vùng còn khó khăn có thêm nguồn tài chính để phát triển giáo dục thu hẹp khoảng cách so với các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội thuận lợi hơn. Áp dụng định mức phân bổ ngân sách cho các địa phương có xã 135 theo học sinh 135 nhằm thúc đẩy các đại phương quan tâm tới tỷ lệ học sinh nhập học. Việc tăng tỷ lệ học sinh nhập học ở những xã có điều kiện xã hội đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho sự bền vững của phổ cập giáo dục. Hai là, điều chỉnh hệ số định mức phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hướng ưu tiên hơn nữa cho các vùng đồng bằng, vùng núi thấp- vùng sâu, núi cao – hải đảo. Để giảm bớt khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ lao động được đào tào giữa các vùng, thực hiện tốt hơn công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo nên xem xét các yếu tố tác động đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo giữa các vùng ( như cơ sở đào tạo, khả năng thu học phí,…) để điều chỉnh hệ số định mức phân bổ giữa các vùng hợp hơn theo hướng ưu tiên hơn nữa cho các vùng núi thấp- vùng sâu, núi cao- hải đảo. Ba là, xây dựng định mức phân bổ dự toán NSNN chi đầu tư phát triển giáo dục cho các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nhằm phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các địa phương trong đầu tư xây dựng CSVC cho giáo dục đào tạo. Các tiêu chí lựa chọn phân bổ: - Định mức phân bổ tính theo dân số - Áp dụng hệ số định mức phân bổ ưu tiên theo vùng. - Bổ sung có mục tiêu cho các địa phuơng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. 3.2.1.2. Đối với quy trình lập phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục đào tạo. Bộ tài chính, Kho bạc Nhà nước các cơ quan có liên quan cần phối hợp đồng bộ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo trong quá trình lập, chấp hành NSNN để giảm đỡ những vướng mắc, thủ tục phiền hà không cần thiết cho các địa phương, cơ sở. Cần có cớ chế thích hợp để các cơ quan quản giáo dục đào tạo các cấp được tham gia vào quy trình lập chấp hành ngân sách nghành để đảm bảo sử dụng ngân sách có hiệu quả, sát với thực tế chuyên môn, nghiệp vụ của từng nghành. Để hoàn thiện cơ chế phân bổ dự toán NSNN cho nghành giáo dục đào tạo cần phải tăng cường phát huy tốt sự quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng, của người dân, của cả xã hội. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc phân bổ sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục. Trong những năm qua, do công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phân bổ sử dụng kinh phí đầu tư từ ngân sách cho giáo dục chưa được chú trọng đúng mức nên dẫn đến tình trạng cắt xén kinh phí, phân bổ vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản trong giáo dục dàn trải, chất lượng trường học, trang thiết bị dạy học chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn, gây thất thoát lãng phí nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục đào tạo. Tăng cường chú trọng công tác thanh, kiểm tra, giám sát trong việc sử dụng nguồn kinh phí NSNN đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa quan trọng quyết định để đảm bảo cho cơ chế chính sách phát triển giáo dục- đào tạo ở nước ta hiện nay. 3.2.2 Hoàn thiện cơ chế chấp hành quyết toán NSNN Để cơ chế cấp phát NSNN bằng phương thức rút dự toán ngân sách tại Kho bạc Nhà nước phát huy tác dụng, cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ chi ngân sách, Kho bạc Nhà nước cần phải chịu trách nhiệm với Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách về chứng từ chi ngân sách. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu cải tiến các biểu mẫu chứng từ, sổ, báo cáo tài chính, kế toán để đảm bảo tính hợp lý, khả thi, thiết thực sự thống nhất giữa các chỉ tiêu, nội dung thông tin, biểu mẫu chứng từ, sổ, báo cáo tài chính, kế toán. Về công tác quyết toán thì chế độ kế toán đơn vị Hành chính sự nghiệp hiện nay nhiều lần sửa đổi, bổ sung, cần rà soát lại để ban hành tập trung vào một văn bản mới. Chế độ biểu mẫu cần giữ ổn định trong khoảng thời gian dài không quá ngắn, tránh tình trạng xáo trộn liên tục, gây khó khăn cho những đơn vị sử dụng phần mềm kế toán mua hoặc thuê bên ngoài cài đặt. Cần gia hạn thêm thời gian tổng hợp báo cáo tài chính từ 10 đến 20 ngày cho các đơn vị dự toán cấp 2 đơn vị dự cấp 1. Trình tự lập, gửi, thẩm định, xét duyệt, thông báo quyết toán năm cần bảo đảm tập trung thống nhất cho công tác quản tài chính, tài sản, hạch toán kế toán, báo cáo tài chính của đơn vị kế toán các cấp nội dung lập, duyệt, thông báo quyết toán năm đối với những khoản vốn, tài sản, nguồn kinh phí được cấp, thu nhận trực tiếp vào đơn vị cấp dưới, không qua đơn vị cấp trên. 3.2.3 Lựa chọn ưu tiên hợp trong phân bổ NSNN cho giáo dục giữa các cấp, bậc học trình độ đào tạo. Thứ nhất, tiếp tục ưu tiên phân bổ NSNN cho các cấp học phổ thông. Thực tế cho thấy khả năng huy động các nguồn lực tài chính ngoài NSNN vào đầu tư phát triển các cấp học phổ cập có nhiều khó khkăn hơn so với các cấo học sau giáo dục phổ cập. Ưu tiên NSNN cho các cấp học phổ cập nhằm để thực hiện tốt quyền nghĩa vụ học tập của mọi công dân sinh sống trên mọi vùng, miền của đất nước. Mặc dù phổ cập giáo dục tiểu học ở nước ta đã hoàn thành vào năm 2000 sau khi hoàn thành phổ cập thì số học sinh tiểu học có xu hướng giảm mỗi năm khoảng nửa triệu học sinh. Tuy vậy, kết quả phổ cập giáo dục tiểu học chưa vững chắc, nhiều nơi mất chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, chất lượng giáo dục tiểu học còn thấp nên khi chuyển lên cấp học cao hơn xẩy ra hiện tượng nhiều học sinh bỏ học do không đủ kiến thức để theo học. Vì vậy, tiếp tục ưu tiên NSNN cho giáo dục tiểu họcnhằm củng cố, giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp học này, từ đó tạo tiền đề cho việc tực hiện phổ cập giáo dục THCS một cách vững chắc. Ưu tiên NSNN cho giáo dục THCS bởi vì THCS là cấp học đang thực hiện phổ cập với mục itêu hoàn thành vào năm 2010. Thực tế cho thấy tiến độ thực hiện phổ cập giáo dục THCS đang diễn ra rất chậm, đến tháng 7/2005 mới chỉ có 26 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cấp giáo dục THCS nhiều địa phương đang gặp rất nhiều khoc khăn trong việc thực hiện. Thứ 2, lựa chọn ưu tiên đầu tư NSNN có trọng điểm cho giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học sau đại học. Đối với giáo dục nghề nghiệp, NSNN ưu tiên hỗ trợ cho đào tạo nghề ở nông thon, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, nghành nghề cần thiết phải đào tọa nhưng khó thu hút được người học đầu tư có trọng điểm để hình thành các cơ sở đào tạo nghề bậc cao. Đối với đào tạo đại học sau đại học, trong tỷ thu hồi chi phí thông qua chính sách học phí, phát triển các dịch vụ nghiên cứu KHCN, liên doanh liên kết đào tạo, đẩy mạnh phát triển các cơ sở đào tạo đại học sau đại học… ưu tiên NSNN để hỗ trợ chi phí giáo dục cho các đối tượng thuộc chính sách xã hội người dân tộc thiểu số, người nghèo,… tập trung đầu tư cho các đại học Quốc Gia, các trường đại học trọng điểm Quốc Gia để sớm hình thành các cơ sở đào tạo đại học có đẳng cấp Quốc tế. Thứ3, ưu tiên hợp nguồn NSNN để phát triển giáo dục thường xuyên. Phát triển giáo dục thường xuyên với các hình thức đa dạng sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp dân cư ở mọi lứa tuổi, moik trình độ điều kiện hoàn cảnh khác nhau, từ đó, đảm bảo cho mọi người dân có đưopực điều kiện học tập thường xuyên. Ưu tiên hợp nguồn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho các cơ sở giáo dục thường xuyên. 3.2.4 Hoàn thiện cơ chế quản chi chương trình mục tiêu Quốc Gia về giáo dục đào tạo. Để phát huy tốt hiệu quả CTMT Quốc Gia về giáo dục đào tạo, phát triển nền giáo dục đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân ở mọi vùn miền trên cả nước thì cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản tài chính CTMTQG về giáo dục với các giải pháp cụ thể: Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được, nhu cầu khả năng về nguồn tài chính, thời gian kế hoạch cụ thể để thực hiện hoàn thành mục tiêu của từng CTMTQG giáo dục đào tạo là căn cứ để xác định yêu cầu về nguồn tài chính cần thếit để thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện từng chương trình mục tiêu. Dựa trên nhu cầu nguồn tài chính cần thiết để thực hiên từng chương trình mục tiêu đã xác định, cân đối với khả năng đáp ứng từ NSNN ( NSTW, NSĐP ) huy động các nguồn tài chính ngoài NSNN để xây dựng thời gian kế hoạch có tính khả thi nhằm thực hiện hoàn thành sớm các mục tiêu cụ thể của từng chương trình mục tiêu, tránh tình trạng đầu tư dàn trải hoặc huy động quá khả năng đóng góp của các tầng lớp dân cư. Thứ hai, đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện chương trìnhmục tiêu Quốc gia giáo dục đào tạo theo hướng cụ thể hóa rõ ràng cả về mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện hoàn thành, ngân sách. Phân định nhiệm vụ cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giáo dục đào tạo. Bộ giáo dục đào tạo chịu trách nhiệm trước chính phủ về tình hình thực hiên kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục đào tạo trên phạm vi cả nước. UBND các tỉnh thành phố trực thuộc TW chịu trách nhiệm trước Bộ giáo dục đào tạo Chính phủ về tình hình thực hiện lết quả chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục đào tạo trên địa bàn. Các địa phương có quyền lồng ghép chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục đạo tạo với các chương trình mục tiêu Quốc gia khác trên địa bàn để thực hiện có hiệu quả hơn, song phải chịu sự kiểm tra giám sát, hướng dẫn, quản của các bộ quản các chương trình mục tiêu quốc gia. Thứ ba, các Bộ quản các chương trình mục tiêu Quốc gia, trong đó có bộ giáo dục đào tạo thực hiện quản chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo, cần có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra các địa phương lồng ghép phân bổ vốn thực hiên các CTMTQG trên địa bàn có hiệu quả, tránh tình trạng tùy tiện cắt xén kinh phí của từng CTMTQG. Thứ tư, nghiên cứu cơ chế tài chính khuyến khích các địa phương khuyến khích tổ chức thực hiện tốt CTMTQG về giáo dục đào tạo trên địa bàn bằng việc thực hiện điều chuyển phần ngâm sách cấp bổ sung từ địa phương được đánh giá không tốt sang địa phương được đánh giá là thực hiện tốt. Căn cứ để đánh giá là các mục tiêu, nhiệm cụ cụ thể, thời gian thực hiện hoàn thành của từng dự án thuộc CTMTQG đã giao. Thứ năm, xây dựng hệ thống thông tin quản CTMTQG về giáo dục đào tạo minh bạch dễ tiếp cận nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương, địa phương sự giám sát của cộng đồng trong thực hiện các CTMTQG. Xây dựng cơ chế kỷ luật về mặt tài chính để ràng buộc trách nhiệm trong thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên định kỳ tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo của các địa phương cho Bộ giáo dục đào tạo, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư. 3.2.5 Xây dựng tiến tới áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong giáo dục thay thế cho phương pháp lập ngân sách truyền thông. Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF ) là một khối chính sách chi tiêu chiến lược của Chính phủ, trong đó, các bộ, nghành, địa phương đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc ra quyết đinh phân bổ sử dụng các nguồn lực. MTEF buộc các nhà ra quyết định phân bổ phải cân đối giữa những gì có thể trang trải được với chính sách ưu tiên của đất nước; bao gồm giới hạn nguồn lực được giao từ trên xuống, dự toán chi phí hiện tại trung hạn của việc thực hiện chính sách hiện hành được lập từ dưới lên, cuối cùng là cân đối chi phí với nguồn lực sẵn có. Với mục tiêu nâng cao tính hiệu quả, trách nhiệm giải trình tính minh bạch trong quản tài chính công, MTEF có những đặc điểm chủ yếu sau: - Phát triển khuôn khổ kinh tế vĩ mô để xây dựng chính sách tài khóa trung hạn 3-5 năm, phân tích dự báo khả năng nguồn lực dựa trên dự báo tăng trưởng kinh tế. Tập trung gắn dự báo kinh tế với mục tiêu chính sách tài khóa. - Xây dựng một ngân sách thống nhất gồm Ngân sách cơ bản ngân sách phát triển để tài trợ cho các chương trình mục tiêu ưu tiên. - Chú trọng tới hiệu quả hoạt động của các bộ, nghành, địa phương, các đơn vị đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực. Góp phần tăng cường tính kỷ luật tài chính tổng thể thống nhất trong số các đơn vị thực hiện nhằm giữ vững mục tiêu của chi tiêu công. - Tập trung phân tích sự đánh đổi giữa bên trong các nghành, các lĩnh vực ưu tiên về những quyết định tài trợ thiết lập nền tảng để xác định trần chi tiêu của nghành địa phương cho 3 năm. Kinh nghiệm thực hiện MTEF ở nhiều nước cho thấy MTEF là một khuôn khổ thích hợp cho việc xây dựng các chương trình chi tiêu chiến lược tái cơ cấu lại ngân sách. Xét theo nhiều khía cạnh, MTEF đã trở thành liều thuốc mới cho quản chi tiêu công có khả năng khắc phục được những bất cập của hệ thống lập kế hoạch ngân sách cũng như các vấn đề lớn hơn về hiệu quả hoat động của ngành. Hiện nay MTEF đang được tiến hành thí điểm ở 4 nghành 4 địa phương trong đó có giáo dục giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên thí điểm đầu tiên. Bảng 3.1: Mức trần chi tiêu ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn cho 4 ngành thí điểm trong giai đoạn 2005-2009. Kế hoạch chi Thực hiện 2005 Ước thực hiện 2006 Dự báo 2007 Dự báo 2008 Dự báo 2009 Tổng chi NSNN 264.860 318.110 357.400 381.000 428.990 Chi NS cho nghành giáo dục đào tạo 45.023 51.271 66.103 72.000 81.200 Chi NS cho nghành nông nghiệp 12.388 18.813 18.314 20.340 22.920 Chi NS cho nghành y tế 13.998 16.616 22.210 24.060 26.960 Chi NS cho nghành giao thông 18.486 22.158 24.453 27.410 31.170 Nguồn: Báo cáo kế hoạch tài chính chi tiêu trung hạn 3.2.6 Cấp kinh phí NSNN cho đào tạo theo đầu ra Cấp kinh phí NSNN theo đầu ra là một cơ chế cấp ngân sách mà theo đó Nhà nước sẽ cấp trực tiếp cho người học chứ không cấp thông qua nhà trường như hiện nay. Cơ chế này dựa trên cơ sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ ( các chỉ tiêu quan trọng là: tỷ lệ sinh viên hoàn thành khóa học, tỷ lệ bỏ học, tỷ lệ lên lớp hoặc lưu ban ), tức là phân phối ngân sách nhằm khuyến khích các trường trên cơ sở tính hiệu quả trong đào tạo. Cách cấp kinh phí căn cứ đầu ra là cấp ngân sách theo số sinh viên tố nghiệp, chuẩn chi ngân sách đơn vị hàng năm thời gian học theo kế hoạch của chương trình đào tạo. Trong thực tế, nếu mức độ tuyển lựa đầu vào thấp, các [...]... NSNN cho giáo dục đào tạo thì cần nghiên cứu những biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản NSNN cho giáo dục đào tạo để cơ chế này ngày càng phát huy hiệu quả trong việc sử dụng NSNN đầu tư cho giáo dục đào tạo Đảm bảo chi tiêu ngân sách hợp lý, đạt hiệu quả cao, tránh thất thoát, lãng phí ngày càng công khai, minh bạch Chuyên đề “Cơ chế quản Ngân sách nhà nước cho nghành giáo dục và. .. nghành giáo dục đào tạo cảu Việt Nam Thực trạng và giải pháp đã trình bày tình hihf quản NSNN cho giáo dục đào tạo, cũng như chỉ ra những hạn chế, bất hợp trong cơ chế hiện hành Từ đó kiến nghị đề xuất một số giải pháp cụ thể để từng bước hoàn thiện cơ chế quản nguồn Ngân sách nhà nước dành cho giáo dục đào tạo phù hợp với những mục tiêu mà Đảng Nhà nước đã đề ra Là một sinh viên,... dõi giám sát việc thực hiện KẾT LUẬN Với vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo Đảng Nhà nước ta đã đang nỗ lực tìm mọi biện pháp để tăng chi NSNN cho giáo dục đào tạo cả về số tuyệt đối tỷ trọng trong tổng chi NSNN Tuy nhiên, dù sự nghiệp giáo dục đã nhận được sự ưu tiên lớn của NSNN nhưng nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển... quy mô đầu vào tạo điều kiện cho những học sinh ở vùng sâu vùng xa có không có điều kiện ôn luyện thi đại học nhưng lại cố gắng có khả năng theo học tại các trường đại học, cao đẳng Bên cạnh đó sức ép tuyển lựa đầu vào sẽ tùy thuộc vào từng trường, tăng tính tự chủ trách nhiệm xã hội cho các trường Cơ chế này cho phép Bộ giáo dục đào tạo tập trung vào việc xây dựng các chuẩn mực theo dõi... huy tác dụng Giáo dục Việt Nam hiện nay hệ thống sàng lọc không khắt khẻ, hầu hết sinh viên qua kỳ thi tuyển Quốc gia được vào các trường đại học cao đẳng đều có khả năng hoàn thành khóa học theo đúng kế hoạch thời gian của chương trình đào tạo Việc cấp kinh phí theo đầu ra sẽ cho phép mở rộng quy mô đầu vào song song với việc kiểm tra thi cử sàng lọc tốt trong các trường đại học cao đẳng có thể... Đảng Nhà nước đã đề ra Là một sinh viên, thời gian thực tập và kiến thức còn nhiều hạn chế, chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn từ các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sĩ Ngô Thanh Hoàng (Trường Học Viện Tài Chính) các cán bộ phòng tổng dự toán (Vụ Ngân sách Nhà nước- Bộ Tài . MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC. chế quản lý Ngân sách nhà nước cho nghành giáo dục và đào tạo cảu Việt Nam. Thực trạng và giải pháp đã trình bày tình hihf quản lý NSNN cho giáo dục và đào

Ngày đăng: 05/11/2013, 13:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 3.1: Mức trần chi tiêu ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn cho 4 ngành thí điểm trong giai đoạn 2005-2009. - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Bảng 3.1.

Mức trần chi tiêu ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn cho 4 ngành thí điểm trong giai đoạn 2005-2009 Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan